intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của tiểu cầu máu cuống rốn trong tiên lượng bệnh nặng ở trẻ sơ sinh đẻ non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày đánh giá vai trò của tiểu cầu máu cuống rốn trong tiên lượng bệnh nặng ở trẻ sơ sinh đẻ non. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả và theo dõi dọc có so sánh nhóm chứng. Đối tượng nghiên cứu bao gồm các trẻ sơ sinh đẻ non < 37 tuần và được làm xét nghiệm công thức máu cuống rốn ngay sau sinh tại Khoa Sản - Nhi sơ sinh, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ tháng 04/2021 đến 07/2023.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của tiểu cầu máu cuống rốn trong tiên lượng bệnh nặng ở trẻ sơ sinh đẻ non

  1. NGHIÊN CỨU SẢN KHOA SƠ SINH Vai trò của tiểu cầu máu cuống rốn trong tiên lượng bệnh nặng ở trẻ sơ sinh đẻ non Tôn Nữ Vân Anh1*, Huỳnh Thị Minh Lý1 1 Bệnh viên Trường Đại học Y - Dược Huế doi: 10.46755/vjog.2023.4-5.1654 Tác giả liên hệ (Corresponding author): Tôn Nữ Vân Anh, email: tonnuvananh@huemed-univ.edu.vn Nhận bài (received): 4/11/2023 - Chấp nhận đăng (accepted): 15/11/2023. Tóm tắt Mục tiêu: Đánh giá vai trò của tiểu cầu máu cuống rốn trong tiên lượng bệnh nặng ở trẻ sơ sinh đẻ non. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả và theo dõi dọc có so sánh nhóm chứng. Đối tượng nghiên cứu bao gồm các trẻ sơ sinh đẻ non < 37 tuần và được làm xét nghiệm công thức máu cuống rốn ngay sau sinh tại Khoa Sản - Nhi sơ sinh, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ tháng 04/2021 đến 07/2023. Nhóm bệnh (non tháng bệnh lý) bao gồm 38 trẻ có mắc bệnh lý trong giai đoạn sơ sinh sớm và được điều trị tại Nhi sơ sinh. Nhóm chứng (non tháng bình thường) bao gồm 33 trẻ không mắc bệnh lý trong giai đoạn sơ sinh sớm và được nằm cùng mẹ tại khoa Sản. Qua thăm khám lâm sàng, theo dõi trong giai đoạn sơ sinh sớm và so sánh số lượng tiểu cầu máu cuống rốn của hai nhóm. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận số lượng tiểu cầu của nhóm trẻ có cân nặng < 2500 g thấp hơn nhóm trẻ có cân nặng ≥ 2500 g lần lượt là 129.000/mm3 và 189.500/mm3 (p < 0,05); Chưa thấy sự khác biệt của số lượng tiểu cầu máu cuống rốn về các yếu tố như giới tính, phương pháp sinh, tuổi thai. Số lượng tiểu cầu máu cuống rốn của nhóm trẻ sơ sinh non tháng bệnh lý thấp hơn nhóm non tháng bình thường với số lượng lần lượt là 115.500/mm3 và 222.400/mm3 (p < 0,05); số lượng tiểu cầu máu cuống rốn giảm < 150.000/mm3 có nguy cơ mắc bệnh lý cao gấp 3,94 lần so với những trẻ có tiểu cầu ≥ 150.000/mm3 (p < 0,05). Kết luận: Trẻ sơ sinh non tháng bệnh lý có số lượng tiểu cầu máu cuống rốn thấp hơn nhóm non tháng bình thường. Tiểu cầu máu cuống rốn được xem là một yếu tố tiên lượng bệnh nặng ở trẻ sơ sinh đẻ non. Đây là một xét nghiệm đơn giản, có thể áp dụng rộng rãi ở các cơ sở y tế. Từ khóa: tiểu cầu, máu cuống rốn, sơ sinh đẻ non. The role of umbilical cord platelets in the prognosis of severity in preterm neonates Ton Nu Van Anh1*, Huynh Thi Minh Ly1 1 Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital Abstract Objectives: To determine the role of umbilical cord platelets in predicting the illness severity in preterm neonates. Materials and Methods: A descriptive and longitudinal study compares the study and control group. The premature neonates under 37 weeks of gestational age were tested for umbilical cord formula immediately after birth at the Department of Obstetrics and Neonatology, Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital from April 2021 to July 2023. The group with disorders (study group) includes 38 children suffering from disorders in the early neonatal period and treated at the Neonatology Department. The control group (preterm neonates without any disease) included 33 children who did not have any disorders during this time and stayed with their mothers in the Department of Obstetrics. Through clinical examination and monitoring in the early neonatal period, we evaluated and compared the umbilical cord platelet counts between the two groups. Results: The results showed that the umbilical cord platelet count in the preterm group weighing less than 2500 g was significantly reduced compared to the preterm group weighing ≥ 2500 g, with counts of 129.000/mm3 and 189.500/ mm3, respectively (p < 0.05); there was no difference in the umbilical cord platelet counts in terms of gender, cesarean section, or gestational age (p > 0.05). There was a significant decrease (p < 0.05) in the platelets among pathological premature neonates compared to the control group, with counts of 115.500/mm3 and 222.400/mm3, respectively (p < 0.05); the premature neonatal group with platelet counts
  2. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ nghiên cứu có đủ tất cả các tiêu chuẩn như sau: Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm - Trẻ non tháng < 37 tuần 2019, trên toàn thế giới có khoảng 2,4 triệu trẻ em tử - Trẻ được xét nghiệm công thức máu cuống rốn vong ở giai đoạn sơ sinh, chiếm 47% trong tỷ lệ tử vong ngay sau sinh chung của trẻ dưới 5 tuổi với khoảng 1 triệu trẻ tử vong 2.2. Phương pháp nghiên cứu trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Trong đó sinh non là Nghiên cứu mô tả và theo dõi dọc. Bệnh nhân thỏa một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mãn tiêu chuẩn chọn bệnh được đưa vào hai nhóm ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ sinh non hiện nay còn nghiên cứu: nhóm bệnh (non tháng bệnh lý) bao gồm cao, trong năm 2020 có khoảng 13,4 triệu trẻ em trên 38 trẻ có mắc bệnh lý nặng trong giai đoạn sơ sinh thế giới sinh non, chiếm tỷ lệ lên đến 16% số trẻ em sớm và được điều trị tại Nhi sơ sinh, nhóm chứng (non được sinh ra và khoảng 900.000 trẻ sinh non tử vong tháng bình thường) bao gồm 33 trẻ không mắc bệnh lý mỗi năm do các biến chứng sinh non [1]. trong giai đoạn sơ sinh sớm và được nằm cùng mẹ tại Ở Việt Nam, trong vài thập niên gần đây tình hình khoa Sản. tử vong chung của trẻ em nói chung và trẻ sinh non Biến số nghiên cứu: các thông tin hành chính và các nói riêng có nhiều cải thiện nhờ đời sống kinh tế xã biến số được thu thập vào nghiên cứu như giới tính, hội được nâng cao cũng như nhờ việc tiến hành đồng tuổi thai, cân nặng. Các biến số lâm sàng của các hệ thời các chương trình Quốc gia phòng chống các bệnh cơ quan như thần kinh, tình trạng da niêm mạc, các dấu thường gặp ở trẻ em. Từ năm 1990 đến 2018, số lượng hiệu suy hô hấp, triệu chứng tiêu hóa, chỉ số Apgar 1 trẻ em tử vong đã giảm từ 52 ca xuống còn 21 ca trên phút, tiền sử của mẹ như đái tháo đường, tiền sản giật 1.000 ca sinh sống. Mặc dù vậy, tỷ lệ tử vong sơ sinh hoặc tiền sử ủng hộ nhiễm trùng sơ sinh sớm đều được giảm không đáng kể, đặc biệt trong đó sinh non vẫn là ghi nhận. Xét nghiệm công thức máu cuống rốn được nguyên nhân hàng đầu trong tử vong sơ sinh. ghi nhận. Sự biến đổi của tiểu cầu máu ngoại vi cũng góp phần Các bước thực hiện: chẩn đoán bệnh ở trẻ sinh non, đặc biệt là khi giảm tiểu - Bước 1: Chọn các trẻ sơ sinh non tháng < 37 tuần cầu là tình trạng khá phổ biến ở trẻ lứa tuổi này: 1/3 trẻ được sinh ra tại khoa Sản-Nhi sơ sinh. Cách lấy mẫu đẻ non có số lượng tiểu cầu giảm dưới 150.000/mm3. máu cuống rốn: Do đó việc phát hiện những biến đổi tiểu cầu ở trẻ sinh Sau khi sinh, trẻ được kẹp và cắt rốn như bình non giúp chúng ta có thể tiên lượng khả năng mắc bệnh thường. lý của trẻ để từ đó chiến lược tầm soát và chăm sóc trẻ Làm sạch 4 - 6 lần vùng cuống rốn (phần cuối của tốt hơn, góp phần giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh [2]. Tuy cuống rốn gắn với bánh nhau) bằng betadin để loại bỏ nhiên với xu hướng hiện nay nhằm hạn chế sự đau đớn máu mẹ và chất gây ô nhiễm (trước khi đỡ bánh nhau, cho trẻ sơ sinh qua việc lấy máu tĩnh mạch ngoại vi, nếu được). việc tận dụng máu cuống rốn như là nguồn thay thế cho Tiến hành lấy 1 ml máu cuống rốn tĩnh mạch rồi các xét nghiệm này có khả năng phòng tránh được sự cho vào ống huyết học (nắp xanh dương) có chứa chất đau đớn do lấy máu xâm nhập [3]. Máu cuống rốn có chống đông EDTA. Lắc nhẹ ống 8 - 10 lần. thể thay thế được cho máu ngoại vi mà không làm giảm Mẫu máu sẽ được đưa đến phòng xét nghiệm để độ chính xác của xét nghiệm, nhờ đó nó có thể giúp trẻ làm công thức máu. Xét nghiệm công thức máu sẽ được sơ sinh không thấy khó chịu vì thủ thuật xâm lấn và tiết đọc trên máy SYSMEX XN550 của Nhật Bản, ISO 9001, kiệm cả thời gian cũng như nguồn lực liên quan đến được thực hiện tại Đơn vị xét nghiệm trung tâm, Khoa việc lấy máu toàn thân từ trẻ sơ sinh Huyết Học, Bệnh Viện Trường Đại Học Y Dược Huế. Mặt khác, sự thay đổi tiểu cầu máu cuống rốn sau - Bước 2: Tiến hành hỏi tiền sử, thăm khám lâm sàng, sinh là một trong những yếu tố được sử dụng để giúp theo dõi và ghi nhận trong 7 ngày đầu sau sinh. chúng ta có định hướng về tình trạng sức khỏe của - Bước 3: Thu thập kết quả, xử lý số liệu và viết luận trẻ sơ sinh sau khi sinh [4]. Do đó chúng tôi tiến hành văn. nghiên cứu này với mục tiêu đánh giá vai trò của tiểu Phương pháp xử lý số liệu: các số liệu sau khi được cầu máu cuống rốn trong tiên lượng bệnh nặng ở trẻ sơ thu thập sẽ được phân tích bằng các thuật toán thống sinh đẻ non. kê y học. Xử lý, tính toán bằng phần mềm SPSS 20. Các biến liên tục được trình bày dưới dạng trung vị (25th- 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 75th). Kiểm định Chi-sque được sử dụng để so sánh các 2.1. Đối tượng nghiên cứu trung bình và tỷ lệ, giá trị p < 0,05 được xem là có ý nghĩa Tất cả trẻ sơ sinh non tháng < 37 tuần được sinh ra thống kê. Dùng phân tích hồi quy logistic đơn biến tính tại Khoa Sản - Nhi Sơ Sinh, Bệnh viện Trường Đại học OR (odds ratio – tỷ suất chênh) và khoảng tin cậy 95% Y-Dược Huế từ tháng 04/2021 đến tháng 07/2023. đối với các tế bào máu cuống rốn có nguy cơ đối với đặc Tiêu chuẩn chọn bệnh: trẻ sơ sinh được chọn vào điểm trẻ sơ sinh non tháng. 44 Tôn Nữ Vân Anh và cs. Tạp chí Phụ sản 2023; 21(4-5): 43-48. doi: 10.46755/vjog.2023.4-5.1654
  3. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong nghiên cứu của chúng tôi gồm có 71 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn bệnh, trong đó nhóm non tháng bệnh lý có 38 trẻ và nhóm non tháng bình thường có 33 trẻ. Kết quả như sau: Bảng 1. Đặc điểm tế bào máu cuống rốn ở trẻ sơ sinh non tháng theo giới tính Giới tính Trung vị (25th – 75th) Chỉ số tế bào máu cuống rốn p Nam Nữ (n= 51) (n=20) BC (x103/mm3) 10,1 (6,5 - 15,3) 8,3 (6,6 - 10,5) > 0,05 BCTT (x10 /mm ) 3 3 4,0 (2,4 - 5,7) 3,9 (1,33 - 4,9) > 0,05 Lympho(%) 49,6 (38,4 - 60,0) 47,6 (36,7 - 55,0) > 0,05 HC (x10 /mm ) 6 3 4,5 (4,1 - 5,0) 4,6 (4,4 - 5,1) > 0,05 Hb (g/l) 156,00 (145,3 - 170,0) 163,5 (144 - 172,3) > 0,05 Hct (%) 48,2 (43,5 - 54,8) 48,9 (44,4 - 54,3) > 0,05 MCV (fL) 112,5 (106,2 - 118,3) 111,2 (101,1 - 118,9) > 0,05 MCH (pg) 35,8 (34,0 - 36,8) 35,9 (33,2 - 37,6) > 0,05 MCHC(g/l) 321,0 (314,0 - 329,0) 325,0 (318,3 - 333,0) > 0,05 TC (x10 /mm ) 3 3 149,4 (82,0 - 250,0) 206,5 (82,0 - 264,5) > 0,05 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tiểu cầu máu cuống rốn giữa hai nhóm giới tính nam và nữ (p > 0,05). Bảng 2. Đặc điểm tế bào máu cuống rốn ở trẻ sơ sinh non tháng theo phương pháp sinh Phương pháp sinh Chỉ số tế bào Trung vị (25th - 75th) p máu cuống rốn Sinh thường Sinh mổ (n = 43) (n = 28) BC (x103/mm3) 9,6 (6,4 - 12,9) 9,3 (6,8 - 12,0) > 0,05 BCTT (x10 /mm ) 3 3 3,9 (1,9 - 5,8 ) 3,8 (2,4 - 5,1) > 0,05 Lympho(%) 46,2 (37,9 - 60,0) 49,3 (40,0 - 59,1) > 0,05 HC (x106/mm3) 4,6 (4,4 - 5,2) 4,5 (3,9 - 5,0) > 0,05 Hb (g/l) 163,0 (150,0 - 172,1) 145,5 (134,3 - 169,3) < 0,05 Hct (%) 50,5 (46,8 - 53,4) 44,9 (41,9 - 55,2) < 0,05 MCV (fL) 111,0 (106,8 - 116,0) 115,8 (102,0 - 120,2) > 0,05 MCH (pg) 35,9 (34,0 - 37,4) 35,7 (33,5 - 36,6) > 0,05 MCHC(g/l) 325,0 (314,0 - 333,0) 320,5 (314,0 - 326,0) > 0,05 TC (x10 /mm ) 3 3 167,0 (79,0 - 260,0) 164,5 (87,3 - 247,8) > 0,05 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của tiểu cầu cuống rốn giữa hai phương pháp sinh (p > 0,05). Bảng 3. Đặc điểm tế bào máu cuống rốn ở trẻ sơ sinh non tháng theo tuổi thai lúc sinh Tuổi thai lúc sinh Chỉ số tế bào Trung vị (25th - 75th) máu cuống rốn p < 35 tuần 35 tuần - 0,05 BCTT (x10 /mm ) 3 3 3,4 (1,3 - 5,0) 4,0 (2,5 - 5,4) > 0,05 Lympho(%) 51,0 (39,5 - 61,4) 46,5 (38,3 - 60) > 0,05 HC (x106/mm3) 4,5 (4,0 - 5,6) 4,6 (4,2 - 4,9) > 0,05 Hb (g/l) 147,0 (139,0 - 173,1) 160,0 (145,0 - 171,4) > 0,05 Hct (%) 45,1 (43,1 - 51,6) 48,7 (44,8 - 55,0) > 0,05 MCV (fL) 114,6 (108,5 - 120,7) 111,3 (103,5 - 116,9) > 0,05 Tôn Nữ Vân Anh và cs. Tạp chí Phụ sản 2023; 21(4-5): 43-48. doi: 10.46755/vjog.2023.4-5.1654 45
  4. MCH (pg) 36,0 (35,0 - 37,5) 35,8 (33,8 - 37,0) >0,05 MCHC(g/l) 326,0 (323,0 - 331,5) 319,0 (312,8 - 330,8) >0,05 TC (x10 /mm ) 3 3 113,0 (57,7 - 216,0) 189,5 (91,8 - 261,0) >0,05 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số lượng tiểu cầu máu cuống rốn của hai nhóm tuổi thai trên (p>0,05). Bảng 4. Đặc điểm tế bào máu cuống rốn ở trẻ sơ sinh non tháng theo cân nặng lúc sinh Cân nặng lúc sinh Chỉ số tế bào Trung vị (25th - 75th) máu cuống rốn p < 2500 g ≥ 2500 g (n = 24) (n = 47) BC (x103/mm3) 8,5 (6,3 - 10,8) 10,7(8,0 - 15,3) > 0,05 BCTT (x10 /mm )3 3 3,8 (1,5 - 5,1) 4,1 (2,8 - 6,1) > 0,05 Lympho (%) 49,0 (36,3 - 63,0) 49,1 (42,5 - 59,1) > 0,05 HC (x106/mm3) 4,5 (4,1 - 5,3) 4,7 (4,4 - 4,9) > 0,05 Hb (g/l) 156,0 (143,0 - 170,0) 159,5 (147,8 - 172,5) > 0,05 Hct (%) 48,2 (43,5 - 53,4) 49,3 (45,2 - 55,6) > 0,05 MCV (fL) 111,5 (106,0 – 120,2) 111,6 (104,6 - 116,0) > 0,05 MCH (pg) 36,0 (34,0 - 37,5) 35,4 (33,7 - 36,0) > 0,05 MCHC (g/l) 325,0 (314,0 - 331,0) 319,0 (308,2 - 331,0) > 0,05 TC (x10 /mm ) 3 3 129,0 (70,0 - 250,0) 189,5 (129,0 - 279,0) < 0,05 Số lượng tiểu cầu máu cuống rốn ở nhóm trẻ sơ sinh non tháng có cân nặng < 2500 g thấp hơn nhóm có cân nặng ≥ 2500 g có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Bảng 5. Đặc điểm tế bào máu cuống rốn theo đặc điểm trẻ sơ sinh non tháng Đặc điểm Chỉ số tế bào Trung vị (25th - 75th) máu cuống rốn p Non tháng bệnh lý Non tháng bình thường (n = 38) (n = 33) BC (x103/mm3) 8,5 (6,2 - 10,9) 9,93 (8,0 - 13,0) > 0,05 BCTT (x10 /mm )3 3 3,5 (1,3 - 5,0) 4,2 (3,3 - 5,9) < 0,05 Lympho (%) 51,6 (47,7 - 57,6) 55,6 (49,6 - 61,8) < 0,05 HC (x10 /mm ) 6 3 4,5 (4,0 - 5,0) 4,71 (4,5 - 5,1) > 0,05 Hb (g/l) 167,0 (154,0 - 184,8) 174,6 (162,0 - 193,3) > 0,05 Hct (%) 51,6 (47,7 - 51,6) 55,7 (49,6 - 61,8) > 0,05 MCV (fL) 120,5 (115,1 - 124,5) 114,2 (107,9 - 117,4) < 0,05 MCH (pg) 36,4 (35,3 - 37,5) 34,6 (33 - 36) < 0,05 MCHC (g/l) 325,0 (318,0 - 329,5) 317,0 (306,2 - 334,5) > 0,05 TC (x103/mm3) 115,5 (78,3 - 241) 222,4 (148 - 270) < 0,05 Số lượng tiểu cầu máu cuống rốn của nhóm non tháng bệnh lý là 115.500/mm3 thấp hơn nhóm non tháng bình thường là 222.400/mm3 có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Bảng 6. Mối liên quan giữa tiểu cầu máu cuống rốn với đặc điểm trẻ sơ sinh non tháng Non tháng bệnh lý Non tháng bình thường Số lượng TC (n = 38) (n = 33) OR đơn biến p (/mm3) (95%CI) n % n % < 150.000 24 63,2 10 30,3 3,94 < 0,05 ≥ 150.000 14 36,8 23 69,7 (1,46 - 10,64) Nhóm trẻ có số lượng tiểu cầu máu cuống rốn giảm < 150.000/mm3 có nguy cơ mắc bệnh lý cao gấp 3,94 lần so với những trẻ có tiểu cầu ≥ 150.000/mm3 (p < 0,05). 46 Tôn Nữ Vân Anh và cs. Tạp chí Phụ sản 2023; 21(4-5): 43-48. doi: 10.46755/vjog.2023.4-5.1654
  5. 4. BÀN LUẬN mang thai 5,2%; Đái tháo đường 4,7% [9]. Bên cạnh đó, Kết quả ở bảng 1 cho thấy không có sự khác biệt tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông có ý nghĩa thống kê tiểu cầu máu cuống rốn giữa hai máu cầm máu và duy trì tính toàn vẹn của mạch máu nhóm giới tính nam và nữ (p>0,05). Kết quả này tương trong quá trình viêm vì chúng thúc đẩy kích hoạt hoạt đồng với kết quả nghiên cứu của Angelo và cộng sự [5] động nội mô của các tế bào viêm [10]. Do đó, giảm tiểu cho thấy không có sự khác biệt của tiểu cầu máu cuống cầu nặng có khả năng dẫn đến nguy cơ chảy máu từ rốn ở trẻ sơ sinh non tháng giữa hai nhóm nam và nữ. chảy máu niêm mạc đến xuất huyết phổi, xuất huyết Nghiên cứu của Chang và cộng sự [6] cho kết quả trẻ tiêu hóa, xuất huyết não [9]. Trong khi đó, số lượng tiểu nam có số lượng tiểu cầu thấp hơn trẻ nữ có ý nghĩa cầu máu cuống rốn ở trẻ đủ tháng khỏe mạnh ở các thống kê. Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của nghiên cứu của Lee Hye Ryun và cộng sự [11], Walka và chúng tôi do khác nhau về địa điểm, và tiêu chí chọn cộng sự [12] lần lượt là 208.000/mm3 và 265.000/mm3. bệnh. Do đó, số lượng tiểu cầu giảm có thể được xem là yếu tố Kết quả ở bảng 2 cho thấy không có sự khác biệt tiên lượng bệnh nặng ở trẻ sơ sinh non tháng. có ý nghĩa thống kê của tiểu cầu cuống rốn giữa hai phương pháp sinh (p>0,05). Kết quả này tương đồng với 5. KẾT LUẬN nghiên cứu Younis và cộng sự [7] cho thấy không có sự Qua nghiên cứu so sánh số lượng tiểu cầu máu khác biệt của tiểu cầu máu cuống rốn giữa hai nhóm cuống rốn của nhóm trẻ sơ sinh non tháng bệnh lý và nam và nữ. Một nghiên cứu khác của Chang và cộng sự non tháng bình thường, kết quả cho thấy nhóm non [6] cho kết quả nhóm trẻ sinh thường có số lượng tiểu tháng bệnh lý có số lượng tiểu cầu thấp hơn nhóm non cầu cao hơn sinh mổ có ý nghĩa thống kê (p
  6. 8. Rolim A. C., Lambert M., Borges J., et al. (2019), Blood cells profile in umbilical cord of late preterm and term newborns. Revista Paulista de Pediatria,37 264-274. 9. Kaveh M., Berchi K., Ziaoddin A., et al. (2022), Neonatal thrombocytopenia in the neonatal intensive care unit of Bahrami Children’s Hospital: clinical diagnoses, management and short-term outcomes. Caspian Journal of Pediatrics,8 (2),pp.721-726. 10. Andres O., Schulze H. and Speer C. (2015), Platelets in neonates: central mediators in haemostasis, antimicrobial defence and inflammation. Thrombosis and haemostasis,113 (01),pp.3-12. 11. Lee H. R., Shin S., Yoon J. H., et al. (2009), Complete blood count reference values of donated cord blood from Korean neonates]. Korean J Lab Med,29 (3),pp.179-84. 12. Walka M., Sonntag J., Kage A., et al. (1999), Complete blood counts from umbilical cords of healthy term newborns by two automated cytometers. Acta haematologica,100 (4),pp.167-173. 48 Tôn Nữ Vân Anh và cs. Tạp chí Phụ sản 2023; 21(4-5): 43-48. doi: 10.46755/vjog.2023.4-5.1654
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0