intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò số hóa các giao dịch trong ứng dụng công nghệ tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam

Chia sẻ: Dạ Thiên Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Vai trò số hóa các giao dịch trong ứng dụng công nghệ tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam" sử dụng phương pháp định lượng với dữ liệu bảng được thu thập từ báo cáo tài chính của các NHTM niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010-2021 nhằm xác định mối quan hệ giữa năng lực ứng dụng nền tảng số trong công nghệ tài chính (Fintech) với hiệu quả kinh doanh của các NHTM. Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng về mối quan hệ thuận chiều giữa khả năng ứng dụng công nghệ số trong giao dịch và hiệu quả kinh doanh trên cả thang đo tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các NHTM. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò số hóa các giao dịch trong ứng dụng công nghệ tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam

  1. VAI TRÒ SỐ HÓA CÁC GIAO DỊCH TRONG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM Bui Thi Thu Loan1, Le Phuong Anh2 Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với dữ liệu bảng được thu thập từ báo cáo tài chính của các NHTM niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010-2021 nhằm xác định mối quan hệ giữa năng lực ứng dụng nền tảng số trong công nghệ tài chính (Fintech) với hiệu quả kinh doanh của các NHTM. Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng về mối quan hệ thuận chiều giữa khả năng ứng dụng công nghệ số trong giao dịch và hiệu quả kinh doanh trên cả thang đo tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các NHTM. Kết quả này cho thấy vai trò của hoạt động đổi mới công nghệ trong hoạt động đến hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, các yếu tố về tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR), tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ lệ vốn (ETA), quy mô (SIZE) và lạm phát (ING) cũng được kiểm tra trong mô hình. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, một số thảo luận và hướng nghiên cứu trong tương lai cũng được đề xuất. Từ khóa: Fintech, hiệu quả kinh doanh, đổi mới công nghệ Abstract: The study used quantitative methods with panel data collected from financial reports of commercial banks trading on the Vietnam stock exchange between 2010 and 2021. Its aim was to determine the relationship between financial applications (Fintech) and the business efficiency of commercial banks. The research results demonstrated a positive correlation between Fintech and business performance, based on both the net profit on assets (ROA) and net return on equity (ROE) scales of commercial banks. These results underscore the role of technological innovation in improving bank operations and business efficiency. The study also examined other factors, including the cost-to-income ratio (CIR), non-performing loan ratio (NPL), capital ratio (ETA), size (SIZE), and inflation (ING), in the model. Based on the research results, the study proposes some discussions and future research directions. Keywords: Fintech, bank performance, innovation GIỚI THIỆU Trong nhiều năm qua, ứng dụng công nghệ tài chính đã nhận được sự quan tâm đáng kể của nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực quản lý, kinh doanh, hệ thống thông tin, công nghệ thông tin và tiếp thị. Công nghệ tài chính hóa đang thay đổi luật chơi ở nhiều ngành nghề trong đó có cả ngân hàng thông qua khả năng gián đoạn các mô hình kinh doanh và điều này dẫn đến sự xuất hiện của một hệ sinh thái năng động và phức tạp hơn nhiều cho tăng trưởng và đổi mới. Công nghệ tài chính (FinTech) là sự kết hợp giữa công nghệ và tài chính đã trở thành một phần không thể thiếu của ngân hàng và tiến bộ công nghệ này đã thúc đẩy những đổi mới tài chính làm thay đổi nhiều sản phẩm, dịch vụ, quy trình sản xuất và cơ cấu tổ chức tài chính. Sự lan tỏa và ảnh hưởng của công nghệ tài chính đến ngành ngân hàng không chỉ giới hạn ở mức độ cải thiện quy trình và tiện ích dịch vụ cho khách hàng, mà còn lan rộng đến toàn bộ mô hình kinh doanh của họ. Điều này làm thay đổi cách ngân hàng tiếp cận và tương tác với khách hàng, quản lý tài chính, và thậm chí cả cách họ thực hiện giao dịch tài chính truyền thống. Việc áp dụng FinTech kịp thời vào hoạt động kinh doanh cho phép ngân hàng có được lợi thế trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng, điều 1 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, loanbtt@haui.edu.vn, lphuonganh216@gmail.com. 2 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
  2. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 159 này được cho là mối đe dọa đối với các ngân hàng truyền thống đòi hỏi các ngân hàng phải tăng cường đầu tư vào FinTech và có nhiều giải pháp sáng tạo hơn. Trước bối cảnh mới của cách mạng công nghiệp 4.0 và sự nổi lên của công nghệ tài chính - Fintech, chuyển đổi số trở thành lựa chọn bắt buộc đối với ngành Ngân hàng Việt Nam, là hướng đi tất yếu giúp ngành Ngân hàng thích ứng và vượt lên thách thức của bối cảnh 4.0. Giai đoạn 2016 -2020 có thể nói là giai đoạn khởi động của nhiều ngân hàng khi hành trình chuyển đổi số bắt đầu đi vào thực tiễn triển khai. Sự kiện “zero fee” của ngân hàng Techcombank đã khởi đầu cho một làn sóng miễn phí chuyển tiền online rộng khắp toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, thậm chí cả với các “Big 4” như Vietinbank, BIDV… cũng không đứng ngoài cuộc. Theo thống kê của hiệp hội ngân hàng Việt Nam,  tính đến hết tháng 4/2022, giao dịch qua hệ thống liên ngân hàng đã tăng trưởng mạnh (hơn 32,37%) so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, giao dịch không dùng tiền mặt tăng 27,5% giá trị, 69,7% về số lượng, giao dịch qua điện thoại di động tăng 86,68% về giá trị, 97,6% về số lượng (so với năm 2021). Tổng số ví điện tử kích hoạt tăng 10,37%, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch, tốc độ tăng trưởng mobile banking đạt 200%, giá trị giao dịch hằng ngày trên di động đạt 300 tỷ đồng/ngày. Đây là mức tăng trưởng vượt bậc rất đáng được ghi nhận trong quá trình phát triển ngân hàng số tại Việt Nam.  Trong tiến trình này, rất nhiều tranh luận cũng được đặt ra khi bên cạnh những lợi ích mà công nghệ tài chính đem lại thì vẫn còn một vài hạn chế đi kèm. Việc chuyển đổi ngân hàng số là quá trình tốn kém ngân sách và thời gian. Chẳng hạn như ngân hàng áp dụng miễn phí giao dịch trực tuyến để có thể tiếp cận gần hơn đến khách hàng, đồng thời ngân hàng cũng phải hy sinh khoản thu nhập đáng kể từ phí chuyển tiền hàng năm. Các ngân hàng không những cần đầu tư ngân sách lớn cho công nghệ mà còn cần đầu tư nhiều cho quá trình phát triển nhân sự, marketing và cải tổ toàn bộ hệ thống. Đây là mức ngân sách lớn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng mà không phải ngân hàng nào tại Việt Nam cũng có thể đáp ứng. Như vậy, liệu công nghệ tài chính có thực sự tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ đối với hiệu quả kinh doanh của NHTM ở Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm về việc liệu việc nỗ lực đầu tư chuyển đổi công nghệ tài chính có ảnh hưởng như thế nào đến việc cải thiện lợi nhuận của các ngân hàng thương mại, trong trường hợp nghiên cứu tại các NHTM giao dịch sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Thêm vào đó, nghiên cứu đóng góp thêm về bằng chứng thực nghiệm về vai trò chuyển đổi số trong hoạt động đổi mới và ứng dụng số hóa trong các hoạt động của các NHTM, từ đó gợi ý một số chính sách dựa trên các bằng chứng khoa học. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Khi cuộc cách mạng FinTech bắt đầu và được Citigroup khởi xướng đầu tiên vào những năm 1990 (Schueffel, 2016), đòi hỏi các ngân hàng phải tăng cường đầu tư vào FinTech, xem xét lại các kênh phân phối dịch vụ, đặc biệt là mô hình doanh nghiệp với người tiêu dùng, tăng cường tiêu chuẩn hóa hơn nữa các chức năng hỗ trợ, v.v. Nhìn chung, fintech đang buộc ngành ngân hàng phải đối mặt với những thay đổi một lần nữa thông qua dữ liệu lớn, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ mới khác. Các nhà phân tích S&P tin rằng FinTech có thể có tác động to lớn đến ngành tài chính trên toàn thế giới, gây ra sự chuyển đổi lớn trong các sản phẩm và dịch vụ tài chính truyền thống. Một loạt nghiên cứu cho rằng đổi mới FinTech có tác dụng bổ sung rất lớn đối với ngân hàng truyền thống, vì các ngân hàng đã tích lũy được một lượng lớn thông tin khách hàng và dữ liệu giao dịch (Dorfleitner và cộng sự, 2017). Những khoản đầu tư lớn được thực hiện
  3. 160 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM vào ngành ngân hàng để để cải thiện dịch vụ và đạt được khả năng cạnh tranh. Một số nghiên cứu đã được thực hiện liên quan đến ứng dụng công nghệ tài chính, khả năng cạnh tranh và hiệu quả ngân hàng điển hình như Bomer (2020), Gupta và cộng sự (2017)… FinTech giúp tăng lợi nhuận, đổi mới tài chính và cải thiện khả năng kiểm soát rủi ro. Hơn nữa, FinTech có thể cải thiện mô hình kinh doanh truyền thống bằng cách giảm chi phí vận hành ngân hàng, nâng cao hiệu quả dịch vụ, tăng cường khả năng kiểm soát rủi ro và tạo ra các mô hình kinh doanh nâng cao hướng tới khách hàng; từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh toàn diện (Momaya, 2019 ; Panchal & Krishnamoorthy, 2019). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho rằng Fintech có tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Điển hình như sự gia tăng của hoạt động cho vay trực tuyến làm tăng chi phí nợ, từ đó làm tăng rủi ro đối với tài sản của ngân hàng (Qiu và cộng sự (2018), Boot và cộng sự 2021). Hiệu quả ngành ngân hàng có liên quan chặt chẽ đến tăng trưởng kinh tế của bất kỳ quốc gia nào và do đó làm tăng nhu cầu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành một cách nghiêm ngặt. Nhiều nghiên cứu được thực hiện để nhấn mạnh vai trò từng đặc điểm riêng biệt của ngân hàng như quy mô Flamini và cộng sự (2009), Dogan (2013) Gul và cộng sự. (2011) và Saeed (2014), quyền sở hữu Berger (1995), khả năng quản trị chi phí Hess và Francis (2004), Almazari (2013). Một số yếu tố về vĩ mô như lạm phát Ali et al.,(2011) ; Ayaydin & Karakaya,(2014) cũng rất quan trọng đối với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Xong các nghiên cứu vẫn còn khá khan hiểm về vai trò và sự phát triển của Fintech đối với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng mà chỉ xoanh quanh các vấn đề cơ hội và rủi ro mà công nghệ đem lại. Mặc dù đề cập khá nhiều đến lợi ích của Fintech song những nghiên cứu này chưa thực hiện các phân tích thực nghiệm để cung cấp bằng chứng để luận giải ảnh hưởng của Fintech đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Đặc biệt đối với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, một quốc gia đang tích cực chuyển đổi số và đầu tư ứng dụng công nghệ tài chính toàn ngành ngân hàng thì việc khám phá ra tác động của ứng dụng công nghệ chính đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế và chính sách. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm tra chiều hướng cũng như mức độ ảnh hưởng của việc ứng dụng công nghệ tài chính đến hiệu quả kinh doanh của NHTM. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, quy mô, tỷ lệ vốn và lạm phát cũng được kiểm tra trong nghiên cứu để đóng góp thêm vào sự phát triển của các tài liệu có liên quan. 3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Giả thuyết nghiên cứu - Mối quan hệ giữa công nghệ tài chính và hiệu quả kinh doanh FinTech đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực tài chính khác nhau, bao gồm tiền gửi, thanh toán và đầu tư, tín dụng và huy động vốn (Nguyen 2022). Một chuỗi các nghiên cứu về mối quan hệ của Fintech và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng như Nguyen (2022), Momaya, 2019 ; Panchal & Krishnamoorthy, 2019),... đều cho thấy Fintech giúp cho các ngân hàng thương mại có thể nâng cao các mô hình kinh doanh đã được thiết lập bằng cách giảm chi phí hoạt động ngân hàng, tăng cường các dịch vụ hiệu quả hơn, tăng cường quản lý rủi ro và phát triển dịch vụ lấy khách hàng làm trung tâm hơn từ đó mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động kinh doanh. Theo Ebrahim, Kumaraswamy và Abdulla (2021) nghiên cứu của họ về những lợi ích của việc ứng dụng Fintech vào trong hoạt động của ngân hàng và cách giải quyết những thách thức có thể phát
  4. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 161 sinh trong tương lai. Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy Fintech tốt hơn rất nhiều hơn so với thực hiện các giao dịch truyền thống vì nó cung cấp các dịch vụ dễ dàng hơn cho người dùng, có nhiều bảo mật thông tin và hiệu quả hơn. Nguyen (2022) chỉ ra rằng FinTech cũng mang lại lợi ích về thanh toán di động, có thể được thực hiện với chi phí thấp hơn. Tại Việt Nam vào năm 2020 có tốc độ tăng trưởng về Mobile Banking là 200% và có khoảng 30 triệu người sử dụng hệ thống thanh toán ngân hàng mỗi ngày. Song trên góc độ toàn hệ thống, cú huých Zero Fee của Ngân hàng Techcombank năm 2016 đã khởi đầu cho một làn sóng miễn phí chuyển tiền online rộng khắp toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, thậm chí cả với các “Big 4”. Hệ sinh thái thúc dựa trên nền tảng thanh toán số mà Techcombank xây dựng đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự thay đổi thói quen của người dùng từ thanh toán bằng tiền mặt sang các giao dịch số hóa tiện lợi và an toàn. Nhưng sự vào cuộc của các ngân hàng lớn có thể khiến làn sóng miễn phí dịch vụ sôi động hơn, góp phần giúp các ngân hàng thu hút khách hàng sử dụng thêm nhiều dịch vụ khác, đẩy mạnh nguồn tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn (nguồn Casa) với lãi suất thấp. Về cơ bản, CASA của các ngân hàng chủ yếu là các khoản tiền gửi thanh toán, CASA có chi phí vốn gần như bằng 0 khiến các ngân hàng đẩy mạnh đầu tư hệ thống thanh toán hiện đại, nhằm thu hút và giữ chân khách hàng dựa trên nền tảng số hóa và liên tục nâng cao trải nghiệm khách hàng. Ngân hàng nào có tỷ lệ CASA càng cao, càng có lợi thế lớn trong cuộc cạnh tranh lãi suất cho vay và có nhiều cơ hội cải thiện hiệu quả kinh doanh của mình. Do đó, có thể thấy tỷ lệ CASA và biến giả FIN được đặt ra để so sánh sự khác biệt giữa trước và sau khi các NHTM áp dụng chính sách “zero fee” tại thời điểm năm 2016 là hai thước đó không thể bỏ qua khi đo lường về việc ứng dụng Fintech trong ngân hàng tại Việt Nam. Ở Ấn Độ, Arora và Arora (2013) đã sử dụng việc áp dụng công nghệ, chủ yếu thông qua các sản phẩm ngân hàng tiên tiến như ATM, ngân hàng di động và POS, như một đại diện cho sự đổi mới công nghệ ngân hàng. Pierri và Timmer (2022) đã đánh giá việc áp dụng công nghệ của ngân hàng bằng cách sử dụng tỷ lệ máy tính cá nhân trên mỗi nhân viên và ngân sách công nghệ. Harasim (2008) và Reilly (2010) cho rằng đổi mới công nghệ liên quan đến phần mềm, phần cứng và bằng sáng chế là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đáng kể đến tài sản vô hình của ngân hàng. Từ những nghiên cứu này có thế thấy, sự tăng trưởng hay đầu tư công nghệ tài chính của ngân hàng có thể được nhìn thấy từ sự gia tăng tổng tài sản. Vì vậy, việc đo lường biến fintech ngân hàng bằng cách sử dụng tổng tài sản là rất có giá trị. Do đó, dựa trên các lập luận trên, trong nghiên cứu này, biến fintech ngân hàng được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng của tài sản, tỷ lệ CASA, biến giả về Fintech đại diện cho trước và sau khi ngân hàng áp dụng chính sách zero fee. Giả thuyết 1 (H1a): Tỷ lệ CASA (CASA) có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Giả thuyết 1 (H1b): FIN có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Giả thuyết 1 (H1c): Tổng độ tăng trưởng tổng tài sản có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng - Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu (NPL) và hiệu quả kinh doanh Các vấn đề về chất lượng tài sản của ngân hàng thường được cho là có mối quan hệ nghịch đảo với khả năng sinh lời. Hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng tỷ lệ nợ xấu (Nợ xấu/Tổng nợ) làm thước đo chất lượng tài sản. Sau khi cấp tín dụng, tỷ lệ nợ xấu được ngân hàng sử dụng để đo lường chất lượng tín dụng của các khoản vay. Các phát hiện đều cho thấy tỷ lệ nợ xấu càng cao có tác
  5. 162 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM động tiêu cực đáng kể đến hiệu quả kinh doanh khi được đo bằng lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Dietrich và Wanzenried (2014). Hơn nữa, Achou và Tenguh (2008); Trinugroho, Agusman và Tarazi (2014) nhận thấy rằng tỷ lệ (NPL) có tác động tiêu cực đáng kể đến tỷ suất lợi nhuận. Xu hướng nợ xấu ngày càng tăng đòi hỏi các ngân hàng phải duy trì lượng dự phòng cao hơn, điều này cuối cùng làm giảm thu nhập. Joseph, Edson, Manuere, Clifford và Michael (2012) thông qua nghiên cứu mô tả đã tìm ra nguyên nhân của nợ xấu 30 bảng câu hỏi đã được gửi tới 30 người trả lời của Ngân hàng CBZ Bank Ltd. nhằm tìm ra nguyên nhân nợ xấu; họ cũng tiết lộ rằng nợ xấu có mối quan hệ tiêu cực đáng kể với hiệu quả kinh doanh. Mối liên hệ tiêu cực này cho thấy tỷ lệ nợ xấu cao hơn sẽ làm giảm khả năng sinh lời và trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể khiến ngân hàng phá sản. Do đó,giả thuyết được đặt ra là: Giả thuyết 2 (H2): Tỷ lệ nợ xấu (NPL) có tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng - Mối quan hệ giữa tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) và hiệu quả kinh doanh Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động (Cost to Income Ratio – CIR) thường được dùng để đánh giá năng lực quản trị chi phí của ngân hàng. CIR là một trong những chỉ số quan trọng được nhiều nhà nghiên cứu kiểm tra khi thảo luận về hiệu quả của ngân hàng. Nghiên cứu về đánh giá hiệu quả ngân hàng Ukrainian của Magdalena et al. (2020) nhận thấy rằng CIR ảnh hưởng tiêu cực đến ROA như một thước đo đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Hess và Francis (2004), Almazari (2013) cho thấy CIR cao hơn dẫn đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thấp hơn. Cho thấy việc quản lý chi phí kém là nguyên nhân đáng kể dẫn đến làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Giả thuyết 3 (H3): Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng - Mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn (ETA) và hiệu quả kinh doanh Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (tỷ lệ vốn – ETA) được coi là thước đo cơ bản về sự mạnh vốn và được sử dụng rộng rãi để phân tích tình hình tài chính của một ngân hàng. Rất nhiều nghiên cứu được thực hiện để tìm ra mối quan hệ giữa cấu trúc vốn (ETA) và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Các Bằng chứng thực nghiệm chứng minh rằng các ngân hàng hoạt động tốt nhất là những ngân hàng bảo đảm được mức vốn chủ sở hữu cao hơn so với tài sản của họ. Berger (1995) tìm thấy bằng chứng cho mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Ông lập luận rằng tỷ lệ vốn cao hơn sẽ làm giảm chi phí vốn của ngân hàng, bằng cách giảm giá vốn và lượng vốn cần thiết, nghĩa là cải thiện thu nhập lãi ròng của ngân hàng và do đó tăng hiệu quả kinh doanh. Vốn cao giúp ngân hàng trở nên khá an toàn hơn, loại bỏ nguy cơ mất khả năng thanh toán và giảm bớt nguồn vốn bên ngoài, dẫn đến hiệu quả kinh doanh được cải thiện. Một lần nữa, Syafri et al. (2012) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại ở Indonesia. Kết quả thực nghiệm cho thấy có mối quan hệ tích cực và đáng kể giữa hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và cấu trúc vốn khi được đo lường bằng tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Tuy nhiên, tại Việt Nam Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) cũng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của 39 NHTM Việt Nam, giai đoạn 2005- 2012 và đưa ra kết luận yếu tố vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động tiêu cực đáng kể đến ROE. Do đó, nghiên cứu kỳ vọng: Giả thuyết 4 (H4a): Tỷ lệ vốn có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng khi được đo lường bằng ROA
  6. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 163 Giả thuyết 4 (H4b): Tỷ lệ vốn có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng khi được đo lường bằng ROE - Mối quan hệ giữa quy mô (SIZE) và hiệu quả kinh doanh Nghiên cứu sử dụng thước đo về doanh thu để đánh giá quy mô của các NHTM tại Việt Nam. Mối quan hệ giữa quy mô và hiệu quả kinh doanh đã được kiểm định trong một số nghiên cứu trước đây và nhiều kết quả thực nghiệm đã chứng minh vai trò của quy mô là yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Nhìn chung, ngân hàng có quy mô doanh nghiệp lớn sẽ có khả năng vay vốn lớn hơn và khả năng tiếp cận các thị trường mà các ngân hàng nhỏ hơn có thể không có được. Trong các nghiên cứu của Flamini và cộng sự (2009), Dogan (2013) đã xác định quy mô có tác động tích cực đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.Và kết quả này cũng đã được kiểm định và đồng thuận bởi Gul và cộng sự. (2011) và Saeed (2014) đối với các ngân hàng mà họ điều tra. Giả thuyết 5 (H5): Quy mô (SIZE) có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng khi được đo lường bằng ROA - Mối quan hệ giữa lạm phát (INF) và hiệu quả kinh doanh Lạm phát là tốc độ mà mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ tăng lên trong nền kinh tế theo thời gian và được đo bằng cách tính tỷ lệ lạm phát của chỉ số giá, chỉ số giá tiêu dùng (CPI). NHNN Việt Nam sẽ sử dụng lại suất nhằm kiểm soát lạm phát. Khi lạm phát tăng NHNN thực hiện tăng lại suất để kiểm soát lạm phát điều này làm giảm chi tiêu và vay của doanh nghiệp, hộ gia đình điều đó mang đến nhiều bất lợi cho ngân hàng và điều này đã được kiểm định bởi Ali et al.,(2011) ; Ayaydin & Karakaya,(2014). Tuy nhiên, Athanasoglou và cộng sự (2008), Flamini và cộng sự (2009) lại cho rằng lạm phát có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Họ nhận định điều này còn phụ thuộc vào liệu lạm phát có được dự đoán trước trong tương lại hay không. Khi một ngân hàng dự kiến được lạm phát và điều chỉnh lãi suất phù hợp sẽ giúp cho doanh thu thu tăng nhanh hơn chi phí điều này sẽ tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Với phạm vị nghiên cứu các NHTM tại Việt Nam, nghiên cứu kỳ vọng rằng: Giả thuyết 6 (H6): Lạm phát (INF) có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng khi được đo lường bằng ROA 3.2. Mô hình nghiên cứu Trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại đã được đề xuất ở trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: (1) Trong đó: - : là biến phụ thuộc, đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng - : Phản ánh mức độ ứng dụng Fintechs của ngân hàng I vào thời điểm t. Mức độ ứng dụng Fintech được đo lường bởi: tỷ lệ Casa (CASA), biến giả ứng dụng công nghệ tài chính (FIN), tăng trưởng tổng tài sản (INA). - : là các biến nội tại của ngân hàng như: tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR), tỷ lệ vốn (ETA), quy mô (SIZE). - : Nhóm biến vĩ mô bao gồm lạm phát (INF)
  7. 164 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Bảng 1: Thang đo các biến trong mô hình Biến Than đo Kỳ vọng dấu Tác giả Biến phụ thuộc (BP) ROA Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản ROE Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu Biến độc lập INA Tăng trưởng tổng tài sản + CASA Tiền gửi không kỳ hạn/Tổng tiền gửi + FIN = 0 nếu tại thời điểm trước năm 2016 ngân hàng chưa áp dụng zero fee FIN = 1 FIN + nếu ngân hàng đã và đang áp dụng zero fee giai đoạn sau năm 2016 CIR Chi phí/Thu nhập hoạt động - [15] NPL Tổng nợ xấu/Tổng nợ - [10][27] ETA Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản +,- [24],[28] SIZE Logarithm tự nhiên của doanh thu + [14],[25] INF Biến đổi của chỉ số giá tiêu dùng + [3],[12] 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phạm vị nghiên cứu Hiện nay, tại Việt Nam có 4 ngân hàng 100% vốn nhà nước, 31 ngân hàng thương mại cổ phần, 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 2 ngân hàng chính sách, 1 ngân hàng hợp tác xã và 2 ngân hàng liên doanh. Trong đó, có 17 ngân hàng niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE). Ngoài ra, 2 ngân hàng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và 8 ngân hàng giao dịch cổ phiếu trên UPCOM. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng thu thập từ báo cáo tài chính của 27 NHTM đang niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010-2021 được công bố vào 31/12 hàng năm với 324 quan sát. Thông qua số liệu trên báo cáo tài chính, nhóm tác giả trích lọc, tính toán cho các biến cần thiết trong mô hình phân tích. Số liệu về lạm phát (INF) được thu thập từ Tổng cục Thống kê Việt Nam. 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để xác định mối quan hệ giữa công nghệ tài chính và hiệu quả hoạt động ngân hàng bằng các mô hình hồi quy dữ liệu bảng bao gồm (1) mô hình hồi quy gộp bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), (2) mô hình hiệu ứng cố định (Fixed Effect Model - FEM) và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effect Model - REM) trên phần mềm STATA 17 nhằm phân tích tác động của ứng dụng công nghệ tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Kiểm định Time Fixed Test được sử dụng để lựa chọn giữa mô hình hồi quy gộp bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS) và mô hình tác động cố định (FEM). Kiểm định Hausman cũng được sử dụng để lựa chọn giữa mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Để kiểm tra sự phù hợp của mô hình, nghiên cứu cũng kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai biến đổi và hiện tượng tự tương quan của mô hình được chọn. Khi mô hình được chọn vẫn tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi hoặc tự tương quan nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) để khắc phục các khuyết tật của mô hình.
  8. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 165 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình Independent variables N Mean Standard deviation Smallest value The greatest value ROA 324 0.0092 0.0082 -0.0599 0.0556 ROE 324 0.1038 0.0824 -0.5623 0.3033 FIN 324 0.5 0.5007 0 1 CASA 324 0.1404 0.0848 0.0092 0.4697 INA 324 0.2050 0.2360 -0.3923 1.4701 CIR 324 0.5103 0.1461 0.1627 1.0850 NPL 324 0.0200 0.0127 0.0046 0.0880 SIZE 324 12.237 1.2719 6.4113 13.8290 ETA 324 0.0940 0.0404 0.0406 0.2564 INF 324 0.0549 0.0472 0.0063 0.1858 Nghiên cứu sau khi thực hiện tuần tự với ba mô hình hồi quy Pooled OLS, mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) và các kiểm định đi kèm như phương sai sai số thay đổi, đa cộng tuyến, tự tương quan cho thấy: Bảng 3: Kết quả mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM và REM FEM REM Chỉ FEM REM Chỉ FEM REM Chỉ tiêu ROA ROE ROA ROE tiêu ROA ROE ROA ROE tiêu ROA ROE ROA ROE 0.013 0.020 0.011 0.076 0.002 0.025 0.002 0.024 0.003 0.025 0.004 0.028 CASA FIN INA 0.083 0.793 0.038 0.191 0.018 0.002 0.017 0.003 0.008 0.091 0.003 0.050 -0.031 -0.313 -0.03 -0.311 -0.030 -0.288 -0.03 -0.296 -0.03 -0.305 -0.030 -0.310 CIR CIR CIR 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 -0.008 -0.111 -0.012 -0.120 -0.013 -0.089 -0.015 -0.124 -0.014 -0.109 -0.016 -0.147 NPL NPL NPL 0.769 0.712 0.659 0.674 0.638 0.761 0.561 0.657 0.621 0.711 0.547 0.603 0.0003 0.006 0.0003 0.006 0.0005 0.007 0.0006 0.009 0.0004 0.006 0.0005 0.008 SIZE SIZE SIZE 0.364 0.119 0.281 0.053 0.165 0.053 0.052 0.006 0.194 0.088 0.072 0.014 0.052 -0.28 0.055 -0.296 0.065 -0.159 0.063 -0.201 0.056 -0.278 0.056 -0.288 ETA ETA ETA 0.000 0.029 0.000 0.005 0.000 0.215 0.000 0.062 0.000 0.025 0.000 0.006 0.004 -0.01 0.003 0.001 0.01 0.112 0.011 0.115 -0.002 -0.037 -0.002 -0.039 INF INF INF 0.587 0.893 0.628 0.989 0.192 0.184 0.168 0.167 0.746 0.618 0.721 0.595 Kiểm định Time Fixed Test cho thấy mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) phù hợp với mẫu nghiên cứu hơn mô hình hồi quy Pooled OLS. Khi tiến hành kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), kết quả cho thấy hiệu quả kinh doanh khi được đo lường bằng tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) đều phù hợp với mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM). Tuy nhiên, mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) tồn tại phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan nên nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp FGLS để khắc phục các khuyết tật của mô hình. Kết quả về mối quan hệ giữa công nghệ tài chính và hiệu quả kinh doanh được trình bày chi tiết trong bảng 4:
  9. 166 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Bảng 4: Kết quả mô hình hồi quy FGLS   FGLS Chỉ tiêu ROA ROE Chỉ tiêu ROA ROE Chỉ tiêu ROA ROE CASA 0.015 0.142 FIN 0.0012 0.014 INA 0.002 0.0001 0.000 0.001 0.025 0.030 0.008 0.987 CIR -0.023 -0.233 CIR -0.025 -0.242 CIR -0.024 -0.250 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 NPL -0.0009 -0.077 NPL -0.007 -0.121 NPL -0.010 -0.103 0.949 0.613 0.629 0.427 0.520 0.523 SIZE 0.0005 0.007 SIZE 0.0007 0.008 SIZE 0.0007 0.008 0.014 0.004 0.001 0.000 0.002 0.001 ETA 0.052 -0.230 ETA 0.055 -0.193 ETA 0.054 -0.265 0.000 0.012 0.000 0.050 0.000 0.005 INF 0.013 0.100 INF 0.012 0.105 INF 0.012 0.097  0.002  0.044  0.003  0.036  0.003  0.061 Theo kết quả trình bày trong bảng 4 về mô hình khi Fintech được đo lường bằng tỷ lệ Casa (CASA) chúng tôi thấy rằng Fintech có mối quan hệ tích cực với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Khi sử dụng tỷ lệ CASA để đo lường về ứng dụng Fintech trong ngân hàng, kết quả cho thấy ở cả 6 mô hình đều có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh khi được đo lường bằng ROA và ROE với mức độ tác động lần lượt là 0.015; 0.142 tại mức ý nghĩa 5%. Điều này cho thấy việc đầu tư vào Fintech trong ngân hàng sẽ giúp đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng và khắt khe hơn của khách hàng, từ đó thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng khi tiết kiệm lượng lớn chi phí huy động vốn nhờ vào tiền gửi thanh toán (CASA) góp phần cải thiện hệ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản và hệ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu. Hơn nữa, mô hình khi Fintech được đo lường bằng biến giả FIN với mức ý nghĩa 5%, biến giả FIN có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng khi được đo lường bằng ROA và ROE và mức độ tác động lần lượt là 0.0012 và 0.014. Điều này cho thấy mặc dù phải hy sinh vì sự “thâm hụt” hàng trăm tỷ đồng từ phí chuyển tiền hàng năm nhưng đã giúp cho các ngân hàng có nguồn vốn dạt dào trong quá trình hoạt động mang lại những tác động tích cực cho hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Mô hình về tác động của tốc độ tăng trưởng tài sản (INA) đại diện cho Fintech đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng sau khi được thực hiện với mô hình FGLS cho thấy chỉ tìm ra tác động của tăng trưởng tổng tài sản đến hiệu quả kinh doanh khi được đo lường bằng ROA tại mức ý nghĩa 5%. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng dưới góc độ tài sản việc đầu tư công nghệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh mang lại tiện ích nhật định cho hoạt động kinh doanh thường ngày của ngân hàng từ đó giúp nâng cao tỷ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng tìm ra tác động của các yếu tố tỷ lệ chi phí trên thu nhập, quy mô, tỷ lệ vốn và lạm phát đối với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết qua này hoàn toàn phù hợp với các giả thuyết đã được đặt ra trước đó. Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu các NHTM niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam nghiên cứu không tìm thấy tác động của tỷ lệ nợ xấu (NPL) đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Tại Việt Nam, hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, mang lại nguồn thu nhập lớn nhất song cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất cho các ngân hàng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài rất ít ngân hàng có tỷ lệ
  10. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 167 nợ xấu vượt 3% đồng nghĩa với việc chất lượng tín dụng của ngân hàng luôn được quản lý và đảm bảo không mang lại quá nhiều rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. KẾT LUẬN Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra chiều hướng và mức độ tác động của Fintech đối với hiệu quả kinh doanh của các NHTM niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010-2021. Sự bùng nổ của công nghệ tài chính, hay còn gọi là Fintech, đã tạo ra một sự thay đổi đáng kể trong ngành ngân hàng truyền thống. Fintech không chỉ đánh thức sự cạnh tranh mạnh mẽ, mà còn mở ra nhiều cơ hội mới và thách thức cho các tổ chức tài chính truyền thống. Tại Việt Nam, NHNN cùng với các NHTM cũng đang nỗ lực đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập chung khám phá chiều hướng cũng như mức độ ảnh hưởng của Fintech đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và điển hình là các NHTM đang niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy như sau: Thứ nhất, khi kiểm tra ứng Fintech vào trong hoạt động của ngân hàng, kết quả thực nghiệm cho thấy hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ebrahim, Kumaraswamy và Abdulla (2021). Trên thực tế, việc ứng dụng công nghệ tài chính làm thay đổi hoàn toàn phương pháp kinh doanh truyền thống của các NHTM và xây dựng một hệ sinh thái dịch vụ ngân hàng hoàn toàn mới. Tại Việt Nam, công nghệ tài chính được thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực thanh toán. Sự tác động của việc ứng dụng công nghệ tài chính giúp thúc đẩy quá trình số hóa sản phẩm, dịch vụ thanh toán tại ngân hàng, có đa dạng các sản phẩm dịch vụ được phân phối thông qua các kênh như: Internet banking, mobile banking… Đảm bảo tiện ích tối đa cho khách hàng về cả sự tiện ích và chi phí hợp lý, giúp khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch từ xa. Xóa bỏ khoảng cách tiếp cận giữa ngân hàng và khách hàng, việc nắm bắt được nhu cầu càng trở nên dễ dàng hơn giúp ngân hàng thu hút càng nhiều khách hàng lựa chọn kênh giao dịch của mình và từ đó giúp tỷ lệ Casa tăng theo. Một khi tỷ lệ Casa được cải thiện thì nguồn vốn giá rẻ của ngân hàng càng trở nên dồi dào điều này đồng nghĩa với việc không chỉ tiết kiệm chi phí huy động vốn mà còn giúp ngân hàng thuận lợi hơn trong việc hạ lại suất cho vay. Trong nghiên cứu của Nguyen (2022) đã chỉ ra rằng, việc ứng dụng công nghệ tài chính giúp cho ngân hàng dễ dàng quản trị và tiết kiệm chi phí một cách hợp lý. Như vậy, việc đổi mới sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhờ áp dụng công nghệ đã thay đổi hoàn toàn cách thức hoạt động và vận hành của ngành ngân hàng. Lý tưởng nhất là FinTech giúp cải thiện quy trình kinh doanh bằng cách hợp lý hóa các hoạt động và dịch vụ của mình, điều này có thể mang lại khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh cao hơn. Thứ hai, đối với tác động của tăng trưởng tài sản (INA) đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng tài sản (INA) các tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng khi được đo lường bằng ROA. Nhìn chung, việc đầu tư ứng dụng công nghệ tài chính mang lại rất nhiều lợi ích cho ngân hàng. Các NHTM hiện nay đầu tư ứng dụng công nghệ tài chính như AI, ML, Cloud Computing, Big Data… giúp ngân hàng có một cái nhìn tổng quát hơn về nhu cầu của khách hàng, an ninh thông tin cũng được tăng cường với việc sử dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến, giúp bảo vệ thông tin cá nhân và tài chính của khách hàng một cách tốt nhất có thể.. Ngoài ra, ngân hàng đầu tư ứng dụng công nghệ tài chính giúp cải thiện, nâng cao cơ sở hạ tầng công nghệ chung, ngân hàng có thể tối ưu hóa các quy trình nội bộ, tăng cường bảo mật và cung cấp dịch vụ nhanh chóng hơn cho khách hàng.
  11. 168 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Nghiên cứu này cố gắng lấp đầy khoảng trống và cung cấp một góc nhìn mới về một số vấn đề vẫn chưa được khám phá. Từ những phát hiện được tìm ra cho thấy, Fintech là một yếu tố quan trọng giúp các NHTM ngày càng cải thiện hiệu quả kinh doanh của mình. Do đó, ngân hàng nên áp dụng chiến lược toàn diện để đạt được sự phát triển bền vững trên cơ sở công nghệ. Đổi mới sáng tạo chuyển đổi số là động lực chính để tăng trưởng nền kinh tế quốc gia và các sản phẩm, dịch vụ công nghệ tài chính (Fintech) là một phần tất yếu trong quá trình đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trước những ảnh hưởng của các sản phẩm và dịch vụ Fintech đối với khách hàng, ngân hàng phải không ngừng xây dựng các sản phẩm, dịch vụ tài chính mang đến cho khách hàng những dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả với mức chi phí thấp hơn so với truyền thống. Bên cạnh đó, các vấn đề về quản trị rủi ro và phân bổ chi phí cũng phải có những chính sách phù hợp với định hướng và năng lực của từng ngân hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Achou, T. F., & Tenguh, N. C. (2008). Bank performance and credit risk management (Unpublished Master’s Thesis). University of Skovde, Sweden 2. Almazari, A. A. (2013). Capital Adequacy, Cost Income Ratio and the Performance of Saudi Banks. International Journal of Academic Research in Accounting, Finance, and Management Sciences, 3(4), 284– 293. 3. Athanasoglou, P. P., Brissimis, S. N., & Delis, M. D. (2008). Bank-specific, industry specific and macroeconomic determinants of bank profitability. Journal of international financial Markets, Institutions and Money, 18(2),121-136. 4. Ayaydin, H., Karakaya, A., 2014. The effect of bank capital on profitability and risk in Turkish banking. International Journal of Business and Social Science, 5(1): 252-271. 5. Arner, A., Arner, D.W., Barberis, J., and Buckley, R.P. (2015) The Evolution of FinTech: A New Post- Crisis Paradigm? University of Hong Kong. Available from: http://hdl.handle.net/10722/221450 6. Berger, A. (1995). The relationship between capital and earnings in banking. Journal of Money, Credit and Banking, 27,432-456. 7. Boot, A., Hoffmann, P., Laeven, L., Ratnovski, L., 2021. Fintech: what’s old, what’s new? J. Financ. Stab. 53, 100836. https://doi.org/10.1016/j.jfs.2020.100836 8. Bömer, M. (2020). Competitiveness of Fintech: An Investigation into Different Levels of Competitiveness Using Young Enterprises from the Financial Technology Industry (Doctoral dissertation), Heinrich Heine University Duesseldorf. 9. Dorfleitner, G., Hornuf, L., Schmitt, M., Weber, M., 2017. The Fintech Market in Germany. Available at: https://doi.org/10.2139/ssrn.2885931 10. Dietrich, A., & Wanzenried, G. (2014). The determinants of commercial banking profitability in low-, middle-, and high-income countries. Quarterly Review of Economics and Finance, 54(3), 337–354. http://dx.doi.org/10.1016/j.qref.2014.03.001 11. Ebrahim, R., Kumaraswamy, S., and Y. Abdulla (2020). Fintech in Banks: Opportunities and Challenges: In Book: Innovative Strategies For Implementing Fintech In Banking, IGI Global, Usa. 12. Flamini, V., McDonald, C. A., & Schumacher, L. B. (2009). The determinants of commercial bank profitability in Sub-Saharan Africa. 13. Gupta, D., Gupta, R., Jain, K., & Momaya, K.S. (2017). Innovations in mobile value-added services: Findings from cases in india, International Journal of Innovation and Technology Management. 14(6), 1750037. 14. Gul S, Irshad F, Zaman K (2011). Factors Affecting Bank Profitability in Pakistan, Roman. Econ. J. 39(March):61-87.
  12. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 169 15. Hess, K., & Francis, G. (2004). Cost income ratio benchmarking in banking: a case study. Benchmarking: An International Journal. 16. Harasim, J. (2008) The role of intangible assets in a bank’s competitiveness and effectiveness. Journal of Economics & Management, 4, pp. 42–57. 17. Joseph, M.T., Edson, G., Manuere, F., Clifford, M., & Michael, K. (2012). Non-performing loans in commercial banks in Zimbabwe. Interdisciplinary Journal of Contemporary Research in Business, 4(7), 18. Momaya, K. (2001). International Competitiveness: Evaluation and Enhancement. Hindustan Publishing Corporation. 19. Nguyen, Quang K. 2022. The impact of risk governance structure on bank risk management effectiveness: Evidence from ASEAN countries. Heliyon 8: e11192. [CrossRef] 20. Pierri, N. and TIMMER, Y. (2022) The importance of technology in banking during a crisis. Journal of Monetary Economics, 128, pp. 88–104. 21. Panchal, D., & Krishnamoorthy, B. (2019). Developing an instrument for business model dimensions: Exploring linkages with firm competitiveness. International Journal of Global Business and Competitiveness, 14, 24–41. https://doi.org/10.1007/s42943-019-00004-1. 22. Qiu, H., Huang, Y., Ji, Y., 2018. How does FinTech development affect traditional banking in China? J. Financ. Res. 461, 17–30 (in Chinese). 23. Reilly, R.F. (2010) Intangible Asset Identification and Valuation in the Bank and Thrift Industries; Intangible Asset Identification and Valuation in the Bank and Thrift Industries. 24. Syafri, M. (2012, September). Factors affecting bank profitability in Indonesia. In The 2012 International Conference on Business and Management (Vol. 237, No. 9, pp. 7-8). 25. Saeed MS (2014). Bank-related, Industry-related and Macroeconomic Factors Affecting Bank Profitability: A Case of the United Kingdom. Res. J. Financ. Account. 5(2):42-50. 26. Schueffel, Patrick, 2016. Taming the beast: a scientific definition of fintech. J. Innov. Manag. 4 (4), 32–54. 27. Trinugroho, I., Agusman, A., & Tarazi, A. (2014). Why have bank interest margins been so high in Indonesia since the 1997/1998 financial crisis. Research in International Business and Finance, 32, 139–158. 28. Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang, 2013. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2