intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vấn đề chăm sóc sức khỏe khi bị tiểu đường

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

267
lượt xem
94
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh tiểu đường là một chứng bệnh theo ta suốt đời, mà nếu biết giữ gìn thì tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm. Cho nên nếu có bệnh thì ta cần tìm hiểu về bệnh và cung cách chữa trị đẻ có thể hợp tác hữu hiệu với bác sĩ điều trị cho kết qủa được hoàn hảo. Bác sĩ chữa bệnh thì thường là rất bận, ít có thì giờ đẻ giảng cho thật thấu đáo. Ở một số bệnh viện, hoặc các cơ quan thiện nguyện thường có tổ chức những lớp giảng dậy về tiểu đường...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vấn đề chăm sóc sức khỏe khi bị tiểu đường

  1. Vấn đề chăm sóc sức khỏe khi bị tiểu đường Bs Vũ Quí Đài, M.D., Ph.D., Cựu Giáo Sư Khoa Trưởng Y Khoa Đại Học Sài Gòn Bệnh tiểu đường là một chứng bệnh theo ta suốt đời, mà nếu biết giữ gìn thì tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm. Cho nên nếu có bệnh thì ta cần tìm hiểu về bệnh và cung cách chữa trị đẻ có thể hợp tác hữu hiệu với bác sĩ điều trị cho kết qủa được hoàn hảo. Bác sĩ chữa bệnh thì thường là rất bận, ít có thì giờ đẻ giảng cho thật thấu đáo. Ở một số bệnh viện, hoặc các cơ quan thiện nguyện thường có tổ chức những lớp giảng dậy về tiểu đường (và những vấn đề sức khỏe khác), theo tôi biết thì có một số chương trình bằng tiếng Việt. Mình biết bệnh mình Bệnh nhân cần biết tầm quan trọng của ăn uống kiêng khem và tập luyện thân thể, không phải là cứ ỷ y vào thuốc. Cũng cần biết cách đè phòng biến chứng. Thí dụ người bị tiểu đường thì dễ bị nhiễm trùng da và vết thương khó lành. Vì vậy phải coi chừng những vét sầy sứt ngoài da, nếu thấy mấy ngày không lành phải đi khám liền. Ở môt vài bệnh viện như Valley Medical Center đường Bascom (ta thường gọi là bệnh viện Bascom) có một khu khám đặc biệt cỉ chuyên trị các vết thương khó lành. Vết loét dưới chân đăc biệt cần chú ý, dễ sinh hoại thư (da thịt chết đi) có thể đưa đén vụ phải cưa chân. Người bệnh cẩn thận thì không cắt móng chân lấy, mà vài tuần đi bác sĩ túc khoa (podiatrist) một lần. Khám mắt nơi bác sĩ chuyên khoa ít ra một năm một lần. Dĩ nhiên là phải đúng hẹn đi khám bác sĩ riêng của mình đẻ theo dõi thường xuyên và thử máu định kỳ dể đề phòng biến chứng của bệnh cũng như của thuốc. Ngoài ra, hội Tiểu đường Mỹ còn khuyên bệnh nhân nên đeo tấm "lắc" gọi là Medic Alert để trong trường hơp mình bị tai nạn, bị xỉu, thì người cấp cứu biết mà chữa cho đúng cách. Giữ đừng để mập, lên ký Nếu bị mập qúa ký, thì cần phải tập tành, thể dục thể thao cho xuống ký. Có nhiều người mập bị bệnh tiểu đường, mà rồi chỉ giữ cho xuống ký là đủ mà khỏi cần dùng thuốc. Nên uống kiêng khem, nếu đi vào con số chi tiết thì khó nhớ, nhưng ít ra là giảm thiểu tối đa đồ ngọt,ngũ cốc cũng bớt đi. Nếu bệnh qúa ra ,thì phải theo chỉ dẫn một cách khắt khe hơn. Ngoài ra, người bị tiểu đường thường lại hay bị cholesterol cao, nên người ta cũng khuyên nên ăn ít chất béo bão hòa (nếu khó nhớ, thì cứ ăn ít đồ mỡ, đồ chiên xào). Mà muốn giảm cholesterol thì lại cần giảm lượng đường trong máu và giảm ký, cho nên hai ba chuyện nó liên kết với nhau như vậy. Thuốc chích (insulin) Bệnh tiểu đường loại I (và một số ít bệnh nhân loại II) cần phải chích insulin. Có nhiều thứ insulin, như loại hiệu quả nhanh, loại vừa vừa, loại chậm, dùng tùy theo trường hợp. Chích insulin thì chích dưới da, mà vì phải chích mỗi ngày có khi ngày mấy lần, nên xưa kia là cả mổt cực hình. Ngày nay, nhờ tiến bộ kỹ thuật, nên cũng đẽ chịu hơn nhiều. Ống chích và kim chích thật nhỏ, cho đỡ đau. Ngưòi nhát chích quá thì lại có thứ "súng" bắn một tia thuốc vào dưới da (giống như một số trường hợp chích ngừa). Lại có thứ ống bơm nhỏ gắn vào người rồi liên tục truyền insulin qua một cây kim nhỏ đặt dưới da, có thể gia giảm theo ý muốn. Người nào hay đi đây đó, thì có thể dùng thứ "bút insulin"(insulin pen), hình như cây bút máy cũng to cỡ đó, có độ đo để chích mỗi lần bao nhiêu đơn vị rất tiện dụng. Chỗ chích insulin có thể bị sưng ngứa do dị ứng, nhưng ngày nay ít gặp, vì insulin thông dụng là chế từ insulin người ta (trước kia là từ loài vật, như con bò). Vì chích nhiều, nên
  2. chỗ chích cũng có thể bị đọng cục mỡ, hay là ngược lại, bị teo. Nếu bị như vậy thì bác sĩ cho thay đổi chỗ chích. Theo dõi thuốc Vấn đè quan trọng là giữ cho mức đường đừng cao qúa, đừng thấp quá. Ngày xưa thì bác sĩ cho toa, rồi hẹn lâu lâu trở lại thử máu. Tiêu chuẩn ngày nay là phải thử mỗi ngày, có khi mấy lần một ngày. Vì vậy bệnh nhân được chỉ dẫn để tự thử cho mình bằng những cách thử đơn giản. Chích một đầu kim vào đầu ngón tay (có khi xài kim tự động), thấm máu vào một mẩu giấy rồi so màu với một bảng mẫu. Cũng có thứ máy chuyển trực tiếp thành con số luôn. Gọi là "máy", nhưng kích thước rất nhỏ chỉ cỡ bao thuốc lá, có khi nhỏ hơn nên rất tiện. Lâu lâu thì bác sĩ cũng cho lấy máu thử ở phòng thí nghiệm cho chính xác hơn. Có hai cách thử. Một là thử lượng đường trong máu lúc sáng sớm chưa ăn uống gì. Con số bình thường là trên dưới 100. Có bệnh nhân "ăn gian", ngày thường thì kiêng cữ sơ sơ không theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, nhưng trước hôm thử máu thì nhịn cho đói gần lả, thành ra thử máu thấy vẫn tốt. Bây giờ có một cách thử mới, goị là thử Hemoglobin A1C. Thử nghiệm này tính trung bình lượng đường trong máu từ vaì ba tháng qua, con số tốt là cỡ 6 hay 7. Cứ mấy tháng thử cái này một lần là chắc ăn. Trị biến chứng cấp thời Nói một cách đơn giản, thì có hai thứ: một là đường qúa thấp, hai là đường qúa cao. Đường qúa thấp có triệu chứng của người đói lả: run tay, nhức đầu, có khi tâm thần hoảng hốt (máu lên óc không đủ). Để lâu có khi hôn mê, nguy hiẻm đến tính mạng. Khi thấy có triệu chứng, thì nên uống ngay chút nước traí cây, hay tí sữa, hay ăn tí bánh, kẹo, trái cây. Người bị tiểu đường, lúc nào cũng nên bỏ túi một cục đường. Bác sĩ còn cho người bệnh loại I mang theo trong người một ống thuốc glucagon để khi cần thì chích liền. Cho ăn một miếng đường dể cấp cứu, nhiều khi cứu được một mạng người, mà dù có nhầm lẫn gập lúc đường của người ta không thấp mà lại cao, thì cũng không có gì tai hại. Đường qúa cao làm biến chất trong máu sinh hôn mê nguy hiểm phải cấp cứu tức thời ở bệnh viện. Nói tóm lại thì vấn đề chữa trị bệnh tiểu đường gổm có giữ cho đừng lên ký (hay là xuống ký nếu cần), tập tành thể dục thể thao, ăn uống cho đúng cách. Nếu cần thì dùng thuốc. Mục đích là giữ cho mức đường đùng cao quá đùng thấp qúa. Thấp qúa thì đói xỉu, không được. Mà cao qúa, thì lai bị những biến chứng cấp thời (hôn mê), hay là kinh niên (mù mắt, nghẹt mạch tim, óc, hư thận, hoại thư cưa chân), toàn là những biến chúng nguy hiểm. Bài này chỉ nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về sức khỏe và y tế. Nếu cần chữa bệnh, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ của bạn. Bác sĩ Vũ Quí Đài Copyright, 2009. Muốn phổ biến bài viết này, cần xin phép tác giả và xin ghi rõ nguồn Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2