intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Dân số - chăm sóc sức khoẻ sinh sản (tài liệu dùng cho sinh viên) - PGS.TS. Đàm Khải Hoàn (ĐH Y khoa Thái Nguyên)

Chia sẻ: Nguyễn VĂN TÈO | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

230
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng sẽ trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và cập nhất về các vấn đề dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản để giúp cho cán bộ y tế làm tốt công tác này ở tuyến y tế cơ sở.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Dân số - chăm sóc sức khoẻ sinh sản (tài liệu dùng cho sinh viên) - PGS.TS. Đàm Khải Hoàn (ĐH Y khoa Thái Nguyên)

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA BỘ MÔN Y HỌC CỘNG ĐỒNG -------   ------- Bài giảng DÂN SỐ - CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH ) CHỦ BIÊN: PGS.TS. Đàm Khải Hoàn Tham gia biên soạn: 1. PGS.TS. Đàm Khải Hoàn 2. ThS. Phạm Hồng Hải 3. ThS. Hà Huy Phương 4. ThS. Lê Minh Chính 5. ThS. Nguyên Quang Mạnh THÁI NGUYÊN - 2008
  2. LỜI GIỚI THIỆU Dân số học là một môn khoa học xã hội, chuyên nghiên cứu về dân số trong quá trình phát triển của nó. Nghiên cứu tính qui luật của số lượng, kết cấu dân số, quá trình biến động, tái sinh sản dân số và xu hướng phát triển của quá trình đó trong quá trình phát triển xã hội. Vì cần có sự hài hoà giữa nhịp độ gia tăng dân số, phát triển kinh tế và cần có một số dân ổn định. Mỗi người, mỗi gia đình cần có sức khoẻ tốt, đặc biệt là phụ nữ vì thế cần thực hiện chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Tại các Trường Đại học Y khoa trong toàn quốc, Dân số - Chăm sóc sức khoẻ sinh sản là một môn học của y tế công cộng. Bài giảng sẽ trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và cập nhất về các vấn đề dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản để giúp cho cán bộ y tế làm tốt công tác này ở tuyến y tế cơ sở. Môn Dân số - Chăm sóc sức khoẻ sinh sản đã được đưa vào giảng dạy ở Trường đại học y khoa Thái Nguyên từ năm 2000. Trong quá trình biên soạn bài giảng chúng tôi dựa vào các tài liệu của ủy ban DS-GĐ&TE Trung ương, Bộ Y tế, giáo trình của các trường đại học kinh tế quốc dân, đại học y tế công cộng, Học viện Quân y... cùng một số tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên lần đầu biên soạn sẽ không tránh khỏi những sai sót, rất mong các đồng nghiệp và các học viên góp ý để lần biên soạn sau hoàn chỉnh hơn. Chủ biên PGS.TS. Đàm Khai Hoàn 1
  3. Mục Lục Trang MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DÂN SỐ.............................................................................................1 DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN ....................................................................................................................9 BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ ..........................................................................................................................15 DI DÂN VÀ VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HOÁ ...................................................................................................21 CHÍNH SÁCH DÂN SỐ........................................................................................................................30 CÔNG TÁC DÂN SỐ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH..........................................................................37 CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN...................................................................................................47 GIỚI VÀ VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÌNH DỤC........................................................................................61 TRUYỀN THÔNG VỀ DÂN SỐ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN.............................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................78 2
  4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DÂN SỐ Mục tiêu. 1. Nêu được khái niệm dân số và điểm cơ bản của hai học thuyết dân số. 2. Trình bày được lịch sử phát triển dân số. 3. Mô tả được đặc điểm và vai trò của tổng điều tra dân số. 4. Trình bày được những thông tin cơ bản thu thập được trong tổng điều tra dân số. Nội dung. 1. Khái niệm về dân số. 1.1. Dân số: Là số lượng dân sống trong một đơn vị lãnh thổ nhất định như trong một xóm bản, xã, huyện, tỉnh hay quốc gia... 1.2. Dân số học: Là một môn khoa học xã hội, chuyên nghiên cứu về dân số trong quá trình phát triển của nó. Nghiên cứu tính qui luật của số lượng, kết cấu dân số, quá trình biến động, tái sinh sản dân số và xu hướng phát triển của quá trình đó trong quá trình phát triển xã hội. 1.3. Một số thuật ngữ về dân số. - Qui mô: Là số người trong dân số. - Cơ cấu: Là phân bố theo những đặc điểm nhân khẩu, xã hội, văn hóa và kinh tế (trong khuôn khổ hẹp người ta chỉ đề cập đến cơ cấu theo tuổi và giới). - Biến động bao gồm biến động tự nhiên (sinh, chết) và biến động cơ học (nhập cư và xuất cư). Cũng có thể nói đến biến động trong cơ cấu của dân số khi người ta chuyển trạng thái này sang trạng thái khác (thêm tuổi hay kết hôn)... Dân số học có 2 trạng thái: - Dân số học tĩnh: Nghiên cứu trạng thái dân cư tại một thời điểm nhất định như số lượng, phân bố, cơ cấu theo tiêu thức khác nhau như tuổi, giới, lãnh thổ... - Dân số học động: Có nhiệm vụ nghiên cứu 3 dạng vận động của dân số: + Vận động tự nhiên: Thông qua quá trình sinh và chết. + Vận động cơ học: Di dân đi và đến (chuyển cư). + Vận động xã hội: Nghiên cứu sự tiến bộ trong học vấn và nghề nghiệp... 2. Học thuyết về dân số. 2.1. Học thuyết của Thomas Robert Malthus (1766 - 1834). Tu sĩ Malthus là một Nhà kinh tế học người Anh, ông đã viết cuốn: “Bàn về quy luật nhân khẩu “ (1798). Quan điểm của Malthus có người tán thành những cũng có người phản đối. Đây không phải là lần đầu vấn đề dân số được nghiên cứu dưới góc độ kinh tế. Malthus là người đã thiết lập được một quan hệ rõ ràng giữa dân số và lương thực thực phẩm. Ông nhận 1
  5. thấy rằng mọi loài sinh vật đều có một khuynh hướng không đổi là sinh sôi, nảy nở vượt ra khỏi giới hạn của nguồn lương thực sẵn có. Loài người cũng sinh sản theo khuynh hướng nguy hiểm đó. Dựa vào tình hình của một số dân tộc ở Bắc Mĩ, Malthus đã khẳng định: “Nếu không có gì cản trở, buộc phải dừng lại thì dân số thế giới có 25 năm sẽ tăng tên gấp đôi và tăng như vậy từ thời kì này sang thời kì khác theo cấp số nhân”. Trong khi đó con người không thể đạt được việc sản xuất ra lương thực thực phẩm để đảm bảo cho dân số tăng gấp đôi so với trước. Ông viết: “Tình hình ở Trung Quốc và Nhật cho phép chúng ta nghĩ rằng, những cố gắng về nông nghiệp của toài người chưa bao giờ tại tăng được gấp đôi sản phẩm của đất, cho dù người ta có bỏ thêm thời gian để canh tác”... “Cho rằng, trái đất hiện nay có 1000 triệu người. Loài người sẽ tăng theo cấp số nhân nhất, 2, 4, 8, 16, 32... Trong khi lương thực, thực phẩm chỉ tăng theo cấp số cộng như 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9... Sau 2 thế kỉ, dân số và thực phẩm sẽ có một tương quan là 256 và 9; sau 3 thế kỉ là 4.096 và 13; sau 2000 năm sự chênh lệnh sẽ vô cùng lớn và sẽ không thể tính được “. Nhịp độ tăng dân số từ thời kì này sang thời kì khác đòi hỏi sự tăng lên của lương thực, thực phẩm. Để cho dân số có đủ số lương thực, thực phẩm cần thiết cần phải có một định luật cao hơn, cản trở dân số tăng. Sự gia tăng gấp đôi dân số, theo Malthus sẽ gặp một số cản trở, kìm hãm nhịp độ của nó. Malthus chia làm hai loại: - Những cản trở có tính phá huỷ như nghèo đói, dịch bệnh và chiến tranh. - Những cản trở có tính ngăn chặn sự gia tăng thái quá như kết hôn muộn, kiềm chế tình dục... Ông gọi những kiềm chế này là sự ép buộc về tinh thần. 2.2. Lý thuyết về quá độ dân số. Quá độ dân số có nghĩa là tình hình của một dân số, trong đó sinh và chết hoặc ít ra là một trong hai hiện tượng đó đã rời bỏ mức truyền thống để đi theo những mức thấp hơn, gắn với việc sinh đẻ có điều khiển và việc sử dụng các phương tiện hiện đại để giảm tử vong. Từ lâu người ta đã giải thích quá độ dân số ở Châu Âu, trước tiên là tử vong sau đó là giảm mức sinh. Dân số ở Châu Âu gồm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 là từ xa xưa, dân số gắn với sự hôn nhân (kết hôn ít hơn, muộn hơn) để hạn chế sinh đẻ và giai đoạn sau giảm sinh nhờ vào các kĩ thuật hiện đại. Các nước chậm phát triển hiện nay đều bước vào thời kì quá độ dân số với sự giảm về tử vong nhanh hơn rất nhiều so với các nước Châu Âu trước kia. Nhưng trong khi mức chết giảm nhanh thì mức sinh vẫn giữ gần nguyên như cũ, nên tạo ra khoảng cánh giữa hai hiện tượng sinh chết lớn, dẫn tới một mức tăng trưởng dân số rất cao mà châu Âu chưa bao giờ gặp trong thời kì quá độ dân số của họ. Người ta còn nói thời kì “quá độ dân số” là thời kì “cách mạng về dân số”. Trong lịch sử nhân loại thì có thể phân ra hai cuộc cách mạng lớn về dân số. Cuộc cách mạng dân số lần thứ nhất diễn ra vào thời kì đổ đá mới, khi nông nghiệp ra đời: dân cư không phụ thuộc vào săn bắt và hái lượm mà đã biết đến một hình thức đầu tiên của một đời sống kinh tế có tổ chức và do đó, dân số đã tăng lên, tuy nhiên sự gia tăng này chậm chạp. Trong nhiều thế kỉ, dân cư sống nghèo khổ và tỉ lệ sinh rất cao. Cuộc cách mạng dân số lần thứ hai diễn ra ở Châu Âu vào thế kỉ 2
  6. thứ XVIII (và đã ảnh hưởng tới hiện nay trên quy mô thế giới). Trước tiên là tỉ lệ chết giảm do có cuộc cách mạng lương thực khiến lương thực đã tăng lên rất nhiều. Nông thôn dư thừa người, họ sẵn sàng đi làm trong các công xưởng, góp phần tạo đà cho cuộc cách mạng công nghiệp. Sự phát triển của y học đã làm cho tỉ lệ chết giảm đi rất nhiều, đặc biệt là từ thế kỉ 3. Lịch sử phát triển dân số. 3.1. Dân số thế giới. Loài người xuất hiện cách đây khoảng 2,5 triệu năm. Thời kì đấu dân số phát triển rất chậm. Người ta ước tính vào năm 6000 trước công nguyên thì dân số thế giới mới khoảng 2 đến 5 triệu người. Sau giai đoạn này, loài người chuyển dần từ săn bắt hái lượm sang chăn nuôi, trồng trọt, năng xuất lao động tăng, số dân cũng tăng dần lên. Tính đến đầu công nguyền, dân số thế giới có khoảng 300 - 330 triệu người. Trong cả một quá trình sau đó, dân số Thế giới tăng hàng năm vẫn rất chậm. Từ giữa thế kỉ 18 các nước tư bản ở châu Âu do áp dụng các thành tựu y tế, cải thiện điều kiện vệ sinh xã hội nên đã giảm tỉ xuất tử vong đáng kể. Đến năm 1820 dân số thế giới đã đạt được 1 tỉ người đầu tiên, từ đó dân số thế giới tăng lên nhanh. Năm 1930 dân số thế giới đã đạt 2 tỉ người. 30 năm sau - 1960 dân số thế giới đã là 3 tỉ người, 15 năm sau - 1975 đạt 4 tỉ người, năm 1987, tức là 12 năm sau, dân số thế giới là 5 tỉ người. Đến năm 2006 dân số thế giới đã lên tới hơn 6 tỷ người (khoảng 6,5 tỷ người) 3.2. Dân số Việt Nam. Người ta ước tính, dân số Việt Nam đầu công nguyên khoảng 1,8 triệu người. Cho đến cuối thế kỉ XIX dân số Việt Nam vẫn phát triển chậm. Vào năm 1847 - 1883 dân số Việt Nam khoảng 7 triệu. Nửa đấu thế kỉ XX, mặc dù tỉ suất sinh cao (46- 48‰), nhưng sự đô hộ của thực dân, chiến tranh, kinh tế xã hội lạc hậu... cho nên tỉ suất chết thô cao (từ 33 đến 35‰). Năm 1941 dân số Việt Nam là 20,9 triệu. Từ năm 1943 đến 1950 tỉ suất gia tăng dân số giảm (0,5%) do thời kì này xảy ra nạn đói năm 1945 (2 triệu người chết), do lũ lụt, chiến tranh... Vào nửa sau của thế kỉ XX, dân số Việt Nam tăng nhanh, có thời kì quá nhanh như giai đoạn 1955 - 1965. Tỉ suất chết thô giảm mạnh, xuống còn 12 - 14‰, trong khi đó tỉ suất sinh hầu như không giảm. Đây là giai đoạn đánh dấu sự “bùng nổ dân số” ở Việt Nam, sau 10 năm dân số Việt Nam đã tăng lên khoảng 10 triệu người. Dân số Việt Nam những năm gần đây như sau: - Năm 1960: 30.200.000 người - Năm 1979: 52.741.000 người - Năm 1989: 64.411.000 người - Năm 1999: 73 triệu người - Năm 2006: 85 triệu người Hiện nay Việt Nam là nước có số dân lớn thứ 2 ở Đông Nam Á sau Inđônêxia (219,9 triệu) và đứng thứ 13 trong tổng số tiền 200 nước trên thế giới. Rõ ràng, sự gia 3
  7. tăng nhanh dân số đã gây ra những trở lực lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân và cộng đồng. 4. Tổng điều tra dân số 4.1. Đặc điểm của cuộc tổng điều tra dân số. - 10 năm tổ chức một lần (lần đầu 1979, lần gần đây nhất là 1999) - Đăng ký toàn bộ không bỏ sót, không đăng ký ai hai lần. - Người điều tra trực tiếp đến từng hộ gia đình để thu thập thông tin. 4.2. Vai trò các thông tin thu được trong tổng điều tra dân số với công tác y tế. - Xác định được những số liệu cơ bản cho việc xây dựng các chương trình, kế hoạch y tế. - Góp phần đánh giá tình hình sức khoẻ và bệnh tật của nhân dân. - Góp phần đánh giá tình hình hoạt động của mạng lưới cơ sở. - Dự báo một cách khoa học quá trình biến động số lượng và kết cấu dân số. 4.3. Những thông tin cơ bản thu thập được trong tổng điều tra dân số. 4.3.1. Tổng dân số. Là tổng số nhân khẩu có trong toàn quốc tại thời điểm tương ứng. Ví dụ 1/4/1999 dân số Việt Nam là 76.323.173 người, 2006 là 84 triệu người. Ý nghĩa của chỉ số. Tổng dân số cho ta biết được dân số một cộng đồng trong một thời điểm. 4.3.2. Mật độ dân số. Là số nhân khẩu trung bình trên 1 km2 lãnh thổ. Công thức tính. W = Dân số / Diện tích lãnh thổ. Mật độ dân số của Việt Nam năm 1993 là 218 người /km2, năm 2005 là 251 người/km2, thành phố Hồ Chí Minh là 2.400 người/km2; Trên thế giới: Nước Monaco có mật độ dân số cao nhất là 16.428 người/km2, Singapo là 5.391 người/km2, Đài Loan là 606 người/km2. Ý nghĩa của chỉ số. Mật độ dân số cho ta biết được sự phân bố dân số của một cộng đồng trong một khu vực. 4.3.3. Tốc độ tăng dân số trung bình giữa 2 cuộc tổng điều tra dân số. Dn  D 0 t n Trong đó: t là tốc độ tăng dân số; Dn là tổng dân số ở cuộc điều tra sau; D0 là tổng dân số ở cuộc điều tra trước; n là khoảng cách (năm) giữa hai cuộc tổng điều tra. Ý nghĩa của chỉ số. Tốc độ tăng dân số trung bình cho ta biết được dân số tăng trung bình trong một năm của một cộng đồng trong một thập kỷ. 4.3.4. Kết cấu dân số. Là sự phân bố số lượng dân theo các đặc tính dân số như tuổi, giới, nghề nghiệp. 4
  8. * Vai trò kết cấu dân số. - Kết cấu dân số có ý nghĩa đặc biệt đối với công tác y tế, nhằm phục vụ cho các đối tượng: Trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi... - Kết cấu dân số theo tuổi, giới còn giúp ta nghiên cứu tình hình phát triển thể lực, nguyên nhân gây ra tử vong, bệnh tật cho từng lứa tuổi, giới... * Tỉ số giới tính được tính theo công thức. Tổng số nam Tỉ số giới tính (%) = x 100 Tổng số nữ * Đặc điểm, ý nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc dân số theo giới. - Số trẻ trai ra đời nhiều hơn trẻ gái tỉ lệ 104: 105: 100, ở độ tuổi giữa thì nam tương đương với nữ, ở độ tuổi cao thì nữ nhiều hơn nam. - Quá trình di chuyển dân số giữa các nước và trong nước thì nam giới tăng lên ở nơi nhập cư, giảm đi ở nơi di cư. - Ở các nước đang phát triển số nam nhiều hơn nữ do nữ bị chết nhiều trong thời kỳ sinh đẻ, lao động vất vả, dễ mắc bệnh... - Chiến tranh làm cho tỉ lệ nam, nữ cũng thay đổi. - Phân bố dân số theo giới còn phụ thuộc vào từng vùng và từng nghề. * Cách chia độ tuổi: Có rất nhiều phương pháp chia độ tuổi (nhóm tuổi) tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Tuổi là khoảng cách sống của một người từ ngày sinh đến một thời điểm nhất định. Ví dụ: Trẻ từ 0 đến 1 tuổi tính là 0 tuổi hay tính bằng tháng, ngày. Cách chia độ tuổi: - Mỗi tuổi là 1 độ tuổi: 1, 2, 3...100... - Mỗi độ tuổi cách nhau 5 năm (cách chia của WHO để xây dựng tháp tuổi): 0 - 4; 5 - 9 ; 10 - 14... 60 - 64… - Cách chia để quản lý sức khoẻ: 1 - 3 tuổi: Tuổi vườn trẻ. 4 - 6 tuổi: Tuổi mẫu giáo. 7 - 15 tuổi: Tuổi học sinh. 16 - 30 tuổi: Tuổi thanh niên. 1 8 - 60 tuổi: Tuổi lao động. > 60 tuổi: Người cao tuổi * Tháp tuổi: Tháp tuổi là một đồ thị hình tháp phản ánh kết cấu dân số theo giới và tuổi, gồm các hình chữ nhật mảng ngang xếp chồng lên nhau về hai phía của trục tung, phía trái là Nam giới, phía phải là Nữ giới. Chiều cao của hình chữ nhật bằng khoảng cách tuổi, chiều ngang là số người (tỉ lệ). Ví dụ dạng tháp tuổi dân số Việt Nam hiện nay như sau: 5
  9. Hình 1: Tháp dân số Việt Nam năm 2005 (Nguồn UB.DS-GĐ&TE TW) Kết cấu dân số theo tuổi và giới là loại kết cấu dân số thường được nghiên cứu. Theo nhà dân số học Markob (người Nga) có các loại hình dân số như sau: Bảng 1: Các loại hình dân số Loại hình dân số Tiến bộ Ngưng trệ Thoái hoá Độ tuổi 0 – 15 30 % 25 % 20 % 15- 49 50 % 50 % 50 %  50 20 % 25 % 30 % Các dạng đồ thị sau: 6
  10. - Tháp tuổi tiến bộ (Loại hình dân số trẻ): Tỉ lệ trẻ từ 0 đến 15 tuổi: Từ 30% trở lên, Từ 50 tuổi trở lên dưới 20% (Dân số Việt Nam năm 1999: 56% dân số dưới 15 tuổi và 14% dân số trên 60 tuổi), chân tháp mở rộng, đỉnh tháp nhọn (thu hẹp), tỉ lệ dân số từ 0 đến 14 tuổi lớn hơn dân số từ 50 tuổi trở lên. Đỉnh tháp thu hẹp lại cho thấy tỉ lệ thấp ở lớp tuổi già, tuổi thọ ngắn. Tuổi trung vị khoảng 15 đến 17 tuổi (Tuổi trung vị là tuổi mà tại đó dân số được chia thành hai nhóm bằng nhau). Đây là đặc điểm của dân số đang phát triển, ở các vùng nhiệt đới, vùng châu Á, trong đó có Việt Nam. ở nước ta đây là tháp tuổi của các tỉnh nghèo (Miền núi phía bắc, Tây Nguyên), huyện nghèo, xã nghèo. - Tháp tuổi ngưng trệ (Loại hình dân số ổn định): Tỉ lệ trẻ 0 đến 15 tuổi từ 20 đến 25%, chân tháp không rộng, đỉnh tháp không nhọn, hình dạng mang tính đều từ dưới lên đến lớp tuổi 60 đến 65 tuổi. Tỉ lệ dân số 0 đến 14 tuổi và trên 50 tuổi gần bằng nhau. Tuổi trung vị cao vào khoảng 30 tuổi. Tỷ lệ sinh thấp, tử vong thấp, tuổi thọ cao, dân số ổn định. Đây là đặc điểm dân số của các nước như Pháp, Mỹ, Canada, Nhật...ở nước ta đây là tháp tuổi của các tỉnh có thu nhập cao như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương... Tháp tuổi dân số thoái biến (Loại hình dân số già): Tỉ lệ trẻ từ 0 đến 15 tuổi dưới 20%, chân tháp hẹp lại, hình dáng bụng phình, đỉnh hẹp, dáng hẹp, tuổi trung vị cao. Loại hình dân số này có tỉ lệ sinh thấp, tử vong thấp, tuổi thọ cao (hay không thay đổi), dân số nguy cơ giảm dấn và có khuynh hướng bị lão hoá. Đây là một vấn đề quan trọng đối với các quốc gia Bắc âu như Thụy Điển, Na Uy, Hà Lan....... 4.3.5. Cơ cấu dân tộc: Cơ cấu dân tộc được hiểu là dân số được chia theo các nhóm dân tộc cùng sống trên một lãnh thổ. Quốc gia nào thông thường cũng có nhiều dân tộc cùng chung sống (Việt Nam có khoảng 54 dân tộc). Vấn đề dân tộc luôn chiếm một vị trí rất quan trọng đặc biệt với chính trị, quân sự và an ninh xã hội. Đây là một vấn đề rất rộng, được rất nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu trong đó có dân số học. Trong tổng số 76.323.173 người cả nước (Tổng điều tra 1999), tỉ lệ cơ cấu dân tộc được phân bố như sau: 1. Người Kinh.86,2%; 13,8% còn lại là của 53 người dân tộc ít người, được phân bố như sau: 2. Người Tày: 14,0% 6. Người Hoa: 8,2% 3. Người Thái: 12,6% 7. Người Nùng: 8,2% 4. Người Mường: 10.8% 8. 46 dân tộc còn lại: 36,2% 5. Người Khmer: 10,0 % 4.3.6. Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn. Phân tích cơ cấu dân số theo đặc trưng giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng vì giáo dục là một biến số quan trọng xác định hành vi dân số. Cơ cấu dân số theo đặc trưng giáo dục được xác định theo 3 nội dung: tình hình đi học, diễn biến trong quá trình học 7
  11. tập và trình độ học vấn. Tình hình đi học được đánh giá thông qua tỷ lệ đến trường (%) = E/P x 100 (E là tổng số người đi học ở mọi cấp học, ngành học; P là số dân trung bình trong năm). Chỉ tiêu đánh giá diễn biến trong quá trình đi học bao gồm: Tỉ lệ lên lớp tỉ lệ lưu ban, tỉ lệ bỏ học... Trình độ học vấn là một vấn đề quan trọng và là một trong những chỉ tiêu biểu thị chất lượng cuộc sống của nhân dân. Khi nghiên cứu trình độ học vấn người ta chú ý tới tỉ lệ tốt nghiệp các cấp, tỉ lệ mù chữ... của dân số. Số liệu năm 1999 ở nước ta tỷ lệ dân số biết đọc, biết viết là 91 %. 8
  12. DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN Mục tiêu: 1. Trình bày và phân tích sơ bộ được các mối liên quan giữa dân số và kinh tế, môi trường. 2. Trình bày và phân tích được các mối liên quan giữa dân số và các vấn đề xã hội (Giáo dục và y tế). Nội dung. 1. Dân số và kinh tế 1.1 Dân số và nguồn lao động. 1.1.1 Dân số trong độ tuổi lao động: Bộ phận dân số có đủ sức khoẻ, trí tuệ và khả năng lao động gắn với một độ tuổi nhất định gọi là “Độ tuổi tao động” Một số nước qui định độ tuổi này là từ 15 đến 64 tuổi đối với nam, một số nước khác từ 15 đến 59 (Trong đó có Việt Nam), đối với nữ giới hạn trên thường thấp hơn khoảng 5 năm. Cùng với xu hướng giảm sinh và tuổi thọ được kéo dài, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động ngày càng tăng lên. Cả qui mô và cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng người “trong độ tuổi lao động”. * Dân số phụ thuộc (ngoài độ tuổi lao động) (ADR). Tính như sau: Dân số dưới 15 tuổi + dân số từ 65 tuổi trở lên ADR = xK Dân số 15 - 64 tuổi ADR: Tỉ số dân trong độ tuổi phụ thuộc. K: Hằng số (thường là 100). Tỉ số dân số trong độ tuổi phụ thuộc thường được dùng làm chỉ báo (indicator) về gánh nặng kinh tế mà bộ phận dân số sản xuất phải cáng đáng tuy có một bộ phận những người gọi là “phụ thuộc” lại là những người sản xuất và một số người ở độ tuổi “sản xuất “ lại phụ thuộc về kinh tế. Những nước có mức sinh cao thường có tỷ số trong độ tuổi phụ thuộc cao vì một bộ phận, lớn dân số là trẻ em. 1.1.2. Dân số hoạt động kinh tế. Theo khuyến nghị của Liên hợp quốc: “Dân số hoạt động kinh tế bao gồm tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, có thể cung cấp sức lao động cho các hoạt động sản xuất ra các hàng hoá kinh tế hoặc các dịch vụ trong khoảng thời gian lựa chọn đối với cuộc điều tra, kể cả những người làm việc trong lĩnh vực dân số và những người làm việc trong lực tượng vũ trang”. Lực lượng lao động bao gồm những người đang có việc làm (kể cả lực lượng quân đội) và những người không có việc làm, thất nghiệp. * Dân số không hoạt động kinh tế. Bao gồm người làm việc nhà, học sinh, sinh viên, người hưởng lợi tức, hưởng thu nhập mà không phải làm việc... 1.2. Gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế 1.2.1. Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến tăng trưởng kinh tế. 9
  13. Đối với các nước đang phát triển, trong khi mức thu nhập bình quân trên đầu người (GNP) rất thấp thì tỷ lệ gia tăng dân số lại cao. Ngược lại các nước phát triển có tỷ lệ tăng dân số thấp, đặt biệt là tỷ lệ sinh thấp song mức GNP lại cao. Trong đó, lưu ý rằng: Tỷ lệ gia tăng GNP  Tỷ lệ gia tăng GNP - Tỷ lệ tăng dân số. Như vậy, để tăng được chỉ tiêu GNP thì tổng sản phẩm quốc dân phải tăng nhanh hơn tỷ lệ gia tăng dân số. Việc hạ thấp tốc độ gia tăng dân số cũng làm tăng GNP. 1.2.2. Ảnh hưởng của nền kinh tế đến gia tăng dân số. Như trên chúng ta đã thấy rằng trên thực tế ở các nước phát triển tỷ lệ gia tăng dân số thấp hơn nhiều so với các nước đang phát triển. Đó là kết quả đồng thời hạ thấp tỷ suất sinh và chết. - Nền kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện vật chất để đẩy mạnh công tác giáo dục, y tế. Điều này dẫn tới nâng cao nhận thức của người dân về sinh đẻ, nhờ vậy làm giảm tỷ lệ sinh. - Nền kinh tế phát triển áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại, buộc người lao động phải có trình độ. Khi đó cha mẹ sẽ phải chú ý đến việc nâng,cao trình độ hay mặt “chất lượng” của con cái hơn là mà “số lượng”. - Các nước có nền kinh tế phát triển có chế độ bảo hiểm xã hội và phúc lợi xã hội khá tốt nên cha mẹ thường không phải lo thiếu chỗ dựa khi về già. Do vậy, nhu cầu nhiều con, đặc biệt là con trai giảm. 2. Dân số và môi trường 2.1. Tài nguyên môi trường Các nguồn tài nguyên tự nhiên có thể chia thành 3 loại: Không tái tạo được, tái tạo được và vô hạn. Loại thứ nhất gồm các khoáng sản có ích mà hiện nay mỗi năm loài người khai thác hàng tỷ tấn như dầu mỏ, than, sắt... Tài nguyên này ngày càng giảm và sẽ cạn kiệt. Người ta ước tính khoảng 200 năm nữa chúng ta sẽ hết nguồn than, 100 năm sau sẽ cạn kiệt dầu... - Đất rừng, sinh vật thuộc loại tài nguyên thứ hai nhưng trên thực tế cũng đang cạn dần. Đất nông nghiệp bị mất dần cho xây dựng nhà ở, nhà máy, xí nghiệp, công trình công cộng khác..., trong khi dân số không ngừng tăng nên diện tích đất trồng cây lương thực ở nước ta bình quân đầu người năm 1980 là 0,13 ha, năm 1990 chỉ còn 0,11 ha. Mất rừng kéo theo cả sự suy giảm số lượng và chủng loại động vật, tính đa dạng sinh học vì thế cũng giảm đi, cùng với sự biến đổi khí hậu ít nạn xói mòn đất, sa mạc hoá diễn ra nghiêm trọng. Những nguồn tài nguyên được coi là vô tận là môi trường tự nhiên như đất nước, không khí thì nay đang bị đe doạ nghiêm trọng do bị ô nhiễm. 2.2. Ô nhiễm môi trường. Môi trường là tập hợp tất cả những điều kiện trong đó con người tồn tại và phát 10
  14. triển, bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường lao động và môi trường xã hội. Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi của các yếu tố các thành phần và các bộ phận trong môi trường. Ô nhiễm môi trường tự nhiên được biểu hiện qua các tình trạng: 2.2.1. Nhiễm bẩn đất. Việc dân số tăng kéo theo sự gia tăng tất yếu nhu cầu về lương thực và thực phẩm. Loài người phải mở rộng diện tích gieo trồng và sử dụng ngày càng nhiều phân hoá học và các hoá chất trừ sâu diệt cỏ, trong đó nhiều loại rất độc hại dẫn đến môi trường đất bị ô nhiễm nặng nề. Mặt khác nhu cầu về hàng công nghiệp cũng tăng lên theo tỷ lệ tăng dân số và do đó chất thải trong công nghiệp ngày một tăng lên. Trong quá trình sống con người luôn xả các loại rác. Bình quân ở thành phố, mỗi ngày một người xả khoảng 2 kg rác. Dân số càng đông, lượng rác thải càng nhiều. Các chất thải công nghiệp và rác đều thường được huỷ trong lòng đất làm tăng quá trình nhiễm bẩn đất. Đất nhiễm bẩn có thể không trồng trọt được hoặc gây ô nhiễm lương thực thực phẩm làm hại sức khoẻ con người. 2.2.2. Nhiễm bẩn không khí. Với qui mô hơn 6 tỷ dân, hàng năm loài người khai thác từ lòng đất hàng trăm tỷ tấn nguyên liệu khoáng vật. Quá trình sản xuất chế biến công nghiệp, rồi nạn cháy rừng triền miên chủ yếu là do con người gây ra, đưa vào khí quyển một lượng bụi khổng lồ và khí độc tới mức làm thay đổi cơ cấu bầu khí quyển theo hướng tăng tỷ trọng các khí CO2, CO... Điều này, không những có hại cho sức khoẻ con người mà còn gây ra những hiểm hoạ khác như mưa axít, suy giảm tầng ozon, gây ra hiệu ứng nhà kính, làm trái đất nóng lên dẫn tới băng ở Bắc cực tan ra, nước biển dâng cao... 2.2.3. Nhiễm bẩn nước. Tại các thành phố, mỗi người mỗi ngày cần từ 20 đến 50 lít nước cho sinh hoạt. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ cũng cần nhiều nước sạch và đồng thời thải ra nhiều nước bẩn. Mỗi mét khối nước thải sẽ làm bẩn từ 50-60 mét khối nước sạch. Thêm nữa nước mưa còn đưa bụi và các chất độc hại khá từ không khí, đất vào nước. Dân số càng đông có xu hướng khan hiếm nước sạch và dư thừa nước bẩn. Người ta tính rằng hiện nay do sử dụng nước bẩn đã gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của 20% dân số thế giới và là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong cho khoảng 15 triệu trẻ em mỗi năm. 3. Dân số và các vấn đề xã hội 3.1. Dân số và giáo dục. 3.1.1. Ảnh hưởng của dân số đến giáo dục * Qui mô và cơ cấu dân số tác động trên hệ thống giáo dục. Cùng với quá trình tăng dân số, số học sinh cũng tăng lên đáng kể. Điều này do những người trong độ tuổi đi học phổ thông chiếm một tỉ lệ nào đó trong tổng dân số. Qui mô dân số và tỉ lệ gia tăng của nó góp phần quan trọng trong việc xác định qui mô của hệ thống giáo dục. Do các nước đang phát triển thường có dân số trẻ, còn các nước phát triển có dân số già nên tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học ở các nước đang phát triển thường cao gấp đôi các nước phát triển. Vì vậy, nếu có dân số như nhau thì các nước nghèo lại thường 11
  15. phải cung cấp dịch vụ giáo dục cho số trẻ em nhiều hơn ở các nước giàu. * Các yếu tố dân số khác ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục. Tuổi kết hôn, mức sinh, mức chết và di cư cũng ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục. Tuổi kết hôn cao tạo ra cơ hội kéo dài thời gian học tập ở nhà trường. Nếu mức sinh thấp, cả gia đình và xã hội đều có điều kiện hơn để đảm bảo giáo dục trẻ em, nâng cao tỷ lệ đến trường của từng độ tuổi và sự bình đẳng nam nữ. Di cư nếu không có tổ chức, không có kế hoạch dễ dẫn đến gián đoạn hoặc bỏ học ở trẻ em. Dân số cũng tác động đến chất lượng của hệ thống giáo dục. Dân số tăng kéo theo số học sinh tăng, đầu tư của Nhà nước và gia đình cho giáo dục không kịp nên điều kiện giảng dạy và học tập cũng không được đảm bảo, cơ sở vật chất thiếu thốn nên chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng rõ rệt. 3.1.2. Ảnh hưởng của giáo dục đối với dân số * Tác động của giáo dục đối với mức sinh. Con người càng có trình độ hiểu biết, càng có năng lực thì càng có thể điều chỉnh hành vi sinh sản của mình đến mức hợp lý tới đa. Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) không phải là một kiến thức bản năng mà cần được truyền thông giáo dục. Giáo dục phổ thông sẽ nâng cao dân trí và giúp người dân có thể tiếp cận được với những loại hình thông tin - giáo dục truyền thông dân số. Mặt khác, đối với phụ nữ, học vấn cao sẽ nâng cao vai trò và vị thế của họ trong xã hội và gia đình, giúp họ chủ động quyết định hành vi sinh đẻ của mình. * Tác động của giáo dục đối với mức chết. Điều này rõ ràng có liên quan đến trình độ học vấn của bà mẹ. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là một ví dụ điển hình về mối liên quan với kiến thức và kỹ năng nuôi con của các bà mẹ. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định rằng các bà mẹ có trình độ học vấn hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng và yêu cầu vệ sinh của con mình hơn, biết phòng bệnh và chăm sóc khi trẻ ốm, biết sử dụng thuốc tốt hơn các bà mẹ không có trình độ. * Tác động của giáo dục đến di cư. Giáo dục thúc đẩy sự di cư từ nông thôn ra thành thị. Thành thị ở các nước đang phát triển thường có nhiều ưu thế về mọi mặt hơn nông thôn. Vì vậy những người có trình độ học vấn cao thường có xu hướng di cư từ nông thôn ra thành thị. Xu hướng này tác động đến nhóm người trẻ hơn nhóm người già. Giáo dục cũng có tác động đối với sự di chuyển dân cư từ miền xuôi lên miền núi. Ở Việt Nam, di chuyển một bộ phận dân cư lên các vùng miền núi, nơi có mật độ dân số thấp hơn là chủ trương nhằm phân bố hợp lý lực lượng lao động. Trong những hoạt động này, nếu không tính tới yếu tố giáo dục, điều kiện học tập cho con em những người di cư thì khó có thể làm cho họ yên tâm định cư lâu dài. 3.2. Dân số và y tế 3.2.1. Tác động của dân số đối với hệ thống y tế * Quy mô và tỉ lệ gia tăng dân số ảnh hưởng đến hệ thống y tế. Hệ thống y tế muốn đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ thì qui mô của nó phải tương xứng với số nhu cầu đối với các loại hình dịch vụ y tế. Như vậy, dân số tăng nhanh lại tập trung ở nhiều nước nghèo, khả năng dinh dưỡng hạn chế, tỉ suất mắc 12
  16. bệnh tăng lên, trước hết là bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em. Dân số đông và tăng nhanh dẫn đến nhà ở thêm chật chội, điều kiện vệ sinh không đảm bảo, nhất là nguồn nước sinh hoạt. Đây chính là những điều kiện thuận lợi cho bệnh tật phát triển. Để trình độ đảm bảo y tế không bị giảm sút thì qui mô cán bộ y tế, số bệnh viện, trạm y tế và các phương tiện cung cấp dịch vụ y tế cũng phải tăng lên. * Cơ cấu dân số tác động đến hệ thống y tế. Sức khoẻ, tình trạng bệnh tật, loại bệnh, nhu cầu KHHGĐ phụ thuộc rất lớn vào độ tuổi, giới tính của cộng đồng dân cư. Lứa tuổi thanh niên, trung niên có sức khoẻ tốt hơn, do đó có tỷ lệ mắc bệnh và mức chết thấp hơn so với trẻ em và người già. Song nhu cầu KHHGĐ cũng cao hơn các nhóm tuổi khác. Phụ nữ với thiên chức sinh đẻ cũng có khả năng bị mắc nhiều loại bệnh tật đặc trưng hơn so với nam giới. Như vậy số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, tỉ trọng trẻ em trong dân số, tỉ lệ mắc từng loại bệnh sẽ là cơ sở để xác định nhu cầu về thầy thuốc các chuyên khoa, các phương tiện, thuốc men cho người bệnh. Các vấn đề về người bệnh già và tỉ lệ người cao tuổi cũng là những vấn đề cần quan tâm đối với ngành Y tế. * Phân bổ địa lý dân số ảnh hưởng đến hệ thống y tế. Các vùng địa lý khác nhau do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, về kinh tế văn hoá cũng như phong tục tập quán nên có mô hình và cơ cấu bệnh tật khác nhau. Mật độ dân số cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả phục vụ của hệ thống dịch vụ y tế. Mật độ dân số quá thấp hoặc quá cao đều là trở ngại cho công tác y tế điều trị cũng như dự phòng.Thực tế ở nước ta, nơi có mật độ dân cư thấp thường là nơi có trình độ văn hoá thấp nên khó khăn trong việc vận động nhân dân ăn ở hợp vệ sinh, chữa bệnh theo khoa học... Ngược lại, nơi có mật độ dân số cao như các thành phố lớn thì mức độ ô nhiễm môi trường cao và phát sinh nhiều tệ nạn xã hội đòi hỏi những chi phí lớn mới có thể khống chế được. * Kế hoạch hoá gia đình tác động đến hệ thống y tế. Khi mức sinh cao, mức chết thấp, dân số phát triển nhanh sẽ dẫn tới việc cần thiết phải kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) và nhu cầu hình thành bộ phận dịch vụ KHHGĐ trong ngành Y tế. Theo thời gian, bộ phận này sẽ càng phát triển vì số lượng người có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng tăng. Những điều nói trên chứng tỏ rằng sức ép của gia tăng dân số đã làm biến đổi hẳn cơ cấu tổ chức và cơ cấu hoạt động của ngành Y tế. Hiểu biết và dự đoán đúng những xu hướng vận động này, ngành Y tế mới có thể xây dựng được một hệ thống Y tế đáp ứng được nhu cầu và hoạt động có hiệu quả. 3.2.2. Tác động của Y tế đối với dân số. * Y tế tác động đến mức sinh. Những thành tựu của ngành Y tế hiện nay đã cho phép loài người chủ động lựa chọn số con và khoảng cách giữa những lần sinh. Trong việc hạn chế mức sinh, Y tế đóng vai trò trực tiếp và quyết định cuối cùng. Mọi giải pháp kinh tế - xã hội, truyền thông, giáo dục, hành chính, pháp luật chỉ mới tác động đến ý thức, chỉ có ngành Y tế mới giúp đỡ trực tiếp đến hành vi hạn chế sinh đẻ. 13
  17. Hiện nay, các phương pháp, phương tiện KHHGĐ khá phong phú, bao gồm các phương tiện tránh thai tạm thời và vĩnh viễn. Vì vậy có thể đa dạng hoá kênh phân phối và mở rộng sự lựa chọn cho người sử dụng. Ý nghĩa trực tiếp và quyết định của y tế trong việc giảm mức sinh đã được nhiều công trình ghi nhận thông qua kết luận về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa mức sinh và tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai của dân cư. Nỗ lực của ngành Y tế còn thể hiện ở việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em. Mức chết sơ sinh vì vậy đã được giảm xuống và gián tiếp làm giảm mức sinh. * Y tế tác động đến mức chết. Chương trình tiêm chủng mở rộng cũng như các biện pháp chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh đã đóng góp một phần tích cực vào việc giảm tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết. Đối với người lớn, ngành Y tế đã chữa được nhiều loại bệnh gây tử vong cao trong quá khứ, do vậy hạ thấp mức chết và tăng tuổi thọ bình quân. Tác động của ngành Y tế làm giảm nhanh mức chết đặc biệt thấy rõ ở khu vực các nước đang phát triển. Các nước này đã sử dụng rộng rãi các phương pháp không đắt tiền nhưng hữu hiệu được nhập từ các nước phát triển trong việc phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng, làm tăng khả năng sống ở mọi lứa tuổi. Ngành Y tế rõ ràng là ngành đảm bảo về mặt kỹ thuật cho quá trình tái sản xuất dân số diễn ra hợp lý và hiệu quả. 14
  18. BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ Mục tiêu 1. Trình bày được những chỉ số đánh giá mức sinh và yếu tố ảnh hưởng. 2. Trình bày được những chỉ số đánh giá mức chết và các yếu tố ảnh hưởng. 3. Mô tả được các chỉ số gia tăng dân số Nội dung 1. Mức sinh và các yếu tố ảnh hưởng 1.1. Một số chỉ tiêu đánh giá mức sinh 1.1.1. Tỉ suất sinh thô. Tỉ suất sinh thô biểu thị số trẻ em sinh ra sống trong một năm so với 1000 người dân. Công thức tính như sau: Số trẻ đẻ sống trong năm Tỉ suất sinh thô (‰) = x 1000 Dân số trung bình trong năm (Dân số trung bình trong năm là dân số vào ngày 1/7 hoặc trung bình cộng của dân số đầu năm và dân số cuối năm). Theo số liệu năm 2005, tỉ suất sinh thô ở nước ta là 19‰. Ý nghĩa: Tỉ suất sinh thô cho ta biết được mức độ sinh của dân số một cộng đồng trong một năm. 1.1.2. Tỉ suất sinh chung (Tỷ suất mắn đẻ chung). Tỉ suất sinh chung biểu thị số trẻ em sinh ra sống trong một năm so với 1000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Số trẻ đẻ sống trong năm Tỉ suất sinh chung (‰) = Số phụ nữ trung bình trong x 1000 năm ở độ tuổi sinh đẻ (15-49) Ý nghĩa: Tỉ suất sinh chung cho ta biết được mức độ mắn đẻ của phụ nữ ở tuổi sinh đẻ nói chung ở một cộng đồng trong một năm. 1.1.3. Tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi (Tỉ suất mắn đẻ theo tuổi): Tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi phản ánh mức độ mắn đẻ của từng độ tuổi phụ nữ trong một cộng đồng. Công thức tính như sau: Số trẻ đẻ sống trong năm của Tỉ suất sinh đặc trưng của nhóm PN độ tuổi X = x 1000 nhóm PN độ tuổi X (‰) Số phụ nữ trung bình trong năm ở độ tuổi X Muốn tính được tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi đòi hỏi số liệu chi tiết. Thông thường người ta tính tỉ suất sinh đặc trưng cho từng nhóm tuổi phụ nữ. Toàn bộ số phụ 15
  19. nữ trong độ tuổi sinh đẻ thường được chia làm 7 nhóm (15 - 19; 20 - 24... 45-49). Trong nhiều nghiên cứu về khả năng sinh đẻ của phụ nữ người ta chia ra làm 3 độ tuổi: 15 - 24, 25 - 35 và 36 - 49 Ý nghĩa: Tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi cho ta biết được mức độ mắn đẻ của phụ nữ ở một độ tuổi nào đó ở một cộng đồng trong một năm. 1.1.4. Tổng tỉ suất sinh: Về bản chất, tổng tỉ suất sinh là số con trung bình của một phụ nữ trong cả cuộc đời sinh đẻ. Công thức tính: Tổng các tỉ suất sinh theo tuổi Tổng tỉ suất sinh (con) = 1000 Số liệu tổng điều tra dân số năm 1999, tổng tỉ suất sinh ở nước ta là 2,33 con/phụ nữ; Số liệu 2005 là 2,2 con. Ý nghĩa: Tổng tỉ suất sinh chung (số con trung bình của một phụ nữ) cho ta biết được khả năng thay thế của dân số ở một cộng đồng trong một năm. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới mức sinh. 1) Những yếu tố tự nhiên, sinh học: Trước hết là hiện tượng sinh học. Nó chịu tác động của các yếu tố như lứa tuổi, cơ cấu giới tính, điều kiện tự nhiên, môi trường sống, dân tộc... 2) Tập quán và tâm lý xã hội. Tập quán đẻ nhiều, tâm lý muốn có con trai, con gái vẫn tồn tại ở một số vùng nghèo và lạc hậu.. Ở miền núi, nhiều ngư dân tộc thiểu số ở một số nơi vẫn còn tập quán lạc hậu như người dân tộc thiểu số phía bắc đẻ nhiều là do muốn có con trai, người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên thì đẻ nhiều là do muốn có con gái để giữ họ... 3) Những yếu tố kinh tế: Nhóm yếu tố này tác động tới mức sinh theo nhiều hướng khác nhau và có quan điểm khác nhau về ảnh hướng của nó đối với biến động tự nhiên của dân số nói chung và mức sinh nói riêng. Ngày nay người giầu, kinh tế khá giả thường đẻ ít, hay không muốn đẻ còn người nghèo thì vẫn đẻ nhiều và muốn đẻ... 2. Mức chết và các yếu tố ảnh hưởng 2.1. Các tỉ suất chết. 2.1.1. Tỉ suất chết thô. Tỉ suất chết thô là số người chết trong năm so với 1000 người. Công thức tính như sau: Tổng số người chết trong năm Tỉ suất sinh chết thô (‰) = x 1000 Dân số trung bình trong năm Ý nghĩa: Đây là thước đo đơn giản nhất và được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức chết của dân cư. Số liệu 2005, tỉ suất chết thô ở Việt Nam là 6‰ 2.1.2. Tỉ suất chết đặc trưng theo tuổi: Trong mỗi độ tuổi và nguyên nhân chết rất khác nhau. Người ta có công thức sau: 16
  20. Tỉ suất chết đặc trưng Số người chết ở tuổi X trong năm = x 1000 của tuổi X (‰) Số dân trung bình trong năm ở độ tuổi X Ý nghĩa: Tỉ suất chết đặc trưng theo tuổi cho ta biết được mức chết của cộng đồng ở một độ tuổi nào đó trong một năm. 2.1.3. Tỉ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi: Là số trẻ em dưới 1 tuổi chết trong năm tính trên 1000 trẻ em sinh ra trong năm. Công thức tính như sau: Tỉ suất chết trẻ em dưới Số trẻ dưới 1 tuổi chết trong năm = x 1000 1 tuổi (‰) Số trẻ đẻ sống trong năm Số liệu 2005, tỉ suất chết trẻ em ở Việt Nam là 18‰. Ý nghĩa. Tỉ suất trẻ em chết dưới 1 tuổi đặc biệt quan trọng trong khi phân tích về tỉ suất chết của dân số bởi vì nó là một trong những chỉ báo nhạy cảm nhất đánh giá sức khỏe cộng đồng vì sự ảnh hưởng của hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ trong dân cư. Các yếu tố môi trường, sinh học, kinh tế xã hội... cũng tác động đến mức chết ở độ tuổi này. Tỉ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi thường là cao nhất so với các tỉ suất chết ở các độ tuổi khác. Nó ảnh hưởng tới mức chết chung của dân cư, đến cuộc sống (triển vọng sống - tuổi thọ), đến cơ cấu dân số... Tỉ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi có mối quan hệ chặt chẽ với tỉ suất sinh. Do đó tỉ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là chỉ tiêu cơ bản để so sánh, đánh giá mức chết và phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội, thành tựu y học giữa các quốc gia. Nhiều tài liệu người ta dùng thuật ngữ tỉ suất chết trẻ em để nói tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi. 2.1.4. Tử vong mẹ: Là những tử vong xảy ra cho những người mẹ trong quá trình mang thai và khoảng 42 ngày sau khi đẻ mà các nguyên nhân chết liên quan đến quá trình mang thai và đẻ. Cách tính tỉ suất tử vong mẹ: Tỉ suất tử vong mẹ là số bà mẹ bị chết trên tổng số trẻ em sinh sống (tính trên 100.000 trẻ). Trong những cộng đồng không thể theo dõi tình hình người sản phụ một cách đầy đủ, người ta quy định thời gian theo dõi ngắn hơn. Ví dụ: cho đến 48 giờ hay 7 ngày sau khi sinh. Tỉ suất tử vong bà mẹ thay đổi tuỳ theo quốc gia: từ 100/100.000 đến 1000/100.000; Việt Nam hiện nay là 100, Inđonexia là 400. Thế giới trung bình 1 phút có một bà mẹ chết. Nguyên nhân tử vong mẹ chủ yếu là các bệnh nhiễm trùng: 32%; Thiếu máu: 21%; Băng huyết sau sinh: 11%. Ý nghĩa: Tỉ suất tử vong bà mẹ phản ánh những nguy cơ do thai nghén và sinh sản. Nó chịu ảnh hưởng của những điều kiện kinh tế xã hội nói chung, điều kiện vệ sinh thai nghén, tần suất của những loại biến chứng do thai nghén và sinh sản, hiệu quả của công tác quản lý thai nghén và phòng chống 5 tai biến sản khoa, chính là hiệu quả của chương trình làm mẹ an toàn. Tỉ suất tử vong bà mẹ thấp đối với những sản phụ từ 20 đến 24 tuổi và cao nhất ở những sản phụ từ 40 tuổi trở lên. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2