Bài giảng Dân số và phát triển: Bài 5 - ThS. Nguyễn Thành Nghị
lượt xem 51
download
Sau khi học xong Bài 5 Di dân và đô thị hóa nằm trong bài giảng dân số và phát triển sinh viên hiểu về khái niệm và cách phân loại di dân, nêu được các nguồn số liệu về di dân và chỉ số thường dùng, trình bày được xu hướng di dân và một số tác động của di dân, nêu được khái niệm, đặc điểm của đô thị hoá trên thế giới và Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Dân số và phát triển: Bài 5 - ThS. Nguyễn Thành Nghị
- DI DÂN VÀ ĐÔ THỊ HOÁ ThS Nguyễn Thành Nghị Bộ môn Dân số và phát triển Trường ĐạI học YTCC
- I. Mục tiêu 1. Trình bày được khái niệm và cách phân loại di dân; 2. Nêu được các nguồn số liệu về di dân và chỉ số thường dùng; 3. Trình bày được xu hướng di dân và một số tác động của di dân; 4. Nêu được khái niệm, đặc điểm của đô thị hoá trên thế giới và Việt nam.
- II. DI DÂN 1. Định nghĩa di dân - Theo nghĩa rộng: Di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một không gian, thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. - Theo nghĩa hẹp: Di dân là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định (UN) Theo Henry S. Shryock: thay đổi nơi ở tạm thời, như thăm viếng, du lịch, buôn bán, kể cả qua lại biên giới, không là di dân. Di dân còn phải gắn liền với sự thay đổi các quan hệ xã hội (The Method and Materials of Demography, Washington, 1980, tr. 579)
- Một số điểm chung của di dân như sau: - Di chuyển đến một nơi khác sinh sống - Có những mục đích - Thời gian ở lại có thể là năm, tháng, tuần - Có thể thay đổi các hoạt động sống, các quan hệ xã hội. Sự khác nhau về: - Xuất cư và nhập cư - Chênh lệch giữa nhập cư và xuất cư gọi là di cư thuần tuý
- 2. Phân loại di dân - nguồn số liệu Theo khoảng cách: Theo địa bàn nơi đến: - Di dân quốc tế: Di dân hợp pháp Di dân bất hợp pháp Cư trú tị nạn Chảy máu chất xám Buôn bán người qua biên giới - Di dân nội địa: Di dân nông thôn-đô thị Di dân nông thôn-nông thôn Di dân đô thị-nông thôn Di dân đô thị-đô thị
- Theo độ dài thời gian cư trú Di chuyển lâu dài Di chuyển tạm thời Ngoài ra: Di dân mùa vụ, di chuyển con lắc Theo đặc trưng di dân Di dân có tổ chức (1960 – 1996: 6 triệu). Di dân tự phát
- Nguyên nhân, động lực của di dân Tại sao người dân di chuyển? Các nhân tố nào dẫn đến quyết định di chuyển? Di dân có tính tuyển chọn như thế nào? Tại sao trong khó khăn, gian khổ, người di cư vẫn tồn tại và vươn lên? Hướng di cư: Từ khu vực truyền thống sang khu vực hiện đại KT Động lực di cư: Yếu tố KT-VH-XH. Yếu tố đầu đi; đầu đến (hút - đẩy); Cản trở trung gian; cá nhân
- Nguồn số liệu về di dân Có 3 nguồn số liệu chính - Các loại sổ sách liên quan đến sự di chuyển - Tổng Điều tra dân số - Các cuộc khảo sát Các chỉ tiêu về di dân - Tỷ suất xuất cư (OMR= O/P*1000) - Tỷ suất nhập cư (IMR= I/P*1000) - Tỷ suất di dân thuần tuý (NMR= I-O/P*1000) - Tổng tỷ suất di chuyển (TOR= I+O/P*1000)
- 3. Xu hướng và ảnh hưởng của di dân 3.1 Xu hướng của di dân - Khu vực kém phát triển đến phát triển hơn - Di dân quốc tế diễn ra với cường độ lớn (150 triệu/năm- underestimate-UN) - Chịu ảnh hưởng bởi xu thế toàn cầu hoá và quốc tế - Xu hướng nới giãn đô thị (di chuyển ra ngoại vi) - Quá trình hồi cư của những người di cư
- 3.2 Ảnh hưởng của di dân đến DS, KT-XH Di dân với dân số : - Qui mô, cơ cấu, tỷ số giới tính .... Di dân với các vấn đề kinh tế-xã hội : - Phân bố lại lực lượng sản xuất - Ảnh hưởng hành vi, phong tục tập quán, thói quen Các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của di dân - Tích cực (Lực lượng lao động, KT, VH-XH...) - Tiêu cực (Di dân nông thôn- đô thị, Di dân quốc tế không có tổ chức và bất hợp pháp)
- III. ĐÔ THỊ HOÁ 1. Khái niệm và phân loại - Đô thị hoá là sự tăng lên về tỷ lệ dân số sống tại các địa bàn thành thị. - Các nước có tiêu thức định tính và định lượng về thành thị khác nhau - Việt nam phân loại chính thức 5 mức độ đô thị (5 tiêu chuẩn cơ bản phân loại đô thị: Qui mô, mật độ, tỷ lệ DS phi nông nghiệp, hạ tầng, vị trí hành chính trung tâm)
- 5 chỉ tiêu phân loại đô thị ở Việt nam: a/ Là trung tâm tổng hợp, chuyên ngành, hành chính b/ Quy mô dân số thấp nhất là 4.000 người (vùng núi thấp hơn) c/ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 60% trở lên d/ Có cơ sở hạ tầng, công trình công cộng phục vụ dân đô thị e/ Mật độ dân cư theo từng loại đô thị phù hợp với từng vùng (Theo các tiêu chí này đô thị hoá ở VN năm 1999 là 23,5%) Tỷ lệ đô thị hoá UR = U/P*100 (U là dân số thành thị) Sự thay đổi của dân số thành thị do: Tăng tự nhiên dân số; di dân; và sự phân chia lại địa bàn hành chính
- 2. Đặc trưng của đô thị hoá trên thế giới và Việt nam - Tính toàn cầu, không giống nhau giữa các khu vực và các châu lục - Năm 2000 - 1/2 dân số ở thành thị, năm 2015 sẽ có 4,1 tỷ người đô thị ¾ ở các nước đang phát triển. Megacity > 10tr Đô thị hoá ở Việt nam - Việt nam đô thị hoá thấp, phân bố không đồng đều - Đô thị hoá chậm, ảnh hưởng của chiến tranh, chính sách - Phân bố dân cư theo hướng phân tách đô thị - nông thôn bất lợi cho phát triển (Gần 50% dân số đô thị ở HN và HCM) - Công tác quản lý, qui hoạch đô thị nhiều bất cập, yếu kém tạo ra những trở ngại nguồn lực phát triển đô thị
- 3. Các định hướng chính sách đô thị hoá, di dân ở VN 3.1 Phân bố dân cư là một bộ phận của chính sách dân số 3.2 Đô thị hoá phải giảm sự cách biệt nông thôn và thành thị 3.3 Từng bước đô thị hoá nông thôn, xây dựng nông thôn mới 3.4 Hạn chế sử dụng đất nông nghiệp phát triển đô thị, dịch vụ 3.5 Tập trung nâng cấp, phát triển các đô thị hạt nhân, đô thị mới 3.6 Xây dựng các chuỗi đô thị điều chỉnh nhập cư, tránh tập trung 3.7 Các dịch vụ việc làm, thu hút lao động dư thừa ở nông thôn 3.8 Tích hợp yếu tố di dân, kế hoạch phát triển vùng KT, đô thị 3.9 Hoà nhập di dân tự phát vào các dự án phát triển, quy hoạch 3.10 Di dân cần tập trung đầu tư ổn định nơi đến
- Thanks
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Dân số và phát triển: Bài 7 - ThS. Nguyễn Thành Nghị
55 p | 299 | 53
-
Bài giảng cấp cứu hồi sức chấn thương sọ não (Phần 9)
6 p | 161 | 49
-
Bài giảng Dân số học đại cương: Chương I - GV. Thân Thị Diệp Nga
43 p | 245 | 41
-
Bài giảng Dân số và phát triển: Bài 6 - ThS. Nguyễn Thành Nghị
33 p | 175 | 38
-
Bài giảng Dân số và phát triển: Bài 1 - ThS. Nguyễn Thành Nghị
38 p | 220 | 35
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị nhức đầu (Phần 4)
5 p | 193 | 35
-
Bài giảng Dân số và phát triển: Bài 4 - ThS. Nguyễn Thành Nghị
37 p | 167 | 35
-
Bài giảng Dân số và phát triển: Bài 3 - ThS. Nguyễn Thành Nghị
41 p | 155 | 32
-
Bài giảng Dân số và phát triển: Bài 2 - ThS. Nguyễn Thành Nghị
29 p | 153 | 31
-
Bài giảng Y tế công cộng và khuyến cáo chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
26 p | 115 | 13
-
Bài giảng Vẩy nến (Kỳ 1)
5 p | 142 | 10
-
Bài giảng Nhận biết và phát hiện sớm bệnh tay chân miệng
40 p | 47 | 6
-
Bài giảng Hướng dẫn điều trị sớm nhồi máu não cấp AHA/ASA 2018 - TS. Lê Văn Tuấn
275 p | 37 | 4
-
Bài giảng Nâng cao chất lượng dân số thông qua xây dựng và mở rộng hệ thống SLTS và SLSS tại các tỉnh Tp phía Nam năm 2013
7 p | 53 | 4
-
Bài giảng Nồng độ bụi pM2.5 bên trong và ngoài nhà và nguồn gốc phơi nhiễm bụi cá nhân PM2.5 ở 2 nhóm dân cư có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau tại Tp. Hồ Chí Minh
42 p | 49 | 3
-
Bài giảng Vai trò của hình ảnh học trong một số vấn đề về bệnh gan - BS. Võ Tấn Đức
60 p | 41 | 3
-
Bài giảng Tính động ở quần thể người - Lê Hoàng Ninh
100 p | 38 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn