intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vấn đề đánh giá chất lượng giảng viên đại học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Vấn đề đánh giá chất lượng giảng viên đại học góp ý kiến vào vấn đề đánh giá và phát huy năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên, hướng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học theo yêu cầu mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vấn đề đánh giá chất lượng giảng viên đại học

  1. VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ THU TRANG Trường Đại học Phú Yên Tóm tắt: Chất lượng đội ngũ giảng viên (những người giảng dạy) quyết định quan trọng cho hiệu quả đào tạo của trường đại học. Tuy nhiên, việc đánh giá và sử dụng giảng viên hiện nay tại các trường đại học vẫn còn nhiều bất cập. Bài tham luận này góp ý kiến vào vấn đề đánh giá và phát huy năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên, hướng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học theo yêu cầu mới. Từ khóa: đánh giá, chất lượng giảng viên, đại học 1. Tại cuộc họp Hiệu trưởng các trường đại học mới đây, do Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức ngày 30/12/2016, nhiều ý kiến khẳng định chất lượng đội ngũ giảng viên là nhân tố quyết định cho sự phát triển bền vững của trường đại học. Tuy nhiên, nói đến chất lượng đội ngũ giảng viên, mọi người thường chỉ chú ý đến trình độ chuyên môn ghi trong bằng cấp mà ít quan tâm đến các vấn đề khác. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến vấn đề đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên, coi đây là nhiệm vụ quan trọng các nhà quản lý phải lưu ý để nâng cao hiệu quả và uy tín giáo dục - đào tạo của đơn vị mình. 2. Chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục đang là những khái niệm được sử dụng quen thuộc và phổ biến hiện nay. Chất lượng giáo dục phụ thuộc nhiều vào chất lượng giảng viên. Tại các trường đại học, trường nào cũng tuyên bố hướng đến giá trị cốt lõi là chất lượng, trường nào cũng có Phòng (hoặc Ban, Tổ) kiểm định chất lượng (hoặc đảm bảo chất lượng) - giống như bộ phận KCS trong các công xưởng sản xuất vậy. Nhưng tại các nhà máy sản xuất, bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm làm việc liên tục như một khâu không thể thiếu trong qui trình sản xuất; còn tại nhiều trường Đại học của chúng ta, việc đánh giá, kiểm định đôi khi rất mơ hồ, ít tác dụng hoặc chỉ có tác dụng lúc đang thực hiện việc đánh giá, kiểm tra. Nếu nghĩ đơn giản giảng dạy cũng là lao động thì việc chấm công, đánh giá lao động là việc tất yếu. Dù sản phẩm làm ra là trí tuệ con người và không thể kiểm tra, đánh giá bằng máy như các sản phẩm hàng hóa khác; thì việc kiểm định, đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên vẫn cần thiết vì ít nhất đó cũng là yêu cầu chính đáng của người học và của xã hội. Sinh viên muốn và cần được học thầy giỏi cũng như giảng viên cần được đánh giá đúng khả năng và công sức của mình. Không ai thích làm việc trong một môi trường mà mọi người đều bị cào bằng, đánh giá ngang nhau, trừ những người dốt và lười biếng. Vấn đề đặt ra là đánh giá như thế nào, bằng những tiêu chí nào và ai là người đánh giá? Việc kiểm định, đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên hiện nay dựa vào nhiều qui định (tiêu chí) chung như: bằng cấp, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, điểm 466
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 NCKH, đánh giá phản hồi của sinh viên, kết quả thanh tra nhà giáo, đánh giá xếp loại thi đua của đơn vị, tổ chức thao giảng… Nhưng thực tế việc đánh giá này vẫn rất hình thức và kém hiệu quả. Thứ nhất: Qui định về bằng cấp chuyên môn là điều bắt buộc, tuy nhiên việc này thường chỉ được quan tâm ở khâu đầu tiên là tuyển dụng, bổ dụng; còn trong quá trình sử dụng lao động tức trong thực tế giảng dạy, bằng cấp và thâm niên công tác thường chỉ được chú ý khi tính số giờ chuẩn giảng viên phải dạy hàng năm và để nâng lương theo định kỳ. Nếu chỉ xem xét bằng cấp và thâm niên công tác thì hoạt động giảng dạy cho mỗi học phần và hiệu quả công việc thực tế của giảng viên - điều quan trọng nhất - sẽ bị bỏ ngỏ và động cơ phấn đấu cho chuyên môn của các cá nhân sẽ bị triệt tiêu dần hoặc bị biến hóa thành một thứ bệnh khác là “bệnh bằng cấp”. Thực tế đội ngũ giảng viên tại nhiều trường đại học trong nước hiện nay không đủ chuẩn (tỷ lệ Tiến sĩ, Giáo sư thấp) và một số người khi đã có bằng cấp cao đều được giữ chân bằng việc bố trí “ghế” làm quản lý, lãnh đạo. Phải làm gì để những người đủ chuẩn giảng dạy đại học được giải phóng, phát huy năng lực chuyên môn tốt nhất? Phải làm gì với những người chưa đạt yêu cầu về bằng cấp nhưng khả năng giảng dạy và kinh nghiệm có đủ, trong khi chưa được tuyển mới hay bổ sung? Thứ hai: Việc đánh giá, xếp loại thi đua cũng là một phương thức phổ biến nhưng thực tế ở nhiều trường đại học Việt Nam thi đua đã không còn là công cụ tin cậy, khách quan để đánh giá chất lượng của giảng viên nữa. Vì sao: Vì các tiêu chí thi đua đặt ra rất chung chung, hình thức; vì thói quen “dĩ hòa vi quí” khiến chúng ta chấp nhận đánh đồng mọi thứ; vì quyền lợi thi đua quá ít ỏi không đủ động viên cá nhân phấn đấu. Giảng viên được xếp loại xuất sắc hay tiên tiến không có nghĩa là giảng viên đó dạy giỏi hay có uy tín về khoa học. Việc căn cứ vào số giờ dạy (công lao động) để đánh giá lại càng bất hợp lý hơn. Hiện nay, có những giảng viên lên lớp mỗi ngày hơn 10 tiết giảng và ngược lại một số người không đủ 200 giờ dạy/năm học. Số dạy nhiều chỉ lo xếp lịch để không bị trùng giờ, thậm chí có khi tự ý cắt xén chương trình, bỏ bớt nội dung giảng dạy. Số dạy ít không hẳn đã tập trung lo nghiên cứu khoa học. Việc thanh tra sư phạm của phòng thanh tra hay phòng kiểm định chất lượng cũng chỉ thực hiện trên hồ sơ giấy tờ là chính, vì đánh giá giờ giảng đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu của bộ môn. Nhiều trường Đại học hiện vẫn còn giữ hoạt động thao giảng, thi đua “dạy tốt học tốt” hàng năm. Nhưng hoạt động này đang mất dần hiệu quả và ý nghĩa tích cực của nó ở chỗ giảng viên chỉ đối phó với “tiết dạy mẫu”, “tiết thao giảng” còn giảng dạy thực tế thì khác hẳn. Các bản mẫu hoặc các tiêu chí đánh giá chất lượng chuyên môn của giảng viên của nhiều trường đa số đều chung chung hoặc nhiều câu hỏi vụn, chưa có giá trị khái quát nên ít cung cấp được các thông tin cần thiết và thuận tiện cho người đánh giá. Thứ ba: Đánh giá giảng viên thông qua ý kiến phản hồi của sinh viên. Tại các trường Đại học hiện nay, sinh viên được tổ chức, hướng dẫn để đánh giá giảng viên theo hai dạng thức chính: Một là qua các buổi họp, sinh viên đối thoại trực tiếp với các cấp quản lý, lãnh đạo. Hai là sinh viên trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra. 467
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Lấy ý kiến đánh giá của người học là đúng nhưng phương thức thực hiện của chúng ta nhiều chỗ chưa hợp lý nên hiệu quả còn thấp. Sinh viên vẫn còn tâm lý e ngại, sợ ảnh hưởng đến kết quả học tập nên không dám nói thẳng. Mặt khác, sinh viên chưa tin vào hiệu quả từ việc đánh giá này nên rất bàng quan, thờ ơ khi cầm viết đánh dấu vào các câu trả lời và thậm chí nhiều sinh viên không đọc các câu hỏi trước khi chọn lựa để đánh dấu vào câu trả lời. Phiếu điều tra thường phát một lần cho tất cả các sinh viên sau tiết thao giảng, hoặc cho tất cả các môn học (các học phần) một lần vào cuối kỳ hoặc cuối năm học khi sinh viên đang thi và bận rộn nhiều việc. Còn nhiều lý do khác nữa khiến các sinh viên Việt Nam không trả lời thực, không đánh giá được thực chất trong đó có lý do thói quen thụ động trong ứng xử hay tâm lý “sợ thầy/ cô!”. Thứ tư: Nhiều trường đã ban hành qui định, tiêu chí đánh giá nhiệm vụ NCKH, coi đây là trách nhiệm bắt buộc đối với giảng viên đại học. Tuy nhiên, việc đánh giá nghiệm thu các công trình, đề tài NCKH cấp Khoa, cấp Trường của giảng viên nhiều khi rất “hữu nghị” vì đều là đồng nghiệp và kinh phí NCKH quá thấp. Các sản phẩm NCKH tại mỗi trường hàng năm có rất nhiều nhưng trong số đó rất ít công trình có chất lượng và được áp dụng hiệu quả. Thực tế, tại nhiều trường đại học, ngay cả một số giảng viên có trình độ, có khả năng nghiên cứu khoa học cũng ít đầu tư hay chuyên tâm NCKH. Chúng ta chưa có hệ thống/công cụ kiểm tra, đánh giá các bài báo khoa học của giảng viên đã được sử dụng/ trích dẫn như thế nào, kể cả bài báo đăng trên các Tạp chí quốc tế. Thứ năm: Việc liên kết đào tạo và NCKH của các trường đại học, viện nghiên cứu ở Việt Nam rất kém. Các trường đều có mời giảng viên, nhà nghiên cứu ở các đơn vị khác thỉnh giảng, tham gia các hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án Tiến sĩ; nhưng hoạt động này chủ yếu do các mối quan hệ quen thân, chưa đủ sức tập hợp lực lượng hay tạo môi trường học thuật tốt để kích thích sự cạnh tranh sáng tạo trong giảng dạy, nghiên cứu. Việc liên kết với các trường đại học nước ngoài lại càng hạn chế vì bị rào cản về ngôn ngữ, về cơ chế chính sách và sự tương thích. Xét tiêu chí của một giảng viên đại học trong giai đoạn hội nhập hiện nay, ít có giảng viên có đủ khả năng, nhất là trình độ ngoại ngữ. Hiện nay, một số giảng viên đại học được cộng đồng/ nhiều người chú ý nhờ các hoạt động xã hội và nhờ các phương tiện truyền thông. Điều này có ảnh hưởng tích cực đến việc quảng bá thương hiệu nhà trường, nhưng số này rất ít. Đa số giảng viên đại học ít quan tâm đến các hoạt động xã hội bên ngoài và sự gắn kết nhà trường với xã hội hiện vẫn rất bấp bênh. Thứ sáu: Việc đánh giá chất lượng giảng viên thường có sự tham gia của cả hệ thống đào tạo: Ban giám hiệu, Hội đồng trường, Hội đồng khoa học - đào tạo, Phòng Đảm bảo chất lượng, Phòng Thanh tra, Phòng Đào tạo, Phòng Quản lý học sinh - sinh viên, Khoa Đào tạo và sinh viên (người học). Tuy nhiên, việc nhiều bộ phận tham gia đánh giá vẫn không đem lại kết quả đúng. 468
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Ban Giám hiệu trường đại học khó có thể đánh giá cụ thể giảng viên nếu không thông qua cấp lãnh đạo đơn vị. Các phòng ban chức năng đều có làm nhiệm vụ này nhưng chưa có sự phối hợp cùng nhau. Thanh tra không phải là người đánh giá chuyên môn giảng viên mà thường chỉ có ý kiến về việc chấp hành qui chế, điều lệ. Phòng (hay tổ) đảm bảo chất lượng chỉ dựa vào các tiêu chí để đánh giá chung đơn vị, còn thực tế lao động giảng dạy của cá nhân (chất lượng tốt hay chất lượng kém) vẫn là chuyện “kính nhi viễn chi” hoặc là chuyện tế nhị phải nói giảm, nói tránh. Trong các cuộc họp có liên quan đến việc đánh giá chuyên môn thường chúng ta thường chỉ nhận xét chung chung, trừu tượng; ít nói thẳng ra anh sai chỗ nào, cần phải thay đổi ra sao. Chúng ta thường lấy cớ tránh làm tổn thương nhau, bảo vệ uy tín cho nhau để bao che, khỏa lấp cho cả những trường hợp giảng viên giảng dạy yếu hoặc kiến thức lạc hậu, bảo thủ. Chúng ta cũng hay cho rằng ở trường đại học mỗi người đảm nhiệm một chuyên môn sâu khác nhau nên khó đánh giá. Sinh viên ngại khi đánh giá thầy cô đã đành, mà ngại hơn nửa là phải trả lời quá nhiều câu hỏi chi li không cần thiết trong bản đánh giá chất lượng giảng viên (được phát cho sinh viên). Nói tóm lại, tại các trường đại học trong nước hiện nay việc đánh giá chất lượng giảng viên đều có thực hiện; có nhiều người, nhiều thành phần tham gia vào việc đánh giá chất lượng giảng viên, nhưng không ai đứng tên chịu trách nhiệm chính và kết quả không sát thực. 3. Vậy trong trường đại học có nên đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên không hay chỉ nên xem xét bằng cấp và việc chấp hành qui chế đào tạo? Làm thế nào để việc đánh giá chất lượng giảng viên trở thành hoạt động thường xuyên, bắt buột mà gọn nhẹ, thúc đẩy được sự nỗ lực, vươn lên thực sự của từng cá nhân. Chúng ta ai cũng hiểu rằng bằng cấp, các giấy chứng nhận chỉ là điều kiện, còn kết quả lao động của người giảng viên phụ thuộc vào chất lượng giảng dạy và hiệu quả tiếp nhận, sử dụng kiến thức của sinh viên. Đánh giá đúng và công bằng sẽ là động lực phấn đấu cho mỗi cá nhân và cho toàn đơn vị; đánh giá thiếu chính xác sẽ làm cho cả hệ thống bất ổn. Việc đánh giá, kiểm định chất lượng giảng dạy của giảng viên có sự tổ chức, liên kết bởi nhiều phòng ban, đơn vị chức năng trong trường là đúng. Việc lấy ý kiến nhận xét, phản hồi từ sinh viên cũng cần thiết. Qui trình quản lý tại các trường học biểu hiện bằng hệ thống các văn bản và minh chứng xác đáng (các phiếu điều tra, biên bản họp đánh giá, kế hoạch giảng dạy, phiếu chấm điểm, nhận xét…) là khoa học. Nhưng nhìn lại tất cả những công việc đó kể cả các công cụ hỗ trợ đều chưa phát huy hết tác dụng và có hiệu lực cụ thể; nghĩa là nếu không có sự đánh giá đó, đội ngũ giảng viên có thể vẫn dạy, vẫn làm việc bình thường, chất lượng không khác mấy. Theo chúng tôi, những khó khăn của việc kiểm định chất lượng giảng dạy không phải xuất phát từ thực tế trình độ hay thái độ của giảng viên mà chính là do qui trình và cách thức quản lý, quản trị của người lãnh đạo. 469
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Và có thể thay đổi, cải tiến việc đánh giá chất lượng giảng viên theo cách: Thứ nhất: Đưa hoạt động đánh giá năng lực, chất lượng giảng viên thành việc xếp hạng thường xuyên (theo từng học kỳ) thành các hạng mức A, B, C, D với các tiêu chí cụ thể dựa theo những đóng góp của giảng viên trên 3 lĩnh vực chính: Giảng dạy, NCKH, hoạt động xã hội/cộng đồng. Giảng viên cần có thói quen công khai kê các công việc việc mình đã làm, số bài báo/đề tài, các hội đồng KH, hướng dẫn luận văn... Người đánh giá chỉ cần đánh dấu vào ô chọn xếp hạng và ghi nhận xét (nếu muốn). Có thể chọn trọng số giữa giảng dạy - NCKH - hoạt động cộng đồng là: 50% - 30% - 20%. Nên bỏ các bản đánh giá giờ giảng với nhiều hạng mục chi li, nặng nề. Thứ hai: Ai sử dụng lao động, người đó trực tiếp đánh giá lao động. Ai đánh giá người đó phải chịu trách nhiệm về sự đánh giá của mình. Trưởng khoa là người đánh giá chính thông qua nhiều phương thức khác nhau: qua điều tra, phỏng vấn sinh viên; qua đối thoại trực tiếp với giảng viên, qua thực tế giảng dạy và hiệu quả giảng dạy của giảng viên, qua việc tổ chức hay huy động hội đồng chuyên môn tham gia. Việc đánh giá phải có căn cứ, có minh chứng, phải thường xuyên và công bố kết quả minh bạch. Trưởng khoa chịu trách nhiệm với hiệu trưởng, với trường về chất lượng giảng dạy của khoa mình vậy trưởng khoa có trách nhiệm kiểm định, đánh giá chất lượng và có kế hoạch điều chỉnh, qui hoạch đội ngũ giảng viên. Thứ ba: Sinh viên là sản phẩm của quá trình đào tạo - giảng dạy nên sinh viên có quyền xếp hạng giờ giảng hoặc chất lượng giảng viên. Nên thay việc trả lời bằng hệ thống các câu hỏi quá dài và cho điểm bằng đánh dấu xếp hạng. Việc đánh dấu đơn giản, thuận tiện sẽ góp phần thay đổi dần ý thức và tâm thế của người học. Thứ tư: Hiệu trưởng là người đánh giá quan trọng và cần thiết nhất. Hiệu trưởng có thể thông qua các đơn vị chức năng như Hội đồng trường, Tổ chức, Đào tạo, Thanh tra, Đảm bảo chất lượng, thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khách quan hoạt động giảng dạy của mỗi đơn vị và đánh giá cách quản trị, quản lý của lãnh đạo khoa. Một số trường đại học của chúng ta, người có học vị cao thường được “cơ cấu” lên làm lãnh đạo, trong khi năng lực quản lý và những kiến thức, kinh nghiệm về quản lý giáo dục đại học của họ đôi khi rất mơ hồ. Thực tế trường đại học nào có người cầm cương hiểu đúng giá trị của đội ngũ giảng viên và những người cộng sự của mình thì ở đó hoạt động đào tạo, giảng dạy phát triển nề nếp, đồng bộ và ổn định. Việc quản lý nhân sự nhất là nhân sự trình độ cao không đơn giản là đếm việc tính công bởi lao động trí óc không biểu hiện hết bằng hành động bề ngoài. Người sử dụng lao động giảng dạy cần căn cứ vào mục tiêu của đơn vị để có những yêu cầu khả thi đối với từng cá nhân giảng viên và có cách để mỗi cá nhân đều được giải phóng năng lực chuyên môn của mình. Mục tiêu quản lý của chúng ta là mỗi cá nhân chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp với một cấp. Tình trạng khá phổ biến ở nhiều trường đại học Việt Nam hiện nay là việc phân công, đánh giá, quản lý bị chồng chéo bởi nhiều cấp, nhiều người; kết quả đánh giá mơ hồ thiếu xác thực. Việc sử dụng các phiếu điều tra (tổ chức phát phiếu và yêu cầu đánh giá), cũng nên xem lại cách thức tiến hành. 470
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Đánh giá hay xếp hạng chất lượng giảng dạy của giảng viên nên được coi là việc bình thường của cá nhân và tổ chức; không nên coi hoạt động này là để có minh chứng, để đối phó với việc kiểm tra của cấp trên hay làm theo phong trào, theo mùa vụ. Tùy người lãnh đạo thấy cần xem xét ai, môn nào, học phần nào, đánh giá khâu nào, điều chỉnh nội dung nào sẽ chọn cách thức thực hiện. Đánh giá chất lượng giảng viên thực chất cũng là kiểm tra qui trình dạy và học nên cần có sự quan sát chung toàn hệ thống, gắn việc dạy với việc học và đứng trên cùng một quan điểm giáo dục chung. Hiện nay, tại các trường đại học cơ sở vật chất, điều kiện học tập còn kém, sinh viên đa số vẫn giữ thói quen học thụ động nên việc đánh giá giảng viên cũng phải đặt trong qui trình cải tiến, đổi mới phương thức dạy học. 4. Tóm lại, đánh giá hay kiểm định chất lượng giảng dạy là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Giảng viên là những người lao động đặc biệt nên cũng cần có sự đánh giá kết quả lao động công bằng để nỗ lực phấn đấu đạt năng suất và kết quả cao hơn. Đánh giá đúng, phù hợp sẽ thúc đẩy sự tiến bộ và ngược lại. Đánh giá chất lượng giảng viên để xác định chất lượng chuyên môn theo từng năm học, khóa học nên cần dựa vào mục tiêu và chiến lược phát triển của đơn vị. Hiện nay giữa các khâu: tuyển dụng, sử dụng và bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên còn quá nhiều bất cập. Việc kiểm định, đánh giá nếu không dẫn đến việc phát triển, qui hoạch lại đội ngũ mà chỉ để xếp loại thi đua, chia giờ cho giảng viên thì cũng chỉ là việc làm quẩn quanh. Mục tiêu chúng ta chính là sử dụng kết quả đánh giá giảng viên để phát triển đội ngũ và nâng cao hiệu quả giáo dục. Kết quả đánh giá vì vậy cần được đi kèm với kế hoạch bồi dưỡng, qui hoạch lại đội ngũ giảng dạy theo hướng tiến bộ hơn. Chúng ta đang đứng ở thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, thế kỷ của kinh tế tri thức, với tốc độ đổi thay, phát triển nhanh và khả năng gắn kết toàn cầu rất lớn. Các trường đại học hiện này đều đang đối diện với nhiều áp lực lớn trong đó có việc phải đặt mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có khả năng hội nhập, thích nghi tốt với mọi vấn đề của thời đại. Như vậy, nếu người dạy là giảng viên không hội đủ các điều kiện, ít tiến bộ và ít có khả năng dẫn đường/ khai phóng cho người học thì sẽ rất khó đạt được các yêu cầu mới hiện nay. Chỉ khi nào chúng ta đạt đến sự công bằng, dân chủ trong đánh giá con người nhất là đội ngũ giảng viên đại học, có chế độ đãi ngộ xứng đáng với người hiền tài, thì may ra, giáo dục mới lấy lại vị thế và uy tín thực sự trong niềm tin của công chúng./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Đình (2008), Đánh giá giảng dạy - Một nhân tố quan trọng trong đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại học. http://ussh.edu.vn/ [2] Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Đại học (Qui định ban hành kèm theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 37/2012/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2012 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 471
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học). [3] Nguyễn Thị Tuyết (2008): “Tiêu chí đánh giá giảng viên”, Tạp chí Khoa học - ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 24/2008, tr.134-135. Title: THE ASSESSMENT THE QUALITY OF UNIVERSITY LECTURERS Abstract: The quality of teaching staff ( who are teaching students) plays decisive role in the effectiveness of training at university. However, the assessment and use of lecturers at universities now still have many disadvantages now. This article is to contribute ideas to the assessment and teaching professional competence improvement, orientates to the improvement of university training quality meeting new requirements. Keywords: assessment, lecturers’s quality, university PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU TRANG Phó Hiệu trưởng - Trường Đại học Phú Yên Địa chỉ: 18 Trần Phú, Phường 7, Tp. Tuy Hòa, Phú Yên ĐT: 0983160464 472
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0