intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp: Các nhân tố tác động và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

13
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu "Vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp: Các nhân tố tác động và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh" nhằm phát hiện và cung cấp bằng chứng về mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT và ảnh hưởng của việc vận dụng KTQT đến hiệu quả kinh doanh của DN ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp: Các nhân tố tác động và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh

  1. VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH Nguyễn Thu Hiền* 1 TÓM TẮT: Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phát hiện và cung cấp bằng chứng về mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT và ảnh hưởng của việc vận dụng KTQT đến hiệu quả kinh doanh của DN ở Việt Nam. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát thực tế tại 235 DN và được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20, AMOS 20 để kiểm định mức độ phù hợp của thang đo, mô hình lý thuyết thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, tương quan hồi quy tuyến tính, nhân tố khẳng định CFA (Confirmation Factor Analysis) và mô hình cấu trúc SEM (Structural Equation Modeling). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong 05 nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT tại các DN ở Việt Nam, quy mô doanh nghiệp nổi lên như là một nhân tố quan trọng và tác động mạnh nhất, trong khi trình độ nhân viên kế toán trong DN tác động ít nhất trong nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vận dụng KTQT. Bên cạnh đó, việc triển khai áp dụng các kỹ thuật KTQT như: chi phí, dự toán, đánh giá hiệu suất, chiến lược và hỗ trợ quá trình ra quyết định là công cụ kích thích và góp phần cải thiện, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các DN. Từ khóa: Nghiên cứu; Doanh nghiệp (DN); Kế toán quản trị (KTQT); Nhân tố; Hiệu quả kinh doanh. ABSTRACT: The research’s objective is to identify and provide evidences of the causal relationship between the factors impacting the application of management accounting and influences of the application of management accounting on the operational efficiency of enterprises in Vietnam. The data used in the research was collected from the actual survey results in 235 enterprises and processed with the statistical software SPSS 20, AMOS 20 to test the compatibility of the scale and the theoretical model through Cronbach’s Alpha, a coefficient of reliability, Exploratory Factor Analysis (EFA), correlations of linear regression, Confirmation Factor Analysis (CFA) and Structural Equation Modeling (SEM). The research results showed that among 05 factors impacting the application of management accounting in enterprises in Vietnam, the company size appeared as an important factor and had the strongest impacts while the qualification of accountants in the enterprises had the minimal impacts in the group of factors impacting the possibility of applying the management accounting. Furthermore, the application of management accounting techniques such as: Cost, estimation, efficiency assessment, strategy and support for the decision-making process are tools encouraging and making contributions to improving and enhancing the operational efficiency of the enterprises. Keywords: Research; Enterprises; Management accounting (MA); Factors; Operational efficiency. 1. GIỚI THIỆU Trong thời gian qua ở Việt Nam, hệ thống DN phát triển nhanh cả về số lượng lẫn quy mô DN. Tuy * Giảng viên, Khoa Kế toán, Học viện Tài chính, số 1 Lê Văn Hiến, Hà Nội, Tác giả nhận phản hồi: TS. Nguyễn Thu Hiền .Tel.: +84914646463. E-mail address: nguyenthuhien101282@gmail.com
  2. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 893 nhiên, cùng với sự phát triển nhanh về số lượng thì sự cạnh tranh và những thách thức đối với khả năng quản lý của DN theo đó cũng tăng lên (Bùi Ngọc Toản, 2016). Vì vậy, các DN muốn tồn tại, phát triển bền vững đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế, các nhà quản trị DN cần dựa vào thông tin do KTQT cung cấp để đưa ra các quyết định hiệu quả hơn về kinh doanh, giúp DN của mình đạt được những lợi thế vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh. Thông tin do KTQT cung cấp sẽ giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định kịp thời và chính xác, đồng thời là yếu tố quyết định cải thiện hiệu quả hoạt động của DN (Wang and Huynh, 2013). Bởi vì, KTQT là quá trình kỹ thuật xử lý, tập trung vào việc sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức, giúp các nhà quản lý hoàn thành nhiệm vụ nhằm gia tăng giá trị cho khách hàng cũng như cổ đông (Langfield-Smith, 2009). Việc vận dụng KTQT như hệ thống chi phí, lập ngân sách, đánh giá hiệu suất, thông tin để ra quyết định và phân tích chiến lược là công cụ kích thích và nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN (Maziriri & Mapuranga, 2017). Hiệu quả kinh doanh là một trong những yếu tố để đo lường, đánh giá thành tựu của một tổ chức và đáp ứng mong muốn của các cổ đông lớn tại công ty (Smith & Reece, 1999). Thông thường hiệu quả kinh doanh được đo lường qua các chỉ số như: lợi nhuận, lợi tức đầu tư, doanh thu hoặc số lượng khách hàng (Wood, 2006) hoặc giảm chi phí, nâng cao doanh thu và tăng khả năng cạnh tranh (Hove, Sibanda & Pooe, 2014). Ở Việt Nam, thuật ngữ KTQT mới xuất hiện và được công nhận trong Luật Kế toán kể từ năm 2003, do vậy chưa có nhiều hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn việc áp dụng KTQT trong các DN. Chính vì điều này, việc áp dụng KTQT vào công tác quản lý chưa được các DN quan tâm, chú trọng đúng mức và còn hạn chế dẫn đến hiệu quả hoạt động của DN chưa cao. Cùng với đó, là số lượng các nghiên cứu về hệ thống KTQT còn rất khiêm tốn (Doan et al., 2011), đặc biệt là các nghiên cứu về thực hành KTQT. Trong một nghiên cứu của mình, Sulaiman et al. (2004) chỉ ra rằng tại các nền kinh tế đang phát triển Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, vẫn còn thiếu những nghiên cứu thực nghiệm về hệ thống KTQT và cần phải có những nghiên cứu về mức độ áp dụng các hệ thống KTQT tại các quốc gia này. Để đóng góp cho nghiên cứu thực nghiệm về hệ thống KTQT cũng như mức độ áp dụng hệ thống KTQT và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả kinh doanh của DN tại các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam. Nghiên cứu này với mục tiêu phát hiện và cung cấp bằng chứng về mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố tác động đến khả năng vận dụng KTQT và việc áp dụng KTQT ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN. Từ đó, cho thấy việc áp dụng KTQT góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN. Bên cạnh đó, nghiên cứu này có thể rất hữu ích cho các nghiên cứu tương tự trong tương lai và các nhà quản trị DN. Dựa vào kết quả của nghiên cứu này, các nhà quản trị DN có thể hiểu rõ hơn về mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng KTQT và mối quan hệ giữa áp dụng KTQT với hiệu quả kinh doanh của DN. Qua đó, có thể giúp nhà quản trị DN đưa ra quyết định tốt hơn khi lựa chọn và sử dụng KTQT trong quản lý, điều hành nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất có thể cho DN của mình. Phần tiếp theo của nghiên cứu sẽ tiến hành xây dựng khung lý thuyết làm cơ sở để phát triển các giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Tiếp đến là phương pháp và thiết kế nghiên cứu, phân tích hồi quy. Sau đó, mô tả và thảo luận các kết quả nghiên cứu, đồng thời đưa ra hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai. Cuối cùng, tóm tắt một số kết quả đạt được và ý nghĩa của nghiên cứu trong phần kết luận. 2. KHUNG LÝ THUYẾT Khung lý thuyết có vai trò rất quan trọng đối với các phương pháp nghiên cứu (định lượng, định tính hoặc hỗn hợp), vì vậy các nghiên cứu nên có một khung lý thuyết hợp lý để minh chứng cho tầm quan trọng và ý nghĩa của công việc nghiên cứu (Norman & Judith, 2015). Một khung lý thuyết là một lời giải thích
  3. 894 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION được phát triển tốt về các sự kiện giúp các nhà nghiên cứu xác định vị trí nghiên cứu và báo hiệu nguồn gốc về đề xuất của nghiên cứu. Các nghiên cứu về KTQT đã có truyền thống lâu đời với sự đa dạng của các lý thuyết được sử dụng (Scapens & Bromwich, 2010). Nghiên cứu này được xây dựng dựa trên khuôn khổ lý thuyết dự phòng (contingency theory), lý thuyết xã hội học (sociological theory) và lý thuyết tâm lý (psychological theory), các lý thuyết này thường xuyên được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu về việc áp dụng KTQT. Lý thuyết dự phòng: Otley (1980) đã áp dụng lý thuyết dự phòng cho các thực hành KTQT và giải thích rằng không có một thực hành KTQT chung duy nhất nào có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức. Vì vậy, không có một mô hình KTQT khuôn mẫu nào phù hợp cho tất cả các loại hình DN cũng như trường tồn qua các giai đoạn khác nhau (Walker, 1996), (Haldma,& Laats, 2002). Việc vận dụng KTQT trong các DN phụ thuộc vào đặc thù từng ngành, từng lĩnh vực, cũng như quy mô, cơ cấu tổ chức, trình độ công nghệ và chiến lược kinh doanh của các DN trong từng giai đoạn. Donaldson (2001) cho rằng dự phòng là biến kiểm duyệt mức độ ảnh hưởng của đặc điểm đến hiệu suất của tổ chức. Hiệu suất của một tổ chức phụ thuộc vào sự phù hợp với cơ cấu tổ chức và các biến theo ngữ cảnh như môi trường, chiến lược, công nghệ, quy mô, văn hóa (Chenhall, 2007). Do vậy, lý thuyết dự phòng có vai trò quan trọng trong việc giải thích các vấn đề liên quan đến việc áp dụng KTQT trong DN. Lý thuyết xã hội học: Lý thuyết này tập trung vào việc làm thế nào tổ chức được thành lập thông qua tương tác giữa con người, tổ chức và xã hội. Các nhà lý thuyết xã hội học xem xét hệ thống KTQT về mặt thực tiễn xã hội hơn là chỉ về mặt kỹ thuật để đưa ra quyết định nội bộ và hiệu quả tổ chức. Thực tiễn KTQT phản ánh quyền lực chính trị và xã hội. Ngoài ra, lý thuyết xã hội học cho thấy hệ thống KTQT trong DN không chỉ là những vấn đề mang tính nội bộ DN mà nó chịu tác động ảnh hưởng trong một bối cảnh xã hội chung, nó liên quan đến các chế độ, chính sách hiện hành và giải quyết các mối quan hệ với người lao động trong DN. Chính vì vậy các mục tiêu của DN đặt ra phải nằm trong mục tiêu chung mà xã hội chấp nhận được. Thông qua nghiên cứu của mình, Hopper và Armstrong (1991), Collinson (1987), Oakes và Covaleski (1994) đều lập luận rằng KTQT và thông tin chi phí là công cụ để khai thác hiệu quả sản xuất. Lý thuyết tâm lý: Lý thuyết tâm lý chỉ ra rằng việc thiết lập và vận hành hệ thống KTQT trong DN phải xem xét tác động đến mối quan hệ con người trong DN (quan hệ cấp trên với cấp dưới, quan hệ giữa các bộ phận trong DN với nhau). Điều này liên quan đến quá trình hoạch định ngân sách, kiểm soát đánh giá và ra quyết định phải tạo được động lực và hướng đến việc nâng cao hiệu suất các bộ phận. 3. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. Kế toán quản trị Trong một nghiên cứu của mình, Scapens (1991) cho rằng không có một khái niệm chung nào về KTQT được các trường phái chấp nhận rộng rãi. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về KTQT đã được đưa ra nhưng một số lại quá chung chung không phù hợp với một cấu trúc cụ thể nào, trong khi một số chỉ đơn giản là nhấn mạnh một phương pháp nghiên cứu cụ thể. KTQT là một trong những công cụ chính để ra quyết định ở mọi cấp độ của tổ chức (Mayanja, 2010) hoặc là một bộ phận của kế toán liên quan đến việc báo cáo cho các nhà quản trị trong nội bộ DN (Parker, 1984, 1992) nhằm đo lường, phân tích và báo cáo các thông tin tài chính và phi tài chính giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định để thực hiện các mục tiêu của tổ chức (Horngren et al., 2014). KTQT hướng về quá trình kỹ thuật xử lý, tập trung vào việc sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức, giúp các nhà quản lý hoàn thành nhiệm vụ, gia tăng giá trị cho khách hàng cũng như cổ đông (Langfield-Smith,
  4. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 895 2009). Ngoài ra, công việc KTQT còn được coi như một nghề nghiệp có liên quan đến việc tham gia vào quá trình ra quyết định quản lý, lập kế hoạch và quản lý hiệu suất hệ thống, cung cấp báo cáo tài chính chuyên nghiệp và kiểm soát tài chính nhằm hỗ trợ các nhà quản lý trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược của một tổ chức (Atkinson, 2012). Tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng nhìn chung KTQT là công cụ hỗ trợ nhà quản trị trong việc thực hiện các chức năng quản lý. 3.2. Hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là để đo lường, đánh giá thành tựu của một tổ chức, hoặc là “khả năng hoạt động để đáp ứng mong muốn của các cổ đông lớn trong công ty” (Smith & Reece, 1999). Chính vì điều đó, hiểu được ý nghĩa của hiệu quả kinh doanh là điều kiện tiên quyết để đo lường hiệu suất tổ chức (Maziriri and Chinomona, 2016). Các chỉ số thông thường được sử dụng để đo lường hiệu quả kinh doanh là lợi nhuận, lợi tức đầu tư, doanh thu hoặc số lượng khách hàng (Wood, 2006), giảm chi phí, nâng cao doanh thu và khả năng cạnh tranh (Hove, Sibanda & Pooe, 2014). Ngoài ra, Mann và Kehoe (1994) và Franco- Santos et al. (2007) cho rằng nên đo lường hiệu quả kinh doanh thông qua hệ thống đo lường hiệu suất kinh doanh (BPM) và phân loại hiệu suất kinh doanh thành hai lĩnh vực: hiệu suất hoạt động kinh doanh (OBP) và hiệu quả kinh doanh chiến lược (SBP). 3.3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu Để giải quyết mục tiêu của nghiên cứu này, việc xây dựng các giả thuyết và mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết, tài liệu liên quan trong các nghiên cứu trước là yếu tố rất quan trọng. Phần này trình bày tổng quan tài liệu liên quan đến mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá những gì đã được thực hiện và cung cấp một bằng chứng rõ ràng các căn cứ trong nghiên cứu. Quy mô doanh nghiệp và vận dụng KTQT: quy mô DN tác động đến cả cấu trúc lẫn việc sử dụng các công cụ kiểm soát quản lý trong DN. Theo Haldma & Laats (2002), Al-Omiri & Drury (2007), Abdel-Kader & Luther (2008) quy mô DN có ảnh hưởng đến việc sử dụng KTQT trong quá trình tổ chức, kinh doanh. Một DN lớn hơn thường có tổng nguồn lực lớn hơn và hệ thống thông tin nội bộ tốt hơn tạo thuận lợi cho việc phổ biến KTQT. Ngoài ra, các DN lớn hơn cũng có hệ thống phức tạp hơn và gặp phải nhiều vấn đề khó khăn hơn, chính vì điều này đã tạo tiền đề cho việc phổ biến KTQT. Trong một nghiên cứu của mình, Hutaibat (2005) đã chỉ ra rằng các nhân tố quy mô DN (được đo lường bằng doanh thu, số lượng nhân viên, các phòng ban,...) có mối quan hệ chặt chẽ với việc vận dụng KTQT, cụ thể: khi quy mô DN tăng lên thì DN có xu hướng gia tăng, mở rộng việc vận dụng các công cụ kỹ thuật KTQT. Dựa vào kết quả của các nghiên cứu trên, giả thuyết đầu tiên của nghiên cứu này được xây dựng như sau: Giả thuyết H1: Các DN có quy mô càng lớn thì khả năng triển khai vận dụng KTQT vào DN càng cao. Nhận thức của chủ sở hữu/nhà quản lý công ty và vận dụng KTQT: chủ sở hữu/nhà quản lý là các đối tượng tham gia vào quá trình quản lý công ty, vì vậy họ cần nhận thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của thông tin KTQT trong quá trình ra quyết định quản lý, điều hành DN nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả DN. Tuy nhiên, sự nhận thức của chủ sở hữu/nhà quản lý về vai trò của thông tin KTQT ở các mức độ, các DN là khác nhau, chính vì điều này dẫn đến việc sử dụng KTQT tại các DN sẽ khác nhau. Trong nghiên cứu của mình, Shields (1995), Lybaert (1998) và Brown (2004) đã chỉ ra mức độ tác động của yếu tố nhận thức của chủ sở hữu/nhà quản lý đến việc vận dụng KTQT. Dự vào các nghiên cứu trên, giả thuyết nghiên cứu thứ hai được xây dựng như sau: Giả thuyết H2: Các DN có người chủ sở hữu/người điều hành công ty có hiểu biết về KTQT, đánh giá cao tính hữu ích của các công cụ kỹ thuật KTQT thì khả năng triển khai vận dụng KTQT vào DN càng cao.
  5. 896 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Chi phí cho việc tổ chức KTQT và vận dụng KTQT: ở Việt Nam số lượng DNNVV chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số DN đang hoạt động. Đặc điểm của DNNVV là nguồn vốn hạn chế, trong khi để có một hệ thống kế toán tốt, đặc biệt là hệ thống KTQT các DN cần phải đầu tư một khoản phí không nhỏ để đào tạo nhân viên KTQT và các chi phí khác phục vụ cho việc áp dụng KTQT, chính vì điều này nên rất ít DN có khả năng đầu tư hoặc nếu có thì luôn cân nhắc giữa chi phí đầu tư và hiệu quả mang lại của công tác KTQT. Khi nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam, Trần Ngọc Hùng (2016) đã chỉ ra mức độ tác động của chi phí cho việc tổ chức KTQT đến việc vận dụng KTQT. Do vậy, để giải thích cho mối quan hệ này, giả thuyết thứ ba của nghiên cứu được xây dựng như sau: Giả thuyết H3: Khi vận dụng KTQT nếu yêu cầu về đầu tư chi phí tổ chức KTQT càng thấp thì khả năng triển khai vận dụng KTQT vào DN càng cao. Trình độ nhân viên kế toán và vận dụng KTQT: trong DN sự hiện diện của các nhân viên kế toán có đủ trình độ chuyên môn là một yếu tố quan trọng tác động đến việc vận dụng KTQT. Thông thường trong các DN lớn thường có các phòng ban kế toán/tài chính chuyên biệt và có xu hướng tuyển dụng những nhân viên kế toán có đủ trình độ chuyên môn để thực hiện những báo cáo cũng như tư vấn chuyên nghiệp. Ngược lại, ở những DN nhỏ thì có sự nghi ngờ rằng hầu hết các DN đều thuê mướn các nhân viên kế toán có đủ trình độ chuyên môn (Ahmad, 2012). Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, có sự tương thích giữa việc hiện diện của các nhân viên kế toán chuyên nghiệp với mức độ hiểu biết cao về vận dụng KTQT trong DN (Ismail and King, 2007) hay sự hiện diện của các nhân viên kế toán chuyên nghiệp trong DNNVV sẽ giúp cho khả năng vận dụng KTQT cao hơn (McChlery et al., 2004). Từ đó, giả thuyết tiếp theo phản ánh mối quan hệ giữa trình độ nhân viên kế toán và vận dụng KTQT trong nghiên cứu này được xây dựng như sau: Giả thuyết H4: Các DN có đội ngũ nhân viên kế toán được đào tạo có chứng chỉ nghề hoặc bằng cấp kế toán chuyên nghiệp thì khả năng triển khai vận dụng KTQT vào DN sẽ càng cao. Văn hóa doanh nghiệp và vận dụng KTQT: xét từ góc độ quản trị tác nghiệp, văn hoá DN bao gồm một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên trong một tổ chức cùng thống nhất và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến nhận thức, hành động của từng thành viên. Văn hóa DN có vai trò quan trọng trong quản lý, là công cụ triển khai chiến lược, phương pháp tạo động lực cho người lao động và sức mạnh đoàn kết cho tổ chức. Khi nghiên cứu về tác động của nhân tố văn hóa DN đến việc vận dụng KTQT, AlperErserim (2012) đã chỉ ra rằng, các loại hình văn hóa DN như: văn hóa hỗ trợ; văn hóa cải tiến và văn hóa quản lý theo mục tiêu có tác động đến việc vận dụng KTQT. Vì vậy, giả thuyết thứ năm được xây dựng như sau: Giả thuyết H5: Các DN có văn hóa DN hỗ trợ mạnh thì khả năng triển khai vận dụng KTQTvào DN càng cao. Vận dụng KTQT và hiệu quả kinh doanh: dựa trên quan điểm chính trị và thể chế, Mikes (2006) cho rằng thực hành KTQT có vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động của DN, hay nói cách khác thực hành KTQT đảm bảo hiệu quả trong quản lý và cũng có thể cải thiện hiệu suất của tổ chức (Ahmad & Mohamed-zabri, 2013). Ngoài ra, KTQT cung cấp thông tin cho các chủ thể trong tổ chức để họ có thể lập kế hoạch, kiểm soát hoạt động, ra quyết định và đánh giá hiệu quả hoạt động (Kinney & Raiborn, 2011). Từ đó, giúp cho các công ty tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và giảm thất bại trong kinh doanh (Mitchell & Reid, 2000). Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi Maziriri & Mapuranga (2017) về ảnh hưởng của thực hành KTQT đến hiệu quả kinh doanh của các DNNVV trong tỉnh Gauteng ở Nam Phi, cho thấy việc áp dụng KTQT như hệ thống chi phí, lập ngân sách, đánh giá hiệu suất, thông tin để ra quyết định và phân tích chiến lược là công cụ kích thích hiệu quả kinh doanh của DNNVV. Đồng thời, các
  6. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 897 DNNVV tham gia vào thực hành KTQT sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh. Dựa vào các nghiên cứu ở trên, giả thuyết cuối cùng của nghiên cứu này được phát triển như sau: Giả thuyết H6: Vận dụng KTQT vào DN có ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả kinh doanh của DN. Dựa vào việc xem xét các nghiên cứu được thảo luận ở trên, sáu giả thuyết được xây dựng cho nghiên cứu này và được mô tả thông qua mô hình nghiên cứu trong Hình 1. Mô hình nghiên cứu này chứng minh 5 nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT và mối quan hệ giữa vận dụng KTQT với hiệu quả kinh doanh trong DN. Chứng minh này sẽ được phân tích, giải thích chi tiết hơn trong phần tiếp theo của nghiên cứu. Quy mô doanh nghiệp (SIZE) H1 Nhận thức của chủ sở hữu/nhà Vận dụng KTQT trong các H2 quản lý công ty (PERC) doanh nghiệp (POSS) H3 Chi phí cho việc tổ chức KTQT (COST) H4 H6 Trình độ nhân viên kế toán (QUAL) H5 Hiệu quả kinh doanh của Văn hóa doanh nghiệp (CULT) doanh nghiệp (BPER) Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 4. PHƯƠG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này được tiến hành bằng cách sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và mô hình nghiên cứu định lượng, phù hợp với nội dung nghiên cứu để xác định mối quan hệ giữa các cấu trúc được điều tra (khảo sát). Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để tổng quan các lý thuyết, tài liệu nghiên cứu trước đây có liên quan đến nghiên cứu này, từ đó thiết kế các câu hỏi điều tra (khảo sát) trong những biến cần nghiên cứu, làm cơ sở cho nghiên cứu định lượng. Mô hình nghiên cứu định lượng nhằm lượng hóa và đo lường những thông tin, dữ liệu thu thập được từ bảng câu hỏi điều tra (khảo sát) thông qua việc kiểm định các thang đo và mô hình lý thuyết. Việc kiểm định mức độ phù hợp của thang đo và mô hình lý thuyết thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, tương quan hồi quy tuyến tính, nhân tố khẳng định CFA (Confirmation Factor Analysis) và mô hình cấu trúc SEM (Structural Equation Modeling) bằng phần mềm SPSS 20, AMOS 20. 4.2. Thiết kế nghiên cứu Cỡ mẫu: cỡ mẫu là các yếu tố được đề cập đến khi đưa vào nghiên cứu và việc xác định kích thước mẫu là một phán đoán chủ quan được thực hiện bởi nhà nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu trước đây. Các nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair et al., 1998). Theo Bollen (1989) thì kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho 1 ước lượng (tỷ lệ 5:1) (trích Nguyễn Đình Thọ, 2011). Những quy tắc
  7. 898 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA: thông thường thì kích thước mẫu phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Dữ liệu nghiên cứu: việc lựa chọn phương pháp lấy mẫu phụ thuộc vào các yếu tố như bản chất của vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, giới hạn chi phí và thời gian. Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên thông qua bảng câu hỏi khảo sát tại các DN trên địa bàn một số tỉnh, thành phố của Việt Nam như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nam,...và đối tượng được hỏi (khảo sát) là giám đốc/tổng giám đốc, phó giám đốc/phó tổng giám đốc tài chính, kế toán trưởng, kế toán viên, nhân viên KTQT và những người tham gia KTQT của DN. Dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu này được thu thập từ 280 bảng câu hỏi khảo sát được gửi qua email và phỏng vấn trực tiếp tại các DN, trong số 280 bảng câu hỏi khảo sát thu về có 45 bảng câu hỏi khảo sát không cung cấp đầy đủ thông tin vì vậy không đạt yêu cầu. Sau khi loại bỏ các bảng câu hỏi khảo sát không đạt yêu cầu, còn lại 235 bảng có thể sử dụng được. Như vậy, kích thước mẫu của nghiên cứu này được lựa chọn là 235 (mỗi bảng câu hỏi khảo sát cho một DN). Bố cục và định dạng câu hỏi: câu hỏi khảo sát sẽ được xây dựng, phát triển từ cơ sở lý thuyết và điều chỉnh từ kết quả của các nghiên cứu trước đây cho phù hợp với thực tiễn tại các DN Việt Nam. Bảng câu hỏi được chia thành 07 (bảy) phần, các phần A, B, C, D và E là các câu hỏi về các biến độc lập, phần F, G là các câu hỏi về biến phụ thuộc (vận dụng KTQT, hiệu quả kinh doanh). Bên cạnh đó, người trả lời bảng câu hỏi được yêu cầu cho biết về mức độ đồng ý của họ với những phát biểu bằng thang đo Likert năm bậc, trong đó 1 = rất không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = không có ý kiến, 4 = đồng ý và 5 = rất đồng ý. Các câu hỏi khảo sát được thiết kế chi tiết như sau: Bảng 1. Ý nghĩa của các biến trong nghiên cứu Ký hiệu Ý nghĩa các biến Nguồn tham khảo biến A. Quy mô doanh nghiệp (SIZE) Flacke and Segbers SIZE1 Doanh thu của DN lớn (2005); Hutaibat SIZE2 Số lượng nhân viên của DN lớn (2005). SIZE3 Số lượng các phòng ban, chi nhánh của DN lớn B. Nhận thức của chủ sở hữu/nhà quản lý công ty (PERC) Trần Ngọc Hùng PERC1 Đánh giá cao về tính hữu ích các công cụ kỹ thuật KTQT (2016); Ahmad PERC2 Hiểu biết về các công cụ kỹ thuật KTQT (2012); Shields PERC3 Có nhu cầu cao về việc vận dụng KTQT (1995); Brown PERC4 Chấp nhận mức chi phí cao trong việc đầu tư vận dụng KTQT (2004). C. Trình độ nhân viên kế toán (QUAL) Ismail and King QUAL1 Trình độ từ trung cấp, cao đẳng nghề (2007); McChlery QUAL2 Trình độ từ cử nhân kế toán trở lên et al (2004); Ahmad QUAL3 Có các chứng chỉ về kế toán chuyên nghiệp trong nước (2012). QUAL4 Có các chứng chỉ về kế toán chuyên nghiệp quốc tế D. Chi phí cho việc tổ chức KTQT (COST) Trần Ngọc Hùng COST1 Đầu tư công nghệ phục vụ việc tổ chức KTQT (2016). COST2 Tư vấn từ các tổ chức/chuyên gia về tổ chức KTQT E. Văn hoá DN (CULT) CULT1 Sự hỗ trợ từ các nhà quản trị đối với nhân viên trong DN Alper Erserim CULT2 Sự hỗ trợ lẫn nhau từ nhân viên trong các phòng ban trong DN (2012). CULT3 Sự đồng thuận về mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp
  8. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 899 F. Vận dụng KTQT (POSS) POSS1 Kỹ thuật chi phí Maziriri & POSS2 Kỹ thuật dự toán Mapuranga (2017); POSS3 Kỹ thuật đánh giá hiệu suất POSS4 Kỹ thuật hỗ trợ quá trình ra quyết định Ahmad và Zabri POSS5 Kỹ thuật chiến lược (2013). G. Hiệu quả kinh doanh (BPER) BPER1 Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường BPER2 Tiết kiệm các chi phí BPER3 Nâng cao doanh thu BPER4 Tăng khả năng sinh lời Nguồn: Tác giả tổng hợp 5. PHÂN TÍCH HỒI QUY 5.1. Kiểm định thang đo và phân tích nhân tố khám phá Trước khi kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu này, tác giả tiến hành một số quy trình để kiểm tra độ tin cậy của thang đo và xây dựng tính hợp lệ của các dữ liệu nghiên cứu. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng tốt và hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0,3 thì mới đạt yêu cầu.Hệ số Kaiser-Mayer-Olkin (KMO) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Giá trị của KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố, còn nếu như giá trị này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Kiểm định Bartlett dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Kiểm định Barlett’s phải có ý nghĩa thống kê (Sig.≤ 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Đồng thời, hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố (Factor loading) ≥ 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn khi phân tích EFA (Hair et al., 1998). Kết quả phân tích nhân tố được chấp nhận khi tổng phương sai trích > 50% và Eigenvalue lớn hơn 1 (Gerbing & Anderson, 1988). Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA của các nhân tố được thể hiện trong Bảng 2 và Bảng 3. Bảng 2. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo và phân tích EFA các biến độc lập Biến Hệ số tải các nhân tố thành phần Tương Độ tin cậy quan quan Cronbach’s Tổng hợp Phương Số biến sát SIZE PERC QUAL CULT COST biến Alpha (Composite sai trích quan sát tổng Reliability) (AVE) SIZE1 0,849 0,661 SIZE2 0,876 0,714 0,825 0,829 0,617 3 SIZE3 0,840 0,676 PERC1 0,785 0,608 PERC2 0,817 0,647 PERC3 0,816 0,651 0,802 0,803 0,505 4 PERC4 0,737 0,555 QUAL1 0,823 0,719 QUAL2 0,856 0,764 QUAL3 0,838 0,750 0,895 0,900 0,695 4 QUAL4 0,906 0,862
  9. 900 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION CULT1 0,848 0,706 CULT2 0,809 0,668 0,809 0,824 0,609 3 CULT3 0,790 0,648 COST1 0,917 0,733 COST2 0,917 0,733 0,846 0,847 0,735 2 Sig 0.000 Hệ số KMO 0,765 Eigenvalues 1,169 Tổng phương sai trích 74,218% Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS 20 và AMOS 20 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập (Bảng 2) cho thấy tất cả các biến đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha biến tổng lớn hơn 0,6 nên các thang đo cóý nghĩa và biến thành phần trong thang đo là đáng tin cậy. Hệ số KMO = 0,765 (thỏa mãn tiêu chí 0,5 ≤KMO ≤ 1) đạt yêu cầu, và kiểm định Barlett’s có Sig =0,000 50%, tại Eigenvalues = 1,169> 1, nên đạt yêu cầu. Các biến đặc trưng đều có hệ số tải nhân tố (Factor loading) lớn hơn 0,5, đạt yêu cầu. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập là hoàn toàn phù hợp, các nhân tố trích ra đều có độ tin cậy và giá trị. Sau khi thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc, kết quả vẫn giữ nguyên 16 biến quan sát thuộc 5 nhóm nhân tố và không có sự xáo trộn giữa các biến thành phần nên tên các nhân tố vẫn được giữ nguyên. Bảng 3. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo và phân tích EFA các biến phụ thuộc Biến quan Độ tin cậy Hệ số tải các nhân tố sát Tương quan Phương sai thành phần Số biến Cronbach’s Tổng hợp biến tổng trích quan sát Alpha (Composite (AVE) POSS BPER Reliability) POSS1 0,722 0,832 POSS2 0,695 0,821 POSS3 0,860 0,865 0,635 0,563 0,768 5 POSS4 0,603 0,745 POSS5 0,751 0,851 BPER1 0,710 0,857 BPER2 0,603 0,835 BPER3 0,827 0,837 0,641 0,558 0,798 4 BPER4 0,674 0,769 Sig 0,000 0,000 Hệ số KMO 0,784 0,767 Eigenvalues 3,235 2,659 Tổng phương sai trích 64,708% 66,481% Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS 20 và AMOS 20 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố khám phá các biến phụ thuộc (Bảng 3) cho thấy hai biến này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha biến tổng lớn hơn 0,6 nên các thang đo có ý nghĩa. Hệ số KMO của biến POSS = 0,784 và KMO của biến BPER = 0,767 đều thỏa mãn tiêu chí 0,5 ≤ KMO ≤ 1 nên mô hình phù hợp cho việc phân tích. Kiểm định Barlett’s
  10. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 901 đều có Sig = 0,000 nên kiểm định này có ý nghĩa thống kê và các biến có tương quan nhau trong tổng thể. Đồng thời, Tổng phương sai trích của biến POSS là 64,708% và biến BPER là 66,481% đều lớn hơn 50%; tại Eigenvalues đều lớn > 1; các biến đều có hệ số tải nhân tố (Factor loading) lớn hơn 0,5 đạt yêu cầu. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến phụ thuộc là hoàn toàn phù hợp. Như vậy, vẫn giữ nguyên 05 biến quan sát của biến POSS, 04 biến quan sát của biến BPER và được đưa vào trong mô hình nghiên cứu. Để kiểm tra vấn đề đa cộng tuyến, nghiên cứu thực hiện quy trình phân tích tương quan. Trước khi thực hiện quy trình phân tích mối quan hệ tương quan, nghiên cứu này tạo các biến tổng hợp mới cho từng yếu tố bằng cách tính trung bình các mục trong các yếu tố. Sáu biến mới được tạo ra là SIZE (quy mô doanh nghiệp), COST (chi phí cho việc tổ chức KTQT), QUAL (trình độ nhân viên kế toán), PERC (nhận thức của chủ sở hữu/người quản lý công ty), CULT (văn hoá doanh nghiệp), POSS (vận dụng KTQT). Sau đó, kiểm định mối quan hệ tương quan giữa các biến thông qua hệ số tương quan Pearson và phân tích hồi quy để kiểm tra vấn đề đa cộng tuyến. Kết quả của mối tương quan giữa các biến được thể hiện trong Bảng 3 và phân tích hồi quy được thể hiện trong Bảng 4. Bảng 4. Mối quan hệ tương quan giữa các biến trong nghiên cứu POSS SIZE PERC QUAL CULT COST Pearson Correlation 1 0,448** 0,276** 0,313** 0,461** 0,194** POSS Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,003 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS 20 Kết quả phân tích tương quan Pearson (Bảng 4) cho thấy giá trị Sig giữa các biến độc lập SIZE, PERC, QUAL, CULT, COST với biến phụ thuộc POSS đều nhỏ hơn 1% nên hệ số tương quan Pearson (Pearson Correlation) có ý nghĩa thống kê, các biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc và sẽ được đưa vào mô hình để giải thích cho biến phụ thuộc. Bảng 5. Kết quả phân tích hồi quy Hệ số chưa chuẩn Hệ số Thống kê Mô hình hóa chuẩn hóa P-value đa cộng tuyến B Độ lệch Beta t Sig. Hệ số VIF hệ sốphóng chuẩn Tolerance đại phương sai Hằng số 0,196 0,288 0,682 0,496 SIZE 0,344 0,046 0,382 7,482 0,000 0,962 1,040 PERC 0,096 0,040 0,125 2,404 0,017 0,932 1,074 1 QUAL 0,220 0,048 0,272 4,598 0,000 0,717 1,396 CULT 0,085 0,030 0,158 2,807 0,005 0,789 1,267 COST 0,154 0,038 0,207 4,094 0,000 0,979 1,021 Biến phụ thuộc: POSS Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS 20 Kết quả phân tích hồi quy Bảng 5 cho thấy có Sig. nhỏ hơn so với mức ý nghĩa 5% nên mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê, phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được, tức là các biến độc lập SIZE, PERC, QUAL, CULT, COST có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc POSS. Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
  11. 902 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Như vậy, sau khi thực hiện kiểm định thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA, các thang đo đều có độ tin cậy, các biến đều thỏa điều kiện của phân tích nhân tố khám phá và không có biến quan sát nào bị loại, dữ liệu nghiên cứu hoàn toàn phù hợp. Kết quả này cung cấp nền tảng trước khi phân tích nhân tố khẳng định CFA và mô hình phương trình cấu trúc SEM. 5.2. Phân tích nhân tố khẳng định CFA Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA (Hình 2) cho thấy, mô hình đạt được độ tương thích tốt với dữ liệu thể hiện qua các chỉ số như: Chi-square là 360,487 với 254 bậc tự do (df), giá trị p=0,000 (
  12. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 903 p=0,000 (
  13. 904 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Kết quả ước lượng các tham số chính ở Bảng 6 cho thấy, tất cả các mối quan hệ đều có ý nghĩa thống kê (P-value
  14. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 905 khả năng vận dụng KTQT. Khi chi phí cho việc tổ chức KTQT tăng lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì khả năng vận dụng KTQT tăng lên 0,185 đơn vị độ lệch chuẩn. Điều này chứng tỏ rằng, do KTQT mới xuất hiện ở Việt Nam nên để có một hệ thống KTQT tốt cần đầu tư một khoản phí không nhỏ, vì vậy các DN luôn cân nhắc giữa chi phí đầu tư và hiệu quả mang lại của KTQT, chi phí cho việc tổ chức KTQT càng thấp thì khả năng áp dụng KTQT của các DN càng cao. Kết quả nghiên cứu hoàn toàn đồng nhất và phù hợp với nghiên cứu đã được tiến hành bởi Trần Ngọc Hùng (2016). 6.4. Trình độ nhân viên kế toán trong DN và vận dụng KTQT Trình độ nhân viên kế toán trong DN cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến khả năng vận dụng KTQT và có ý nghĩa thống kê (H4:β = 0,179, P-value = 0,012) trong phân tích hồi quy. Khi trình độ nhân viên kế toán trong DN tăng lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì khả năng vận dụng KTQT tăng lên 0,179 đơn vị độ lệch chuẩn. Những phát hiện trong nghiên cứu này cho thấy, trong DN các nhân viên kế toán được đào tạo có chứng chỉ nghề hoặc bằng cấp kế toán chuyên nghiệp sẽ có mức độ hiểu biết cao về vận dụng KTQT. Tuy nhiên, ở Việt Nam đa phần nhân viên kế toán chỉ có kinh nghiệm về kế toán tài chính, còn kiến thức về KTQT còn hạn chế do KTQT mới được công nhận trong Luật kế toán kể từ năm 2003 và chưa có nhiều hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn việc áp dụng KTQT cũng như chưa được đào tạo bài bản. Nhân tố này có tác động ít nhất trong nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vận dụng KTQT. Kết quả nghiên cứu hiện tại có khác biệt với kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Hùng (2016) nhưng phù hợp với nghiên cứu của Ahmad (2012) và Ismail and King (2007). 6.5. Văn hóa doanh nghiệp và vận dụng KTQT Trong phân tích hồi quy, văn hóa DN là yếu tố dự báo có ý nghĩa thống kê (H5:β = 0,291, P-value = ***) về khả năng vận dụng KTQT. Khi quy mô văn hóa DN tăng lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì khả năng vận dụng KTQT tăng lên 0,291 đơn vị độ lệch chuẩn. Những kết quả phân tích hồi quy này chứng minh rằng, sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên trong công ty, sự chia sẻ về thông tin hay hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhà quản lý với nhân viên, giữa các nhân viên với nhau sẽ là tiền đề tốt cho việc vận dụng KTQT vào DN. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu được tiến hành bởi AlperErserim (2012). Các kết quả thực nghiệm từ AlperErserim (2012) đã chỉ ra rằng các loại hình văn hóa DN như: văn hóa hỗ trợ; văn hóa cải tiến và văn hóa quản lý theo mục tiêu có tác động đến việc vận dụng KTQT. 6.6. Vận dụng KTQT và hiệu quả kinh doanh Cuối cùng, kết quả phân tích hồi quy (Bảng 6) cho thấy, việc triển khaiáp dụng KTQTnhư: kỹ thuật chi phí, dự toán, đánh giá hiệu suất, chiến lược và hỗ trợ quá trình ra quyết định là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của DN và có ý nghĩa thống kê (H6:β = 0,329, P-value = ***). Khi triển khai áp dụng KTQT tăng lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì hiệu quả kinh doanh tăng lên 0,329 đơn vị độ lệch chuẩn. Điều này cho thấy rằng, việc vận dụng KTQT vào công tác quản lý, điều hành trong các DN sẽ góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Những kết quả này, hoàn toàn tương đồng với nghiên cứu được tiến hành bởi Maziriri & Mapuranga (2017), việc áp dụng KTQT như hệ thống chi phí, lập ngân sách, đánh giá hiệu suất, thông tin để ra quyết định và phân tích chiến lược là công cụ kích thích hiệu quả kinh doanh của DNNVV. Đồng thời, các DNVVN tham gia vào thực hành KTQT sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh. 7. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI Mặc dù nghiên cứu này đã chỉ ra được mức độ tác động của từng nhân tố đến khả năng vận dụng KTQT cũng như việc vận dụng KTQT ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các DN Việt Nam, Tuy
  15. 906 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION nhiên, vẫn còn một số giới hạn và các nghiên cứu trong tương lai cần xem xét để kết quả nghiên cứu của mình được thuyết phục hơn. Đầu tiên, dữ liệu thu thập được trong nghiên cứu này thông qua việc khảo sát tại nhiều loại hình DN (quy mô, ngành nghề khác nhau,…) do đó không thấy được tính đại diện cho từng loại hình DN. Để kết quả kiểm định tốt hơn, cần nghiên cứu cho một loại hình DN cụ thể để thấy được việc vận dụng KTQT cũng như KTQT ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN như thế nào. Hơn nữa, trên thực tế có nhiều nhân tố khác có thể tác động tới việc vận dụng KTQT trong các DN như nguồn lực khách hàng, mức độ cạnh tranh trên thị trường, chiến lược kinh doanh, thiết kế tổ chức phân quyền, công nghệ sản xuất tiên tiến,…nhưng chưa được xem xét trong nghiên cứu này. Các nghiên cứu trong tương lai có thể mở rộng khung khái niệm nghiên cứu bằng cách nghiên cứu mức độ tác động của một tập hợp nhiều nhân tố hơn đến việc vận dụng KTQT. Ngoài ra, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp từ các nghiên cứu đã được công bố trước đây hoặc được công bố khá lâu, mẫu nghiên cứu còn ít nên tính khái quát chưa cao và phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng của nghiên cứu. Vì vậy, các nghiên cứu trong tương lai nên cập nhật các nghiên cứu được công bố mới nhất và mở rộng quy mô mẫu. 8. KẾT LUẬN VÀ Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU Qua việc nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam và trên thế có thể thấy tầm quan trọng của việc áp dụng KTQT và sử dụng các kỹ thuật KTQT như: chi phí, dự toán, đánh giá hiệu suất, chiến lược và hỗ trợ quá trình ra quyết định, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN. Xuất phát từ vai trò quan trọng cũng như lợi ích của việc vận dụng KTQT trong các DN, nghiên cứu này sử dụng một mô hình phân tích đường dẫn để kiểm tra các mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT, và việc triển khai áp dụng KTQT sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN. Theo phương pháp này, nghiên cứu chỉ ra rằng trong 05 nhân tố tác động đến khả năng vận dụng KTQT tại các DN ở Việt Nam, quy mô doanh nghiệp nổi lên như là một nhân tố quan trọng và tác động mạnh nhất, trong khi trình độ nhân viên kế toán trong DN tác động ít nhất trong nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vận dụng KTQT. Bên cạnh đó, việc triển khai áp dụng các kỹ thuật KTQT như: chi phí, dự toán, đánh giá hiệu suất, chiến lược và hỗ trợ quá trình ra quyết định là công cụ kích thích và góp phần cải thiện, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các DN ở Việt Nam. Nghiên cứu này có thể được sử dụng như một nguồn tài liệu tham khảo cho nhà nghiên cứu tương lai về các vấn đề tương tự. Đồng thời, cung cấp bằng chứng tương đối quan trọng trong mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT, và việc triển khai áp dụng KTQT sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN ở Việt Nam. Đối với nhà quản trị DN, nghiên cứu này có thể giúp họ hiểu rõ hơn về vai trò của KTQT với hiệu quả kinh doanh cũng như mức độ tác động của từng nhân tố đến việc vận dụng KTQT. Từ đó, nhà quản trị DN có thể đưa ra quyết định tốt hơn khi lựa chọn và sử dụng KTQT trong DN, điều này sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất có thể cho DN của mình. Cuối cùng, nghiên cứu này cũng có thể là một nguồn cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách ở các nước đang phát triển như Việt Nam nhằm ban hành các chính sách cũng như hướng dẫn việc triển khai áp dụng KTQT trong DN.
  16. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 907 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abdel-Kader & Luther. (2008). The impact of firm characteristics on management accounting practices: A UK- based empirical analysis. The BritishAccounting Review. , 40: 2-27. 2. Ahmad K. (2012). The use of management accounting practices in Malaysia SMEs. . PhD thesis. University of Exeter. 3. Ahmad, K. & Mohamed-zabri, S. (2013). The relationship between the use of management accounting practices and the performance of Malaysian medium-sized enterprises. Melaka, Malaysia: In: Proceedings the 2nd International Conference on Global Optimization and Its Applications 2013 (Icogoia 2013) 28-29 August 2013. 4. Al-Omiri, M. and Drury, C. (2007). A survey of factors influencing the choice of product costing systems in UK organizations. Management AccountingResearch , 18: 399-424. 5. Atkinson, A. A. (2012). Management accounting: information fordecision-making and strategy executive, 6thedition. Pearson Prentice Hall. 6. Brown J.H, et al. (2004). Toward a metabolic theory of ecology. the Ecological Society of America . 7. Bùi Ngọc Toản. (2016). Tác động của chính sách vốn lưu động đến khả năng sinh lợi trên tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành bất động sản Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ , số tạp chí 44 (2016) 18-27. 8. Charles T. Horngren, Srikant M. Datar, Madhav V. Rajan. (2014). Cost Accounting A Managerial Emphasis. Prentice Hall. 9. Chin, W. W., and Todd, P. A. (1995). On the Use, Usefulness, and Ease of Use of Structural Equation Modeling in MIS Research: A Note of Caution. MIS Quarterly , (19:2), pp. 237-246. 10. Covaleski et al. (1996). Managerial accounting research: the contributions of organizational and sociological theories. Journal of Management Accounting Research , 8, p. 1-35, 1996. 11. Doan, N. P. A, Nguyen, D. T & Mia, L. (2011). Western management accounting practices in Vietnamese enterprises: Adoption and perceived benefits. Pacific Accounting Review. 23(2):142 – 164. 12. Donaldson, L. (2001). The contingency theory of organizations. Thousand Oaks, CA: Sage Publications. 13. Franco-Santos et al. (2007). Towards a definition of a business performance measurement system. International Journal of Operations & Production Management , 27, 784-801. 14. Gerbing, D. W., & Anderson, J. C. (1988). Structural Equation Modeling in Practice: A Review and Recommended Two-Step Approach. Psychological Bulletin , Vol.103, 3, pp.411-423. 15. Gerdin, J. and Greve, J. (2004). Forms of contingency fit in management accounting research - a critical review. Accounting, Organizations and Society, , 29: 303-326. 16. Hair, J.F et al. (1998). Multivariate Data Analysis, Fifth Edition. Prentice-Hall International, Inc. 17. Haldma, T. & Laats, K. (2002). Contingencies influencing the management accounting practices of Estonian manufacturing companies. ManagementAccounting Research, , 13: 379 - 400. 18. Hayes, D. (1977). The contingency theory of managerial accounting. . Accounting Review, 52 : 22-39. 19. Healy, P. and Palepu, K. (2001). Information Asymmetry, Corporate Disclosure, and the Capital Markets: A Review of the Empirical Disclosure Literature. Journal of Accounting and Economics , 31, pp. 404-440. 20. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu SPSS. NXB thống kê. 21. Hove, P., Sibanda, K. & Pooe, D. (2014). The impact of Islamic banking on entrepreneurial motivation, firm competitiveness and performance in South African small and medium enterprises. Mediterranean Journal of Social Sciences , 5(15), pp. 165-174. 22. Hutaibat, A. (2005). Management Accounting Practices in Jordan - AContingency Approach. Ph.D thesis. University of Bristol, United Kingdom. 23. IFAC. (1998). International Management Accounting Practice Statement: Management Accounting Concepts. . New York.
  17. 908 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 24. IMA. (2008). Definition of Management Accounting. Institute of Management Accountant. 25. Ismail, N.A and King. M. (2007). Factors influencing the alignment of accounting information systems in small and medium sized Malaysian manufacturing firms. Systems and Small Business . 26. Jensen, M. C and Meckling, W. H. (1976). Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure. Journal of Financial Economics . 27. Jöreskog, K. G., & Sörbom, D. (1989). Lisrel 7. A guide to the program and applications. (2nd Ed.). Chicago: Illinois: SPSS Inc. 28. Kolvereid, L. ( (1996a)). Organizational employment versus sefl – employment: Reasons for career intentions. Entrepreneurship Theory and Practice, 20 (3), 23-31. 29. Krueger, N. B. (1994). Entrepreneurial Potential and Potential Entrepreurs. Entrepreurship Theory and Practice, 18 (3), 91-104. 30. Kuratko, D. (2005). The emergence of entrepreneurship education:. 31. Laitinen, E. (2003). Future-based management accounting: a new approach with survey evidence, . Critical Perspectives on Accounting, , 14 : 293 – 323. 32. Laitinen, E. K. (2001). Management accounting change in small technology companies: towards a mathematical model of the technology firm. . Management Accounting Research, , 12: 507-541. 33. Langfield-Smith K., H. T. (2009). ManagementAccounting: Information for creating and managing value, 5thed, McGraw-HillIrwin. 34. Laviolette, E. L. (2012). The impact of story bound entrepreneurial role models on sefl – efficacy and entrepreneurial intention. International Journal of Entrepreneurial Behavior and Research , 18 (6), 720-742. 35. Lord, B. (1996). Strategic Management Accounting: The emperor‘s new clothes?. Management Accounting Research , 7:347-366. 36. Lowell, W. (2003). Entrepreneurship Research in Emergence: Past Trends and Future Directions. Journal of Management , 29 (3), 286 -309. 37. Lybaert, N. (1998). The information use in a SME: its importance and some elements of influence. Small Business Economics , 10(2), 171-191. 38. Mann, K. & Kehoe, D. (1994). An Evaluation of the Effects of Quality Improvement Activities on Business Performance. International Journal of Quality & Reliability Management , Vol. 11 No. 4, pp. 29-44. 39. Mayanja, M. (2010). Management accounting as an instrument for corporate governance in Botswana. 40. Maziriri, E. T.& Mapuranga, M. (2017). The Impact of Management Accounting Practices (Maps) on the Business Performance of Small and Medium Enterprises within the Gauteng Province of South Africa. Journal of Accounting and Management , V o l. 7, no. 2, pp. 12-25. 41. Maziriri, E.T. and Chinomona, E. (2016). Modelling the Influence of Relationship Marketing, Green Marketing and Innovative Marketing on the Business Performance of Small, Medium and Micro Enterprises (SMMES). Journal of Economics and Behavioral Studies , 8(3), pp. 127-139. 42. McChlery, S. M. (2004). Barriers and catalysts to sound financial management systems in small sized enterprises. . Research Executive Summaries Series. CIMA , 1 : 3. 43. Mitchell, F. & Reid, G.C. (2000). Editorial problems, challenges and opportunities: the small business as a setting for management accounting research. Management Accounting Research , vol. 11, pp. 385– 390. 44. Nguyễn Đình Thọ. (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh - thiết kế và thực hiện. Nhà xuất bản Lao động Xã hội. 45. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang. (2008). Nghiên cứu khoa học marketing - Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. TP. HCM: NXB Đại học Quốc Gia.
  18. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 909 46. Nicolaou, A. (2000). A contingency model of perceived effectiveness in accounting information systems: Organizational coordination and control effects. 47. Norman, G. L. & Judith, S. L. (2015). What Is A Theoretical Framework? A Practical Answer. Journal of Science Teacher Education , 26, 593–597. 48. Otley, D. (1980). The contingency theory of management accounting: achievement and prognosis. . Accounting, Organizations and Society. , 5: 413-428. 49. Parker R.H. (1984, 1992). Macmillan Dictionary of Accounting. 50. Robin Mann & Dennis Kehoe. (1994). An Evaluation of the Effects of Quality Improvement Activities on Business Performance. International Journal of Quality & Reliability Management , Vol. 11 Issue: 4, pp.29-44. 51. Scapens, R. & Bromwich, M. (2010). Management Accounting Research: 20 years. Management Accounting Research , 21, pp. 278–284. 52. Scapens, R. (1991). Management Accounting: A Review of Recent Developments. 2nded. Palgrave. 53. Segars, A. and Grover, V. (1993). Re-Examining Perceived Ease of Use and Usefulness: A Confirmatory Factor Analysis. MIS Quarterly , 17, 517-525. 54. Shields, M. D. (1995). An empirical analysis of firms’ implementation experiences with activity-based costing. Management Accounting Research , 7,1–28. 55. Smith, T. M. & Reece, J. S. (1999). The relationship of strategy, fit, productivity, and business performance in a services setting. Journal of Operations Management , 17(2): 145-161. 56. Steenkamp, J.B. E. M., & Van Trijp, H. C. M. (1991). The Use of Lisrel in Validating Marketing Constructs. International Journal of Research in Marketing , 8(4), 283-299. 57. Sulaiman M B, N. A. (2004). Management accounting practices in selected Asian countries: A Review of the Literature. Managerial Auditing Journal , 19(4):493–508. 58. Taylor, S., Sharland, A., Cronin, J. and Bullard, W. (1993). Recreational Service Quality in the International Setting. International Journal of Service Industry Management , 4, 68-86. 59. Trần Ngọc Hùng. (2016). Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các DN nhỏ và vừa tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh . 60. Walker, E. R. (1996). An Empirical Analysis of Factors Contributing to the Implementation of an Activity – Based Costing System. . PhD thesis. University of Houston. 61. Wang D. HM. and Huynh. Q. L. (2013). Mediating Role of Knowledge Management in Effect of Management Accounting Practices on Firm Performance. Journal of Knowledge Management, Economics and Information Technology , Vol. III, 3, pp. 1-25. 62. Waterhouse, J. and Tiessen, P. (1978). A Contingency Framework for Management. Accounting Systems Research. Accounting, Organizations and Society. , 3: 65-76. 63. Wildavsky, A., and N. Caiden. (2003). The New Politics of the Budgetary Process. . Fifth Edition, New York: Longman. 64. Wood, E. H. (2006). The internal predictors of business performance in small firms. Journal of Small Business and Enterprise Development , 13(3): 441-452.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2