Vận dụng kế toán quản trị chi phí vào các doanh nghiệp chế biến thủy sản
lượt xem 4
download
Trên cơ sở tìm hiểu các đặc điểm chung về sản phẩm chế biến, quy trình chế biến cũng như công tác kế toán, kế toán quản trị chi phí của một số doanh nghiệp chế biến thủy sản, bài viết đưa ra một số kiến nghị giúp cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong việc triển khai và vận dụng kế toán quản trị chi phí nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tại các doanh nghiệp này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vận dụng kế toán quản trị chi phí vào các doanh nghiệp chế biến thủy sản
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀO CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TS. Nguyễn Bích Hương Thảo, ThS. Nguyễn Thị Kim Anh TÓM TẮT Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự phát triển của công nghệ hiện đại trong thời đại 4.0 các doanh nghiệp đang nỗ lực tìm kiếm cách thức kiểm soát, quản lý, để tối thiểu hóa chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh. Muốn đạt được điều này thì không thể thiếu được sự tồn tại của kế toán quản trị chi phí. Kế toán quản trị chi phí là một trong những công cụ quan trọng trong việc cung cấp thông tin hữu ích để các nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Trên cơ sở tìm hiểu các đặc điểm chung về sản phẩm chế biến, quy trình chế biế cũng như công tác kế toán, kế toán quản trị chi phí của một số doanh nghiệp chế biến thủy sản, bài viết đưa ra một số kiến nghị giúp cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong việc triển khai và vận dụng kế toán quản trị chi phí nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tại các doanh nghiệp này. Từ khóa: Doanh nghiệp chế biến thủy sản, Kế toán quản trị chi phí, Kế toán ABSTRACT APPLICATION OF COST MANAGEMENT ACCOUNTING IN SEAFOOD PROCESSING ENTERPRISES Along with the strong development of the economy, the development of modern science and technology in the 4.0 era, the enterprises are finding methods to control and manage for minimizing costs and reducing production costs, improving operational efficiency and competitiveness. To achieve the above, it is necessary to build cost management accounting. Cost management accounting is one of the important tools in providing useful information for managers to make decisions on production and business activities in enterprises. On the basis of studying the characteristics of processed products and production processes, accounting work, cost management accounting of seafood processing enterprises, the topic makes some recommendations to help seafood processing enterprises in implementing and applying cost management accounting to contribute to improving management efficiency in these enterprises. Keywords: Seafood processing enterprises, Cost management accounting, Accounting 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành chế biến thủy hải sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nước ta, có vị thế cạnh tranh mạnh mẽ trên thế giới, tiềm năng xuất khẩu thủy sản rất lớn khi Việt Nam gia nhập WTO và hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương đã được ký kết (Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, 2017). Các doanh nghiệp chế biến thủy sản (DNCBTS) Việt Nam hiện nay có thế mạnh về nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định và đa dạng; lực lượng lao động lớn, lành nghề và nhiều kinh nghiệm; công nghệ chế biến thủy sản (CBTS) đạt trình độ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu khắt khe của các nước phát triển, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển xuất khẩu ổn định, tăng năng lực cạnh tranh và bền vững thì các DNCBTS Việt Nam phải đảm bảo chất lượng sản phẩm trong khâu nuôi trồng, chế biến, đa dạng sản phẩm có giá trị cao, tăng tận 528
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” dụng phụ phẩm, kiểm soát triệt để chi phí để xây dựng giá bán phù hợp và cạnh tranh. Một trong những giải pháp hiệu quả hiện nay là triển khai, áp dụng kế toán quản trị (KTQT) chi phí trong hoạt động quản lý và điều hành doanh nghiệp giúp kiểm soát tốt chi phí, nâng cao năng lực và chất lượng quản trị để phát triển bền vững cũng như tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. KTQT chi phí về cơ bản sẽ thực hiện các nội dung kế toán cụ thể là nhận diện và phân loại chi phí; Xây dựng định mức và dự toán chi phí; Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm; Phân tích biến động chi phí; Hệ thống báo cáo KTQT chi phí; Phân tích thông tin chi phí (Đoàn Xuân Tiên, 2009). Trên cơ sở tìm hiểu vai trò, các mô hình KTQT chi phí, đặc điểm chung về sản phẩm CBTS, quy trình chế biến cũng như công tác kế toán, KTQT chi phí của một số DNCBTS, bài viết đưa ra một số kiến nghị giúp cho các DNCBTS trong việc triển khai và vận dụng KTQT chi phí nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tại các doanh nghiệp này. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết về kế toán quản trị chi phí 2.1.1. Vai trò của kế toán quản trị chi phí KTQT chi phí có vai trò quan trọng trong quản trị, điều hành doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản lý ra các quyết định kinh doanh ở tất cả các khâu lập kế hoạch, dự toán, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá. Bên cạnh đó còn là công cụ giúp nhà quản lý kiểm tra, giám sát điều hành các hoạt động kinh tế tài chính và sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp. KTQT chi phí sẽ tư vấn cho nhà quản lý trong quá trình xử lý, phân tích thông tin, lựa chọn phương án và ra quyết định kinh doanh phù hợp nhất. Ngoài ra, nó còn thu thập, phân tích thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch, dự đoán sản xuất và tiên liệu kết quả hoạt động SXKD. Thông tin của KTQT chi phí bao gồm cả thông tin quá khứ, thông tin hiện tại và thông tin ước tính cho tương lai. Thông tin của KTQT chi phí cung cấp các chức năng quản trị doanh nghiệp, từ khâu lập kế hoạch đến khâu tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và ra quyết định. Điều đó được thể hiện qua các bước: Lập kế hoạch: Kế hoạch là một bức tranh tổng thể của doanh nghiệp trong tương lai hoặc tổng thể các chỉ tiêu kinh tế được xây dựng và đưa ra các biện pháp để đạt được mục tiêu kỳ vọng. Để xây dựng kế hoạch, nhà quản trị thường phải dự đoán, phán đoán kết quả của các chỉ tiêu kinh tế sẽ xảy ra dựa trên những cơ sở khoa học có sẵn. Trong quá trình xây dựng, nhà quản trị thường phải liên kết các chỉ tiêu kinh tế với nhau để thấy rõ sự tác động về nguyên nhân và kết quả sẽ xảy ra trong tương lai. Do vậy, thông tin KTQT chi phí cung cấp cho các nhà quản lý phục vụ xây dựng dự toán chi phí, là cơ sở cho việc xây dựng các dự toán SXKD nhằm đạt kết quả cao nhất trong các hoạt động. Tổ chức thực hiện: Đây là giai đoạn rất quan trọng, bởi vì các quyết định kinh doanh phải hết sức linh hoạt, phù hợp với các yếu tố sản xuất và đạt được mục tiêu tối ưu. Trong việc tổ chức thực hiện, nhà quản lý sẽ quyết định cách liên kết tốt nhất giữa tổ chức, con người với các nguồn lực lại với nhau để kế hoạch được thực hiện có hiệu quả nhất. KTQT chi phí thu thập và cung cấp thông tin về chi phí đã và đang thực hiện cùng những thông tin về chi phí ước tính để phục vụ việc ra quyết định và chỉ đạo thực hiện các quyết định kinh doanh của nhà quản trị. Kiểm tra đánh giá: Sau khi đã lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, nhà quản lý phải kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Giai đoạn này nhà quản lý sẽ so sánh hoạt động thực 529
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” hiện với kế hoạch đã lập. So sánh này sẽ chỉ ra ở khâu nào công việc thực hiện chưa đạt yêu cầu, cần sự hiệu chỉnh để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đã thiết lập. Do đó, KTQT chi phí có vai trò cung cấp thông tin chi phí thực hiện của từng bộ phận giúp nhà quản trị nhận diện và đánh giá kết quả thực hiện, những tồn tại yếu kém cần khắc phục để từ đó có thể kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu quả của quá trình hoạt động. Ngoài ra, KTQT chi phí còn cung cấp thông tin thích hợp phục vụ cho việc phân bổ các nguồn lực của doanh nghiệp một cách tối ưu. Ra quyết định: là việc thực hiện những lựa chọn hợp lý trong số các phương án khác nhau. Ra quyết định không phải là một chức năng riêng biệt, nó là một chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu trong quá trình quản lý một tổ chức, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra đánh giá. Chức năng ra quyết định được vận dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Để phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản trị, KTQT chi phí có vai trò cung cấp thông tin, báo cáo phân tích để nhà quản trị có cơ sở lựa chọn phương án, quyết định kinh doanh phù hợp và tối ưu. Đây là chức năng cơ bản nhất của thông tin KTQT chi phí. Dựa vào nguồn thông tin thu nhập, thông qua phân tích chọn lọc thông tin để đưa ra quyết định đối với từng hoạt động cụ thể của quá trình kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí. Ra quyết định là công việc thường xuyên của các nhà quản trị ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp. Các nhà quản trị thường đứng trước nhiều phương án kinh doanh khác nhau. Mỗi phương án bao gồm nhiều hệ thống thông tin đa dạng như là số lượng, chủng loại, chi phí, lợi nhuận, vốn, thị trường... Do vậy đòi hỏi KTQT chi phí phải tổng hợp, phân tích và chọn lọc hệ thống thông tin này. Trên cơ sở đánh giá hệ thống thông tin do KTQT chi phí cung cấp để đưa ra các quyết định chọn các phương án tối ưu. 2.1.2. Các mô hình KTQT chi phí: Mỗi doanh nghiệp sẽ có một đặc điểm về sản phẩm sản xuất, qui trình sản xuất, qui mô doanh nghiệp, nguồn lực tài chính, năng lực quản trị, nguồn lực nhân sự khác nhau. Do vậy việc thu nhận thông tin để phục vụ công tác quản lý khác nhau về thông tin kế toán, kế toán quản trị chi phí. Hiện nay, có 3 mô hình kế toán quản trị cơ bản bao gồm mô hình kết hợp, mô hình tách biệt, mô hình hỗn hợp. Mô hình kết hợp: loại mô hình này gắn kết hệ thống quản trị chi phí với hệ thống kế toán theo từng phần hành: KTQT chi phí, KTQT doanh thu,… Việc vận dụng mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí nhưng hoạt động với hiệu suất không cao, do chưa có sự chuyên biệt trong bộ phận kế toán giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị, cùng một lúc kế toán thực hiện song song hai công việc. Mô hình tách biệt: là mô hình tổ chức hệ thống KTQT tách biệt với hệ thống kế toán tài chính trong phòng kế toán. Theo mô hình này, trong một doanh nghiệp sẽ có hai bộ phận kế toán riêng: Bộ phận kế toán tài chính thu thập, xử lý và cung cấp thông tin bên ngoài doanh nghiệp. Bộ phận KTQT trong đó có KTQT chi phí thu thập, xử lý và cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị và phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý trong nội bộ đơn vị kế toán. Mô hình này có ưu điểm là thông tin KTQT cung cấp nhanh chóng, kịp thời, chuyên nghiệp và đảm bảo tính chuyên môn hóa cao. Tuy nhiên, theo mô hình này thì nhược điểm là chi phí cao do tổ chức riêng một bộ phận KTQT. Mô hình hỗn hợp: là mô hình kết hợp giữa 2 mô hình nêu trên, trong đó mô hình KTQT chi phí được tổ chức riêng, còn nội dung khác thì theo mô hình kết hợp. Mô hình hỗn hợp có 530
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” tính linh hoạt hữu ích và khả năng cung cấp thông tin cao nhưng doanh nghiệp sẽ phải đầu tư nguồn lực để tổ chức vận hành bộ máy và thực hiện tổ chức công tác kế toán hiệu quả. Việc xây dựng mô hình KTQT nói chung và KTQT chi phí nói riêng bao gồm hai nội dung quan trọng là xây dựng cơ chế vận hành của nội dung KTQT và cơ chế vận hành nhân sự kế toán. Việc lựa chọn mô hình nào là tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định và đảm bảo việc tiết kiệm, hiệu quả. 2.1.3. Tổng quan về các doanh nghiệp chế biến thủy sản Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thủy sản, hiện cả nước có 4.105 cơ sở CBTS. Trong đó có 825 cơ sở CBTS quy mô công nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu và 3.280 cơ sở chế biến quy mô nhỏ phục vụ chế biến tiêu thụ nội địa. Các cơ sở CBTS phân bố tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Nguồn nguyên liệu phục cho chế biến là từ khai thác, nuôi trồng thủy sản và nhập khẩu nguyên liệu. Loại hình doanh nghiệp bao gồm Công ty cổ phần, Công ty THHH, Doanh nghiệp Tư Nhân, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và các cơ sở sản xuất nhỏ. Trong đó Công ty cổ phần, Công ty THHH chiếm tỷ lệ đa số. - Sản phẩm của Thủy sản bao gồm: Chế biến và bảo quản cá, tôm, của và loài thân mềm; làm lạnh, sấy khô, hun khói, ướp muối, ngâm trong nước muối, đóng gói. Sản xuất các sản phẩm cá, tôm cua và các loài động vật thân mềm; cá nấu chín, cá khúc, cá rán, trứng cá muối, phụ phẩm trứng cá muối; Sản xuất các thức ăn cho người hoặc súc vật từ cá; Sản xuất các thức ăn từ cá và các động vật sống dưới nước khác không dùng cho người. Sản phẩm của các DN CBTS chủ yếu phục vụ nhu cầu xuất khẩu trong đó mặt hàng tôm, cá và sản phẩm giá trị gia tăng khác chiếm tỷ trọng chủ yếu. Tổng công suất chế biến xuất khẩu 4,5 triệu đến 5 triệu tấn nguyên liệu/năm. Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Theo Vasep, sản phẩm thủy sản của các DNCBTS Việt Nam hiện nay xuất khẩu sang hơn 160 thị trường trên thế giới. Trong đó top 10 thị trường gồm: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, Anh, Canada, Nga, chiếm khoảng 92-93% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. 531
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam 2.2. Phương pháp nghiên cứu: - Bài viết sử pháp tiếp cận hệ thống, logic, biện chứng để hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về KTQT chi phí trong doanh nghiệp. - Sử dụng phương pháp tổng quan tài liệu, nghiên cứu sử dụng kết hợp dữ liệu thứ cấp về lý luận liên quan đến KTQT chi bao gồm giáo trình, đề tài NCKH các cấp, luận án, báo cáo khoa học, bài báo khoa học trong nước và ngoài nước và một số website chính thức. 3. ĐẶC ĐIỂM VỀ SẢN PHẨM THỦY SẢN VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CÁC DNCBTS Phát triển thủy sản đã và đang trở thành ngành kinh tế quan trọng của nước ta. Các DNCBTS chế biến thủy sản với qui mô lớn gắn với công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển bền vững như là: tổ chức sản xuất hợp lý, cải thiện năng suất, ổn định chất lượng, kiểm soát chi phí sản xuất, xây dựng thương hiệu uy tín, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Phát triển thủy sản tạo ra môi trường làm việc an toàn ổn định cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. CBTS trở thành ngành kinh tế thương mại hiện đại, tăng hàm lượng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản phẩm để trở thành những sản phẩm mang thương hiệu đặc trưng vùng miền, giảm sản lượng bán thô, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Đặc điểm của các sản phẩm CBTS phụ thuộc vào các yếu tố sau: nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực, năng lực chế biến và tính mùa vụ. Công tác cung ứng nguồn nguyên liệu CBTS là những công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng hóa trong chuỗi sản xuất thủy sản. Do vậy kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào luôn được quan tâm hàng đầu đối với các DNCBTS. Chất lượng nguồn nguyên liệu phải được kiểm tra bằng phương pháp thủ công như công nhân dùng mắt để kiểm tra màu sắc, dùng tay để thử độ đàn hồi và ngửi thử mùi của sản phẩm để phân loại sản phẩm đạt tiêu chuẩn để đưa vào chế biến. Sản phẩm thủy sản đạt chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào độ tươi và chủng loại sản phẩm. Tuy nhiên yếu tố này lại phụ thuộc rất nhiều vào mùa vụ cũng như khu vực thu mua nguyên liệu. Đối với nguồn thủy sản trong tự nhiên, quản lý nguồn gốc từ nhiều tàu khai thác để kiểm soát việc sử dụng hóa chất, kháng sinh 532
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” để bảo quản trong quá trình vận chuyển vào đất liền. Quản lý các cơ sở thu mua không tuân thủ qui định chất lượng khiến hải sản bị nhiễm bẩn, dập nát, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình bốc dỡ sản phẩm từ những tàu khai thác xa bờ về. Đối với nguồn thủy sản nuôi trồng thì kiểm soát việc sử dụng chất cấm, kháng sinh nguyên liệu; lạm dụng thuốc thú y và chất xử lý cải tạo môi trường, tuân thủ đúng thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch đối với một số hóa chất, kháng sinh được phép sử dụng. Loại bỏ thủy sản nhiễm hóa chất và kháng sinh cấm hay bơm trộn tạp chất…Khuyến khích thu mua thủy sản từ các cơ sở nuôi đảm bảo quy trình sản xuất an toàn dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở nuôi, có nguồn thức ăn tự nhiên phong phú, môi trường nước sạch, thân thiện với môi trường như VIETGAP, MSC, GLOBAL GAP... Bên cạnh đó, quy trình công nghệ CBTS ảnh cũng ảnh hưởng trực tiếp đến đặc điểm chi phí, giá thành của DNCBTS. Từ một loại nguyên liệu, quy trình công nghệ chế biến khác nhau tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau và chi phí sản xuất tùy thuộc vào nguyên liệu, sản phẩm chế biến và hoạt động qua các khâu của quy trình chế biến. Quy trình công nghệ sản xuất như nhau nhưng có thể chế biến sản phẩm theo các yêu cầu đơn đặt hàng khác nhau có chất lượng và tiêu chuẩn khác nhau dẫn đến chi phí phát sinh trong hoạt động CBTS trở nên phức tạp, đa dạng. Do đó việc xác định chi phí cho từng loại sản phẩm cuối cùng khó đảm bảo tính chính xác cao mà trong đó chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công chiếm phần lớn. Nguyên liệu Xếp khuôn Rửa Chờ đông Đánh vảy Cấp đông fillet Tách khuôn Lột da, gỡ xương Mạ băng Làm sạch định hình Bao gói Phân cỡ Đóng băng Rửa Bảo quản Cân Xuất hàng Sơ đồ 3.1: Quy trình chế biến từ nguyên liệu đông lạnh Nguồn: Công ty TNHH Đại Thành 533
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Tiếp nhận nguyên liệu tươi Kho ướp lạnh Phân loại Làm lạnh đông Rửa Lột da/ Phân khúc Phi lê Loại bỏ máu Lột da/Cắt/Phân khúc Rửa Washing Phân loại/Xếp khuôn Làm lạnh đông Cân Mạ băng Bao gói chân không Bao gói Xếp vào hầm lạnh Sơ đồ 3.2: Quy trình chế biến từ nguyên liệu tươi Nguồn: Công ty TNHH Đại Thành Phụ thuộc vào tính thời vụ nên sản phẩm thủy sản có thời điểm lượng nguyên liệu đầu vào rất lớn, đặc tính mau hỏng. Do đó, nguyên liệu, sản phẩm sơ chế phải được bảo quản ở những điều kiện đông lạnh hoặc phải đưa vào sản xuất chế biến ngay trong ngày. Để tránh nguyên liệu bị ươn thối, công nhân tăng ca liên tục, các thiết bị máy móc phải hoạt động liên tục. Có thể thấy, tài sản cố định trong các DNCBTS phần lớn là các thiệt bị chạy đông, thiết bị chế biến, máy rửa… phục vụ cho việc bảo quản và chế biến thủy hải sản. Bên cạnh đó, có những thời điểm lại không có nguyên liệu hoặc vào mùa mưa bão thì máy móc hoạt động ít, công nhân lại phải nghỉ việc hoặc công việc không ổn định. Điều kiện môi trường làm việc trong nhà máy CBTS ảnh hưởng xấu sức khỏe người lao động do phải sản xuất trong điều kiện nhiệt độ thấp, đáp ứng điều kiện vô trùng và vệ sinh. Như vậy chi phí nhân công trong các DNCBTS bao gồm: tiền lương theo sản phẩm, theo ngày công và các chi phí phát sinh như tiền tăng ca, bồi dưỡng độc hại, các khoản trích trước tiền lương do có các khoảng thời gian ngừng việc trong năm. Thực tế, việc sản xuất tại các DNCBTS cho thấy sự không ổn định về chi phí do sự phụ thuộc vào giá nguyên liệu, mức lương người lao động, trình độ công nghệ sản xuất của từng doanh nghiệp. Chính những sự phức tạp trong quá trình sản xuất, quá trình tiêu sản phẩm ra thị 534
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” trường, để các quyết định được chính xác, phù hợp yêu cầu lãnh đạo doanh nghiệp, lãnh đạo bộ phận trong doanh nghiệp phải có được các thông tin đúng, đủ, kịp thời, nhanh chóng. 4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Bài viết đưa ra số kiến nghị để các DNCBTS có thể vận dụng trong việc triển khai và thực hiện công tác KTQT chi phí. Thứ nhất để vận dụng thành công và hiệu quả công tác KTQT chi phí trước tiên lãnh đạo doanh nghiệp phải nhận thức việc vận dụng KTQT chi phí là hết sức cần thiết và cấp bách trong thời đại 4.0. Từ đó, họ mới có kế hoạch tập trung nguồn lực tài chính, phát triển đội ngũ nhân viên kế toán, KTQT trình độ cao. Cụ thể quan tâm xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về KTQT cho đội ngũ nhân viên kế toán của doanh nghiệp. Đào tạo đội ngũ nhân viên kế toán có thể tiếp cận được các công nghệ mới, sử dụng công nghệ phục vụ cho hoạt động kế KTQT. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có định hướng trong khâu tuyển dụng nhân sự để chọn các kế toán có năng lực và kiến thức về KTQT chi phí. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần tiếp cận và áp dụng các trang thiết bị, chương trình, công nghệ số hiện đại phục vụ cho công tác kế toán nói chung và KTQT nói riêng. Thứ hai, doanh nghiệp cần lựa chọn mô hình KTQT chi phí phù hợp với đặc thù doanh nghiệp, có sự kết hợp với kế toán tài chính nhưng vẫn đảm bảo việc lựa chọn phải tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, lãnh đạo doanh nghiệp, các bộ phận chức năng cần xác định tối thiểu chi phí bỏ ra, tối đa thu nhận thông tin hữu ích. KTQT chi phí cần phải xác định được thông tin nhà lãnh đạo cần, để có kế hoạch thu thập, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác. Hạn chế cung cấp thông tin không hữu ích cho nhà quản trị, gây nhiễu thông tin. Thứ ba, hoàn thiện việc xây dựng định mức chi phí. Doanh nghiệp cần nâng cao trách nhiệm cũng như năng lực của bộ phận xây dựng định mức, để đảm bảo định mức được hợp lý, phù hợp góp phần làm cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Hệ thống định mức chi phí trong DNCBTS cần xây dựng bao gồm: Định mức chi phí nguyên vật liệu, định mức chi phí nhân công, định mức chi phí sản xuất chung, định mức chi phí bán hàng, định mức chi phí quản lý doanh nghiệp. Thứ tư, hoàn thiện lập dự toán. Đối với nhà quản trị việc ra được các quyết định ngắn hạn và dài hạn trong tương lai là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Để có được các quyết định phù hợp, chính xác nhà quản trị cần dựa vào các loại dự toán. Lập dự toán chính xác sẽ giúp tiết kiệm được chi phí, tận dụng khai thác tối đa các nguồn lực cho doanh nghiệp. Với đặc điểm nguồn nguyên liệu có tính thời vụ và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, sản phẩm sản xuất phần lớn là theo đơn đặt hàng nên việc lập dự toán sẽ bao gồm hai loại là dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt. Trong đó, dự toán linh hoạt là dự toán được lập với các quy mô sản xuất khác nhau nên việc lập dự toán này sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đưa ra các quyết định về giá bán ở các quy mô sản xuất khác nhau cho các nhà quản trị. Đây cũng là cơ sở để kiểm soát, đánh giá chi phí và dự toán các nguồn cung ứng cho doanh nghiệp. Thứ năm, hoàn thiện việc phân tích biến động chi phí. Đối với sản phẩm thủy sản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng cao trong chi phí sản xuất. Do vậy các DNCBTS nên chú trọng việc phân tích biến động của hai loại chi phí này. Việc phân tích biến động chi phí phải được tiến hành đồng bộ và theo định kỳ, để nhà quản trị có nguồn thông tin và phát hiện kịp thời những biến động chi phí để kịp thời ra các quyết định phù hợp. 535
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Thứ sáu, hoàn thiện việc phân tích thông tin chi phí phục vụ cho việc quản trị doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích, kế toán cung cấp các thông tin đáng tin cậy, hữu ích giúp cho lãnh đạo DNCBTS có đầy đủ thông tin cho việc ra quyết định cho các phương án kinh doanh cho mỗi kỳ sản xuất kinh doanh. Phân tích thông tin chi phí tập trung vào phân tích chênh lệch phí; xác định các chỉ tiêu lãi trên biến phí, tỷ suất lãi trên biến phí, kết cấu chi phí, độ lớn đòn bẩy kinh doanh; tìm và phân tích điểm hòa vốn, các vùng an toàn về sản lượng và doanh thu; ứng dụng của việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận vào quá trình ra quyết định; phân tích có hệ thống toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định ngắn hạn, dài hạn hay định giá bán sản phẩm trên cơ sở thông tin phân tích. 5. KẾT LUẬN Mỗi DNCBTS sẽ có đặc điểm có sản phẩm khác nhau, qui mô hoạt động, quy trình sản xuất khác nhau. Bên cạnh đó quan điểm lãnh đạo nhìn nhận vấn đề về KTQT chi phí cũng không giống nhau do vậy sẽ có sự khác biệt trong việc lựa chọn áp dụng phương pháp. Bài viết dựa cơ sở tìm hiểu về tổng quan lý thuyết về KTQT chi phí, cũng tìm như đặc điểm SXKD của các DNCBTS nhóm tác giả đã đề xuất một số nội dung giúp cho DN CBTS vận dụng trong việc thực hiện công tác KTQT chi phí. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Bộ tài chính (2006). Thông tư số 53/2006/TT-BTC về hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp 2. Đoàn Xuân Tiên (2009), Giáo trình Kế Toán Quản Trị Doanh Nghiệp, NXB Tài chính. 3. Đặng Lan Anh (2019). Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh. Luận án Tiến sỹ 4. Nguyễn Thị Bình (2018). Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Luận án Tiến sỹ. 5. Hồ Mỹ Hạnh (2014). Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may Việt Nam Luận án Tiến sỹ. 6. Những trang Web tham khảo: - www.nafiqad.gov.vn (Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) - www.gos.gov.vn (Tổng cục Thống kê Việt Nam); Tài liệu tham khảo tiếng Anh 1. Atkinson và cộng sự, (2001). Management Accounting, 3th edition, Prentice Hall International. 2. Joshi, P. L. (2001). The international diffusion of new management accounting practices: the case of India. Journal of International Accounting, Auditing & Taxation 3. Michael W Maher (2000). Managament accounting education at the Millennium 4. Omar A.A. Jawabreh (2012). The Impact of Accounting Information System in Planning, Controling and Decision - making Processes in Jodhpur Hotels. Asian Journal of Finance & Accounting. 5. Jan Richard Heier (2010). The foundations of modern cost management: The life and work of Albert Fink. --- Thông tin tác giả: - TS Nguyễn Bích Hương Thảo, Khoa Kế toán - Tài chính, Đại học Nha Trang Email: thaonbh@ntu.edu.vn Số điện thoại: 0905.123.057 Lĩnh vực nghiên cứu: Kế toán tài chính, kế toán quản trị - Ths Nguyễn Thị Kim Anh, Khoa Kế toán - Tài chính, Đại học Nha Trang Email: anhntk1@ntu.edu.vn Số điện thoại: 0973.097.280 Lĩnh vực nghiên cứu: Kế toán tài chính, kế toán quản trị 536
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chiến lược trong các doanh nghiệp Việt Nam
7 p | 342 | 42
-
Mức độ vận dụng kế toán quản trị của các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam
10 p | 12 | 5
-
Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí - Một số khuyến nghị cho doanh nghiệp chế biến thủy sản vận dụng kế toán quản trị chi phí
9 p | 10 | 5
-
Lợi ích và thành quả từ vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp Việt Nam
11 p | 9 | 4
-
Mô hình nghiên cứu nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp chế biến gỗ Nam Trung Bộ
4 p | 52 | 3
-
Nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội
11 p | 8 | 2
-
Vai trò của vận dụng kế toán quản trị chiến lược trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam
7 p | 7 | 2
-
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương
11 p | 4 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các công ty xây lắp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
13 p | 7 | 1
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp kinh doanh gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương
9 p | 3 | 1
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị tại các công ty xây lắp trên địa bàn tỉnh Long An
7 p | 3 | 1
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các công ty chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 8 | 1
-
Thực trạng vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm khu vực thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 5 | 1
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các công ty sản xuất thép trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 4 | 1
-
Mức độ vận dụng kế toán quản trị chiến lược tại các doanh nghiệp may Việt Nam trên địa bàn Hà Nội trong thời kỳ hội nhập
9 p | 3 | 1
-
Ảnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp: Đề xuất mô hình khái niệm dựa trên Balanced Scorecard
14 p | 2 | 1
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới vận dụng kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp điện phía Bắc Việt Nam
12 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn