intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của vận dụng kế toán quản trị chiến lược trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Vai trò của vận dụng kế toán quản trị chiến lược trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam" đã phân tích vai trò cơ bản của kế toán quản trị chiến lược đối với doanh nghiệp như vai trò của kế toán quản trị chiến lược với hệ thống kiểm soát quản lý tại doanh nghiệp; các quyết định về giá bán sản phẩm của doanh nghiệp hay các vai trò của thông tin kế toán quản trị chiến lược. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của vận dụng kế toán quản trị chiến lược trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 VAI TRÒ CỦA VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM THE ROLE OF STRATEGIC ACCOUNTING PRODUCTS PRODUCED IN VIETNAM ThS. Hoàng Văn Huệ Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Kế toán quản trị chiến lược được xem là công cụ cung cấp thông tin nhấn mạnh vào hiệu quả nội bộ doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định kịp thời và đúng đắn. Bài viết đã phân tích vai trò cơ bản của kế toán quản trị chiến lược đối với doanh nghiệp như vai trò của kế toán quản trị chiến lược với hệ thống kiểm soát quản lý tại doanh nghiệp; các quyết định về giá bán sản phẩm của doanh nghiệp hay các vai trò của thông tin kế toán quản trị chiến lược Từ khóa: Kế toán, quản trị chiến lược, doanh nghiệp sản xuất ABSTRACT Strategic management accounting is seen as an information tool that emphasizes internal efficiency of an enterprise, helping enterprises to make timely and correct decisions. The article has analyzed the fundamental role of strategic management accounting for businesses such as the role of strategic management accounting with management control systems in enterprises; corporate product selling price decisions or the roles of strategic management accounting information Keywords: Accounting, strategic management, manufacturing enterprises 1. Đặt vấn đề Kế toán quản trị chiến lược ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định của nhà quản trị. Kế toán quản trị chiến lược là một nội dung của kế toán quản trị, nó tạo ra giá trị cho tổ chức bằng cách hỗ trợ sự hình thành, lựa chọn, thực hiện và đánh giá các chiến lược của tổ chức với việc phân bổ các nguồn lực, thu thập các thông tin về tài chính và phi tài chính từ bên trong và bên ngoài tổ chức. Do đó, việc vận dụng kế toán quản trị chiến lược trong các doanh nghiệp sản xuất có vai trò rất lớn đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. 2. Cơ sở lý thuyết về kế toán quản trị chiến lược Kế toán quản trị (KTQT) chiến lược lần đầu tiên được đề cập bởi Simmonds vào năm 1981 đăng trên Tạp chí Quản lý kế toán số 59 (Roslender & Hart, 2003; Cinquini & Tenucci, 2010; Langfield-Smith, 2008). Theo đó, KTQT chiến lược cung cấp và phân tích dữ liệu KTQT về doanh nghiệp (DN) và đối thủ cạnh tranh của mình, để sử dụng trong kiểm soát và phát triển chiến lược kinh doanh”. Theo Zahirul Hoque (2003), Kế toán quản trị chiến lược là một quá trình nhận diện tập hợp, 475
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 lựa chọn và phân tích thông tin kế toán để trợ giúp cho các nhà quản lý đưa ra quyết định chiến lược và đánh giá hiệu quả họat động của doanh nghiệp. Kapal và Atkinson (2014), kế toán quản trị chiến lược liên quan đến việc tư vấn cho các nhà quản trị trong hoạch định, triển khai và đánh giá chiến lược kinh doanh. Viện Kế toán Quản trị Chartered (CIMA) định nghĩa kế toán quản trị chiến lược là “việc cung cấp và phân tích dữ liệu kế toán quản trị về một doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh, để sử dụng trong việc phát triển và giám sát chiến lược kinh doanh”. Nguyễn Mạnh Thiều (2016), Kế toán quản trị chiến lược là một bộ phận của kế toán quản trị đặt trọng tâm vào việc thu thập, xử lý thông tin phục vụ cho việc ra quyết định quản trị chiến lược và đánh giá tình hình thực hiện quyết định này. KTQT chiến lược là việc thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu KTQT về DN, đối thủ cạnh tranh và khách hàng, nhằm sử dụng cho việc phát triển và giám sát chiến lược kinh doanh của DN. KTQT được xem là công cụ cung cấp thông tin nhấn mạnh vào khía cạnh hiệu quả nội bộ, giúp các nhà quản trị hiểu được ưu, nhược điểm của DN, từ đó có thể đưa ra các quyết định quản trị kịp thời, đúng đắn. KTQT ban đầu chỉ tập trung vào chi phí, kiểm soát tài chính, nhằm đảm bảo mục tiêu của tổ chức (Vũ Thị Hải Hà, 2021) Theo sự phát triển của môi trường, xuất phát từ nhu cầu quản trị, KTQT phát triển với mô hình có nội dung và phương pháp cụ thể, trở thành công cụ quan trọng đối với tất cả các DN. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, sự phát triển của KTQT dẫn đến KTQT chiến lược. KTQT chiến lược là sự giao thoa giữa kế toán, chiến lược và marketing. 3. Vai trò của kế toán quản trị chiến lược trong các doanh nghiệp sản xuất 3.1. Kế toán quản trị chiến lược với hệ thống kiểm soát quản lý tại doanh nghiệp Xu hướng toàn cầu hoá đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu thế đó. Trước bối cảnh này, các nhà quản lý rất quan tâm đến hiệu quả hoạt động của tổ chức mình, họ thật sự lo lắng khi tình hình hoạt động đi xuống và muốn biết rõ nguyên nhân là do bộ phận nào, công đoạn nào cụ thể còn yếu kém. Một trong những công cụ đắc lực và quan trọng nhất trong hệ thống kiểm soát quản lý là hệ thống kế toán. Để xây dựng một hệ thống kiểm soát quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức, việc thiết kế cần phải nhận biết có những tồn tại gì, xác định các trung tâm trách nhiệm, cân nhắc giữa chi phí và lợi ích, và đưa ra động lực để đạt được mục tiêu và những nỗ lực quản lý. Một trung tâm trách nhiệm là một hệ thống các hoạt động được phân cho một nhà quản lý, một nhóm quản lý, hay những nhân viên khác. Như vậy, người ta áp dụng hệ thống kế toán trách nhiệm để nhận rõ bộ phận nào trong tổ chức có trách nhiệm với từng mục tiêu, phát triển các đo lường việc thực hiện và các chỉ tiêu cần đạt được, và thiết kế các báo cáo về các đo lường này ở từng bộ phận trong tổ chức hoăc từng trung tâm trách nhiệm. Các trung tâm trách nhiệm thường có đa mục tiêu mà hệ thống kiểm soát quản lý giám sát. Các trung tâm trách nhiệm thường được phân loại theo trách nhiệm tài chính của chúng như các trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận, hay trung tâm đầu tư. Để đạt được mục tiêu của tổ chúc, hệ thống kiểm soát quản lý phải phù hợp với cơ cấu tổ chức của đơn vị. Các nhà quản lý xác định các công việc và các đo lường việc thực hiện chúng có liên quan đến mục tiêu của tổ chức. Điều này được làm thông qua hệ thống báo cáo thực hiện. Báo 476
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 cáo thực hiện phải theo đúng với mục tiêu của các nhà quản lý, cung cấp các hướng dẫn cho nhà quản lý, thông đạt mục tiêu và mức độ đạt được của họ trong toàn bộ tổ chức và cho phép tổ chức có thể tiên liệu và đáp ứng được sự thay đổi theo thời gian. Để áp dụng kế toán quản trị chiến lược hiệu quả thì nhân viên kế toán quản trị chiến lược phải nhận thức được những thách thức và yêu cầu về kỹ năng trong mối quan hệ với hệ thống kiểm soát quản lý doanh nghiệp được thiết kế phù hợp và hiệu quả. KTQT chiến lược cố gắng giảm chi phí trong hoạt động kế toán của DN bằng cách giao thêm cho nhân viên KTQT việc lập kế hoạch chiến lược và quyết định quy trình hoạt động của DN. Do đó, nhà quản trị DN cũng phải thay đổi tư duy trong hoạt động kinh doanh với kế toán của họ. Điều này cũng vô cùng quan trọng khi hiện nay xu thế bùng nổ kinh tế số và những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang ảnh hưởng đến hoạt động KTQT nói chung và KTQT chiến lược nói riêng. 3.2. Kế toán quản trị chiến lược và các quyết định về giá bán sản phẩm của doanh nghiệp Định giá bán là một trong những chiến lược cấp cao, quan trọng nhất trong marketing. Mục tiêu của các doanh nghiệp ở đây, là làm sao để xác định một mức giá hấp dẫn, cạnh tranh nhất cho sản phẩm, dịch vụ của họ trên thị trường. Ngoài việc doanh nghiệp phải tính toán giá thành làm sao để bù đắp được các chi phí liên quan tới sản xuất sản phẩm, nhân sự, bán hàng; họ còn phải xác định mức giá làm sao để đảm bảo hình ảnh và uy tín của thương hiệu trên thị trường, cũng như đủ sức cạnh tranh với đối thủ. Định giá bán sản phẩm có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy các nhà quản trị doanh nghiệp thường coi đây là nhiệm vụ quan trọng, có tính sứ mệnh lịch sử ảnh hưởng đến các nhiệm vụ khác. Trước hết việc đưa ra giá bán sản phẩm tác động tới mức doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, giá bán cao tạo ra mức lợi nhuận lớn, giá bán thấp đó là sự thiệt hại của doanh nghiệp. Song giá bán lại bị giới hạn bởi cầu của thị trường và tính cạnh tranh của sản phẩm. Do vậy đưa ra giá bán cụ thể bao nhiêu, đó là câu trả lời thật khó của nhà quản trị. Chính vì thế, nhà quản trị cần xây dựng giá bán phải thật khoa học, vừa phù hợp với nhu cầu của thị trường và đảm bảo lợi nhuận tối đa. Thông thường mức giá mà doanh nghiệp định ra phải hợp lý tức là nằm ở khoảng nào đó giữa hai mức giá hoặc không quá thấp để không đem lại lợi nhuận hoặc không quá cao để không thể bán. Chiến lược định giá có tính đến cả hành động phản ứng của đối thủ cạnh trạnh tranh, độ co giãn của giá cả, sự tăng trưởng của thị trường dự báo, các lợi ích kinh tế theo quy mô và kinh nghiệm trong quá trình định giá. Chiến lược định giá đòi hỏi các nhà quản lý phải chịu trách nhiệm thiết lập các chính sách và thủ tục giá cả thống nhất, phù hợp với mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp. Trong quá trình ứng dụng kế toán quản trị chiến lược đối với các quyết định liên quan đến giá và chiết khấu sản phẩm như sau: Thứ nhất, truyền đạt thông tin có ảnh hưởng liên quan đến giá bán và chiết khấu sản phẩm. Định giá bán sản phẩm có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp vì nó sẽ ảnh hưởng tới mức doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp (giá bán cao tạo ra mức lợi nhuận lớn, giá bán thấp thì có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp). Do đó, việc sử dụng những thông tin phù hợp liên quan đến việc xác lập giá giúp nâng tầm của kế toán quản trị. Định giá bán sản phẩm dựa trên chi phí là phương pháp phổ biến nhất trong tất cả các doanh nghiệp. Chi phí sản xuất ra sản phẩm là yếu tố có tính chất quyết định trực tiếp tới kết quả và hiệu quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, đó là nhân tố để doanh nghiệp tồn tại và phát triển như thế nào trên thị trường. 477
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Giá bán sản phẩm là thước đo thể hiện giá trị của sản phẩm, do vậy nó thường ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp trên thương trường. Do vậy đưa ra giá bán thấp quá có thể thị trường hiểu nhầm chất lượng sản phẩm kém, giá bán cao không phù hợp với thu nhập của khách hàng, sản lượng tiêu thụ chậm. Như vậy đưa ra giá bán phải thận trọng vừa phù hợp với mức thu nhập của khách hàng phục vụ vừa đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp cao nhất. Thứ hai, phân tích các thông tin liên quan đến quá trình định giá bán sản phẩm Quá trình định giá sản phẩm của các doanh nghiệp thường được tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp thường phù hợp với những sản phẩm cụ thể và chiến lược mà doanh nghiệp lựa chọn. Có những sản phẩm sản xuất hàng loạt sau đó mới được xác định tiêu thụ, có những sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, có những sản phẩm tiêu thụ ngay nội bộ doanh nghiệp, có những sản phẩm mang tính độc quyền, có những sản phẩm mang tính cạnh tranh… Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hàng loạt giá bán sản phẩm phải bù đắp được tất cả các khoản chi phí từ khâu sản xuất, tiêu thụ và hoàn một lượng vốn nhất định cho nhà đầu tư. Đây chính là nguyên tắc cơ bản trong tất cả mọi quyết định định giá. Phương pháp định giá các sản phẩm sản xuất hàng loạt thường thực hiện theo phương trình sau: Giá bán sản phẩm = Chi phí nền sản phẩm + Chi phí tăng thêm Chi phí nền và chi phí tăng thêm của sản phẩm phụ thuộc vào từng phương pháp định giá cụ thể sau: Định giá theo phương pháp chi phí trực tiếp: Theo phương pháp này chi phí nền bao gồm toàn bộ biến phí sản phẩm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, biến phí sản xuất chung, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí tăng thêm đó là phần bù đắp định phí: định phí sản xuất, định phí bán hàng, định phí quản lý doanh nghiệp và phần dôi ra để thu hồi vốn đầu tư theo mong muốn của các nhà quản trị. Chi phí tăng thêm được xác định theo một tỷ lệ phần trăm của chi phí nền. Chi phí tăng thêm = Chi phí nền  Tỷ lệ % tăng thêm so với chi phí nền 𝑇ỷ 𝑙ệ % tăng thêm so với chi phí nền Mức hoàn vốn đầu tư mong muốn + Định phí = 𝑋100 Sản lượng sản phẩm  Biến phí đơn vị Thứ ba, phân tích các thông tin liên quan đến việc xác lập giá bán Nhu cầu của thị trường là yếu tố quan trọng nhất của bất kỳ nhà quản trị kinh doanh nào. Trước khi nhà quản trị đưa ra quyết định sản xuất sản phẩm gì, cần phải tính toán ngay sản phẩm đó tiêu thụ ở thị trường nào và phục vụ cho ai. Cầu của thị trường có thể hiểu đơn giản đó là tổng hợp nhu cầu của người mua và khả năng thanh toán của khách hàng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp chuẩn bị tung ra thị trường. Do vậy để đưa ra quyết định giá bán có độ tin cậy cao, các nhà quản trị thường phải nắm bắt các thông tin về số lượng khách hàng có nhu cầu, mức thu nhập của khách hàng, số lượng các sản phẩm cùng loại trên thị trường và khối lượng các sản phẩm của từng nhà cung cấp tung ra thị trường. Các nhà quản trị cũng cần dự đoán xu hướng vận động nhu cầu của thị trường để đưa ra các quyết định định giá bán sản phẩm đúng thời điểm nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Tính cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đây là nhân tố rất quan trọng trong các quyết định, định giá bán sản phẩm của các nhà quản trị. Đối với các sản phẩm độc quyền bán, nhà quản trị có thể định giá bán sản phẩm cao nhằm thu tối đa lợi nhuận. Đối với các sản phẩm cạnh tranh nhà quản trị đưa ra giá bán phù hợp vì nếu giá bán cao quá sẽ không tiêu thụ 478
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 được, hoặc giá bán thấp quá, doanh nghiệp sẽ mất đi một mức lợi nhuận. Do vậy các nhà quản trị cần nghiên cứu yếu tố cạnh tranh trên thị trường thông qua những điểm sau: Uy tín và vị thế của doanh nghiệp hiện tại, chiến lược dài hạn của doanh nghiệp như thế nào, các chỉ tiêu tài chính đã minh bạch trên thị trường chứng khoán ra sao… Thứ tư, định giá bán sản phẩm mới Sản phẩm mới là những sản phẩm hiện chưa có trên thị trường tiêu thụ hoặc những sản phẩm tương đương với những sản phẩm đã có trên thị trường nhưng khác nhau về mẫu mã, kiểu dáng hoặc một số các thông số chất lượng sản phẩm. Việc định giá đối với các sản phẩm mới càng khó khăn và thách thức đối với các nhà quản trị, vì khi đưa ra giá bán không phù hợp ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp. Khi nhà quản trị đưa ra quyết định, định giá bán đối với sản phẩm mới cần nghiên cứu sự nhạy cảm của khách hàng đối với giá cả, chất lượng sản phẩm, mẫu mã, tính năng, tác dụng… Thông thường các khách hàng thường hay nhạy cảm với giá cả mua ở lần đầu đối với các sản phẩm được coi là mới hoàn toàn vì họ chưa có cơ sở để so sánh, do vậy khâu yểm trợ bán hàng trong giai đoạn này được coi là rất quan trọng. Ngoài chất lượng sản phẩm được đảm bảo, khâu bảo hành sau khi bán hàng được coi trọng, các khách hàng cảm giác như được tôn trọng đối với các sản phẩm mới tung ra thị trường và đây cũng chính là kênh quảng cáo quan trọng cho doanh nghiệp trong tương lai. 3.3. Vai trò của thông tin kế toán quản trị chiến lược đến quyết định quản trị của doanh nghiệp Thông tin kế toán quản trị chiến lược sẽ giúp cho nhà quản trị xác định được chiến lược kinh doanh, vị thế của doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường hội nhập và cạnh tranh. Bên cạnh đó, thông tin còn giúp cho nhà quản trị xác định những rủi ro, các phương án ứng phó rủi ro. Thông tin kế toán quản trị chiến lược giúp nhà quản trị đủ cơ sở hoạch định. Hoạch định được xem là một chức năng cốt lõi, giúp nhà quản trị phân tích, dự báo lường trước được những vấn đề trọng tâm, hạn chế được rủi ro có thể xảy ra với mức thiệt hại thấp nhất. Do vậy, thông tin từ những kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược cung cấp một cách rõ ràng cho từng đối tượng mà nhà quản trị có nhu cầu lập kế hoạch, hoạch định ngắn hạn hay dài hạn. Chẳng hạn như: Về dự toán chi phí sản xuất, chi phí khách hàng, chi phí của đối thủ cạnh tranh hay chi phí quản trị môi trường… Thông tin kế toán quản trị chiến lược giúp nhà quản trị đưa ra quyết định. Hàng ngày, các nhà quản trị phải đưa ra nhiều quyết định khác nhau. Ví dụ: Đưa sản phẩm nào ra thị trường? Quyết định giá bán sản phẩm bao nhiêu để có thể cạnh tranh được với các đối thủ? ... Sơ đồ 1. Vị trí của thông tin kế toán quản trị đến quyết định quản trị của doanh nghiệp Nguồn: Nguyễn Quỳnh Trang, 2017 Thông tin kế toán quản trị chiến lược cung cấp thông tin cho quá trình xây dựng kế hoạch và dự toán. Lập kế hoạch là xây dựng các mục tiêu phải đạt được và vạch ra các bước thực hiện 479
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 để đạt được mục tiêu đó. Các kế hoạch này có thể dài hạn hay ngắn hạn. Kế hoạch mà nhà quản trị thường lập có dạng dự toán. Dự toán là sự liên kết các mục tiêu lại với nhau và chỉ rõ cách huy động và sử dụng những nguồn lực sẵn có để đạt các mục tiêu. Thông tin kế toán quản trị chiến lược cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức thực hiện. Với chức năng thực hiện, nhà quản trị phải biết cách liên kết tốt các yếu tố giữa tổ chức, con người với nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạch một cách hiệu quả nhất. Để thực hiện tốt chức năng này, nhà quản lý cũng cần có nhu cầu rất lớn đối với thông tin kế toán, nhất là thông tin KTQT. Nhờ có thông tin do KTQT cung cấp mà nhà quản trị mới có thể đề ra quyết định đúng đắn trong quá trình lãnh đạo hoạt động hàng ngày, phù hợp với mục tiêu chung. Thông tin kế toán quản trị chiến lược cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra đánh giá. Nhà quản trị sau khi lập kế hoạch đầy đủ và hợp lý, tổ chức thực hiện kế hoạch đòi hỏi phải kiểm tra và đánh giá thực hiện nó. Phương pháp thường dùng là so sánh số liệu kế hoạch hoặc dự toán với số liệu thực hiện, để từ đó nhận diện các sai lệch giữa kết quả đạt được với mục tiêu đã đề ra. Để làm được điều này nhà quản trị cần được cung cấp các báo cáo thực hiện, có tác dụng như một bước phản hồi giúp nhà quản trị có thể nhận diện những vấn đề cần phải điều chỉnh cho hợp lý. Thông tin kế toán quản trị chiến lược cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định. Ra quyết định không phải là một chức năng riêng biệt mà là sự kết hợp cả ba chức năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá, tất cả đều đòi hỏi phải có quyết định. Phần lớn những thông tin do KTQT cung cấp nhằm phục vụ chức năng ra quyết định. Để có thông tin thích hợp, đáp ứng cho nhu cầu thích hợp của quản lý, KTQT sẽ thực hiện các nghiệp vụ phân tích chuyên môn vì những thông tin này thường không có sẵn. KTQT sẽ chọn lọc những thông tin cần thiết, thích hợp rồi tổng hợp, trình bày chúng theo một trình tự dễ hiểu nhất và giải thích quá trình phân tích đó cho các nhà quản trị. KTQT không chỉ giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định không chỉ bằng cách cung cấp thông tin thích hợp mà còn bằng cách vận dụng các kỹ thuật phân tích vào những tình huống khác nhau, để từ đó nhà quản trị lựa chọn, ra quyết định thích hợp nhất. Đây là khâu cuối cùng của nhà quản trị sau khi đã đưa ra quyết định và thực hiện, giúp nhà quản trị nhìn nhận, đánh giá lại vấn đề, nhờ đó nhà quản trị sẽ đúc kết được kinh nghiệm, bài học phục vụ ra quyết định và kiểm soát được. Thông tin của kế toán quản trị chiến lược sẽ định hướng được thông tin theo nhu cầu của nhà quản trị để có những so sánh, đánh giá giúp cho việc kiểm soát, soát xét đạt hiệu quả. 4. Kết luận Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và cạnh tranh quyết liệt, kế toán quản trị chiến lược là hệ thống thông tin kế toán quản trị được dùng để hỗ trợ các nhà quản trị ra quyết định mang tính chiến lược cho hoạt động bền vững của doanh nghiệp. Vì vậy, để phát huy vai trò của KTQTCL các doanh nghiệp cần: Thứ nhất, cần nhận thức được thách thức và yêu cầu trong bối cảnh và tình hình mới, đảm bảo áp dụng các nguyên tắc KTQT chiến lược hàng ngày vào phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hai là sử dụng kế toán quản trị chiến lược để phát triển chiến lược với chi phí thấp nhất và dự báo nhu cầu sản phẩm của doanh nghiệp. Thứ ba, doanh nghiệp cần phải đầu tư cả nguồn lực tài chính và nhân sự để làm tốt công tác kế toán quản trị cũng như kế toán quản trị chiến lược. 480
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Vũ Hải Hà (2020), Tính khả thi trong áp dụng kế toán quản trị chiến lược trong các doanh nghiệp tại Việt Nam, Tài chính 2020, số 741 tr.70-72 [2] Nguyễn Anh Hiền, Lê Thị Mỹ Nương Nghiên cứu các kỹ thuật áp dụng trong kế toán quản trị chiến lược, Tạp chí tài chính 2019, số 705 tr.71-73 [3] Phan Thị Thùy Nga, Nguyễn Thị Minh Tâm (2019), Vai trò thông tin kế toán quản trị chiến lược đối với các chức năng của quản trị chiến lược, Tài chính 2019, số 713 tr.43-46 [4] Mai Thị Quỳnh Như (2019), Ứng dụng kế toán quản trị chiến lược trong các quyết định về giá bán sản phẩm, Tài chính 2019, số 715 tr.50-52 [5] Lê Thị Thúy (2020), Vai trò của kế toán quản trị chiến lược tại doanh nghiệp và một số đề xuất, Tài chính 2020, số 741 tr.70-72 [6] Nguyễn Mạnh Thiều (2016), Kế toán quản trị chiến lược doanh nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, 4(153), 25-27. 481
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0