intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới vận dụng kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp điện phía Bắc Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới vận dụng kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp điện phía Bắc Việt Nam" cho thấy có 06 nhân tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp (DN), bao gồm: i) Lượng thông tin kế toán tài chính cung cấp; (ii) Quy mô doanh nghiệp; (iii) Văn hóa doanh nghiệp; (iv) Trình độ đội ngũ cán bộ kế toán; (v) Mức độ nhận thức của nhà quản trị doanh nghiệp; (vi) Sự sẵn sàng của công nghệ thông tin. Qua đó nhóm tác giả đưa ra các giải pháp khuyến nghị nhằm nâng cao xây dựng kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong DN điện. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới vận dụng kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp điện phía Bắc Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỆN PHÍA BẮC VIỆT NAM RESEARCH OF FACTORS AFFECTING ACCOUNTING APPLICATIONS REVENUE, COSTS AND BUSINESS RESULTS IN THE NORTH VIETNAM ELECTRIC ENTERPRISES Đậu Hoàng Hưng, Trần Thị Nga Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh là một trong những nội dung quan trọng của kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Dữ liệu nghiên cứu được nhóm tác giả thu thập tại 57 doanh nghiệp điện lực phía Bắc Việt Nam, được xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 06 nhân tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp (DN), bao gồm: i) Lượng thông tin kế toán tài chính cung cấp; (ii) Quy mô doanh nghiệp; (iii) Văn hóa doanh nghiệp; (iv) Trình độ đội ngũ cán bộ kế toán; (v) Mức độ nhận thức của nhà quản trị doanh nghiệp; (vi) Sự sẵn sàng của công nghệ thông tin. Qua đó nhóm tác giả đưa ra các giải pháp khuyến nghị nhằm nâng cao xây dựng kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong DN điện. Từ khóa: Vận dụng kế toán quản trị, DN điện phía Bắc VN. ABSTRACT Management accounting of revenue, expenses and business results is one of the important contents of management accounting in enterprises. Research data was collected by the authors at 57 power enterprises in the North of Vietnam, processed by Excel and SPSS software. Research results show that there are 06 factors affecting management accounting of revenue, costs and business results in enterprises, including i) Amount of financial accounting information provided; (ii) Enterprise size; (iii) Corporate culture; (iv) Qualifications of accounting staff; (v) The level of awareness of business managers; (vi) Availability of information technology. Thereby, the authors give recommended solutions to improve the construction of management accounting of revenue, costs and business results in electricity enterprises. Keywords: Application of management accounting, the north vietnam electric enterprises. VIẾT TẮT: KTQT: Kế toán quản trị JIT: Just in time KTQTCP: Kế toán quản trị chi phí XNK: Xuất nhập khẩu DN Doanh nghiệp 373
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 1. Giới thiệu Kế toán tài chính và kế toán quản trị từ lâu đã tồn tại song song với nhau trong hệ thống kế toán DN. Hai hệ thống kế toán này có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau để đảm bảo cho chức năng thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin. Hiện nay tại Việt Nam, kế toán tài chính là hệ thống được các nhà quản trị và các đối tượng sử dụng thông tin quan tâm nhiều hơn; là nguồn cung cấp thông tin chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà quản trị thực hiện ra quyết định của mình còn kế toán quản trị lại ít được quan tâm hơn. Thực trạng này được phản ánh qua khối lượng các công trình nghiên cứu khoa học công bố và chế độ chính sách pháp lý chi phối kế toán quản trị ít hơn so với kế toán tài chính. Theo điều 3, khoản 10 - Luật Kế toán (2015) “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”. Như vậy, có thể hiểu do yêu cầu nhạy bén và nắm bắt nhanh các cơ hội kinh doanh đa dạng nên thông tin kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị doanh thu, chí phí và kết quả kinh doanh thường có tính chất linh hoạt, nhanh chóng nhưng phải đảm bảo độ tin cậy. Tuy nhiên, do tính chất đa dạng, linh hoạt và không theo khuôn khổ pháp lý, chỉ phụ thuộc vào phương pháp thu thập và xử lý thông tin nên kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh hiện nay được vận dụng tại các DN ở Việt Nam nói chung và các DN trong lĩnh vực Điện miền Bắc nói chung đang rất mờ nhạt, áp dụng vào thực tiễn còn rất nhiều khó khăn. Vì vậy, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới vận dụng kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các DN Điện phía Bắc Việt Nam là rất cần thiết, có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn. 2. Tổng quan nghiên cứu và khung nghiên cứu Thep nghiên cứu của Abdel-Kader and Luther (2008) thực hiện nghiên cứu với dữ liệu khảo sát tại 48 đơn vị tại Vương Quốc Anh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố tác động đến vận dụng thực tiễn KTQT trong các DN thuộc ngành công nghiệp thực phẩm, bao gồm: (i) Nhận thức về môi trường, (ii) Quy mô DN, (iii) Khách hàng, (iv) Thiết kế tổ chức phân quyền, (v) Kỹ thuật sản xuất, (vi) Quản trị chất lượng toàn diện, (vii) Quản trị JIT. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng công cụ SPSS để phân tích dữ liệu thu thập từ 22 công ty tại Sri Lanka, theo nghiên cứu của Subasinghe and Fonseka (2009) đã chỉ ra có nhóm 05 nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng thực hiện kế toán quản trị trong các tổ chức kinh doanh, bao gồm: (i) Nhận thức của nhà quản trị, (ii) Tầm quan trọng của kế toán tài chính, (iii) Lập kế hoạch và kiểm soát theo phương pháp truyền thống, (iv) Hỗ trợ từ văn hóa trong doanh nghiệp, (v) Sự biến động thị trường. Theo nghiên cứu của Erserim (2012) đã thực hiện nghiên cứu với dữ liệu khảo sát tại 84 công ty thuộc lĩnh vực sản xuất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả nghiên cứu chỉ 02 nhân tố tác động tích cực đến việc vận dụng KTQT là: Văn hóa doanh nghiệp và đặc điểm tổ chức. Ngoài ra, các nghiên cứu theo nhóm nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT của Amara and Benelifa (2017) thực hiện với dữ liệu thu thập từ 189 phiếu điều tra tại các công ty Tunisian; và của Shahzadi Khan và cộng sự (2018) thực hiện với dữ liệu thu thập từ 200 công ty khác nhau ở Pakistan đã cho thấy có 2 nhân tố bên ngoài, bao gồm: (i) Sự không chắc chắn về môi trường, (ii) Thị trường cạnh tranh ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT. Nghiên cứu của Amara and Benelifa (2017) chỉ ra 5 nhân tố bên ngoài, bao gồm: (i) Chiến lược, (ii) Kết cấu, (iii) Kích thước, (iv) Hoạt động ngành, (v) Loại hình công. Còn nghiên cứu của Shahzadi Khan và cộng sự (2018) chỉ ra 5 nhân tố bên ngoài, bao gồm: (i) Chiến lược cạnh tranh, (ii) Cơ cấu tổ chức, (iii) Công nghệ sản xuất tiên tiến, (iv) Quản lý chất lượng toàn 374
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 diện, (v) Quản trị JIT ty ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT. Theo nghiên cứu Vũ Mạnh Chiến và cộng sự (2016) đã tiến hành thực hiện nghiên cứu trên 72 DN sản xuất tại Việt Nam, bằng việc sử dụng phương pháp định lượng thông qua phần mềm SPSS. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong DN sản xuất, bao gồm: (i) Nhận thức nhà quản lý về tính hữu ích của thông tin KTQT, (ii) Lượng thông tin kế toán tài chính cung cấp, (iii) Quy mô doanh nghiệp, (iv) Sự hiểu biết nhân viên kế toán quản trị về KTQT, (v) Sự sẵn sàng của công nghệ thông tin, (vi) Các yếu tố hỗ trợ như công cụ tư vấn, hội thảo trao đổi về ứng dụng trong DN... Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mức độ vận dụng KTQT trong các DN sản xuất ở Việt nam là rất thấp, KTQT được áp dụng một cách bị động, chỉ xây dựng một số bảng biểu theo yêu cầu của nhà quản trị. Hầu hết các công ty đã không vận dụng các kỹ thuật KTQT hiện đại, mà chỉ tập trung sử dụng các công cụ của KTQT mang tính rất truyền thống. Từ các nghiên cứu trên, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết và mô hình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các nhân tố tới vận dụng KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các DN điện lực phía Bắc Việt Nam. 3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu ❖ Giả thuyết nghiên cứu Theo các nghiên cứu của Hutaibat (2005), Abdel-Kader and Luther (2008), Al-Omiri and Drury (2007), Ahmad (2012), Nair (2017) Quy mô DN là một trong những nhân tố quan trọng, ảnh hưởng tới vận dụng KTQT trong DN. Trong đó, DN nào có quy mô càng lớn thì quy trình xây dựng KTQT của DN đó càng chuẩn hóa Chenhall (2006). Vì vậy, nghiên cứu đặt ra giả thuyết thứ nhất là: Giả thuyết 𝐻1 : Quy mô DN có tác động thuận chiều đến vận dụng KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các DN điện phía bắc Việt Nam. Nhận thức của các nhà quản lý về tính hữu ích thông tin của KTQT có tác động tích cực. Đây là nhân tố quan trọng và quyết định nhất đến việc thực hiện KTQT trong công ty sản xuất (Kosaiyakanont (2011), Ahmad (2012), Improving and Education (2013), Vũ Mạnh Chiến (2016), Quỳnh Như (2020). Có nhiều nghiên cứu chỉ ra trình độ nhận thức và quản lý của nhà quản trị có ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị trong DN như Granlund and Mouritsen (2003), O’Mahony and Doran (2008). Trên cơ sở đó, nghiên cứu đặt ra giả thuyết thứ hai là: Giả thuyết 𝐻2 : Trình độ nhận thức và quản lý của nhà quản trị DN có tác động thuận đến vận dụng KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các DN điện phía bắc Việt Nam. Theo các nghiên cứu của Yang (2006), Vũ Mạnh Chiến (2016) và Trần Ngọc Hùng (2016) sự hiểu biết của nhân viên về KTQT là nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT. Nếu trình độ nhân viên kế toán cao sẽ phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của DN (Đoàn Ngọc Phi Anh, 2018). Vì vậy, nghiên cứu đặt ra giả thuyết thứ 3 là: Giả thuyết 𝐻3 : Trình độ đội ngũ cán bộ kế toán quản trị có tác động thuận chiều đến vận dụng KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các DN điện phía bắc Việt Nam. Yếu tố hỗ trợ như công ty tư vấn, giáo dục kế toán quản trị là một trong những yếu tố hỗ trợ thúc đẩy cho việc thực hiện KTQT tại các công ty công nghiệp tại Jordan (Nassar, Al-Khadash, Al-Okdah, & Sangster, 2011) và kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của (Anderson, 1995). Trong đó, yếu tố hỗ trợ từ các trường đại học, các hội nghị, hội thảo tại Jordan lại có mối tương quan nghịch đến việc thực hiện, vận dụng KTQT (Nassar et al., 2011). Vì vậy, nghiên cứu 375
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đặt ra giả thuyết thứ 4 là: Giả thuyết 𝐻4 : Yếu tố hỗ trợ có tác động thuận chiều đến vận dụng KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các DN điện phía bắc Việt Nam. Nhân tố cạnh tranh ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong DN (Anderson & Lanen, 1999), (Ahmad, 2012). Việc sử dụng thông tin KTQT sẽ bị ảnh hưởng bởi môi trường cạnh tranh (Mia & Clarke, 1999). DN sẽ không đạt được hiệu suất tối đa khi không có cạnh tranh (Laitinen, 2001). Do đó, nhân tố cạnh tranh và sự ảnh hưởng của vận dụng KTQT có mối liên kết chặt chẽ (Hùng, 2010). Vì vậy, nghiên cứu đặt ra giả thuyết thứ 5 là: Giả thuyết 𝐻5 : Môi trường cạnh tranh có tác động thuận chiều đến vận dụng KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các DN điện phía bắc Việt Nam. Thế giới kinh doanh đang thay đổi với tốc độ nhanh hơn. Sự toàn cầu hóa đầu tư vào công nghệ thông tin và tốc độ thay đổi về công nghệ thông tin cao (Alves, 2010). Tại Việt Nam, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra, khoa học công nghệ luôn có những ảnh hưởng nhất định đến mọi lĩnh vực của xã hội. Do đó, công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng (Efendi, Mulig, and Smith (2006); Dechow, Granlund, and Mouritsen (2006), O’Mahony and Doran (2008)) và ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống KTQT (Dechow et al., 2006), (Nair, 2017). Vì vậy, nghiên cứu đặt ra giả thuyết thứ 6 là: Giả thuyết 𝐻6 : Sự sẵn sàng của CNTT có tác động thuận chiều đến vận dụng KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các DN điện phía bắc Việt Nam. Văn hóa DN ngày càng trở nên quan trọng trong hệ thống kiểm soát quản lý (Chenhall, 2003). Văn hóa DN ảnh hưởng đến mức độ áp dụng kế toán quản trị trong các DN ở Sri Lankan. Theo Erserim (2012) chỉ ra các biến quan sát của nhân tố văn hóa DN có tác động đến khả năng vận dụng KTQT trong DN. Vì vậy, nghiên cứu đặt ra giả thuyết thứ 7 là: Giải thuyết H7: Văn hóa DN có tác động thuận chiều đến vận dụng KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các DN điện phía bắc Việt Nam. KTQT thay đổi đi kèm với sự phụ thuộc nhiều hơn vào lượng thông tin kế toán tài chính cung cấp (Baines & Langfield-Smith, 2003). Các yếu tố khác nhau có liên quan đến sự thay đổi KTQT như yếu tố động lực, yếu tố tổ chức và yếu tố tài chính (Allahyari & Ramazani, 2011). Giả thuyết lượng thông tin kế toán tài chính là một trong những biến độc lập có ảnh hưởng đến vận dụng KTQT trong các DN sản xuất ở Việt Nam (Vũ Mạnh Chiến, 2016). Vì vậy, nghiên cứu đặt ra giả thuyết thứ 8 là: Giải thuyết H8: Lượng thông tin kế toán tài chính cung cấp có tác động thuận chiều đến vận dụng KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các DN điện phía bắc Việt Nam. ❖ Mô hình nghiên cứu Trên cơ sở mô hình nghiên cứu của Vũ Mạnh Chiến và Nguyễn Thị Thúy (2016), kết hợp với nghiên cứu cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu định tính của Nga & cộng sự (2020), nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: 376
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Quy mô H 5+ Môi trường H 1+ cạnh tranh Trình độ nhận thức H 2+ VẬN DỤNG Sự sẵn sàng của và QL của nhà QT H 6+ KTQT DT, CNTT Trình độ đội ngũ H 3+ CP, KQKD H 7+ Văn hóa DN nhân viên kế toán H 4+ H 8+ Lượng TT KTTC Yếu tố hỗ trợ cung cấp Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 4. Phương pháp nghiên cứu Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính như: Nghiên cứu tổng quan một số công trình khoa học có liên quan, được công bố trên các phương tiện như web, tạp chí ở cả trong nước và ngoài nước nhằm thu thập các kết quả nghiên cứu từ đó làm cơ sở tìm ra khoảng trống nghiên cứu và cho việc thiết kế bảng hỏi phỏng vấn. Công cụ Excel được sử dụng hỗ trợ cho phương pháp nghiên cứu này. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ 116 phiếu điều tra tại 57 DN điện ở miền bắc Việt Nam. Thời gian thu thập dữ liệu từ tháng 8/2020 đến tháng 11/2020. Đối tượng khảo sát bao gồm các nhà quản trị và kế toán trưởng hoặc nhân viên kế toán. Tổng số quan sát thực hiện khảo sát là 114, số quan sát thu về 114, số quan sát không hợp lệ là 5, số quan sát được đưa vào thực hiện phân tích là 109. Bên cạnh đó, phần mềm SPSS đã được bài viết sử dụng để xử lý, tổng hợp và phân tích dữ liệu. 5. Kết quả nghiên cứu ❖ Kiểm định chất lượng thang đo Bảng 1: Tổng hợp kết quả kiểm định thang đo Hệ số Cronbach Số TT Nhóm các nhân tố Thang đo Alpha tổng thể 1 Quy mô doanh nghiệp C1, C2, C3, C4 0,869 Trình độ đội ngũ cán bộ 2 C5, C6, C7, C8, C9 0,771 kế toán Mức độ nhận thức của 3 C10, C11, C12 0,786 nhà quản trị DN C13, C14, C15, C16, C17, C18, 4 Nhân tố hỗ trợ 0,875 C19, C20, C21 5 Nhân tố cạnh tranh C22, C23, C24, C25 0,879 6 Sự sẵn sàng của CNTT C26, C27, C28, C29, C30 0,793 Lượng thông tin kế toán C31, C32, C33, C34, C35, C36, 7 0,872 tài chính cung cấp C37 8 Văn hóa doanh nghiệp C38, C39, C40 0,866 Mức độ vận dụng KTQT C41, C42, C43, C44, C45, C46, 9 0,890 tại DN C47, C48, C49 377
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha cho lần lượt từng nhân tố, các biến đo lường không phù hợp các biến có hệ số tương quan tổng nhỏ hơn 0,3). Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy, các nhân tố đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 và không nhân tố nào có hệ số tương quan biết tổng nhỏ hơn 0,3. Trong trường hợp loại bất kỳ một biến nào trong các thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha trong mỗi nhân tố đều không lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể (trong các thang đo nếu loại bất kỳ biến nào cũng không làm hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể tăng lên). Như vậy, thông qua phân tích kiểm định cho thấy, kết quả các thang đo đạt yêu cầu, dữ liệu nghiêm cứu đảm bảo đưa vào phân tích ở các bước tiếp theo (Trọng Hoàng, 2008). ❖ Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Nghiên cứu thực hiện phân tích nhân tố khám phá và loại bỏ lần lượt các biến không phù hợp. Theo Joseph F. Hair (1998) kích thước mẫu tối thiểu 120 quan sát thì hệ số tải nhân tố (factor loading) phải đạt từ 0,5. Vì vậy, khi phân tích EFA, với mẫu nghiên cứu 109 quan sát, những biến nào có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại. Ngoài ra, theo Trọng Hoàng (2008), phân tích EFA phải thỏa mãn các yêu cầu: hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị từ 0,5 đến 1; kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê với hệ số Sig.
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 4 2.251 8.338 55.677 2.251 8.338 5 1.986 7.357 63.034 1.986 7.357 6 1.676 6.207 69.241 1.676 6.207 7 1.328 4.919 74.160 1.328 4.919 8 1.113 4.120 78.280 1.113 4.120 9 .800 2.964 81.244 .......... ...... ....... ........ 27 .064 .236 100.000 ❖ Phân tích tương quan Bảng 4: Kết quả phân tích tương quan TB_VD TB_T TB_Y TB_C TB_V TB_N TB_N TB_Q TB_C KTQT TKTT THT NTT HDN TCT TNQT MDN BKT C Pearson 1 Correlation TB_VDKTQT Sig. (2-tailed) N 109 Pearson .383** 1 Correlation TB_TTKTTC Sig. (2-tailed) .000 N 109 109 Pearson .341** .383** 1 Correlation TB_YTHT Sig. (2-tailed) .000 .000 N 109 109 109 Pearson .027* -.041 .051 1 Correlation TB_CNTT Sig. (2-tailed) .000 .673 .601 N 109 109 109 109 Pearson .369** -.233* -.192* -.125 1 Correlation TB_VHDN Sig. (2-tailed) .000 .015 .045 .194 N 109 109 109 109 109 Pearson .074* .046 .310** -.080 .319** 1 Correlation TB_NTCT Sig. (2-tailed) .002 .635 .001 .408 .001 N 109 109 109 109 109 109 Pearson .211* .033 -.003 .087 -.139 -.036 1 Correlation TB_NTNQT Sig. (2-tailed) .000 .730 .974 .367 .150 .710 N 109 109 109 109 109 109 109 Pearson .518** .402** .346** -.079 -.131 -.124 .187 1 Correlation TB_QMDN Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .417 .174 .199 .052 N 109 109 109 109 109 109 109 109 Pearson .309** .389** .428** .079 .030 .237* -.062 .195* 1 Correlation TB_CBKT Sig. (2-tailed) .001 .000 .000 .415 .759 .013 .520 .042 N 109 109 109 109 109 109 109 109 109 379
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Kết quả phân tích tương quan ở bảng 4 cho thấy các biến độc lập đều có tương quan với biến phụ thuộc. Các hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống kê với giá trị
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 7: Tóm tắt mô hình nghiên cứu Model R R Square Adjusted R Std. Error of Durbin- Square the Estimate Watson 1 .845a .714 .691 .29505 1.760 Thông qua hệ số R2 hiệu chỉnh ở bảng 7 có thể thấy, 6 biến độc lập trong mô hình hồi quy có mức độ ảnh hưởng là 69,1% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại 30,9% còn lại là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. 5. Kết luận và khuyến nghị ❖ Kết luận Kết quả phân tích mô hình chỉ ra có 6 nhân tố ảnh hưởng. Giả thuyết H1, H2, H3, H6, H7, H8 được chấp nhận và giả thuyết H4, H5 bị bác bỏ. Cụ thể nhân tố: (1) Lượng thông tin kế toán tài chính cung cấp có mối tương quan thuận chiều đến vận dụng kế. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đây của Baines and Langfield-Smith (2003), Allahyari and Ramazani (2011). (2) Quy mô DN có mối tương quan thuận chiều. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đây của Hutaibat (2005), Al-Omiri and Drury (2007), Abdel-Kader and Luther (2008), Ahmad (2012), Nair (2017). (3) Văn hóa DN có mối tương quan thuận chiều. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đây của Chenhall (2003), Erserim (2012). (4) Trình độ đội ngũ cán bộ kế toán có mối tương quan thuận chiều. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đây của Yang (2006), Vũ Mạnh Chiến (2016), Trần Ngọc Hùng (2016), Đoàn Ngọc Phi Anh (2018). (5) Mức độ nhận thức nhà quản trị có mối tương quan thuận. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đây của Kosaiyakanont (2011), Ahmad (2012), Improving and Education (2013), Vũ Mạnh Chiến (2016), Quỳnh Như (2020). (6) Công nghệ thông tin có mối tương quan thuận chiều. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đây của Granlund and Mouritsen (2003), O’Mahony and Doran (2008), Efendi et al. (2006); Dechow et al. (2006), Dechow et al. (2006), Nair (2017). ❖ Khuyến nghị Thứ nhất, các doanh nghiệp điện cần giám sát và tăng cường cung cấp thông tin tài chính cho việc lập kế hoạch; xây dựng dự toán như dự toán thu tiền điện, dự toán doanh thu điện, dự toán xây dựng giá bán điện nội bộ…; tính toán và xây dựng chi phí theo từng công việc hoặc phân xưởng; lập báo cáo cung cấp thông tin nhà quản trị trong việc việc hoạch định tác nghiệp, hoạch định chiến lược. Thứ hai, cần phải chú trọng quan tâm về quy mô của đơn vị mình, quan tâm đến sản lượng và giá bán tiêu thụ điện; quan tâm đến quy mô về tài sản của các đơn vị cấp 3, cấp 4 từ xã, phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố. Quy mô từ cấp xã, phường, huyện/quận, tỉnh/ thành phố sẽ rất lớn điều này tỷ lệ thuận với nhu cầu thông tin càng cao của nhà quản trị. Do đó, DN điện cần tổ chức thu thập thông tin đầu vào qua quá trình xử lý sẽ thu được thông tin đầu ra đạt hiệu quả cao trong công tác vận hành và quản lý của nhà quản trị trong DN điện phía Bắc Việt Nam. Thứ ba, để vận dụng KTQT vào công tác quản lý, các DN cần xây dựng một văn hóa DN mạnh, khỏe thông qua sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhân viên trong DN; cần có sự tin tưởng và đồng thuận cao vào mục tiêu phát triển của DN giúp văn hóa DN phát triển làm cho toàn xã hội được nâng cao. Thứ tư, nâng cao ý thức học tập, trình độ chuyên môn, kỹ năng tư duy, kỹ năng phân tích tài chính, kỹ năng lập và phân tích báo cáo các giao dịch kế toán, kỹ năng đọc hiểu liên quan văn 381
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 bản pháp luật, kỹ năng sử dụng thành thạo phần mềm, kỹ năng ngoại ngữ trong các giao dịch kinh tế, kỹ năng phân tích các mặt khác nhau KTQT trong DN...cho nhân viên bộ phận kế toán. Thứ năm, nhà quản trị cần nhận thức đúng đắn vai trò KTQT tại DN trong điều kiện hội nhập hiện nay. Nâng cao kiến thức quản trị thông qua các lớp hỗ trợ dành riêng cho nhà quản lý… Đây chính là động cơ giúp nhà quản trị vận dụng KTQT được tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Abdel-Kader, M., & Luther, R. (2008). The impact of firm characteristics on management accounting practices: A UK-based empirical analysis. The British Accounting Review, 40(1), 2-27. [2] Ahmad, K. (2012). Factors explaining the extent of use of management accounting practices in Malaysian medium firms. [3] Al-Omiri, M., & Drury, C. (2007). A survey of factors influencing the choice of product costing systems in UK organizations. Management accounting research, 18(4), 399-424. [4] Allahyari, A., & Ramazani, M. (2011). Studying the Factors Which Delay Management Accounting Changes (Case Study of Iranian Manufacturing Firms). International Journal of Accounting and Financial Reporting, 1(1). [5] Alves, M. d. C. G. (2010). Information technology roles in accounting tasks-A multiple-case study. International Journal of Trade, Economics and Finance, 1(1), 103. [6] Amara, T., & Benelifa, S. (2017). The impact of external and internal factors on the management accounting practices. International Journal of Finance and Accounting, 6(2), 46-58. [7] Anderson, S. W. (1995). A framework for assessing cost management system changes: the case of activity based costing implementation at General Motors, 1986-1993. [8] Anderson, S. W., & Lanen, W. N. (1999). Economic transition, strategy and the evolution of management accounting practices: the case of India. Accounting, Organizations and Society, 24(5-6), 379-412. [9] Baines, A., & Langfield-Smith, K. (2003). Antecedents to management accounting change: a structural equation approach. Accounting, Organizations and Society, 28(7-8), 675-698. [10] Chenhall, R. H. (2003). Management control systems design within its organizational context: findings from contingency-based research and directions for the future. Accounting, Organizations and Society, 28(2-3), 127-168. [11] Chenhall, R. H. (2006). Theorizing contingencies in management control systems research. Handbooks of management accounting research, 1, 163-205. [12] Dechow, N., Granlund, M., & Mouritsen, J. (2006). Management control of the complex organization: relationships between management accounting and information technology. Handbooks of management accounting research, 2, 625-640. [13] Đoàn Ngọc Phi Anh, N. T. S. (2018). Nghiên cứu mức độ vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đà Nẵng, Đại Học Công Nghiệp Hà Nội. [14] Efendi, J., Mulig, E. V., & Smith, L. M. (2006). Information technology and systems research published in major accounting academic and professional journals. Journal of Emerging Technologies in Accounting, 3(1), 117-128. 382
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [15] Erserim, A. (2012). The impacts of organizational culture, firm's characteristics and external environment of firms on management accounting practices: an empirical research on industrial firms in Turkey. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 62, 372-376. [16] Granlund, M., & Mouritsen, J. (2003). Special section on management control and new information technologies. European Accounting Review, 12(1), 77-83. [17] Hội, Q. (2015). Luật kế toán Quốc Hội 88/2015/QH13 [18] Hùng, T. N. (2010). Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Trường ĐH Kinh tế TP HCM. [19] Hutaibat, K. A. (2005). Management accounting practices in Jordan: A contingency approach. University of Bristol. [20] Improving, S., & Education, A. (2013). Management Accounting Practices of (UK) Small- Medium-Sized Enterprises (SMEs). [21] Joseph F. Hair, R. E. A., Ronald L. Tatham, William C. Black (1998). Multivariate Data Analysis (5th ed.): Prentice-Hall, New Jersey. [22] Kosaiyakanont, A. (2011). SME entrepreneurs in Northern Thailand: Their perception of and need for management accounting. Journal of Business and policy Research, 6(3), 143-155. [23] Laitinen, E. K. (2001). Management accounting change in small technology companies: towards a mathematical model of the technology firm. Management accounting research, 12(4), 507-541. [24] Mia, L., & Clarke, B. (1999). Market competition, management accounting systems and business unit performance. Management accounting research, 10(2), 137-158. [25] Nair, S. (2017). Factors affecting management accounting practices in Malaysia. [26] Nassar, M., Al-Khadash, H., Al-Okdah, S., & Sangster, A. (2011). The implementation of management accounting innovations within the Jordanian industrial sector: the role of supply- side factors. European Journal of Economics, Finance and Administrative Sciences, 35, 72-85. [27] Như, M. T. Q. (2020). Nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất tại TP. Đà Nẵng. Tạp chí tài chính, Kỳ 2, 6-2020. [28] O’Mahony, A., & Doran, J. (2008). The changing role of management accountants; evidence from the implementation of ERP systems in large organisations. International Journal of Business and Management, 3(8), 109-115. [29] Shahzadi, S., Khan, R., Toor, M., & ul Haq, A. (2018). Impact of external and internal factors on management accounting practices: a study of Pakistan. Asian Journal of Accounting Research. [30] Subasinghe, J., & Fonseka, A. (2009). Factors affecting the low adoption of management accounting practices in Sri Lankan business organizations. Sri Lankan Journal of Management, 14(2), 95-114. [31] Trần Ngọc Hùng. (2016). Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh. [32] Trần Thị Nga; Đặng Thị Hồng Hà, Nguyễn Thu Hiền. (2020). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp điện phía Bắc Việt Nam bằng phương pháp định tính Tạp chí khoa học công nghệ. 383
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [33] Trần Thị Nga. (2021). Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các công ty Điện Lực phía Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính. [34] Trọng Hoàng, C. N. M. N. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS: NXB Hồng Đức. [35] Vũ Mạnh Chiến, N. T. T. (2016). Factors affecting the implementation of management accounting in Vietnam manufacturing firms. Factors affecting the implementation of management accounting in Vietnam manufacturing firms. [36] Yang, C. C. (2006). The impact of human resource management practices on the implementation of total quality management. The TQM magazine. 384
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2