intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng lý thuyết trò chơi trong kinh doanh để giải quyết hiện tượng trùng thuế trong đầu tư quốc tế

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Vận dụng lý thuyết trò chơi trong kinh doanh để giải quyết hiện tượng trùng thuế trong đầu tư quốc tế" tập trung nghiên cứu việc vận dụng lý thuyết trò chơi trong kinh doanh để giải quyết hiện tượng trùng thuế trong đầu tư quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng lý thuyết trò chơi trong kinh doanh để giải quyết hiện tượng trùng thuế trong đầu tư quốc tế

  1. VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG KINH DOANH ĐỂ GIẢI QUYẾT HIỆN TƯỢNG TRÙNG THUẾ TRONG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Nguyễn Thị Bích Phượng 1 Tóm tắt: Quá trình toàn cầu hóa kinh tế một mặt đưa đến cơ hội phát triển cho từng quốc gia và thế giới; mặt khác cũng mang lại không ít thách thức. Theo đó, các công ty đa quốc gia và các công ty xuyên quốc gia phát triển ngày càng lớn, dễ dẫn đến hiện tượng trùng thuế trong đầu tư quốc tế. Điều này buộc các quốc gia phải tìm kiếm phương thức để tránh tình trạng đánh thuế hai lần. Bài viết tập trung nghiên cứu việc vận dụng lý thuyết trò chơi trong kinh doanh để giải quyết hiện tượng trùng thuế trong đầu tư quốc tế. 1. Khái quát về hiện tượng trùng thuế trong đầu tư quốc tế 1.1. Khái niệm Hiện tượng đánh thuế hai lần (đánh thuế trùng) xảy ra trong luật thuế quốc tế và luật thuế nội địa. Trong luật thuế nội địa, hiện tượng đánh thuế trùng xảy ra khi một loại thuế cùng áp dụng hai lần trở lên trên cùng một đối tượng chịu thuế hoặc giá trị tính thuế. Ví dụ: việc điều tiết thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp đã gây nên tình trạng trùng thuế. Hoặc việc đánh thuế thu nhập doanh nghiệp lên cổ tức cũng làm nảy sinh vấn đề đánh thuế hai lần. Bởi vì, chủ thể kinh doanh thông qua công ty thì đầu tiên thu nhập bị đánh thuế theo thuế thu nhập doanh nghiệp, sau đó anh ta nhận được thu nhập thì thu nhập này bị đánh thuế thu nhập cá nhân 2. Trong luật thuế quốc tế, đánh thuế hai lần (đánh thuế trùng) là hiện tượng hai hay nhiều quốc gia (vùng lãnh thổ) cùng áp dụng một loại thuế tương tự trên cùng một đối tượng chịu thuế hoặc giá trị tính thuế. Với phạm vi của bài viết, tác giả tập trung nghiên cứu về hiện tượng trùng thuế trong đầu tư quốc tế. 1.2. Đặc điểm Hiện tượng trùng thuế trong đầu tư quốc tế có một số đặc điểm như sau: Thứ nhất, hiện tượng này xảy ra trong hoạt động đầu tư quốc tế Vì trong hoạt động đầu tư quốc tế sẽ xảy ra tình trạng công ty của quốc gia này đầu tư vào quốc gia khác. Hoạt động đầu tư trên là luôn nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Khi có lợi nhuận, quốc gia nơi phát sinh thu nhập sẽ yêu cầu nộp thuế thu nhập cho quốc gia đó. 1 Ths.NCS, Phó Phụ trách Khoa Luật Kinh tế - Trường Đại học Phan Thiết. 2 Hoàng Văn Bằng, Lý thuyết và chính sách thuế, NXB Tài chính, Hà Nội, năm 2009, tr.261.
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC | 49 Đồng thời, quốc gia mà công ty đang mang quốc tịch cũng yêu cầu công ty phải nộp thuế trên phần lợi nhuận có được từ hoạt động đầu tư nước ngoài dựa trên yếu tố quốc tịch. Do vậy, cùng một khoản thu nhập nhưng nó chịu sự điều chỉnh từ thuế từ hai quốc gia. Vì vậy mới gây nên tình trạnh đánh thuế hai lần trên cùng một thu nhập. Thứ hai, hiện tượng này xảy ra đối với các loại thuế trực thu Bởi lẽ, đối với các loại thuế gián thu, tiền thuế cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ. Trong khi các quốc gia hầu hết có xu hướng khuyến khích xuất khẩu nhằm tăng thêm ngoại tệ, tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước phát triển, tạo thêm công ăn, việc làm cho người dân. Để đạt được mục tiêu này, nên đa số các quốc gia cố gắng cho hàng hóa, dịch vụ khi xuất khẩu không có thuế gián thu trong giá để cạnh tranh về giá. Trong khi đó, đối với thuế trực thu (thuế TNDN, thuế TNCN, thuế tài sản), các quốc gia đều viện dẫn hai yếu tố để điều tiết thuế là địa điểm phát sinh thu nhập (nguồn phát sinh thu nhập) và quốc tịch (nơi cu trú). Do vậy, quốc gia mà chủ thể có quốc tịch cũng có quyền điều tiết thuế thu nhập, quốc gia có thu nhập phát sinh cũng có quyền điều tiết vào thu nhập. Điều đó dẫn đến tình trạng đánh thuế hai lần và tình trạnh này chỉ xảy ra đối với thuế trực thu. 1.3. Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của hiện tượng đánh thuế hai lần quốc tế - Chính phủ của quốc gia này áp dụng thuế đối với thu nhập thu được trên lãnh thổ của đối tượng chịu thuế, và mặt khác, đây cũng là những chủ đề đối với việc đánh thuế ở quốc gia mà họ thuộc về 1. - Chính sách tài khóa và hệ thống thuế từ các quốc gia khác nhau mang các đặc điểm có thể dẫn đến đánh thuế hai lần. Điều khoản “cư trú”, “nguồn thu nhập” hoặc “quốc tịch” có thể có các cách hiểu khác nhau từ trạng thái này sang trạng thái khác. Có thể là cùng một đối tượng chịu thuế, được coi là cư dân ở hai quốc gia trở lên hoặc cùng một đối tượng chịu thuế, được coi là có nguồn thu nhập trong hai hoặc nhiều trạng thái hơn. Những tình huống như vậy đòi hỏi xóa bỏ đánh thuế hai lần và đảm bảo một sự rõ ràng, chắc chắn cho đối tượng chịu thuế liên quan ở cấp độ quốc tế 2. Các quốc gia có các khái niệm, tiêu chí khác nhau làm cơ sở cho việc đánh thuế: nơi cư trú, quốc tịch hoặc lãnh thổ. Theo tiêu chí của nơi cư trú (hoặc nơi cư trú tài chính), đánh thuế thu nhập hoặc tài sản được thực hiện bởi cơ quan tài chính của quốc gia cư dân thuộc về, bất kể nếu thu nhập hoặc tài sản hình thành đối tượng thuế thu được hoặc đang trên lãnh thổ của quốc gia đó hoặc bên ngoài quốc gia đó. 1 Prof. Marius HERBEI, PhD; Sorin DUDAS DACIA, PhD student và Aura COSTEA, PhD student, “Causes and effects of the international double taxation. Solutions of the conventions, model for avoiding the international double taxation”, Tạp chí Tài chính – Thách thức của tương lai thuộc Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Craiova, tháng 12 năm 2010, tr. 30. 2 Prof. Marius HERBEI, PhD; Sorin DUDAS DACIA, PhD student và Aura COSTEA, PhD student, “Causes and effects of the international double taxation. Solutions of the conventions, model for avoiding the international double taxation”, Tạp chí Tài chính – Thách thức của tương lai thuộc Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Craiova, tháng 12 năm 2010, tr. 30.
  3. 50 | PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Theo tiêu chí của quốc tịch, một quốc gia tính thuế cư dân của nó, những người nhận thu nhập hoặc sở hữu tài sản từ (ở) quốc gia đó, bất kể rằng những cư dân đó sống hoặc không sống ở đất nước của họ. Trong trường hợp tiêu chí về nguồn gốc thu nhập (lãnh thổ), việc đánh thuế được thực hiện bởi các cơ quan tài chính của quốc gia mà lãnh thổ thu nhập đã được thực hiện hoặc tài sản ở đâu, bất kể nơi cư trú hoặc quốc tịch của thu nhập những người thụ hưởng. Phương thức mà các tiêu chí này áp dụng có thể dẫn đến tăng gấp đôi sự đánh thuế. Ví dụ, nếu ở quốc gia A việc đánh thuế dựa trên tiêu chí cư trú và ở quốc gia B dựa trên tiêu chí về nguồn gốc thu nhập, sau đó người đến từ quốc gia đầu tiên sẽ phải nộp thuế đối với thu nhập của anh ấy/cô ấy trong quốc gia cư trú, cũng như ở nước xuất xứ của thu nhập. 1.4. Ảnh hưởng của đánh thuế hai lần trong đầu tư quốc tế Hiện tượng đánh thuế trùng trong đầu tư quốc tế gây ra một số tác động như sau: Thứ nhất, làm giảm sút hoạt động đầu tư ra nước ngoài, xuất khẩu lao động tra nước ngoài Vì rõ ràng, khi xảy ra tình trạng đánh thuế hai lần, các doanh nghiệp, nhà tư bản sẽ không muốn đầu tư ra nước ngoài vì lúc này họ phãi chịu sự điều tiết thuế thu nhập từ hai quốc gia: quốc gia mang quốc tịch và quốc gia có thu nhập. Vì vậy, các công ty, nhà tư bản có xu thế đầu tư trong nước. Điều này cũng ảnh hưởng tương tự đối với người lao động. Bởi lẽ nếu người lao động sang quốc gia khác lao động có thu nhập thì cũng bị điều tiết thuế từ hai quốc gia: quốc gia họ mang quốc tịch và quốc gia họ có thu nhập từ hoạt động lao động. Vì vậy, thay vì đi ra nước ngoài lao động, xa nhà mà còn phải gánh chịu mức thuế cao hơn thì người loa động sẽ chỉm uốn lao động tại chính quê nhà. Thứ hai, làm giảm sức hút đầu tư của các quốc gia kêu gọi đầu tư Tương tự với phân tích ở trên, khi các nhà tư bản không muốn xuất khẩu tư bản thì các quốc gia thiếu vốn cũng sẽ gặp khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư, nhập khẩu nguồn lao động chất lượng cao, giá thành hợp lý. Thứ ba, tình trạng gian lận trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế Bởi lẽ, khi xảy ra hiện tượng đánh thuế hai lần sẽ làm gia tăng gánh nặng về thuế của người nộp thuế. Vì vậy, khi rơi vào tình trạng này, có thể vì lợi ích của bản thận, các đối tượng nộp thuế sẽ chủ động thực hiện các cách thức nhằm gian lận số tiền thuế phải nộp cho các quốc gia, điều này gây nên sự thất thu không nhỏ của ngân sách của các quốc gia. 2. Khái quát về lý thuyết trò chơi trong kinh doanh Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh được Adam Brandenburger và Barry J.Nalebuff phân tích trong tác phẩm cùng tên. Adam Brandenburger hiện là giáo sư của trường đại học Harvard và là người nổi tiếng với những luận điểm về lý thuyết trò chơi và chiến lược kinh
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC | 51 doanh. Trong khi đó, Barry J.Nalebuff là giáo sư quản trị và kinh doanh tại Phân viện Tổ chức và Quản lý, Đại học tổng hợp Yale. Hai ông cùng viết cuốn Co-opetition (Tranh hợp và Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh). Nếu xem thương trường như một cuộc chơi thì sẽ hình thành nên mạng giá trị với sự tham gia của các bên, hay nói cách khác, một danh sách hoàn chỉnh những người chơi bao gồm: khách hàng, nhà cung cấp, người bổ trợ, đối thủ cạnh tranh. Trong đó, một người chơi đóng nhiều hơn một vai trò trong mạng giá trị là Chính phủ. Chính phủ có thể xuất hiện với tất cả các vai trò từ người tiêu dùng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh đến người bổ trợ. Khi Chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ, Chính phủ là người tiêu dùng. Khi Chính phủ bán quyền khai thác tài nguyên, Chính phủ là nhà cung cấp. Khi người dân đóng thuế, họ sẽ còn ít tiền hơn để mua hàng hóa, dịch vụ. Bằng cách đó, Chính phủ “cạnh tranh” với các doanh nghiệp khác để thu tiền của dân. Việc cạnh tranh này chỉ là một chiều vì việc trả thuế là nghĩa vụ của người dân. Đồng thời, Chính phủ phục vụ doanh nghiệp như một người bổ trợ bằng cách cung cấp hạ tầng cơ sở. Mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào Chính phủ để có những thứ như: an ninh và bảo hiểm tài sản, hệ thống giao thông vận tải, tòa án dân sự, sự ổn định của đồng tiền,… Thiếu những thứ đó không ai có thể kinh doanh được1. Với các vai trò như người tiêu dùng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh và người bổ trợ, Chính phủ có quyền làm luật và đưa ra các quy định để điều hành các giao dịch giữa những người chơi. Công thức thông thường trong một cuộc chơi là quan hệ cạnh tranh, hay quan hệ thắng – thua; và như vậy sẽ có ít nhất một bên bị thiệt khi tham gia cuộc chơi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn cách thức khác thông minh hơn mà không phải chiến tranh với các đối thủ cạnh tranh. Đó là cùng thắng với đối thủ cạnh tranh khi cùng họ tham gia vào cuộc chơi, được hiểu là quan hệ win – win. Lý thuyết trò chơi đưa ra một nguyên lý cơ bản để lý giải ai nhận được gì trong bất kỳ tình huống nào. Chìa khóa để hiểu được ai là người thực sự nắm quyền lực trong bất kỳ trò chơi nào được gọi là khái niệm “giá trị gia tăng” 2. Việc suy nghĩ dựa trên cơ sở giá trị gia tăng sẽ giúp chúng ta nhìn thấy thế mạnh trong vị trí hiện tại của chính mình. Vì vậy, để tính toán giá trị gia tăng của mình, chúng ta nên tự hỏi: Nếu tôi tham gia vào trò chơi này, tôi sẽ mang thêm được vào đó bao nhiêu giá trị? Thay vì tập trung vào mức tối thiểu mà mình sẵn lòng chấp nhận, bản thân ta còn tính đến cả việc những người khác sẵn lòng trả cho mình bao nhiêu để mình có trong cuộc chơi. Các yếu tố cơ bản trong mỗi trò chơi bao gồm: Người chơi, Giá trị gia tăng, Quy tắc, Chiến thuật và Phạm vi. Giá trị gia tăng đo lường những gì mà mỗi người chơi mang đến đóng góp vào trò chơi bằng việc tham gia vào đó. Các quy tắc xây dựng nên cách thức để 1 Adam Brandenburger và Barry J.Nalebuff (Nguyễn Tiến Dũng, Lê Ngọc Liên dịch), Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh, NXB Tri Thức, Hà Nội, năm 2007, tr62. 2 Adam Brandenburger và Barry J.Nalebuff (Nguyễn Tiến Dũng, Lê Ngọc Liên dịch), Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh, NXB Tri Thức, Hà Nội, năm 2007, tr80.
  5. 52 | PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP chơi trò chơi (Đôi khi những quy tắc quan trọng nhất lại là những cái mà người ta thường hay coi là hiển nhiên). Chiến thuật là công cụ để định hình các cảm nhận, bởi vì bằng cách thay đổi cảm nhận của những người chơi bạn có thể thay đổi các động thái họ thực hiện. Ranh giới hay phạm vi của trò chơi là các giới hạn mà người ta ngầm đặt vào trò chơi. Thành công của một người chơi chính là người đó đã chơi đúng trò chơi của họ. Nếu bạn chơi không đúng trò chơi của mình, hãy tìm cách thay đổi trò chơi đó. Để làm thay đổi trò chơi, không chỉ bằng cách các quy tắc chơi, mà còn cần thay đổi một hoặc nhiều hơn các yếu tố trong đó. Người chơi, Giá trị gia tăng, Quy tắc, Chiến thuật và Phạm vi – đều có thể giúp bạn chuyển đổi từ trò chơi hiện tại sang một trò chơi hoàn toàn mới 1. Khi trở thành người chơi, bạn sẽ tạo ra một trò chơi mới bởi có thêm bạn là thành viên mới trong số những người đang chơi. Một người muốn chơi trước hết cần tự hỏi câu hỏi: Ai đứng đó hưởng lợi? Trước khi tham gia vào trò chơi, hãy đánh giá giá trị gia tăng của bạn. Nếu bạn có giá trị gia tăng lớn, bạn sẽ kiếm được nhiều tiền trong trò chơi; khi đó hãy nhảy vào chơi. Nhưng nếu bạn có rất ít giá trị gia tăng, bạn sẽ không thể kiếm được nhiều tiền, bạn có thể thay đổi trò chơi. Một khi bạn đã ở trong trò chơi, bạn có thể thay đổi những người chơi trong đó. Xem lại mạng giá trị và chúng ta (người chơi) cần cân nhắc đưa thêm khách hàng, nhà cung cấp, người bổ trợ và thậm chí cả đối thủ cạnh tranh vào cuộc. Những người này, cũng như bạn, có thể tự do quyết định chơi hay không. Bạn không thể buộc họ chơi, do vậy nên nghĩ cách tạo ra các động cơ phù hợp cho họ tự nguyện tham gia 2. Các quy tắc chơi có thể làm thay đổi tương quan lực lượng giữa những người chơi. Một trong số nhiều lợi ích ngoài lề mà nhà nước được hưởng là họ có quyền đưa ra quy tắc. Những người khác phải chơi theo họ. Chính phủ có quyền đưa ra rất nhiều quy tắc cho trò chơi. Chính phủ đưa ra các luật thuế, luật bản quyền, luật về mức lương tối thiểu và rất nhiều loại luật khác. Các luật này điều tiết các giao dịch giữa tất cả những người chơi trong toàn bộ nền kinh tế 3. Trên thương trường, người có quyền thực sự sẽ là người đưa ra quy tắc. Đừng mù quáng đi theo các quy tắc của người khác; nhưng cũng đừng tính toán rằng những người khác sẽ đi theo các quy tắc của bạn một cách mù quáng. Nếu bạn có thể thay đổi các quy tắc hoặc đưa ra những quy tắc mới thì những người khác cũng có thể làm như vậy 4. Kinh doanh không phải là chiến tranh, cũng chẳng phải là hòa bình nên luôn luôn có mối quan hệ cạnh tranh và hợp tác trong mỗi mối quan hệ. Lý thuyết trò chơi đưa ra một bức tranh đầy đủ hơn về các quan hệ kinh doanh. Nó đã 1 Adam Brandenburger và Barry J.Nalebuff (Nguyễn Tiến Dũng, Lê Ngọc Liên dịch), Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh, NXB Tri Thức, Hà Nội, năm 2007, tr122. 2 Adam Brandenburger và Barry J.Nalebuff (Nguyễn Tiến Dũng, Lê Ngọc Liên dịch), Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh, NXB Tri Thức, Hà Nội, năm 2007, tr191. 3 Adam Brandenburger và Barry J.Nalebuff (Nguyễn Tiến Dũng, Lê Ngọc Liên dịch), Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh, NXB Tri Thức, Hà Nội, năm 2007, tr342. 4 Adam Brandenburger và Barry J.Nalebuff (Nguyễn Tiến Dũng, Lê Ngọc Liên dịch), Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh, NXB Tri Thức, Hà Nội, năm 2007, tr348.
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC | 53 tránh được sự tập trung tuyệt đối vào cạnh tranh, điều rất thường bị coi là đặc trưng trong các chiến lược kinh doanh. Đặc biệt, lý thuyết trò chơi đã tránh được lối suy nghĩ thiên về đối đầu có thể khiến những người chơi bỏ lỡ mất các cơ hội cùng thắng. Suy nghĩ trên cơ sở cả hợp tác lẫn cạnh tranh đồng thời đã mang lại lợi ích cho rất nhiều người chơi. 3. Giải quyết hiện tượng trùng thuế trong đầu tư quốc tế dựa vào lý thuyết trò chơi trong kinh doanh 3.1. Các phương thức tránh đánh thuế hai lần Để có thể giảm tỷ lệ đánh thuế hai lần, Luật pháp quốc tế đưa ra các quy tắc thiết lập khi một nước phải rút lại khai thuế. Tuy nhiên, hiện nay, Luật quốc tế chung chưa có các quy tắc như vậy. Đối với phần lớn, chỉ có các hiệp ước song phương về đánh thuế hai lần mới thực hiện được vai trò này 1. Bên cạnh đó, đôi khi phương thức đơn phương cũng được sử dụng để tránh đánh thuế hai lần. Tóm lại, Luật pháp quốc tế ghi nhận ba phương thức tránh đánh thuế hai lần là: phương thức đơn phương; phương thức song phương; phương thức đa phương. Trong đó, đến nay, phương thức tránh đánh trùng thuế được sử dụng phổ biến nhất là Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Đây là văn kiện pháp lý song phương trong đó đưa ra khuôn khổ để các nước phân chia quyền lợi thuế từ đối tượng nộp thuế hoạt động qua biên giới, đồng thời loại bỏ rào cản đối với dòng luân chuyển hàng hóa, vốn, công nghệ và lao động giữa các quốc gia 2. 3.2. Áp dụng lý thuyết trò chơi trong kinh doanh vào vấn đề ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Áp dụng lý thuyết trò chơi vào vấn đề ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Chính phủ (người chơi) sẽ thay đổi cuộc chơi hiệu quả hơn thông qua việc tự đặt ra nhiều câu hỏi, chẳng hạn như: - Câu hỏi về người chơi: Ai là những người tham gia trò chơi? Đâu là các cơ hội cho hợp tác và cạnh tranh trong quan hệ của bạn với khách hàng, đối thủ cạnh tranh và người bổ trợ của mình? Bạn có muốn thay đổi nhóm người chơi? Ai sẽ là người được hưởng lợi nếu bạn tham gia cuộc chơi? - Câu hỏi về giá trị gia tăng: Giá trị gia tăng của bạn và những người chơi khác trong cuộc chơi là như thế nào? Làm thế nào bạn có thể tăng giá trị gia tăng của mình? - Câu hỏi về quy tắc: Những quy tắc nào đang giúp bạn? Những quy tắc nào đang làm phương hại đến bạn? Những quy tắc mới nào bạn muốn có? Bạn có đủ quyền lực để đưa ra các quy tắc trên hay không? Còn ai khác nữa có khả năng làm đảo ngược các quy tắc đó? 1 Klaus Vogel, Double Tax Treaties and Their Interpretation, 4 Int'l Tax & Bus. Law. 1, Published by Berkeley Law Scholarship Repository, 1986, tr.9. 2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thuế Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2008, tr.231.
  7. 54 | PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP - Câu hỏi về chiến thuật: Những người chơi khác nhận thức như thế nào về cuộc chơi? Những cảm nhận này tác động thế nào đến cuộc chơi? Những cảm nhận nào bạn muốn duy trì? Những cảm nhận nào bạn muốn thay đổi? - Câu hỏi về phạm vi: Phạm vi hiện tại của cuộc chơi là gì? Bạn có muốn thay đổi nó không? Khi càng đặt ra nhiều câu hỏi theo một trình tự có kỷ luật, nó sẽ giúp chúng ta nhìn thấy tổng thể cuộc chơi. Đó chính là một thế mạnh lớn của cách tiếp cận từ lý thuyết trò chơi. 4. Kết luận và kiến nghị Ở nước ta, thực hiện chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa phương hóa, đa đạng hóa kinh tế đối ngoại, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng như cho phép các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài thì việc đánh thuế trùng đã, đang, sẽ trở thành một hiện tượng phổ biến. Vừa qua, ngày 10 tháng 12 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 2072/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Rà soát đánh giá hiệu quả của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tác động đối với không gian chính sách thuế của Việt Nam và định hướng điều chỉnh”. Điều này đồng nghĩa với việc Nhà nước ta đã chú trọng hơn đến giải quyết hiện tượng trùng thuế trong đầu tư quốc tế thông qua việc ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các nước. Rút kinh nghiệm từ các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần 1 đã ký, chúng ta sẽ có những bản Hiệp định với các đối tác mới hoàn thiện hơn. Việc đổi mới trong chính sách đàm phán, ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong thời gian tới sẽ hiệu quả hơn nếu được nghiên cứu kỹ lưỡng nhiều vấn đề, trong đó lý thuyết trò chơi trong kinh doanh là một gợi ý có giá trị tham khảo. 1 Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với khoảng 80 quốc gia/vùng lãnh thổ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2