intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học môn Sinh học (phần Sinh học tế bào) ở trường THPT chuyên Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

30
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác giả đã vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột (BTNB) dạy học phần Sinh học tế bào trong chương trình Sinh học lớp 10. Học sinh là những người thảo luận, tự thiết kế, thực hiện các phương án đề ra để quan sát và nhận biết các bào quan trong tế bào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học môn Sinh học (phần Sinh học tế bào) ở trường THPT chuyên Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TRONG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC (PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO) Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH TRẦN THỊ BÌNH Trường THPT chuyên Hạ Long, Quảng Ninh Email: tranthibinh.c3chl@quangninh.edu.vn Tóm tắt: Tác giả đã vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột (BTNB) dạy học phần Sinh học tế bào trong chương trình Sinh học lớp 10. Học sinh là những người thảo luận, tự thiết kế, thực hiện các phương án đề ra để quan sát và nhận biết các bào quan trong tế bào. Bao gồm: mô tả hình vẽ, phân biệt cấu tạo tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực; tế bào thực vật và tế bào động vật; phân tích được sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu tạo nên tế bào. Kết quả là giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, sử dụng ngôn ngữ, tri thức về sinh học, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm... Từ khóa: Phương pháp bàn tay nặn bột, sinh học tế bào, năng lực. 1. MỞ ĐẦU Giáo dục phổ thông nước ta đang trong lộ trình chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận phát triển năng lực người học. Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và đào tạo (GDĐT) đã tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh (HS), có nghĩa là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Phương pháp “Bàn tay nặn bột” (BTNB) là phương pháp dạy học tích cực do Giáo sư Georger Charpak (người Pháp) sáng tạo ra và phát triển từ năm 1995 dựa trên cơ sở khoa học của sự tìm tòi – nghiên cứu. Đây là phương pháp dạy học (PPDH) tích cực sử dụng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau. Phương pháp BTNB có thể sử dụng để dạy học nhiều môn khoa học khác nhau và đặc biệt thuận lợi với các môn khoa học tự nhiên như Vật lý, Hóa học, Sinh học… Mục tiêu của phương pháp BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của HS. Điểm nổi trội của phương pháp BTNB là rèn cho học sinh cách tư duy sáng tạo. Qua nghiên cứu tìm hiểu, tôi nhận thấy nếu áp dụng phương pháp BTNB trong dạy học môn Sinh học ở trường THPT nói chung, trường THPT chuyên nói riêng mang lại hiệu quả cao, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Qua đó, học sinh tự lĩnh hội tri thức, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Tôi đã vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột (BTNB) để dạy học một số bài tập và thực hành phần Sinh học tế bào trong SGK Sinh học 10 (chương trình cơ bản) trên 2 nhóm đối tượng học sinh thực nghiệm và đối chứng. 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng Học sinh các lớp khối 10 Toán, 10 Hóa, 10C1, 10C2. Chia thành 02 nhóm lớp: Dạy học nhóm lớp thí nghiệm (10T, 10C1) theo phương pháp BTNB và nhóm lớp đối chứng (10H, 10C2) theo phương pháp dạy học truyền thống. 82
  2. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Xây dựng kế hoạch và thực hiện việc dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột một số bài tập và thực hành sinh học 10 – chương trình cơ bản ở 2 nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng Bảng 1. Một số bài tập và thực hành sinh học 10 – chương trình cơ bản Tiết Nội dung 9 Bài tập: Quan sát và nhận biết các bào quan trong tế bào 15 Thực hành: Thí nghiệm về enzim 22 Bài tập: quan sát các kỳ của nguyên phân, giảm phân, bài tập phân bào 2.2.2. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hình thức trắc nghiệm với khung ma trận Bảng 2. Khung ma trận để kiếm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Cấp độ Vận dụng Tên chủ đề (nội dung, Nhận biết Hiểu Cấp độ Cộng chương…) Cấp độ cao thấp Chủ đề 1 Liệt kê được Hiểu được Giải thích Phân tích Tế bào nhân sơ các thành phần vai trò của được sự được tầm cấu tạo chính các thành phù hợp quan trọng, của tế bào phần cấu tạo giữa cấu vai trò của các nhân sơ nên TB nhân trúc và loại SV có cấu sơ chức năng tạo TB nhân các TP của sơ trong tự tế bào. nhiên Số câu : 18 Số câu: 03 Số câu: 06 Số câu: 06 Số câu: 03 Số câu: 18 Số điểm: 4,5 Số điểm: 0,75 Số điểm: 1,5 Số điểm: Số điểm: 0,75 4,5 điểm= 45% Tỷ lệ % = 45% 1,5 Chủ đề 2 - Chỉ ra được Hiểu được Giải thích Phân biệt Tế bào nhân thực các TP cấu tạo vai trò của được sự được cấu tạo của TB nhân các TP cấu phù hợp TB TV và TB thực. tạo nên TB giữa cấu động vật nhân thực tạo và chức năng của các thành phần. Số câu : 22 Số câu: 05 Số câu: 06 Số câu: 07 Số câu: 04 Số câu: 22 Số điểm: 5,5 Tỷ Số điểm: 1,25 Số điểm: 1,5 Số điểm: Số điểm: 1,0 5,5 điểm= 55% lệ % = 55% 1,75 Tổng số câu: 30 Số câu: 08 Số câu: 12 Số câu: 20 Số câu: 40 Tổng số điểm: 10 Số điểm: 2,0 Số điểm: 3,0 Số điểm: 5,0 Số điểm: 10 Tỷ lệ % = 100% 20% 30% 50% 2.3. Nội dung Bài viết giới thiệu nội dung “Quan sát và nhận biết các bào quan trong tế bào” (lớp 10 – chương trình cơ bản). Đây là giờ bài tập củng cố kiến thức sau khi học các bài 7, 8, 9, 10. Nội dung không có trong sách giáo khoa. 83
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Mục tiêu: - HS nêu được những điểm khác nhau giữa TB nhân sơ và TB nhân thực; TB động vật và TB thực vật. - HS rèn kỹ năng quan sát và nhận biết các bào quan. Phân tích cấu tạo phù hợp với chức năng của các thành phần cấu trúc tế bào. - Năng lực HS cần đạt được sau khi học xong bài: + Năng lực chung: Tư duy logic, giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, giao tiếp - làm chủ ngôn ngữ, đọc – viết... + Năng lực chuyên môn: Tri thức về sinh học, năng lực nghiên cứu những hiểu biết về cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào. Theo phương pháp truyền thống, giáo viên định sẵn các hoạt động học tập và hướng dẫn học sinh thực hiện lần lượt các hoạt động đó. Phương pháp này đem lại hiệu quả không cao, học sinh làm việc thụ động, không phát huy hết khả năng sáng tạo, tìm tòi kiến thức. Giáo viên tổ chức các bước theo phương pháp BTNB, cụ thể như sau: Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề Giáo viên chưa nêu tên bài học mà chỉ đưa ra một số hình ảnh về cấu tạo chung và các bào quan của tế bào. HS xuất hiện nhu cầu quan sát, tìm hiểu đối tượng (chú thích hình vẽ, nhận biết các bào quan). Vậy nội dung chính của bài học hôm nay là gì? Từ đó HS thống nhất nội dung của bài học: Quan sát và nhận biết các bào quan trong tế bào. Bước 2: Hình thành câu hỏi của học sinh (bộc lộ biểu tượng ban đầu) Giáo viên hướng dẫn, HS nêu được những vấn đề (câu hỏi) đặt ra cần giải quyết: cấu tạo tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực; tế bào thực vật, tế bào động vật, các bào quan trong tế bào nhân thực. Bước 3: Xây dựng các phương án thực nghiệm Học sinh thảo luận hoặc độc lập suy nghĩ, tự do phát biểu đưa ra các hoạt động học tập. Giáo viên tập hợp các ý kiến, cùng học sinh thảo luận, thống nhất phương án tốt nhất: - Đưa ra các hình ảnh câm tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực, tế bào thực vật, tế bào động vật, học sinh thuyết minh hình vẽ (nhận biết các thành phần cấu trúc và bào quan trong tế bào). Sau đó, so sánh cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật. - Đưa ra hình ảnh các bào quan, học sinh vận dụng kiến thức về cấu tạo và chức năng để nhận biết các bào quan. - Thiết kế bài tập nhận biết các bào quan dựa trên lượng thông tin cho sẵn. - Ghép cột kiến thức về cấu trúc phù hợp chức năng của các bào quan. Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu Học sinh thực hiện các hoạt động cụ thể trên cơ sở các phương án đã chọn lựa. Sau mỗi hoạt động cụ thể, học sinh kết luận và hợp thức hóa các kiến thức theo từng nội dung. Tổ chức các chuỗi hoạt động học như sau: 84
  4. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Hoạt động 1: Phân biệt cấu tạo tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực Học sinh thuyết minh hình và chỉ ra được những điểm khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. (a) (b) Hình 1. Tế bào nhân sơ (a) và tế bào nhân thực (b) Hình 1.a: (1)- Màng sinh chất; (2)- ADN; (3)- Thành tế bào; (4)- Mêzôxôm; (5)- Ribôxôm; (6)- Chất nguyên sinh; (7)- Roi Hình 1.b: (1)- Nhân tế bào; (2)- Nhân con; (3)- Ty thể; (4)- Màng sinh chất; (5)- Bộ máy Gôngi; (6)- Lưới nội chất hạt; (7)- Lưới nội chất trơn; (8)- Lizôxôm; (9)- Ribôxôm; (10)- Khung xương tế bào Học sinh lập bảng phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Bảng 3. Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực Tế bào nhân sơ (Procaryota) Tế bào nhân thực (Eucaryota) - Vi khuẩn, vi khuẩn lam - ĐVNS, nấm, TV, ĐV - Kích thước bé (1 – 10 μm) - Kích thước lớn hơn (10 – 100 μm) - VCDT là phân tử ADN trần, dạng vòng nằm - VCDT là ADN kết hợp với histon tạo nên phân tán trong TBC NST dạng thẳng nằm trong nhân TB - Chưa có nhân mà chỉ có vùng nhân là phần - Có nhân với màng nhân. Trong nhân chứa TBC chứa ADN chất nhiễm sắc và hạch nhân - TBC chỉ chứa các bào quan đơn giản như - TBC phân vùng và chứa các bào quan phức ribosome… tạp (ví dụ: ty thể, lục lạp,...) - Phương thức phân bào đơn giản theo kiểu - Phương thức phân bào phức tạp (NP, GP) với trực phân sự hình thành thoi phân bào - Có lông, roi cấu tạo đơn giản - Có lông, roi cấu tạo vi ống phức tạp Hoạt động 2: Phân biệt tế bào thực vật và tế bào động vật Học sinh thuyết minh hình và phân biệt cấu tạo tế bào tế bào thực vật và tế bào động vật. (a) (b) Hình 2. Tế bào thực vật (a) và tế bào động vật (b) Hình 2.a: (1)- Lưới nội chất hạt; (2)- Lưới nội chất trơn; (3)- Không bào; (4)- Màng sinh chất; (5)- Thành tế bào; (6)- Lục lạp; (7)- Ty thể; (8)- Bộ máy Gôngi; (9)- Nhân con; (10)- Nhân Hình 2.b: (1)- Nhân tế bào; (2)- Nhân con; (3)- Ty thể; (4)- Màng sinh chất; (5)- Bộ máy Gôngi; (6)- Lưới nội chất hạt; (7)- Lưới nội chất trơn; (8)- Lizôxôm; (9)- Ribôxôm; (10)- Khung xương tế bào 85
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Bảng 4. Phân biệt cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật Tế bào thực vật (Plant cell) Tế bào động vật (Animal cell) - Có thành xenlulôzơ bao ngoài màng sinh chất - Không có thành xenlulôzơ bao ngoài MSC - Có lục lạp, quang tự dưỡng - Không có lục lạp, hóa dị dưỡng - Chất dự trữ là tinh bột - Chất dự trữ là glicôgen - Không có trung tử - Có trung tử - Không bào phát triển, không bào trung tâm lớn - Chỉ có ở 1 số ĐV đơn bào Hoạt động 3: Quan sát và nhận biết các bào quan trong tế bào Học sinh làm việc theo nhóm nhận biết các bào quan. Đây là những hình ảnh không có trong sách giáo khoa, cần dựa vào kiến thức về cấu trúc và chức năng để nhận biết các bào quan. (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Hình 3. Các thành phần cấu trúc và bào quan trong tế bào nhân thực (1)- Không bào; (2)- Lục lạp; (3)- Nhân tế bào; (4)- Ribôxôm; (5)- Lưới nội chất; (6)- Ty thể; (7)- Màng sinh chất Hoạt động 4: Nhận biết bào quan trong tế bào nhân thực dựa vào thông tin mô tả Học sinh tự thiết kế hoạt động mô tả, nhận biết bào quan của tế bào. 86
  6. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Bảng 5. Bảng mô tả, nhận biết bào quan của tế bào. TT Điểm Nội dung Cấu trúc Nhân tế bào, ty thể, lục 1 10 Đây là cấu trúc hay bào quan có hai lớp màng bao bọc lạp Nhân tế bào, ty thể, lục 2 9 Trong cấu trúc hay bào quan này có chứa axit nuclêic ADN. lạp Axit nuclêic trong cấu trúc hay bào quan này là phân tử 3 8 Ty thể, lục lạp ADN trần, dạng vòng. Bào quan này có chức năng cung cấp năng lượng chủ yếu 4 7 cho TB dưới dạng ATP, tạo nhiều sản phẩm trung gian quan Ty thể trọng của quá trình chuyển hóa vật chất. Bào quan có chức năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng 5 7 thành năng lượng trong các liên kết hóa học của các hợp Lục lạp chất hữu cơ. Hoạt động 5: Tìm hiểu chức năng của các bào quan trong tế bào Trước tiên, GV yêu cầu HS đưa ra ý tưởng thiết kế hoạt động nghiên cứu chức năng của các bào quan trong tế bào. HS đưa ra các phương án khác nhau, cuối cùng thống nhất chọn phương án tối ưu nhất. Ghép cột A và cột B cho phù hợp. CỘT A CỘT B 1. Nhân tế bào a. là bào quan chuyên tổng hợp prôtêin của TB. 2. Lưới nội chất b. dịch bào chứa các chất hòa tan tạo áp suất thẩm thấu cho TB hoặc chứa sắc tố hoặc chứa chất độc hại;... 3. Ribôxôm c. lưu giữ thông tin di truyền và điều khiển các hoạt động của TB... 4. Bộ máy Gôngi d. trao đổi chất với môi trường có chọn lọc, tiếp nhận thông tin cho TB, có các dấu chuẩn giúp TB nhau và nhận biết TB lạ... 5. Ty thể e. quy định hình dạng và bảo vệ TB. 6. Lục lạp f. là nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm chuyển hóa vật chất của TB. 7. Không bào g. cung cấp năng lượng chủ yếu cho TB dưới dạng ATP, tạo nhiều sản phẩm trung gian quan trọng của quá trình chuyển hóa vật chất. 8. Thành TB h. là bào quan chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học trong các hợp chất hữu cơ. 9. Màng sinh chất i. là nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào; - tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy các chất độc hại. Đáp án: 1- c ; 2 – i ; 3 – a; 4 – f ; 5 – g ; 6 – h ; 7 – b ; 8 – e ; 9 – d. Bước 5: Kết luận, chính xác hóa kiến thức Sau khi học sinh thực hiện các hoạt động cụ thể, các mục tiêu dần dần được giải quyết, kiến thức được hình thành, tuy nhiên vẫn chưa có hệ thống hoặc chưa chuẩn xác, khoa học. Giáo viên có nhiệm vụ kết luận và hệ thống lại để học sinh ghi vào vở. Trước khi kết luận chung, giáo viên nên yêu cầu học sinh đưa kết luận sau học bài và kiểm tra bằng bài tập trắc nghiệm. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Giáo viên thiết kế các câu hỏi, bài tập kiểm tra định hướng năng lực, có mức độ khó khác nhau nhằm đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của học sinh ở các lớp đối chứng, thực nghiệm. Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm 100%. 87
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Bảng 6. Kết quả kiểm tra trắc nghiệm ở các lớp TN và ĐC Lớp Sĩ số
  8. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Title: APPLICATION OF HANDS-ON METHOD IN TEACHING BIOLOGY (CELL BIOLOGY MODULE) IN HA LONG GIFTED HIGH SCHOOL, QUANG NINH PROVINCE Abstract: The author uses the Hands-on Method (BTNB) to teach the Module of Cell Biology in Class 10 Biology Textbooks. The student is the person who discuss, designs, implements the proposed approach to observe and recognize the organelles in the cell. Includes: description of drawings, distinguish between prokaryotic cells and eukaryotic cells, plant cells and animal cells, analyze the compatibility between the structure and function of the constituent components of the cell. The result is to help students develop problem solving abilities, teamwork, language use, biological knowledge, scientific research capabilities, laboratory performance. Keywords: Hand-powdered method, cell biology, capacity. 89
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0