Vận dụng trò chơi ngôn ngữ vào dạy học Tiếng Việt ở trung học phổ thông
lượt xem 5
download
Bài viết "Vận dụng trò chơi ngôn ngữ vào dạy học Tiếng Việt ở trung học phổ thông" giới thiệu một số trò chơi ngôn ngữ điển hình và cách thức vận dụng vào dạy học Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông (THPT) nhằm góp phần nâng cao năng lực ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vận dụng trò chơi ngôn ngữ vào dạy học Tiếng Việt ở trung học phổ thông
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” USING LANGUAGE GAMES ENTERTAINING VIETNAMESE TEACHING IN HIGH SCHOOL Abstract: Language games are an effective teaching method, consistent with the teaching goal of promoting positivity, initiative and creativity in students. For the Vietnamese (TV) subject, this is also a method to limit boredom in class. Especially for the dry TV theory lessons, a teacher who knows how to use specific language games well will bring great efficiency to the class because he can promote his ability at the same time. communicating, searching, processing information and helping children develop their ability to interact with each other in the process of participating in the game. Therefore, the article introduces some typical language games and how to apply them to teaching Vietnamese in the High School Literature program in order to contribute to improving Vietnamese language ability for students. Keywords: Language games, Vietnamese, High school. VẬN DỤNG TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ VÀO DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nguyễn Đại Phú 1, Nguyễn Thị Xuân Mai 2 Tóm tắt: Trò chơi ngôn ngữ là một phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với mục tiêu dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh (HS). Đối với phân môn Tiếng Việt (TV), đây còn là phương pháp hạn chế được sự nhàm chán trong giờ học, đối với những giờ dạy lý thuyết TV khô khan, người giáo viên (GV) nếu biết cách vận dụng tốt những trò chơi ngôn ngữ mang tính đặc thù sẽ mang lại hiệu quả rất cao cho giờ học vì vừa phát huy năng lực giao tiếp tìm kiếm, xử lý thông tin vừa giúp các em phát triển khả năng tương tác với nhau trong quá trình tham gia trò chơi. Vì thế, bài viết giới thiệu một số trò chơi ngôn ngữ điển hình và cách thức vận dụng vào dạy học TV trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông (THPT) nhằm góp phần nâng cao năng lực ngôn ngữ TV cho HS. Từ khóa: Trò chơi ngôn ngữ, Tiếng Việt, Trung học phổ thông. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học luôn là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS. Một trong số 1 Sinh viên ngành Sư phạm Ngữ Văn (lớp DH20NV), Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM; Email: ndphu_20nv@student.agu.edu.vn. 2 Thạc sĩ, Giảng viên Bộ môn Ngữ Văn, Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 97
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” những biện pháp giúp đạt được mục đích trên đó là sử dụng trò chơi dạy học. Trò chơi vừa là hoạt động giải trí vừa là phương pháp giáo dục đã được nhiều nước tiên tiến trên thế giới vận dụng. Phân tích đặc điểm tâm sinh lí HS, có thể thấy, đa phần các em đều yêu thích các hoạt động học tập thú vị, thoải mái, ít gò bó, vừa học vừa chơi như các hoạt động ngoại khóa, các trò chơi tập thể, các hoạt động rèn luyện kĩ năng và khả năng tư duy. TV là phân môn có vai trò đặc biệt quan trọng, là phương tiện chủ yếu để HS tiếp thu kiến thức của các môn học khác. Phân môn TV có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho HS thể hiện ở bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Dạy học TV với mục đích hình thành và phát triển năng lực vừa hướng tới được tính thực tiễn của môn học vừa tạo điều kiện để thực hiện tích hợp trong dạy học. Chính vì thế, việc tổ chức trò chơi ngôn ngữ chính là hoạt động cần thiết để các em dần hoàn thiện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, bởi việc học TV mà cụ thể là rèn luyện năng lực TV cho HS không thể đặt ngoài môi trường giao tiếp. 2. Nội dung 2.1. Trò chơi và trò chơi ngôn ngữ 2.1.1. Trò chơi “Trò chơi là một hoạt động giao tiếp của con người nhằm mục đích vui chơi giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Ngoài ra, qua trò chơi, con người còn được rèn luyện thể lực, các giác quan, có giao lưu hợp tác với mọi người”(1.Tr 20). Theo sự tiến bộ của nhân loại, các dạng trò chơi ngày nay đã được cải tiến hơn nhiều. So với trước đây, các trò chơi chỉ mang tính chất giải trí là chính như trò oẳn tù tì, mèo đuổi chuột, rồng gắn lên mây…nhưng trò chơi ngày nay không chỉ giúp chúng ta vui vẻ mà ngày càng tăng tính chủ động sáng tạo, kích thích sự tư duy, khám phá của con người. Phải kể đến những trò như xếp hình, giải câu đố, đuổi hình bắt chữ, rubic, mê cung…Chúng ta có thể thấy các dạng trò chơi tiến bộ được cải biên từ các trò chơi dân gian và hiện đại hơn, thể hiện cá tính của chủ thể tham gia trò chơi: thông minh, sáng tạo, khéo léo, tài năng của con người được thể hiện vào trò chơi hơn. Mọi không gian và điều kiện tổ chức chơi cũng tốt hơn, tiến bộ hơn. Điển hình là các games show trên ti vi, các games online... Bên cạnh những phút giây giải trí, việc vận dụng trò chơi vào trong học tập cũng mang lại rất nhiều lợi ích. Thông qua mỗi trò chơi giúp con người phát triển các năng lực vốn có, rèn luyện tư duy ngôn ngữ cũng như phát hiện ra tài năng đặc biệt của mình. Tóm lại, bản thân tôi nhận thấy việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ trong việc giảng dạy phân môn TV thực sự có hiệu quả. HS cảm thấy hứng thú khi được học tập môn TV thông qua các trò chơi ngôn ngữ này. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 98
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” 2.1.2. Trò chơi ngôn ngữ Trò chơi ngôn ngữ là các loại trò chơi liên quan tới ngôn ngữ. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của các trò chơi ngôn ngữ là để phát triển kĩ năng ngôn ngữ. Phương pháp dạy học bằng trò chơi ngôn ngữ là GV cung cấp và tổ chức cho học sinh tiến hành các trò chơi liên quan tới ngôn ngữ. Hệ quả là học sinh thu nhận được các tri thức khoa học, thái độ và kĩ năng hành động (trí óc và chân tay) sau khi kết thúc trò chơi. Bản chất của việc sử dụng trò chơi ngôn ngữ là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho HS. Dưới sự hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo của GV, HS được hoạt động bằng cách tự tham gia trò chơi với mục đích của trò chơi là chuyển tải mục tiêu của bài học. Việc vận dụng trò chơi ngôn ngữ vào trong dạy học nếu sử dụng đúng loại, thời điểm thích hợp, phù hợp với đừng đối tượng lớp học sẽ mang lại hiệu quả cao cho giờ dạy học. Chúng ta thấy rõ trò chơi ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc dạy học TV ở THPT với những lợi ích cụ thể như sau: Thứ nhất, trò chơi ngôn ngữ tạo ra môi trường học tập vui vẻ Trò chơi ngôn ngữ có thể xua tan sự buồn tẻ của giờ học thay vào đó tạo ra môi trường học tập vui vẻ làm tăng sự hứng thú của HS đối với việc học, khiến các em luôn sẵn sàng tham gia giờ học. Nhiều trò chơi ngôn ngữ đòi hỏi học sinh phải hoạt động theo cặp, theo nhóm hay đòi hỏi sự tham gia của cả tập thể lớp cùng kết hợp với nhau để thực hiện yêu cầu của trò chơi và để ghi được càng nhiều điểm càng tốt. Thực tế, hầu hết HS đều thích ghi được điểm. Đồng thời, thông qua những trò chơi này, học sinh có động cơ tự nhiên để ôn lại những kiến thức đã học, cũng như tiếp nhận kiến thức mới một cách hứng khởi. Thứ hai, trò chơi ngôn ngữ là phương pháp giảng dạy tích cực lấy người học làm trung tâm Trò chơi ngôn ngữ là phương pháp giảng dạy tích cực theo hướng lấy người học làm trung tâm. Để đạt được mục tiêu đề ra của trò chơi, từng cá nhân HS phải giao tiếp với nhau, nghĩa là họ phải thảo luận nhóm với nhau để tìm ra kết quả cuối cùng. Như vậy, người chơi phải sử dụng ngôn ngữ để xóa đi khoảng cách, để trình bày thông tin cần thiết cho việc hoàn thành trò chơi. Trò chơi tạo cơ hội cho HS giao tiếp với nhau, thậm chí có những học sinh rụt rè, thiếu tự tin cũng bị cuốn hút vào loại hoạt động này. Thứ ba, trò chơi ngôn ngữ làm tăng động cơ học tập cho người học Trò chơi là nguồn khích lệ, tăng cường hứng thú học tập cho HS và thường được coi là bước khởi động thu hút sự chú ý của HS khi dẫn dắt vào bài học. Ngoài ra, đây còn là phương tiện kiểm soát lớp học. Đối với hầu hết các trò chơi, sự cạnh tranh giữa những người chơi và đội chơi là một nhân tố làm tăng mạnh mẽ động cơ học tập cho họ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 99
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” khích lệ học tham gia trò chơi. Đây cũng là lý do quan trọng nhất khiến hầu hết HS trở nên hứng thú và bị lôi cuốn vào các trò chơi. Thứ tư, trò chơi tăng cường sự cộng tác và tính cạnh tranh Sự cộng tác và tính cạnh tranh là yếu tố cần thiết làm tăng động cơ học tập cho người học. Điều này đúng vì trò chơi không chỉ khuyến khích sự cạnh tranh giữa họ mà còn khích lệ sự hỗ trợ lẫn nhau trong nhóm. Học sinh yêu thích các trò chơi mang tính cạnh tranh, chính yếu tố cạnh tranh là động cơ để họ thành công trong trò chơi. 2.1.3. Các loại trò chơi ngôn ngữ “Người ta đưa ra đặc điểm của sự vật trước, hoặc nếu không phải là đặc điểm thì cũng là một hình ảnh, một âm thanh, một câu chuyện thú vị nào liên quan đến sự vật để gây ấn tượng thích thú ban đầu, tiếp đó mới dẫn dắt đến từ và cuối cùng mới giải nghĩa” (2. Tr 52). Hãy thử nghe: Cục ta cục tác, chữ kê là gà, coi sóc cửa nhà. Chữ khuyển là chó, bắt chuột bắt bọ Chữ miêu là mèo, ăn cám ăn bèo” Trong giáo dục hiện nay, từ lớp mẫu giáo HS đã được tổ chức tham gia các trò chơi để làm quen với nề nếp sinh hoạt tập thể, tìm hiểu thế giới xung quanh, tìm hiểu cơ thể mình và biết cách giữ vệ sinh thân thể…Vào lớp 1, từ những bài học tiếng Việt đầu tiên, thầy cô cũng có thể sử dụng trò chơi để dạy HS làm quen với âm, vần và chữ. Ví dụ một vài hình thức trò chơi thường được áp dụng như nói to, nói thầm nhằm giúp các em làm quen với âm và chữ; giải câu đố tìm hiểu nhân vật trong bài tập đọc; giải ô chữ dẫn vào bài học; trả lời nhanh những câu hỏi ngắn về từ và câu;… Trên thực tế, việc vận dụng trò chơi ngôn ngữ thường phổ biến trong dạy TV ở cấp tiểu học bởi tính trực quan ngôn ngữ và khả năng tạo sự hứng thú, vui tươi cho lớp học rất phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ em. Ngược lại, ở cấp THPT, việc vận dụng trò chơi có phần hạn chế hơn do sự thay đổi về mục tiêu dạy học TV của cấp học cũng như đặc điểm tâm sinh lý của HS PT. Thế nhưng, chúng tôi nhận thấy dù ở cấp học nào từ tiểu học đến THPT thì việc vận dụng trò chơi ngôn ngữ vào trong quá trình dạy học là hết sức cần thiết. Nếu biết vận dụng đúng cách, đúng thời điểm sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Không những giúp HS cảm thấy hứng thú, kích thích trong quá trình học mà còn giúp các em tiếp cận được kiến thức một cách dễ dàng, giờ học sẽ trở nên thú vị hơn. Tóm lại, từ những cơ sở lý thuyết về trò chơi ngôn ngữ và các loại trò chơi được đề xuất vận dụng trong dạy học TV ở tiểu học sẽ là những gợi ý cho chúng tôi tiến hành ứng dụng thiết kế và giảng dạy TV ở PT. Đây là một biện pháp dạy học tích cực rất phù hợp với tâm sinh lý HS. Mang lại rất nhiều những hiệu quả thiết thực, tích cực. 2.2. Vận dụng trò chơi ngôn ngữ vào trong dạy học Tiếng Việt ở THPT TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 100
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Thiết kế và xây dựng các trò chơi ngôn ngữ khi dạy học môn tiếng Việt là hoạt động cần thiết. Ứng dụng trong các tiết học diễn ra một cách linh hoạt ở nhiều thời điểm khác nhau: diễn ra lúc đầu giờ để giới thiệu dẫn dắt, kết nối bài mới; Diễn ra trong các hoạt động xen kẽ ở bước hình thành kiến thức hay cuối giờ nhằm củng cố, hệ thống hóa kiến thức. Mỗi một trò chơi, GV cần cân nhắc thời gian phù hợp với việc tổ chức bài dạy, thường mỗi trò chơi kéo dài tối đa khoảng 5-10 phút. Tóm lại, việc thiết kế và xây dựng các trò chơi ngôn ngữ vẫn phải đảm bảo bám sát nội dung chương trình đào tạo, thời lượng hợp lý và phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, đặc biệt là rèn luyện được khả năng tư duy ngôn ngữ của học sinh. Dựa trên lý thuyết về trò chơi và các loại trò chơi ngôn ngữ mà các nhà giáo dục học đã giới thiệu, chúng tôi xin giới thiệu, tôi xin giới thiệu một vài trò chơi có thể ứng dụng được vào trong quá trình giảng dạy Tiếng Việt cho học sinh THPT. Trò chơi 1: đuổi hình bắt chữ Vận dụng vào bài: Thực hành về thành ngữ, điển cố (Sgk Ngữ văn 11, tập 1, trang 66) Thời điểm thực hiện: Trò chơi này có thể sử dụng rất linh hoạt ở nhiều thời điểm khác nhau. Tùy theo sự tổ chức và chủ đích của GV. Cụ thể ở bài này, tôi xin vận dụng vào hoạt động luyện tập, củng cố. Mục tiêu: Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” giúp HS rèn luyện được kĩ năng tư duy nhạy bén, phát huy được tính tích cực, chủ động của HS. Rèn luyện, củng cố cho HS khả năng diễn đạt ngôn ngữ, biết và mở rộng thêm một số thành ngữ, điển cố khác. Cách thức tiến hành: GV trình chiếu Powerpoint (hoặc chuẩn bị những hình ảnh minh họa) để tiến hành trò chơi. GV chuẩn bị 5 hình ảnh sau đó lần lượt chiếu lên từng ảnh, trong vòng 10 giây HS nào nhìn hình minh họa trả lời đúng tên thành ngữ (điển cố) liên quan thì được một phần thưởng (viết, tập, bút xóa…). Bạn nào trả lời sai sẽ nhường cơ hội cho các bạn còn lại cho đến khi hết hình ảnh. Kết quả dự kiến: + Học sinh sẽ chủ động giành quyền trả lời khi hình ảnh hiện ra. + Sẵn sàng giành quyền trả lời khi bạn trả lời sai. + Rèn luyện được kĩ năng tư duy, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. + HS sẽ nhận biết thêm được thành ngữ, điển cố. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 101
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Hình ảnh minh họa trò chơi: Gót chân Asin Sức trai Phù Đổng Châm dầu vào lửa Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược Trò chơi 2: Ai nhạy hơn Vận dụng vào bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Sgk Ngữ văn 10, tập 2, trang 113) Thời điểm thực hiện: Ở hoạt động luyện tập, củng cố Mục tiêu: Thông qua trò chơi “Ai nhạy hơn?” giúp HS rèn luyện được kĩ năng tư duy nhạy bén, tập trung lắng nghe, phát huy được tính tích cực, chủ động của HS. Rèn luyện cho HS khả năng diễn đạt ngôn ngữ, biết và nắm vững được những từ ngữ đặc trưng mang phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Cách thức tiến hành: GV chia lớp thành 2 đội chơi (tổ 1 và 2 thành đội A; tổ 3 và tổ 4 thành đội B). GV chuẩn bị trước và trình chiếu video clip về một cuộc trao đổi (có thể sưu tầm trên youtobe qua các chương trình truyền hình như cà phê trưa THVL…) thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Yêu cầu học sinh tập trung lắng nghe theo dõi video và tìm ra những từ ngữ nào thể hiện đặc trưng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Sau 3 phút, đội nào tìm được nhiều và đúng thì được một phần thưởng (bánh, vở…) Kết quả dự kiến: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 102
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” + Các đội chơi sẽ chủ động, nhạy bén phát hiện nhanh từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. + Rèn luyện được kĩ năng tư duy, phát huy được tính tích cực, chủ động của HS. + Học sinh sẽ mở rộng thêm được vốn từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Trò chơi 3: Ai là triệu phú Vận dụng vào bài: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng (Sgk Ngữ văn 11, tập 1, trang 74) Thời điểm thực hiện: Trò chơi này có thể sử dụng rất linh hoạt ở nhiều thời điểm khác nhau. Tùy theo sự tổ chức của GV. Ở bài viết này sẽ vận dụng trò chơi để thực hành bài tập 5 sách giáo khoa trong hoạt động luyện tập, củng cố. Mục tiêu: Thông qua trò chơi giúp HS biết và có ý thức hơn trong việc sử dụng từ ngữ cho phù hợp. Rèn cho học sinh kĩ năng tư duy nhạy bén, giúp các em phát triển hơn về kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Cách thức tiến hành: GV chuẩn bị nội dung trò chơi sẵn trên Powerpoint. GV trình chiếu trên màn hình 3 câu hỏi dưới hình thức ai là triệu phú (như gameshow truyền hình thực tế). Học sinh xung phong tham gia trò chơi, trả lời đúng thì được phần thưởng. (Phần thưởng tùy thuộc vào GV chuẩn bị) Cụ thể như sau: Câu số 1: Điền từ còn thiếu vào câu sau cho phù hợp: Nhật kí trong tù…một tấm lòng nhớ nước. A. Phản ánh B. Biểu lộ C. Canh cánh D. Bộc lộ Câu số 2: Điền từ còn thiếu vào câu sau cho phù hợp: Anh ấy không…gì đến việc này. A. Dính dấp B. Liên hệ C. Quan hệ D. Liên lụy Câu số 3: Việt Nam muốn làm…với tất cả các nước trên thế giới. A. Bầu bạn B. Bạn TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 103
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” C. Bà con D. Bạn hữu Kết quả dự kiến: + Các em sẽ chủ động, nhạy bén chọn đáp án đúng. + Rèn luyện được kĩ năng tư duy, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. + Biết được cách lựa chọn từ ngữ phù hợp với câu văn. Trò chơi 4: Vua Tiếng Việt Vận dụng vào bài: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (sgk Ngữ văn 10, học kì 2 trang 97) Thời điểm thực hiện: Hoạt động khởi động dẫn dắt vào bài Mục tiêu: Thông qua trò chơi giúp HS có tâm thế thoải mái, sẵn sàng đi vào bài mới, giúp HS kết nối được những vấn đề liên quan đến bài học ngày hôm nay. Cách thức tiến hành: GV chuẩn bị nội dung trò chơi sẵn trên Powerpoint. GV trình chiếu trên màn hình tivi lần lượt những từ ngữ bị đảo ngược vị trí. Trong vòng 5 giây, HS nào xung phong ghép lại thành từ có nghĩa hoàn chỉnh thì đươc một phần thưởng. Sau đó GV sẽ liên kết các từ khóa dẫn dắt vào bài mới. Cụ thể như sau: Từ khóa 1: N/h/g/t/h/ậ/u/ệ/t Nghệ thuật Từ khóa 2: P/o/g/c/h/á/h/n/c Phong cách Từ khóa 3: H/ì/h/t/ơ/ự/n/g/n Hình tượng Từ khóa 4: T/r/y/u/c/m/ả/ề/n Truyền cảm Từ khóa 5: C/t/ể/h/h/a/ó/á Cá thể hóa Kết quả dự kiến: + Các em sẽ chủ động, tập trung vào bài mới + Rèn luyện được kĩ năng tư duy, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. + Nắm bắt được những vấn đề cần thiết của bài học. Trò chơi 5: Ai thông minh hơn? Vận dụng vào bài: Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt Thời điểm thực hiện: Ở bài viết này sẽ tổ chức trò chơi để vận dụng bài tập 1 sách giáo khoa, trang 68 ở hoạt động luyện tập, củng cố. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 104
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Mục tiêu: Thông qua trò chơi giúp HS rèn luyện được khả năng tư duy nhạy bén, tập trung lắng nghe, phát huy được tính tích cực, chủ động của HS. Rèn luyện, củng cố cho HS khả năng diễn đạt ngôn ngữ, nhận biết và phân biệt được những từ ngữ viết đúng chính tả. Cách thức tiến hành: GV chuẩn bị nội dung trên Powerpoint. GV chiếu chiếu trên màn hình 20 từ ngữ lộn xộn, trong đó có 10 từ viết đúng chính tả và 10 từ viết sai. GV chia lớp thành 2 đội chơi, trong vòng 5 phút các đội chơi lần lượt thay phiên nhau phân loại ra những từ viết đúng và những từ viết sai. Đội nào phân loại đúng nhiều nhất thì giành chiến thắng. Cụ thể những từ như sau: bàn hoàng, chất phác, bàng hoàng, chất phát, bàn quan, lãng mạn, hiu trí, uống riệu, trau chuốt, lồng làn, đẹp đẽ, chặt chẽ, chặc chẻ, đẹp đẻ, bàng quan, lãng mạng, hưu trí, uống rượu, nồng nàn, chau chuốt. Kết quả dự kiến: - Các đội chơi sẽ chủ động, nhạy bén phát hiện nhanh từ ngữ viết đúng và viết sai chính tả. - Rèn luyện được kĩ năng tư duy, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. - Học sinh sẽ mở rộng thêm được vốn từ ngữ phù hợp. *Một số lưu ý khi vận dụng trò chơi ngôn ngữ vào dạy Tiếng Việt: - Các trò chơi được vận dụng linh hoạt, phối hợp với các phương pháp giảng dạy khác. Trò chơi phải được lựa chọn phù hợp với mục tiêu của bài học. - Thời gian diễn ra trò chơi chỉ nên tối đa 10 phút. - Thời điểm trò chơi diễn ra có thể đầu giờ, giữa giờ, cuối giờ học tùy theo nội dung từng tiết học. - Những trò chơi được lựa chọn phải dễ tổ chức và thực hiện, phù hợp với đặc điểm và khả năng của học sinh với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học. - Trò chơi sử dụng phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lý không gây nhàm chán. Khâu thiết kế sử dụng trò chơi phải chu đáo, cẩn thận, các dụng cụ phục vụ cho các trò chơi cần có tính thẩm mĩ, giải trí. - Trò chơi có yếu tố thi đua để lôi cuốn học sinh tích cực tham gia trò chơi, song cũng không quá nhấn mạnh vào yếu tố thi đua một cách quá mức, biến thi đua thành ganh đua. - Sau khi chơi cần tổ chức thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi. 3. Kết luận TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 105
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” “Học mà chơi – chơi mà học” là một phương châm được đề cao trong hoạt động dạy học do có tác dụng khơi dậy niềm hứng thú cho người dạy lẫn người học, đồng thời tạo ấn tượng sâu sắc về bài học, giúp việc học nhẹ nhàng mà hiệu quả. Thông qua trò chơi giúp học sinh lĩnh hội được những kiến thức ngôn ngữ tiếng Việt, trang bị cho họ các kỹ năng làm việc, phát triển tính tích cực, tính tự lập và tư duy ngôn ngữ. Trong quá trình thiết kế, xây dựng trò chơi học tập, vai trò quan trọng của GV là cần phải tạo hứng thú cho người chơi, phải coi người học là trung tâm, là chủ thể trong trò chơi. Các trò chơi với những tên gọi hấp dẫn, luật chơi đơn giản, yêu cầu vừa sức với trình độ TV của HS. Một yêu cầu quan trọng của việc sử dụng trò chơi ngôn ngữ trong dạy học TV là trò chơi cần tích hợp được tri thức TV của bài học và giúp HS trau dồi và phát triển các năng lực giao tiếp, nội dung lại gần gũi sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy tính tích cực, tự giác của người học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thu Hương (2009). Tìm hiểu trò chơi học tập âm – vần môn tiếng Việt lớp một. Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư Phạm ngành giáo dục tiểu học.Hoàng Hòa Bình - Nguyễn Minh Thuyết (2012). Phương pháp dạy học Tiếng Việt, nhìn từ tiểu học. NXB Giáo dục. [2] Hoàng Hòa Bình - Nguyễn Minh Thuyết (2012). Phương pháp dạy học Tiếng Việt, nhìn từ tiểu học. NXB Giáo dục. [3] Lại Thị Mỹ Hướng (2020). Vai trò của trò chơi ngôn ngữ trong việc học tiếng Trung sơ cấp tại trường Đại học Quảng Bình. Tạp chí bản tin thông tin khoa học và công nghệ Quảng Bình (số 2 – 2020). [4] Nguyễn Thị Xuân Mai (2021). Phương pháp dạy học tiếng Việt. NXB ĐHQG TP. HCM. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 106
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ngôn ngữ của người dẫn chương trình trò chơi
6 p | 961 | 193
-
Chơi chữ trên báo chí
9 p | 287 | 100
-
Nghiên cứu tâm lý trẻ em và giáo dục trong gia đình: Phần 1
109 p | 70 | 19
-
Vận dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh
8 p | 136 | 16
-
LÝ LUẬN VĂN HỌC: TỪ NHỮNG HỆ QUY CHIẾU BẤT BÌNH ĐẲNG ĐẾN MỘT CÁCH TIẾP CẬN TỔNG THỂ
15 p | 147 | 10
-
Phát triển tư duy lô gích cho học sinh tiểu học trong dạy học nhóm bài tập làm văn
11 p | 97 | 7
-
"Chơi cùng ngôn từ" trong tiểu thuyết của Thuận
6 p | 90 | 5
-
Thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3-4 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non
9 p | 108 | 5
-
Vai trò của trò chơi vận động đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo lớn
9 p | 297 | 5
-
Thiết kế và vận dụng các trò chơi ngôn ngữ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt cho lưu học sinh Trung Quốc tại khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên
8 p | 80 | 5
-
Sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bình Phương
4 p | 29 | 4
-
Thiết kế và ứng dụng tổ chức trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Pháp cho các lớp không chuyên tại khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên
6 p | 58 | 2
-
Giá trị của trò chơi trong việc giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh cho học sinh phổ thông
3 p | 40 | 2
-
Ứng dụng các trò chơi Jigsaw-Guessing trong việc dạy và học từ vựng của sinh viên không chuyên tại Đại học Lạc Hồng
6 p | 33 | 2
-
Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ - Quân sự (Số 17 – 1/2019)
112 p | 38 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn