intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VĂN HIỆP – NGHỆ SỸ CỦA DÂN

Chia sẻ: Thandong Datviet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

159
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghệ sỹ Văn Hiệp ở ngoài đời khác hẳn với vị trưởng thôn khó tính trên phim. Dáng đi nhanh nhẹn, vai không đeo túi dết, miệng không thổi còi nhưng vẫn có nét gì đó hài hước. Ông bảo “Đang sửa lại cái bóng đèn bị hỏng từ mấy hôm nay”. Nghệ sỹ ngoài đời cũng “đa-di-năng thật”! Trò chuyện với ông mới biết cách nói chuyện của ông rất có duyên. Tốt nghiệp khóa đầu tiên Trường Sân khấu - Kịch nói (nay là Đại học Sân khấu - Điện ảnh), ông được nhận về công tác tại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VĂN HIỆP – NGHỆ SỸ CỦA DÂN

  1. VĂN HIỆP – NGHỆ SỸ CỦA DÂN Nghệ sỹ Văn Hiệp ở ngoài đời khác hẳn với vị trưởng thôn khó tính trên phim. Dáng đi nhanh nhẹn, vai không đeo túi dết, miệng không thổi còi nhưng vẫn có nét gì đó hài hước. Ông bảo “Đang sửa lại cái bóng đèn bị hỏng từ mấy hôm nay”. Nghệ sỹ ngoài đời cũng “đa-di-năng thật”! Trò chuyện với ông mới biết cách nói chuyện của ông rất có duyên.
  2. Tốt nghiệp khóa đầu tiên Trường Sân khấu - Kịch nói (nay là Đại học Sân khấu - Điện ảnh), ông được nhận về công tác tại Nhà hát kịch Việt Nam. Là người hạn chế về chiều cao nên vai diễn đầu tiên của Văn Hiệp là chú bé con trong phim “Vợ chồng A Phủ” cho dù lúc đó ông đang là thanh niên. Tiếp sau đó là hàng loại các vai chính kịch khác mà đến nay, sau gần 40 năm trong nghề diễn, ông không nhớ hết. Các vai diễn của ông dù là chính diện hay phản diện, khán giả vẫn bắt gặp trong đó những nét hài hước, gây cười. Điển hình nhất trong số các vai diễn gây chú ý cho người xem là vai diễn trong phim “Người vác tù và hàng tổng”. Tuân thủ theo kịch bản là một quy tắc bất di bất dịch của người diễn viên, nhưng Văn Hiệp đã sáng tạo thêm cho mình một câu nói: “Xét một cách toàn diện” mà sau này rất nhiều khán giả xem phim đã vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Chính cách diễn rất hài hước là duyên nợ để Văn Hiệp thường xuyên được phân những vai có tính chất hài. Được khán giả ghi nhận ở một số phim, đến nay, khi đã thành danh ông cũng không thừa nhận mình có năng khiếu diễn hài. Ông nói: “Mình chỉ diễn một cách tự nhiên, diễn làm sao cho nhân vật của mình sống được trong lòng khán giả”. Tôi hỏi: “Để phục vụ cho sự nghiệp của mình, có lần ông đã phải nhờ cậy đến bàn tay của bác sỹ thẩm mỹ ?”. Ông đính chính: “Không phải mổ thẩm mỹ mà là mổ mở to cơ mắt và từ đấy biệt danh “Hiệp híp” mà bạn bè thường dành cho tôi không còn nữa”. Trong những lần đi biểu diễn, nghệ sỹ Văn Hiệp được gặp nhiều người thuộc mọi tầng lớp xã hội, từ quan chức địa phương, bà phe vé đến những chú bé đánh giày... tất thảy đều dành cho ông những tình cảm đặc biệt. Ông nhớ lại, có lần về diễn ở Hà Tây, cái răng của ông bỗng dưng dở chứng, đau nhức không chịu nổi. Ông quyết định vào một hiệu thuốc bên đường để nhổ. Vị bác sỹ đã nhận ra ông và hồ hởi ra mặt.
  3. Đến khi chào về, ông nhận được túi nilong đựng các-vi-dit và... chính cái răng ông vừa nhổ. Thấy ông ngạc nhiên, vị bác sỹ giải thích: “Răng thì để làm kỷ niệm còn khi nào có vấn đề gì liên quan đến răng thì hãy đến với em, miễn phí hoàn toàn”. Lần khác, khi đi diễn ở Hải Phòng, sau giờ diễn, ông chui vào chỗ tối sau cánh gà, khoan khoái “bắn” điếu thuốc lào, bỗng ở đâu xuất hiện một anh chàng cao lớn, vác ông lên vai, chạy đến quán bia gần đó để bạn bè cùng được tận mắt trò chuyện với ông. Anh chàng nọ còn nằng nặc đòi thưởng thức thuốc lào bằng chính cái điếu cày độc đáo tự chế của ông. Nhắc đến cái điếu cày, trong mắt người nghệ sỹ lại ánh lên nét tự hào bởi xuất xứ của nó. Những phạm nhân trong một trại tù ở Phúc Thọ, vì yêu mến ông mà đã cùng nhau làm tặng chiếc điếu cày cho ông. Điếu cày của ông độc đáo ở chỗ nó rất đơn giản, gọn nhẹ, có thể tháo ra, lắp vào và nó là vật bất ly thân trong những lần ông đi diễn xa nhà. Thế nhưng, chiếc điếu cày chưa phải là món quà ấn tượng nhất mà khán giả yêu mến dành tặng ông. Nghệ sỹ Văn Hiệp kể: “Một lần, khi đang đứng trước cổng Hãng phim truyện I, tình cờ có cậu bé đánh giày đi ngang qua, túm tay định mời ông đánh giày nhưng khi nhìn rõ mặt ông, cậu bé reo lên “A, bác Văn Hiệp” và tức tốc chạy về nhà đem đến tặng ông một bịch thuốc lào to. Món quà giản dị đó chính là kỷ niệm mà tôi nhớ mãi”. Những tình cảm chân thành của những người mến mộ Văn Hiệp có lẽ là món quà lớn nhất, hạnh phúc nhất đối với người nghệ sỹ của nhân dân như ông. Với chiều cao 1,59m, khuôn mặt khắc khổ nên chỉ hợp với những vai lão nông thật thà tốt bụng, tuy đôi lúc có được đóng chủ tịch xã hay giám đốc nhưng cũng chỉ “lèng phèng” - như cách nói của ông. Ông lúc nào cũng bận rộn: Đóng phim, diễn kịch, đóng quảng cáo, lồng tiếng... Công việc mang đến cho ông sự thích thú, đam mê;
  4. ông làm việc như để quên đi những bộn bề của cuộc sống. Sau những vai diễn, thú vui của ông là được chụp ảnh cho con cháu và những người thân của mình. Có một chuyện thật và khá ly kì xảy ra với nghệ sỹ Văn Hiệp đã gần 20 năm. Đó là chuyện ông đã được một người tên là Lê Văn Phòng, sống tại làng Chuông (Thanh Oai), nhận làm anh em, bởi theo ông Phòng, năm 1942 vì cuộc sống quá đói khổ, bố mẹ ông có đem cho một người con trai 2 tuổi. Từ đó đến giờ, gia đình thất lạc tin tức về người con này; khi ông Phòng gặp Văn Hiệp thấy hai người giống nhau như lột và đã nhận nhau là anh em. Câu chuyện của nghệ sỹ Văn Hiệp đã được viết thành kịch “Vai diễn giữa đời thường” (Đoàn kịch nói Thái Bình đã dàn dựng và biểu diễn tại Hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc vừa qua). Tâm sự với ông về chuyện nghề, chuyện đời thật thú vị. Mặc dù đã nghỉ hưu nhưng Văn Hiệp vẫn là một nghệ sỹ được công chúng yêu mến, nhớ tên, nhớ tuổi, các đạo diễn liên tục mời cộng tác. Với ông, đó là hạnh phúc lớn. Nghệ sĩ Văn Hiệp tên đầy đủ là: Nguyễn Văn Hiệp, sinh năm 1942. Là thế hệ đầu tiên học tại trường Sân khấu điện ảnh lớp diễn viên cùng khoá Doãn Hoàng Giang, Trọng Khôi, Doãn Châu… Từ 1963 đến 1990 công tác tại Nhà hát Kịch TW, năm 1990 chuyển công tác sang Cục Văn hoá Thông tin. Vừa viết kịch bản truyền thanh, kịch bản truyền hình vừa đạo diễn sân khấu, tổ chức và giảng dạy các lớp diễn viên ngắn ngày. Từ năm 2002 nghỉ hưu.
  5. Sở thích: Đọc sách và suy ngẫm sự đời. Thói quen: Hút thuốc lào, uống trà đá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2