intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn hoá biển và một góc nhìn về: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:207

13
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu văn hóa biển đã trờ thành một ngành nghiên cứu phố biển ở nhiêu nước trên thế giới, nhất là các quốc gia có ưu thế về biển như Nhật, Mỹ, úc, Hà Lan..., được giảng dạy, nghiên cứu trong các trường đại học, viện nghiên cứu, đã có tạp chí chuyên ngành riêng. Nhiều nước đã thành lập các bảo tàng về hàng hải, tàu thuyền, văn hóa biển...Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn hoá biển và một góc nhìn về: Phần 1

  1. Một gốc nhìn vé íĩaÁ à NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HÖP THÀNH PHỐ HÒ CHÍ MINH
  2. c/lỉột góc nhìn về Văn hóa biển
  3. BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC KHI XUẤT BẢN Được THỰC HIỆN BỞI THƯ VIỆN KHTHTP.HCM Nguyén Thanh Lợl Một góc nhìn vé văn hóa bién / Nguyẻn Thanh Lợi. -T.p. Hó Chí Minh: Nxb.Tổng hợp T.P.HÓ Chí Minh, 2014. 376 tr.: bản đó, tranh ảnh; 24cm ISBN 978-604-58-2692-8 1. Biển - Việt Nam - Đời sống xã hội và tập quán. 2. Biển - Việt Nam - Bài hát và âm nhạc 3. Du lịch biển. 4. Bién và văn minh. 5. Lãnh hải - Việt Nam. 1. Ocean - Vietnam - Social life and customs. 2. Ocean - Vietnam - Songs and music. 3. Ocean travel. 4. Ocean and civilization. 5. Territorial waters - Vietnam. 959.7-d d c 23 N573-L83
  4. NGUYỄN THANH LỢI c/líột góc nhìn về r Z L I1I1Ị NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH
  5. £ờỉ SVhàMất bản ệt Nam là một quổc gia biển ở Đông Nam Á, sở hữu một íường bờ biển dài, suốt từ địa đầu Móng Cái đến tận Hà Tiên. Với 28 tỉnh, thành giáp biển, trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, chiếm diện tích khoảng 1.630km2, nước ta đã là một "cường quốc” về biển. Đó là nguồn lợi lớn về tài nguyên thủy sản, tài nguyên khoáng sản, lợi thế phát triển kinh tế cảng biển, vận tải biển và du lịch biển bên cạnh ý nghĩa về mặt an ninh, quốc phòng. Bên cạnh những tiềm năng kinh tế, chúng ta còn có một nền văn hóa biển hết sức phong phú, đa dạng và đầy sức hấp dẫn. Đó là những nền văn hóa khảo cổ, phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, ẩm thực, ngành nghề truyền thống, kho tàng văn học dân gian, nghệ thuật diễn xướng, tri thức dân gian... liên quan đến biển. Nghiên cứu văn hóa biển đã trờ thành một ngành nghiên cứu phố biẽn ở nhiêu nước trên thế giới, nhất là các quốc gia có ưu thế về biển như Nhật, Mỹ, úc, Hà Lan..., được giảng dạy, nghiên cứu trong các trường đại học, viện nghiên cứu, đã có tạp chí chuyên ngành riêng. Nhiều nước đã thành lập các bảo tàng về hàng hải, tàu thuyền, văn hóa biển... Ở Việt Nam cũng đã có không ít các công trình nghiên cứu về văn hóa biển, càng ngày càng đa dạng, phong phú, đi sâu phản ánh các khía cạnh văn hóa trên những địa bàn cụ thể. Với mong muốn giúp bạn đọc có những hiểu biết đầy đủ hơn về văn hóa biển Việt Nam, Nhà xuất bản Tổng hạp Thành phố Hồ Chí Minh 5
  6. xuất bản cuốn sách M ột góc nhìn ve văn hóa biển của tác giả Nguyễn Thanh Lợi. Cuốn sách gồm 19 bài viết với các chủ đề về địa lý, lịch sử, văn hóa liên quan đến biển, là một tài liệu tham khảo hữu ích với nhiều tư liệu có giá trị, góp phần vào việc nhận diện văn hóa biển Việt Nam. Lần giở từng trang sách, người đọc sẽ được tìm hiểu những nét giàu đẹp của biến đảo quê hương trong các bài Hải trình chí lược, Hải môn ca; được hiểu hơn về lịch sử, ý nghĩa của những địa danh vốn đã rất quen thuộc, như: Phú Quý, Vũng Tàu, Côn Đảo; được về thăm các hải đảo ở vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, một vùng biển giàu tài nguyên lẫn những nét văn hóa độc đáo. Ngược dòng lịch sử, bài Bão năm Thìn (1904) cho thấy "cơn bão của thế kỷ" với sức mạnh dữ dội đã gây ra sự tàn phá khốc liệt khắp Nam Bộ ra sao. Người đọc còn được tìm hiểu cách thức người Việt khai thác, sử dụng muối, cũng như những câu chuyện thú vị xung quanh lịch sử nghề muối; được đi "du lịch" một vòng qua các ngọn hải đăng từ Bắc chí Nam; được hiểu rõ hơn về ghe bầu - một loại hình vận chuyển cận duyên từng giữ một vai trò rất quan trọng trong lịch sử hàng hải Việt Nam, gắn liền với vè Các lái, một dạng hải trình đi biển của dân buôn ghe bàu. Bên cạnh đó, các dạng thức tín ngưỡng đậm sắc thái biển được tác giả trình bày qua những bài nghiên cứu vè tục thờ cá Ông, cô hòn biển, Đại Càn, Thủy Long, kiêng kỵ của ngư dân, tục vẽ mắt thuyền... từ duyên hải miền Trung cho đến vùng biển Tây Nam Bộ, cho thấy từ rất sớm biển đã có những ảnh hưởng quan trọng tới đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng cư dân biển đảo với những quan hệ giao lưu văn hóa trong lịch sử dân tộc. Là một cây bút có nhiều năm nghiên cứu về văn hóa biến cùng với một tình yêu biến sâu đậm, bằng những "lát cắt" lịch đại và đồng đại, tác giả Nguyễn Thanh Lợi đã phần nào phác thảo nên một bức tranh sinh động, đặc sắc về văn hóa biển Việt Nam thông 6
  7. qua những nghiên cứu cụ thể. Hy vọng cuốn sách M ột góc nhìn về văn hóa biển sẽ góp phàn bồi đắp niềm tự hào, lòng yêu quê hương đất nước, nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc trong mỗi người dân Việt. Đọc để hiểu và hun đúc trong mỗi người một tình yêu biển đảo quê hương cũng chính là cách để xây dựng thương hiệu của một quổc gia có ưu thế về biển. Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hô Chí Minh xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 7
  8. BIỂN ĐẢO VIỆT NAM TRONG HẢI TRINH CHÍ Lược n gười Trung Quốc thời cận đại dùng thuật ngữ văn học du N ký để chỉ thế loại văn xuôi được rất nhiều người viết về các chuyến đi mà sau này ta hay gọi là ký sự. Thể loại này đặc biệt xuất hiện từ thời Tống trở đi, mặc dù đã manh nha từ thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, với các ký sự của Trương Khiên đi công sai sang Tây Vực. Ở nước ta, mảng tác phẩm này chưa được tập hợp, đánh giá đầy đủ vì tồn tại dưới dạng văn bản chép tay, phân tán ở các thư viện Việt Nam và phương Tây. Số được chính tác giả công bố lúc sinh thời hoặc do người thời nay phổ biến qua các bản dịch hãy còn ít ỏi. Nguyễn Huy Oánh có bài trường thiên nhan đề Phụng sứ Yên đài tổng ca, kc lại chuyến đi sứ Dắc Kinh năm 1765. Ký sự về chuyến đi Pháp của vua Khải Định có Ngự giá như Tây ký của Nguyễn Cao Tiêu, Nội các xuất bản năm 1922. Vãng Tân nhật ký là tập sứ trình bằng văn xuôi, đề tên Nguyễn Thuật (thật ra do Phạm Thận Duật chấp bút), Trần Kinh Hòa công bố và chú giải năm 1980, viết về chuyến Nguyễn Thuật đi sứ Trung Quốc lần thứ hai (1883). * Tạp chí Cẩm T hành, số 74, 2013. 9
  9. Nguyễn Jhanh £ợi Như Tây sứ trình nhật ký (Tây phù nhật ký) của Phạm Phú Thứ, do Nguyễn Đình Hòe, Ngô Đình Diệm, Tràn Xuân Toản dịch (1919), nhan đề là "L’ mbassade de Phan Thanh Giản A (1863 - 1864)''. Lãn ông Lê Hữu Trác có Thượng kinh ký sự, do Phan Võ dịch (Hà Nội, 1959, tái bản 1979], do Bùi Hạnh Cẩn (Hà Nội, 1977), Nguyễn Trần Huân dịch sang tiếng Pháp (Paris, 1972). Năm 1954, Maurice Durant có kê danh mục những bản chép đang lưu trữ ở Thư viện Viện Viễn Đông Bác Cổ về những ký sự của những sứ bộ Việt Nam sang Trung Quốc, tất cả gồm 21 đầu sách. Riêng các phúc trình của các sứ đoàn nhà Nguyễn xuống Miền Dưới (Hạ Châu) chưa được thống kê và cũng ít được giới sử học quan tâm. Hiếm hoi có Lộ trình đi Xiêm La (Thái Lan) năm 1810 của Dương Văn Châu và Tống Phước Ngoạn, do Trần Kinh Hòa công bố năm 1966. Cadière và Pellỉot ngay từ năm 1904 đã giới thiệu tập ký sự của Phan Huy Chú về chuyến công du Batavia. Nhưng vì thời gian công tác ờ Huế quá ngắn nên Pellỉot đã không kịp thẩm định giá trị tập sách này. Dàn dàn tập ký sự này rơi vào quên lãng, chỉ còn tồn tại dưới dạng bản sao ử phần 2 trong một tập sách mang tên chung là Bản quốc hải trình hợp thái. Năm 1962, nhà thư mục học Trần Văn Giáp đã "tái phát hiện" ra tập ký sự khi ông đưa vào trong bộ sách Tìm hiếu kho sách Hán Nồm: "Sách này làm giữa hồi tác giả được cử đi hiệu lực sang Nam Dương (Inđônêxia) năm 1832. Khi đi đường, tác giả lược ghi tên các xứ, các đảo mà thuyền sứ giả đi qua, xuất phát từ đảo Đại Chiêm ( tình Quảng Nam) vượt biến đến Giang Lưu Ba (Jakarta]. Thuyền đi qua đâu, tác giả ghi chép rõ ràng những điều tai nghe mắt thăy, sơ lược về kinh tế, chính trị, phong tục, cổ tích...'™. 1 T rần Văn Giáp (1 9 8 4 ), Tìm hiếu kho sách Hán Nôm, T ập I, Nxb Văn hóa, Hà Nội, lr. 372 - 373. 10
  10. c/tlộí góc rứùn vê văn hóa biển Năm 1830, Phan Huy Chú được cử làm Phó sứ thứ hai sang nhà Thanh, cùng với Chánh sứ Hoàng Hữu Đản. Nhiệm vụ của sứ bộ được vua Minh Mạng giao là, ngoài nhiệm vụ ngoại giao, thì tìm mua những sách về thơ cố, họa cổ và nhất là sách riêng của các nhà vì có quan hệ đến nhà Thanh nên không dám in. Nhưng sứ bộ lại không mua được sách và cũng không tìm hiếu được tình hình nhà Thanh, mà mua nhiều hàng hóa cho riêng mình, bắt phu vận chuyển tốn kém. Năm 1832, Chánh sứ Hoàng Hữu Đản bị phạt 100 trượng, đày khổ sai ử Trấn Hải Đài. Hai phó sứ là Trương Hảo Hợp và Phan Huy Chú đều bị cách chức, phải làm việc để chuộc tội. Cuối năm 1832, Phan Huy Chú, Hoàng Văn Đản, Trương Hảo Hợp được cử đi công cán ở Giang Lưu Ba (Kelapa/Batavia) để "hiệu lực", tức cố gắng chuộc tội. Bắt đầu hành trình từ Đà Nang, Phan Huy Chú ghi: "Đảo Đại Chiêm ở Quảng Nam là một ngọn núi tiêu chí thứ nhất của hải trình tục gọi là Cù lao Chàm. Đảo này cách cửa tấn ước hơn một canh đi bâng thuyền. Trên đảo có phường Tân Hợp, cư dân khá trù mật. Trên núi có nhiều yến sào. Triều trước đặt đội Hoàng Sa để lây tổ yến. Một xóm dân ở chiếm riêng cõi mây nước sóng gió này. Đây cũng là một nơi thắng cảnh. Từ Đà Nang vượt biển một ngày đêm mới tới đây. Trông xa chì thấy núi non xanh thẫm. Qua chỗ này, vượt qua các đảo Hòn Nam, Bàn Than đến cửa Tiểu Áp. Ngoài là Tiểu Man mới hết vùng biển Quảng Nam. Gàn cửa tân Thái Cần của Quảng Ngãi có đảo tục gọi là Cù lao Lý, nó là tiêu chí ngoài biển của tình thành này. Trên đảo cây cỏ um tùm, đất đai bâng phỗng. Hai ấp An Vĩnh và An Hải, dân cư nộp thuế dẫu lạc. Sinh sống nơi mặt nước chân mây, phong tục chât phác, cổ sơ như người thời Vô Hoài, Cát Thiên vậy. Thuyền đi qua đây, trời đã xế chiều, nhìn xa chỉ thấy khói mây và sóng cả nhấp nhô giữa đảo xanh biếc tưởng như bãi biển. So với Đại Chiêm, cảnh trí ở đây đẹp hơn. Từ đây trở vào bốn cửa tấn Sa Kỳ, Cổ Lũy, Mỹ Á, Sa Huỳnh không có cảnh sắc ậy"(1}. 1 Phan Huy Chú (1994), Hải trình chí lược, Phan Huy Lê, Tạ Trọng Hiệp dịch và giói thiệu, Cahier d'Archipel 25, EHESS, p. 141 -142. 11
  11. ¿Ầguyễn íĩhanh £ựi Bản đó Cù lao Chàm thời Thiệu Trị (Ảnh tư liệu) Những ghi chép sát thực của Phan Huy Chú cho thấy ông rất am hiểu cảnh vật của Quảng Nam, Quảng Ngãi về địa dư, văn hóa và bằng cả tấm lòng yêu quê hương đất nước, dù không phải đó là nơi chốn mình sinh ra. Với vài nét phác họa, đất và người Lý Sơn đã hiện rõ m ột cách tài tình qua cái nhìn đầy thiện cảm của ông. Lý thú hơn khi Phan Huy Chú có cái nhìn so sánh cảnh trí của các địa phương trên hải trình ông đi qua với những nhận xét tình tế. Đến vùng đất võ Bình Định, ông mô tả: "Cửa tấn của Bình Định không có đảo. Trên bờ biển của cửa này, ở nhà kho của nhà nước [quan thương) thì núi chạy bao quanh. Từ khe nước đi (thuyên) độ hơn một canh mới tới tấn sờ. Chỉ thấy một dải thôn xóm xen lẫn còn cát và bến bãi mà thôi. Năm trước (1829), Chú 12
  12. c/tlột góc nhìn vê văn hóa biền này đã vâng mệnh phát bán thóc gạo qua đây, đã từng từ nhà kho (quan thương) dưới chân núi, đi thuyền theo khe nước đến cửa biển. Nay qua đây nhìn lại, thây cảnh sắc còn hình dung ra được. Qua Thời Phú tới cửa tân Đề Di. Từ ngoài biển (thấy) một ngọn núi truyền gọi là núi Vọng Phu. Câu truyện thực hư ngày xưa diệu vợi khó biết. Qua đây, đến cửa Thị Nại cuối địa giới, núi non quanh co, thuyền bè san sát, đó là cảng khẩu lớn. Hơn 30 năm trước, Tây Sơn chiếm cứ bởi vì đất này là bến ra vào của chiến tranh. Từ ngày quốc triều bình định, trời đătyên, sóng biển lặng, khí yêu ma biến măt. Nay nhìn xa ngoài biển chỉ thây độ ba bốn chiếc thuyên buôn đi lại giữa vách đá và sóng nước. Cảnh sâc thanh bình thật đáng vui thích, ông Âu Dương nói: "Thây cảnh núi cao nước trong thì biết rằng thiên hạ thái bình đã lâu". Câu ấy có thể dùng để nói về cửa biến này chăng?"m. Đám Thị Nại (Quy Nhơn, Binh Định) 1 Phan Huy Chú (1994), Sđd, p. 144 -145. 13
  13. flíguyén ữhanh £ợi Nhớ lại kỷ niệm xưa, noi ông đã từng công cán qua đây. Tác giả cũng cho biết đó là vùng đất của chiến trường, nơi đụng đầu của những thế lực trong lịch sử nhưng nay thì "cảnh sắc thanh bình". Truyền thuyết Hòn Vọng Phu như tô điểm thêm nét đẹp văn hóa của vùng đất, gắn với những số phận đau thương trong quá khứ. Phú Yên trong con mắt của nhà đi sứ, đó là: "Cửa tăn Vũng Lâm của Phú Yên, bốn bên núi vây quanh, có một cảng cho thuyền đi qua. Trong cửa tấn rộng như cái đăm lớn. Trên bờ, nhà cửa vườn cây ¡iên tiếp trù mật. Cảnh sắc cũng đẹp như ngoài cửa tân, nhiều núi, mỗi khi gió nổi lên thì sóng to cuồn cuộn, làm người ta kinh sợ. Thuyền ghé vào đây một ngày, nửa đêm đi ra biển, vừa gặp gió bấc nổi mạnh... Núi Thạch Bi dựng đứng ở bờ biển, gần với núi Đèo cả là địa giới cuối cùng Phú Yên. Đó là nơi triều Lề trước đã khắc đá. Khi vua Thánh Tông (1460 - 1497) đi đánh Chiêm Thành, bắt được chúa của họ là Trà Toàn ròi khải hoàn. Bèn lăy đất ấy đặt làm Quảng Nam thừa tuyên, khắc bia đá trên bờ biển làm mốc giới. Thời Hòng Đức (1470 -1497) thịnh vượng, cương giới đến đây. Từ núi này ra ngoài coi như vùng đât hoang bỏ đi...'w . Không chỉ cảnh sắc đẹp, Phú Yên còn là vùng đất địa đầu với những trang sử oai hùng trong cuộc mở rộng bờ cõi về phương Nam của Lê Thánh Tông, đã để lại nhiều cảm xúc khi Phan Huy Chú qua đây với "cột mốc" núi Đá Bia. Đến vùng biến Khánh Hòa, ngòi bút tác giả hướng về: "Vùng biển Bình Hòa, thuyền đi theo hướng chính bắc gặp gió thối chỉ trong nửa ngày, lại đi nửa ngày đêm đến Vị Nê của Bình Thuận. Xét từ đỉnh Đèo Cả là địa đâu của Bình Hòa, đi bộ qua 18 trạm mới tới Thuận Đông của Bình Thuận, tục gọi là Ba Động Kim Sa, ở gân cửa tân Vị Nê. Nhưng thuận gió, giương buồm theo đường thủy, không hết một ngày đã qua nghìn dặm. Chỉ ngày hôm ấy, thuyền 1 Phan Huy Chú (1994), Sđd, p. 145 -1 4 7 . 14
  14. c/Hộí góc nhìn về vấn hóa biển đi nhanh nhất, qua các núi Cù Huân, Thạch Bích đều chỉ nhìn lướt, nước chảy như tên bân, thuyền đi như bay..."m. Thuận Đông là một trạm dịch trên đường dịch trạm qua Bình Thuận. Phía tây có 3 động cát lớn gọi là Ba Động Kim Sa. 18 trạm dịch, gồm 10 trạm trên đất Bình Hòa (Khánh Hòa}: Phú Hòa, Hòa Mã, Hòa Lãng, Hòa Hoàng, Hòa Mỹ, Hòa Cát, Hòa Thịnh, Hòa Tân, Hòa Du, Hòa Quân; và 8 trạm trên đất Bình Thuận: Thuận Lai, Thuận Mai, Thuận Trinh, Thuận Nương, Thuận Hảo, Thuận Võng, Thuận Phú, Thuận Đông. Cù Huân là tên núi và cửa biến ử vũng Nha Trang, cửa Cù Huân gồm 2 cửa ở phía bắc mà Đòng Khánh địa dư chí lược chép là "Cù Huân tiểu tấn khẩu". Núi Cù Huân ở phía bắc cửa lớn. Thạch Bích hay mũi Đá Vách ử phía nam cửa vào vịnh Cam Ranh. Bản đồ Taberd (1838) có địa danh mũi Đá Vách. Bản đồ Minh Mạng 19 (1838) có ghi cửa Cù Huân, chữ "Cù" chép nhàm thành "Xà"; mũi Thạch Bích: chép nhàm chữ "Bích” có nghĩa là biếc. Cửa biển Nha Trang 1 Phan Huy Chú (1994), Sđd, p. 147. 15
  15. ¿Uguyen Jhatúi £ợi Một cung đường lướt qua nhanh chóng nên không để lại nhiều ấn tượng cho tác giả về miền thùy dương xinh đẹp này. Bình Thuận trù phú được tác giả nhắc đển: "Cửa tấn VỊ Nê của Bình Thuận dân cư trù mật, tóm cá nhiêu. Thuyền biển đi qua đây thường đỗ tạm lại đế mua sâm thực phâm. Từ đây đi qua các vùng biển Kê Khê, Ma Ly, La Di, nhân tiện đi thảng tới Côn Lôn không qua hướng đông qua cửa căn Hải của Gia Định. Bên cạnh cửa tân Vị Nê có một dãy núi đâm ngang tục gọi là Mũi Nê. Ngoài ra đều là các cồn cát, nhìn thây sáng lấp lánh”. Vị Nê hay Mũi Né ở phía nam Phan Thiết. Phía đông có Hòn Lao, phía tây là vũng biển thuyền bè thường ghé đậu tránh gió bão. Kê Khê là một hòn đảo nhỏ đối diện với mũi Kê Gà (Kê Chủy), ở phía nam Phan Thiết. Bản đồ Đòng Khánh địa dư chí lược ghi rõ vị trí đảo Kê Khê (Kê Khê dự). Bản đô Minh Mạng 19 chỉ ghi Kê Chũy (mũi Kê Gà). Đối chiếu với bản đồ có thể xác định đảo Kê Khê là Hòn Bà (khác với Hòn Bà ờ gàn cửa La Di), còn gọi là đảo Thiên Y ở trước mũi Kê Gà. Đảo Kê Khê cùng mũi Kê Gà liền với , khối núi cao 700m là một tiêu chí đường biển. Ma Ly và La Di là 2 cửa biển do sông Ma Ly và La Di đổ ra cửa biển. Theo Thông quốc diên hải chử, Bình Thuận có 12 cửa biển từ bắc vào nam, Ma Ly là cửa thứ 10 và La Di là cửa thứ 11. Trên các bản đồ hiện nay, La Dl viết là La Gi. Xứ mắm cá này người đông đúc, là điểm giao thương sầm uất, cũng nổi tiếng vói dòng ghe bàu Mũi Né, điểm trú bão tốt trên hải hành. "Đảo Côn Lôn và cửa cân Hải đối nhau. Đảo ây là nơi làm tiêu chí cho các thuyền đi lại ờ biển Nam định hướng. Nghe nói noi ây xóm làng trù mật, dân cư đông đúc. Núi có nhièu yến sào. Phong cảnh thật là đẹp. Xưa nay đã đặt thủ ngự ở đó để tuần phòng mặt biển. Gần đây có thuyền bè đi lại. Đó là một nơi quan yếu. Lân này thuyền đi từ VỊ Nê thâng ra ngoài biển đi xa cách Côn Lôn nên ban 16
  16. (Một góc nhìn về văn hóa biến đêm vượt qua mà không biết. Sáng ra thây đàn chim bay lượn vòng tròn mây vòng, ròi bay về hướng đông. Trời rộng, chim mất hút, bây giờ biết đảo này đã cách xa. Đường biển xa vời, không thể quay lại nhìn được nữa. Vì vậy trong lòng vừa tiếc lại vừa buồn". Cửa Cần Hải chính là cửa Cần Giờ thuộc huyện Phước Lộc, tỉnh Gia Định (TP. Hô Chí Minh nay] - một danh thắng được khắc trên Cửu Đỉnh (Huế) dưới thời Minh Mạng. Một chút tiếc nuối của Phan Huy Chú khi đoàn thuyền sứ vượt qua đảo Côn Lôn (Côn Đảo] vào ban đêm mà không có dịp chiêm ngưỡng cảnh vật nơi đây, một quần đảo có vị trí chiến lược. Những ghi chép về biển đảo của nước nhà chỉ chiếm một phàn nhỏ trong tác phẩm Hải trình chí lược của Phan Huy Chú, nhưng cho thấy cảm hứng chủ đạo vẫn là niềm tự hào, lòng yêu quê hương đất nước, ý thức về chủ quyền dân tộc. Những ghi chép này như một lời tự tình đầy lạc quan với non sông gấm vóc. Tác phấm Hải trình chí lược càn được phổ biến rộng rãi để mỗi con dân nước Việt thêm yêu mến biển đảo của mình hơn. Thuyền đánh cá ở c á n Giờ (Ảnh tư liệu) 17
  17. 3\Tguyễn ữharih £ợi TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Quang Ái (2013), Những ghi chép về biển đảo Tổ quốc trong tác phẩm "Hải trình chí lược" của Phan Huy Chú, Khoa học xã hội & nhân văn Nghệ An, số 6, 2013. 2. Phan Huy Chú (1994), Hải trình chí lược, Phan Huy Lê, Tạ Trọng Hiệp dịch và giới thiệu, Cahier d’ rchipel 25. A 3. Tràn Văn Giáp (1984), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Tập I, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 18
  18. BÀI CA VỀ CÁC CỬA BIỂN" rên Vân hóa nguyệt san tập XIII (bộ mới), quyển 9 (tháng 9-1964) do Nha Văn hóa - Bộ Quốc gia Giáo dục (Sài Gòn) xuất bản, GS. Bửu cầm có dịch và chú thích bài Hải môn ca. Đây là bài th ơ lục bát bằng chữ Nôm, khuyết danh, phiên trích trong sách Thông quốc duyên cách hải chữ, bản chép tay của Viện Khảo cổ Sài Gòn (số kí hiệu VĐ4, tờ 37a - 39a). Năm 1972, trong Văn học Nam Hàíl), Nguyễn Văn Sâm có ghi lại bài Hải môn ca, cũng với các chú thích của Bửu Cầm. Theo Bửu Cầm, bài thơ Nôm này được sáng tác vào thời các chúa Nguyễn với những căn cứ sau: - Trong bài chỉ nói về các cửa biển từ châu Bố Chính (Quảng Bình) đến biên giới Cao Miên, tức Đàng Trong, là phần đất của chúa Nguyễn. - Trong bài có nhiều địa danh cũ, được đặt từ thời Lê như cửa Yêu (cửa Eo), tên một cửa biển trước đời Gia Long. Địa danh này năm 1814 mới được đổi tên là Thuận An. Một địa danh khác là cửa biển Tư Khách đời Mạc, năm Thiệu Trị thứ nhất (1841] được đổi tên là Tư Hiền. Và địa danh Mộ Hoa, tên một huyện đời Lê, cũng năm 1841 được đổi tên là Mộ Đức, thuộc tỉnh Quảng Nghĩa. Nhận thấy đây là tài liệu quý về văn hóa dân gian, chúng tôi xin giới thiệu lại với việc nhận xét văn bản, hiệu đính và bố sung * Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2,2007. 1 Nxb Lửa Thiêng, Sài Gòn. Năm 1974, cuốn sách này được tái bản có sử a chữa và bổ sung. 19
  19. 9íguyễn ữhanh £ợi các chú giải. Phần chữ Hán về địa danh trong các chú thích của Bửu Cầm chúng tôi xin lược bỏ. Bài Hải môn ca là bài thơ lục bát bao gôm 48 câu, tả lại hành trình của các lái buôn ghe bàu từ Bố Chính cụ thể là từ sông Gianh đến Cao Miên. Trong đó chỉ ghi nhận các cửa biển từ châu Bố Chính cho đến trấn Biên Hòa (vùng ven biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay). Các cửa biển từ Phiên Trấn trở đi không thấy nhắc đển. Nếu như Vè Các lái chú ý nhiều đến việc mô tả các cảnh quan kì thú của đất nước cùng kinh nghiệm rất cụ thể của những người đi biển như một loại "cẩm nang nghề nghiệp" thì Hải môn ca lại chú trọng nhiều đến "hải trình" qua các cửa biển với những đơn vị thời gian như: "bán nhật trình", "một ngày", "một canh", "ba trống"..., đặc điểm thủy văn của các cửa biển. Bài thơ Nôm này có nhiều chỗ chép nhầm về địa danh hoặc sai cả luật lục bát. Tuy nhiên, đây vẫn là tài liệu có giá trị về lịch sử, địa lí, văn hóa, nhất là trong việc cung cấp các địa danh lịch sử, địa danh dân gian. Bài thơ có nét gần gũi như các bài Vè Các lái, đặc biệt là Lái vô, mô tả lại hải trình ở Đàng Trong, giúp cho việc tính toán hành trình của những người đi biển đường dài được thuận lợi. Thông qua Hải môn ca chúng ta cũng thấy được sự giao thương kinh tế giữa các vùng miền diễn ra khá nhộn nhịp, thậm chí buôn bán sang tận Cao Miên của những đoàn thương lái ghe bầu ngày xưa; tình yêu quê hương đất nước rất chân chất của những con người: "Ăn đằng sóng, nói đằng gió". La Hà(1) xuống ngọn sông Gianhp), Phỏng bán nhật trình vượt đến Thuận CÔ(3K 1 La Hà: tên làng thuộc huyện Minh Chánh, p hủ Quảng Trạch, tình Quảng Bình. Đây là nơi sông Gianh chảy vào sông La Hà. Làng La Hà là làng văn vật có tiẽng, nay thuộc Bố Trạch (Quảng Bình), ở bãi nổi giữa sông Gianh, phía hạ lưu Ba Đồn. 2 Sông Gianh: tên chữ là Linh Giang, gọi tắ t là Thọ Linh, tên Nôm là Rào Nậy, cũng gọi là T hanh Hà, con sông lớn của tình Quảng Bình. Từ năm 1672, đây là ranh giời giữa Bắc Hà (Đàng Ngoài) và Nam Hà (Đàng Trong). 3 T huận Cô: cửa biển ờ phía bắc cửa An Niệu, thuộc phủ Tân Bình, tinh Q uảng Bình. 20
  20. ờtựt góc nhìn vé vàn hóa biển Cửa An Niệu(I) nọ sóng xô, Ngọn từ Xã Thái(2) ồ ò chảy tuôn. Một thôi đến Nhật Lệ môn(3\ Minh Linhí4] cửa ấy sât chôn làm hàn. Một ngày trải khắp giang san, Đến miền cửa ViệtfSÌ sắt hàn hiếm sao! Một ngày lại đến cửa Eo(6), Cửa Hàn ngăn sắt sóng reo đây đẫy. 1 An Niệu: thuộc địa phận huyện Bỗ Trạch, tinh Quảng Bình. Đây là cửa biển hẹp và cạn, thuyên lón không vào được. 2 Xã Thái: đúng ra là Thái Xá (theo ở châu cận lục), nay thuộc xã Thái Thủy, huyện Lệ Thủy, tinh Quảng Bình. 3 Nhật Lệ: cửa biến thuộc địa phận huyện Phong Lộc, phù Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (nay thuộc xã Bảo Ninh, TP. Đòng Hói), rộng hơn 300m, cách TP. Đông Hói 3km vê phía bắc. Ngày xưa ờ đây có chôn cọc và giăng lưới sắt đè phòng quân Trịnh đánh xuống phía nam. 4 Minh Linh: nguyên là châu Ma Linh của Chiêm Thành; nhà Lí đổi làm châu Minh Linh; thòi thuộc Minh là châu Nam Linh; nhà Lê đổi làm huyện Minh Linh, thuộc phủ Tân Bình, trấn T huận Hóa. Nhà Nguyễn cho sáp nhập vào tỉnh Quảng Trị, thuộc phủ Triệu Phong. Đễn năm T hành Thái th ứ 1 (1889) do kiêng húy của vua Thành Thái nên đói huyện Minh Linh thành huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Cửa Minh Linh tức là Tùng Luật hải môn (cửa Tùng, cửa sông Bẽn Hải hay sông Hòi}, ở phía đông huyện Vĩnh Linh. Năm 1954, nơi đây là ranh giói vĩ tuvễn 17, phân chia tam thòi hai miên Nam Bắc theo hiệp (linh r.pn^vp 5 Cửa Việt: Việt An (Việt Yên) hải môn, thuộc huyện Thuận Xương, tỉnh Quảng Trị. Cửa biển này nguyên là An Việt, đượ c đối là Việt An từ năm Minh Mạng th ứ nhất (1820). Đây là cửa sông Thạch Hãn thuộc huyện Hải Lăng (Quảng Trị), ờ phía nam cửa Tùng và cửa Nhật Lệ, phía bắc cửa Eo (cửa Thuận An). Thòi Trịnh - Nguyễn phân tranh, cửa Việt được hàn s ắ t (giăng dây sắt) để phòng thủ. Nơi đây từng là trung tâm mua bán sâm uất với thư ơng nhân nhiều nướ c như: Nhật, T rung Quõc, Bô Đào Nha, Tây Ban Nha... vào thòi các chúa Nguyễn. 6 Cửa Eo: tên chữ Hán là Yêu Hải môn, tứ c cửa Thuận An, thuộc địa phận huyện Hương Trà, tinh T hừa Thiên (cách kinh đô Huễ 12km vè phía Đông), còn có các tên khác là Hái Nhuyễn, Hải Noãn, cửa Yêu, cửa Eo; đễn năm Gia Long th ứ 13 (1814) m ói đổi là Thuận An. Cửa biển này đã bị lấp bời trận bão vào năm Giáp Thìn (1904). Cơn bão này đòng thòi m ở ra m ột cửa biễn mới, cách cửa Eo khoảng 4km về phía Bắc. (Theo Trần Đức Anh Sơn (2014), Ngành đóng thuyền và tàu thuyên ở Việt Nam thời Nguyễn, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, TP. Hò Chí Minh, tr. 20). 21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
24=>0