intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:143

157
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách đây hơn 60 năm (1946) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Phải làm sao cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Văn hóa phải làm thế nào cho nhân dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. Văn hóa phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam, từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

  1. LUẬN VĂN: Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
  2. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cách đây hơn 60 năm (1946) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Phải làm sao cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Văn hóa phải làm thế nào cho nhân dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. Văn hóa phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam, từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởng hạnh phúc của mình nên hưởng" (Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003). Ngay sau ngày quốc khánh 02-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành lập Ủy ban văn hóa lâm thời Bắc Bộ. Ngày 07-9-1945 Bác tiếp các đại biểu của Ủy ban này và Người chỉ rõ: "Bổn phận các Ngài là lãnh đạo tư tưởng quốc dân, đấu tranh cho độc lập và kiến thiết một nền văn hóa mới"(Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003). Như vậy, có thể khẳng định văn hóa có một vai trò rất lớn, nó vừa là môi trường,vừa là công cụ để tác động đến hành vi của cá nhân và tổ chức. Văn hóa với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực vô hạn thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa và nhờ hàng hóa để phát triển, là mục tiêu cao cả của mọi hình thái xã hội. Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người xây dựng xã hội mới và con người mới trong tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất - kinh doanh, hoạt động chính trị, hoạt động khoa học - công nghệ, hoạt động văn hóa - xã hội - nhân văn, vv... Trong thời đại ngày nay kinh tế thị trường, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa và cách mạng quản lý ngày càng phát triển như vũ bão, các quốc gia xích lại gần nhau hơn, vì thế văn hóa dân tộc, bản sắc dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của mọi sự chú ý. Văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân được hình thành trên nền tảng văn hóa dân tộc và là bộ phận cấu thành, tô đậm thêm bản sắc văn hóa dân tộc, không thể đối lập với bản sắc văn hóa dân tộc.
  3. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, với sự di chuyển dễ dàng các nguồn tài chính, nguyên liệu và công nghệ từ quốc gia này sang quốc gia khác, việc du nhập các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nói chung và thành tựu tiên tiến của khoa học quản trị nói riêng không khó. Tuy nhiên, yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thành bại trong việc áp dụng thành công các thành tựu đó trong những điều kiện cụ thể của các quốc gia là sự khác biệt về văn hóa. Đối với lĩnh vực kinh doanh, xu hướng văn hóa hóa kinh doanh đang là một hướng đi tối ưu để tận dụng các thành tựu tiên tiến của khoa học đồng thời vẫn phát huy được sức mạnh của bản sắc văn hóa. Chính vì vậy, xây dựng văn hóa kinh doanh là góp phần tạo lập năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, và do vậy, tạo cho doanh nghiệp năng lực cạnh tranh bền vững trong điều kiện cạnh tranh mang tính toàn cầu. Bên cạnh đó, nó còn góp phần thể hiện bản sắc văn hóa tiên tiến đậm đà tính dân tộc của văn hóa Việt Nam trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp. Với nhận thức được vai trò quan trọng của văn hóa kinh doanh đối với sự phát triển của doanh nghiệp, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế" làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề xuất những giải pháp, kiến nghị cơ bản để hoàn thiện văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa kinh doanh của Công ty cổ phần dịch vụ vận tải TRACO - Nghiên cứu, đề xuất những giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm hoàn thiện vă n hóa kinh doanh của Công ty cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
  4. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh, việc xây dựng văn hóa kinh doanh, những ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến xây dựng văn hóa kinh doanh. - Phạm vi nghiên cứu: Được xác định trong khuôn khổ của Công ty cổ phần dịch vụ vận tải TRACO gắn với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Thời gian khảo sát được tiến hành trong giai đoạn 2002-2006. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Luận văn sử dụng các phương pháp sau: Thứ nhất: phương pháp duy vật biện chứng Thứ hai: phương pháp phỏng vấn. Phương pháp này được sử dụng để trực tiếp phỏng vấn một số nhà lãnh đạo và CBNV trong công ty. Thứ ba: phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi Dựa trên kết quả khảo sát sơ bộ tác giả luận văn đã xây dựng bản câu hỏi điều tra tình hình thực tế văn hóa kinh doanh tại Công ty cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong giai đoạn hiện nay (Những nội dung chi tiết cụ thể của bảng câu hỏi được đính kèm trong phụ lục). Với 100 bảng câu hỏi được gửi tới các nhà quản trị và CBNV của công ty cổ phần dịch vụ vận tải TRACO, tác giả luận văn đã nhận được 68 câu trả lời. Các câu trả lời này được phân bố tương đối rộng khắp các phòng ban và bộ phận trong công ty, trong đó bao gồm cả các nhà quản trị và các CBNV. Thứ tư: phương pháp sử dụng nguồn thông tin thứ cấp Với phương pháp này, tác giả luận văn đã có được một số kết quả và nhận định về văn hóa kinh doanh tại Công ty cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong giai đoạn hiện nay thông qua việc thu thập các thông tin từ các sách, báo và tạp chí chuyên ngành như. 6. Kết cấu của luận văn
  5. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng văn hóa kinh doanh của Công ty cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong thời gian qua Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa kinh doanh của Công ty cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
  6. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA KINH DOANH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1.Khái niệm văn hóa Nghiên cứu vai trò của văn hóa đối với phát triển nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng trước hết phải có một khái niệm chính xác và nhất quán về văn hóa cũng như cấu trúc của nó. Văn hóa là một khái niệm rất rộng, đến mức hầu như mỗi nhà văn hóa đều có một khái niệm riêng về văn hóa. Cho đến nay có khoảng hơn 400 khái niệm về văn hóa. Các khái niệm đó không giống nhau tùy theo cách hiểu rộng hẹp khác nhau, trong khi văn hóa là lĩnh vực vô cùng rộng lớn, phong phú và phức tạp. Mặt khác, cũng như các lĩnh vực khoa học xã hội khác, ngành khoa học về văn hóa có tính chất lịch sử và phát triển xuyên suốt lịch sử loài người, từ văn hóa dân gian có văn tự và không văn tự đến văn hóa chỉnh thể của các chế độ đương thời. Trong quá trình lịch sử đó nội dung và khái niệm của văn hóa cũng thay đổi theo. Đó là hiện thực khách quan. Sau đây là một số trong những khái niệm đó. Theo E.Heriôt: "Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - đó chính là văn hóa". (Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB văn học, Hà Nội) Theo Unessco: "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống, và dựa trên đó, từng dân tộc đã khẳng định bản sắc riêng của nước mình" (Văn hóa và văn hóa doanh nghiệp, NXB lao động, Hà Nội, 2001)
  7. Edward B. Taylor (1924) cho rằng: "Văn hóa là một phức thể bao gồm kiến thức, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, tập quán và tất cả những khả năng và tập tục khác cần thiết cho con người trong một xã hội". GS Hoàng Vinh trong " Đề cương văn hóa và Tôn giáo" đã khẳng định văn hóa là vốn hiểu biết của con người, tích lũy được trong suốt quá trình hoạt động thực tiễn - lịch sử, được kết tinh lại thành các giá trị và chuẩn mực xã hội, gọi chung là hệ giá trị xã hội, biểu hiện ở vốn di sản văn hóa và phong cách ứng xử của cộng đồng. Hệ giá trị là thành tố cơ bản làm nên bản sắc riêng của mọi cộng đồng xã hội, có khả năng liên kết các thành viên làm cho cộng đồng trở thành một khối vững chắc và có khả năng điều tiết hoạt động của các thành viên sống trong cộng đồng xã hội ấy. Trong bản thảo "Nhật ký trong tù" năm 1943, Bác Hồ đã khẳng định "Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt, cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 3, trang 431). Bác chỉ rõ nội hàm của văn hóa, đồng thời, Bác phân tích và luôn nhấn mạnh mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và cơ sở hạ tầng, văn hóa và kinh tế, chính trị, xã hội. Văn hóa là kiến trúc thượng tầng; nhưng khi cơ sở hạ tầng của xã hội kiến thiết rồi, lúc đó văn hóa mới đủ điều kiện phát triển được. Văn hóa là động lực của phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Văn hóa phải soi đường cho mọi người tiến tới. Cựu Tổng giám đốc UNESSCO Federico Mayor nói: "Thực tế đã thừa nhận rằng văn hóa không tách rời cuộc sống, ngoài sự tư duy và hoạt động của mỗi cá nhân và cộng đồng, bởi văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ và hiện tại; trải qua bao thế kỷ nó đã cấu thành hệ thống giá trị, truyền thống, mỹ thuật và lối sống, mà dựa trên đó, từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình". Như vậy, có thể thấy văn hóa bao hàm cả nội dung rộng lớn và phức tạp, văn hóa về cơ bản là một cấu trúc nhiều tầng nấc. (xem hình 1.1). B¶n s¾c VH B¶n s¾c v¨n (quèc gia) ho¸ B¶N
  8. 1.1.1.2. Khái niệm văn hóa kinh doanh Văn hóa kinh doanh được thể hiện và chỉ có thể được thể hiện thông qua vật mang nó là doanh nghiệp. Nhưng để có một định nghĩa mạch lạc cho thuật ngữ văn hóa kinh doanh hầu như đã không dễ dàng, bởi lẽ về ngữ nghĩa thì ngay như khái niệm "văn hóa" cũng đã có hàng trăm cách diễn đạt khác nhau đã trình bày trên. Marvin Bower, Tổng giám đốc Mackinsey Company cho rằng: "Văn hóa kinh doanh là tất cả các thành tố mà chúng ta đang thực hiện trong quá trình kinh doanh và di sản để lại cho thế hệ kế tiếp". Như vậy, văn hóa hiện diện ở bất kỳ doanh nghiệp nào, tuy nhiên một doanh nghiệp phát triển phải có một
  9. nhãn quan rộng, tham vọng lâu dài, xây dựng được một nếp văn hóa có bản sắc riêng, thể hiện sự khác biệt vượt trội. Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh, là cái mà các chủ thể kinh doanh áp dụng hoặc tạo ra trong quá trình hình thành nên những nền tảng có tính ổn định và đặc thù trong hoạt động kinh doanh của họ. Văn hóa kinh doanh là tất cả các giá trị tinh thần (dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể) có được của một doanh nghiệp trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp ấy - đã trở thành chuẩn mực và nguồn động lực chủ yếu nhất - thâm nhập vào và chi phối các quan niệm, tập quán và hành vi kinh doanh hướng về sự chất lượng, sáng tạo, trách nhiệm và kết hợp hài hòa các lợi ích. Văn hóa kinh doanh liên kết con người trong nội bộ với nhau, liên kết doanh nghiệp và xã hội bằng những giá trị nhân văn, đặt con người vào vị trí trung tâm và quyết định sự cạnh tranh thắng lợi và phát triển bền vững. Văn hóa kinh doanh suy cho cùng nó là cốt lõi của nền kinh tế tri thức / thị trường xã hội và nhân văn. Vấn đề văn hóa kinh doanh đối với Việt Nam không có gì mới, ông cha chúng ta đã đề cập từ lâu. Chàng rể vua Hùng- Mai An Tiêm bị đày ra hoang đảo đã trồng dưa hấu, dưa hấu chín, đã khắc tên mình lên quả dưa hấu có ghi địa chỉ, rồi thả xuống biển, sóng đưa dưa hấu vào đất liền vừa để "tiếp thị" gọi mời thương lái đến mua. Di tích cổ Hoa Lư thời nhà Đinh (968- 979) có nhiều viên gạch lớn khắc dòng chữ "Đại Việt quốc quân thành chuyên", phải chăng đây là thương hiệu. Chiếc lọ gốm vẽ hoa dây màu lam hiện đang trưng bày tại bảo tàng Topkapt Saray, ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ có dòng chữ ghi rõ niên đại sản xuất "Năm Đại hóa thứ 8" tức 1450 thời vua Lê Nhân Tông (1443- 1459), địa điểm sản xuất Nam Sách, Hải Dương, người sản xuất ghi: "Bùi thị hỉ bút" là người họ Bùi vẽ chơi. Hiệu chụp ảnh đầu tiên ở Hà Nội "Cảm Hiếu Đường" vào năm 1869, chủ hiệu là Đặng Huy Trứ, v.v... Cuộc canh tân đất nước đầu thế kỷ XX (1903) sự khởi đầu là sự kết hợp hai mục đích giáo dục và kinh doanh tìm ra nguồn lực cứu nước. Cụ cử Lương Văn Can (1854- 1927) hiệu trưởng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, người đã sớm truyền bá tư tưởng "đạo làm giàu", cùng với gia đình thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu, bị đày ải sang Nam Vang (Phnom Pênh- Campuchia). Cụ viết sách "Thương học phương châm" có đoạn "Đương buổi thế giới cạnh tranh này, các nước phú cường không đâu là chẳng đua tài thi
  10. sức ở trong trường thương chiến, văn minh tiến bộ, buôn bán càng thịnh đạt. Việc buôn bán thịnh suy có quan hệ đến quốc dân thịnh suy như thế, ta há coi thường, xem khinh được sao?". Nền kinh doanh ở nước ta còn là thảm cảnh bởi 10 lẽ như cụ Cử Lương Văn Can tổng kết: "1- Người mình không có thương phẩm; 2- Không có thương hội; 3- Không có tín thực; 4- Không có kiên tâm; 5- Không có nghị lực; 6- Không biết trọng nghề; 7- Không có thương học; 8- Kém đường giao tiếp; 9- Không biết tiết kiệm; 10- Khinh nội hóa!" Từ các phân tích trên đây, có thể đi đến xác lập một khái niệm chung về văn hóa kinh doanh, đó là: " Văn hóa kinh doanh là toàn bộ các nhân tố văn hóa được chủ thể kinh doanh chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của chủ thể đó" Theo nghĩa cụ thể, văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào trong hoạt động kinh doanh của chủ thể, là cái văn hóa mà các chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù. Như vậy văn hóa kinh doanh là một phương diện của văn hóa trong xã hội bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần, những phương thức và kết quả hoạt động của con người được tạo ra và sử dụng trong quá trình kinh doanh. 1.1.2. Tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Ngày nay, cạnh tranh giữa các nước, các doanh nghiệp và sức mạnh kinh tế thực ra là một hình thức của công cuộc cạnh tranh về chất l ượng khoa học và công nghệ. Kinh doanh là cạnh tranh, là đọ sức với các đối thủ trong nước và thế giới để mua hàng và bán hàng. Về bản chất cạnh tranh là cuộc chiến trên thương trường không chút khoan nhượng. Cạnh tranh mang những sắc thái cơ bản và nguyên tắc cơ bản của chiến tranh. Sự thỏa hiệp với các đối thủ (đối tác) có thể là sách lược trong những tình huống cụ thể với khoảng không gian và thời gian nhất định để đôi bên cùng có lợi. Điều đó không thể che giấu hết tính quyết liệt, sống còn trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và triết lý kinh
  11. doanh bằng cách vượt lên. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là nét đặc trưng cơ bản của văn hóa kinh doanh. Văn hóa kinh doanh có tác động quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy bởi vì để thực hiện hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng cần có các nguồn lực vật chất và tinh thần. Trong đó nguồn lực tinh thần, đặc biệt văn hóa kinh doanh chính là một trong trụ cột chính của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh. Năng lực của các nhà quản trị có tính quyết định đối với sự thành bại của doanh nghiệp trong kinh doanh. Một nhà quản trị giỏi có thể xây dựng được yếu tố văn hóa kinh doanh làm cơ sở vững chắc cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Qua khảo sát các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả có thể rút ra hệ quả là: doanh nghiệp mạnh gắn liền với giám đốc giỏi. Lãnh đạo một số địa phương và Bộ, Ngành cũng cho rằng, tìm sản phẩm kinh doanh không khó, cái khó chính là tìm giám đốc doanh nghiệp giỏi. Một giám đốc - nhà quản trị giỏi có thể đưa một doanh nghiệp từ thua lỗ đến chỗ có lợi nhuận, từ yếu trở nên mạnh, trong khi việc đổi mới kỹ thuật, công nghệ hoặc tái cấu trúc lại khó có thể đưa lại một kết quả khả quan như vậy. Đặc biệt, trong hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay cả hai giải pháp sau đều rất khó thực hiện bởi cả lý do kinh tế lẫn xã hội. Các nhà quản trị giỏi sẽ biết cách tạo lập chiến lược cạnh tranh, phát huy năng lực sáng tạo của kỹ sư và công nhân để tạo ra bí quyết công nghệ, thu hút nhân lực giỏi về cộng tác, sử dụng đúng người, liên kết mọi người. Trước đây, trong điều kiện và hoàn cảnh còn khó khăn hơn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc đã biết rút ngắn khoảng cách về năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp Hoa Kỳ và Châu Âu bằng con đường tự tìm ra cách thức quản trị riêng, phù hợp với văn hóa con người của họ, biến sở đoản của đội ngũ nhân lực thành sở trường. Bản sắc văn hóa quản trị Nhật Bản đã từng là vũ khí cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp Nhật Bản với các đối thủ trên trường quốc tế. Văn hóa kinh doanh được biểu hiện thông qua năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không có năng lực canh tranh đồng nghĩa với doanh nghiệp đó
  12. không có văn hóa kinh doanh. Trong thời đại ngày nay không thể chỉ đứng lại trên văn hóa truyền thống qua các tấm huân, huy chương các loại của bề dày lịch sử trong cơ chế cũ mà không bao hàm được văn hóa chung của dân tộc Việt Nam theo dòng lịch sử từ xa x ưa, văn hóa chung của nhân loại và xu hưởng phát triển trong tương lai. Lúc này, khó tồn tại "mẹ hát, con khen" mà phải tự thấy mình "trong nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ đẹp giòn hơn ta", phải tự lăn mình vào cuộc sống thế giới, thực sự cọ xát với thương trường khu vực và thế giới. 1.1.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động và sự phát triển bền vững của DN Xây dựng văn hóa kinh doanh có vai trò rất to lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Cụ thể, vai trò quan trọng đó được thể hiện trên 5 phương diện sau: Thứ nhất, văn hóa kinh doanh tạo ra sự cố kết và tính thống nhất cao trong hành động của các thành viên trong doanh nghiệp bằng một hệ thống các giá trị và chuẩn mực chung. Mọi người sẽ cùng nhau hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp bằng niềm tin, sự tự nguyện và phối hợp hành động nhịp nhàng. Các thành viên trong doanh nghiệp là sự tập hợp của nhiều cá nhân với nhữn g nhân cách, cá tính, động cơ và mục tiêu khác nhau. Tính thống nhất, đồng tâm hiệp lực của các thành viên chỉ có được khi họ cùng nhau chấp nhận và chia sẻ những giá trị và chuẩn mực chung. Một doanh nghiệp đã xây dựng được văn hóa kinh doanh mạnh thì tự nó sẽ giúp các thành viên hành động một cách tự nguyện, đúng hướng và có hiệu quả mà không cần có quá nhiều quy chế và mệnh lệnh hành chính từ cấp trên. Thứ hai, văn hóa kinh doanh tạo cho doanh nghiệp một phong cách, cá tính hay bản sắc riêng, để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Văn hóa kinh doanh được duy trì bảo tồn qua nhiều thế hệ quản trị, tạo ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp trong thời gian đầu khởi sự chưa thể có ngay được văn hóa kinh doanh. Qua quá trình hoạt động, các yếu tố của văn hóa kinh doanh sẽ được tạo lập, thử
  13. thách để rồi tồn tại trong chủ đích của người chủ doanh nghiệp, tạo ra cho doanh nghiệp một ấn tượng, hình ảnh và bản sắc riêng. Văn hóa kinh doanh vì vậy góp phần tạo dựng một hình ảnh riêng của doanh nghiệp trong con mắt của khách hàng, của các đối tác, của những người đi tìm việc làm và của xã hội. Nói cách khác, văn hóa kinh doanh góp phần tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thứ ba, văn hóa kinh doanh có tác dụng điều tiết hành vi và thái độ của các nhà quản trị. Nếu như các nội quy, quy chế, mệnh lệnh hành chính, kỷ luật... được coi là những công cụ điều tiết "cứng" (luật thành văn) thì văn hóa kinh doanh được coi là công cụ điều tiết "mềm" (luật bất thành văn) thông qua hệ thống triết lý, các chuẩn mực, truyền thống, tập tục, nêu gương...đã được xây dựng, duy trì và thừa nhận trong doanh nghiệp. Có thể nói, văn hóa kinh doanh xác định "luật chơi" chung, nó nói với các thành viên trong doanh nghiệp mọi việc nên làm thế nào và điều gì là quan trọng. Đối với các thành viên trong doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh được coi là công cụ điều tiết cực kỳ hữu hiệu vì nó đánh vào lòng tự trọng (tự tôn) cá nhân và khi hành vi và thái độ của một cá nhân không phù hợp với những giá trị và chuẩn mực chung thì họ sẽ bị tẩy chay bởi thái độ của cả tập thể. Thứ tư, văn hóa kinh doanh là tài sản vô hình của doanh nghiệp, là nguồn lực để doanh nghiệp phát triển bền vững, là chất keo kết dính các thành viên lại với nhau. Văn hóa kinh doanh được nhìn nhận là tài sản tinh thần, là bầu không khí làm việc, môi trường bên trong của doanh nghiệp do các thành viên của nó (trước hết là ban lãnh đạo) tạo ra. Nó được coi là một loại nguồn lực (hay tài sản) giống nh ư các nguồn lực khác của doanh nghiệp như nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính hay hay nguồn lực vật chất. Nhưng văn hóa kinh doanh là nguồn lực tinh thần, tài sản vô giá của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần, thái độ lao động của mỗi một nhà quản trị và lòng trung thành của họ đối với doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có văn hóa kinh doanh tích cực sẽ tạo ra bầu không khí làm việc hăng say hào hứng vì mục tiêu chung, khiến các cá nhân thường xuyên phấn đấu để đạt nhiều lợi ích cho bản thân và doanh nghiệp.
  14. Thứ năm, văn hóa kinh doanh có tác dụng đào tạo và bồi dưỡng các nhà quản trị trong doanh nghiệp, tuân thủ những tôn chỉ và phương châm hành động; có cách ứng xử, thái độ và phong cách làm việc phù hợp; từ đó nâng cao được năng suất, chất lượng và hiệu quả trong công việc của họ. Một cá nhân thời gian đầu đến làm việc trong một doanh nghiệp (tổ chức) sẽ mang theo những đặc điểm riêng của mình về phong cách làm việc, quan niệm, truyền thống, giá trị,... Sau thời gian làm việc lâu dài trong một môi trường văn hóa (doanh nghiệp) nào đó, cá nhân sẽ được chính môi trường văn hóa đó đào tạo, nhào nặn và dần dần trở thành một con người mang theo phong cách, quan niệm, thói quen, cách thức làm việc,.... và có khi cả hình ảnh của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà khi tuyển dụng nhân sự, ngoài các tiêu chí về chuyên môn, các nhà tuyển dụng rất chú trọng đến việc xem xét các đặc điểm cá nhân của ứng viên có phù hợp với bản sắc văn hóa trong hoạt động quản trị hiện tại của doanh nghiệp hay không để xây dựng cho doanh nghiệp mình một đội ngũ nhân sự đồng nhất. Đối với các thành viên mới ra nhập doanh nghiệp, họ cần nhanh chóng học hỏi, tiếp thu những giá trị văn hóa để hòa nhập thực sự với môi trường làm việc mới. 1.2. CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN VĂN HÓA KINH DOANH Văn hóa kinh doanh được tạo nên từ rất nhiều yếu tố phức tạp và có mối quan h ệ chặt chẽ với nhau. Ở đ ây có thể khái quát thành các nhóm yếu tố cơ bản sau: 1.2.1. Triết lý kinh doanh Trong quan hệ với văn hóa hiểu theo nghĩa rộng, hoạt động quản trị, mà trực tiếp ở đây là quản trị kinh doanh, vừa là một bộ phận cấu thành văn hóa, vừa là yếu tố chịu ảnh hưởng, thậm chí bị quy định bởi các yếu tố khác cấu thành văn hóa. Phương thức quản trị, hành vi ứng xử trong quản trị đều có bản chất văn hóa theo đúng hai nghĩa như vậy, có thể phân ra hai quan hệ ảnh hưởng: Quan hệ thứ nhất liên quan đến tác động của văn hóa đến lựa chọn chiến lược kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
  15. Quan hệ thứ hai liên quan đến sự ứng xử của chủ thể kinh tế với các đối tác cụ thể trực tiếp trong nội bộ doanh nghiệp như những người lãnh đạo cấp trên, điều hành cấp dưới, nhân viên người lao động, v.v..., với khách hàng mua và bán, các đối thủ cạnh tranh, các đối tác liên minh trên tinh thần "thêm bạn bớt thù" biến đối thủ thành đối tác. Hai quan hệ đó vừa có sự độc lập nhất định, lại vừa tác động lẫn nhau về nội dung các công việc cụ thể với sự xuyên suốt sợi chỉ đỏ - Triết lý kinh doanh. Triết lý kinh doanh hiện đã trở thành một từ thông dụng, nhiều khi như là một "hội chứng", "mốt", thành một trong những tiêu chuẩn cơ bản chứng tỏ "đẳng cấp văn hóa" của nhà quản trị. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy, với đa số, thông thường, sự thừa nhận nó mang tính hình thức hơn là có nội dung và giá trị thực tiễn, cho triết lý kinh doanh là thuật ngữ quá cao siêu và trừu tượng. Mặt khác, triết lý kinh doanh là nói đến mục đích, ý nghĩa cao nhất của quản trị doanh nghiệp hoạt động sản xuất- kinh doanh. Đó là những vấn đề mang tính chất triết lý mà mỗi nhà quản trị đã đến lúc phải tự đặt ra ra cho chính bản thân mình. Đó là lý lẽ để tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh riêng biệt, không doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào về chỉ dẫn địa lý, về con người, về dây chuyền công nghệ, về quy mô, chất lượng và về giá cả hàng hóa,.... Do đó, triết lý kinh doanh là một hệ thống tư tưởng chủ đạo, thể hiện quan điểm riêng có của mỗi doanh nghiệp về giá trị vật chất và tinh thần của doanh nghiệp được đúc kết những thành công và những thất bại trong quá trình hình thành và phát triển. Từ đó, bổ sung và sáng tạo không ngừng để phục vụ khách hàng ngày một hoàn thiện hơn: Khách hàng quyết định sự tồn tại và phát triển hay diệt vong của doanh nghiệp.
  16. S¬ ®å q u ¶ n t r Þd o a n h n g h iÖp v í i 7 c h ÷ “S” d Þ h t ­ ¬ n g ®­ ¬ n g 7 c h ÷ “C” c Struture (C¬ cÊu) Strategy Systems (ChiÕ l­ î c) n (C¸ c hÖthèng) Shared values (C¸ c gi¸ trÞ ) Skills Style (C¸ ch qu¶n lý) (C¸ c kü n¨ ng) n¨ ng) Staff (C¸ n bé) Nguån: Ban t­ t­ ëng V¨ n hãa Trung ­ ¬ng, Bé V¨ n hãa Th«ng tin, ViÖ Qu¶n trÞ n doanh nghiÖ V¨ n hãa vµ doanh nghiÖ Nhµ xuÊ b¶n lao ® p: p, t éng, Hµ Néi – 2001, Trang 200.
  17. Triết lý kinh doanh phản ánh mục đích của doanh nghiệp. Trước hết nhà quản trị cần phải tự khẳng định mình: Mình và doanh nghiệp phải tồn tại trong muôn vàn sóng gió. Mình và doanh nghiệp phải được phát triển bền vững trong biến động của thương trường bằng tài và lực nội bộ, chứ không phải trông chờ vào sự ban ơn, bố thí của người khác, tổ chức khác. Thông qua nội lực để tiếp thu sự hợp tác, hội nhập trên cơ sở "đồng thuận" và "cùng có lợi". Mặt khác: Doanh nghiệp có những gì và chưa có những gì? Doanh nghiệp hiện đang đứng ở đâu trong thiên đồ bát quái này? Lợi thế so sánh của doanh nghiệp là gì? v.v.... Triết lý kinh doanh chỉ ra phương thức hành động cho nhà quản trị và doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh giải đáp một cách cặn kẽ, cụ thể mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp cần đạt được với các tình huống: Xử lý bình thường "xuôi buồm, mát mái", xử lý các rủi ro trong dự kiến và xử lý các rủi ro ngoài dự kiến, đột biến bằng sự huy động mọi nguồn lực bên trong (là chủ yếu) và bên ngoài doanh nghiệp. Nguồn lực trong nội bộ khá phong phú, thuộc trong tầm tay của nhà quản trị, như: Đội ngũ người dưới quyền, vốn và tài sản, khoa học- công nghệ, mô hình tổ chức và cung cách điều hành, v.v...Trong đó con người giữ vai trò quyết định. Nguồn lực ngoài tầm tay của nhà quản trị trước hết phải phát huy nội lực, biến thách thức thành cơ hội, tiếp thu ngoại lai với tư chất là vị tướng chỉ huy tài ba, văn võ kiêm toàn về mọi mặt như Bác Hồ dạy: "Tướng giỏi (đủ cả: trí, tín, nhân, dũng, liêm) thì nước mạnh. Tướng xoàng thì nước hèn" (như trên, tập 3, trang 519) và là nhà ngoại giao thao lược, hào hoa, chân chính. Triết lý kinh doanh là gì? Triết lý kinh doanh là một bộ phận cấu thành văn hóa kinh doanh. Triết lý kinh doanh không tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp: nhỏ, vừa, lớn, xuyên quốc gia. Quy mô doanh nghiệp chỉ chi phối độ phức tạp vì số lượng mối liên kết hữu cơ đối nội và đối ngoại của triết lý quản trị doanh nghiệp mà thôi, còn triết lý kinh doanh vẫn không đổi. Tóm lại, triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học chủ đạo, có hệ thống được vận dụng vào hoạt động kinh doanh, phản ánh các niềm tin, các giá trị, các nguyện vọng cơ bản và những tư tưởng chủ đạo mà các nhà quản trị theo đuổi gắn bó, tất cả những điều
  18. này hướng dẫn cung cách quản trị doanh nghiệp của họ. Triết lý kinh doanh lấy mong muốn thầm kín nhất về tiêu dùng của con người trong nước và thế giới làm lẽ sống, vượt lên tất cả với lợi thế cạnh tranh, với ý chí tiến công. Triết lý kinh doanh không bao giờ và không khi nào chấp nhận quan niệm "ăn xổi, ở thì", "đời cua cua máy, đời cáy cáy đào". Triết lý kinh doanh đã trở thành một trong những tiêu chuẩn cơ bản chứng tỏ "đẳng cấp" văn hóa của doanh nhân, "đẳng cấp" văn hóa của doanh nghiệp được thể hiện xuôi dòng từ chủ sở hữu, nhà quản trị đến người bán hàng, lao công tạp vụ và ngược dòng trở lại. Mặt khác, "đẳng cấp" quản trị doanh nghiệp được thể hiện ở sự hiện hữu hoặc không hiện hữu nhà quản trị, guồng máy doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường, không thay đổi. Từ đó xuất hiện thuật ngữ mới, doanh nghiệp vắng nhà quản trị (loại trừ yếu tố hỗ trợ của công nghệ thông tin). 1.2.2. Đạo đức kinh doanh Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đây là hệ thống các quy tắc xử sự, các chuẩn mực đạo đức, các quy chế, nội quy... có vai trò điều tiết các hoạt động của quá trình kinh doanh nhằm hướng đến triết lý đã định. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh và đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp. Các chủ thể kinh doanh ngày nay cần có các hành vi phù hợp với đạo lý dân tộc và các quy chuẩn về cái thiện và cái tốt chung của toàn nhân loại. Khi đó đạo đức kinh doanh sẽ góp phần phát triển mối quan hệ với người lao động, với chính quyền, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với nhà cung cấp và với cộng đồng xã hội, từ đó góp phần tạo nên môi trường kinh doanh ổn định. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh - Tính trung thực: không dùng thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ chữ tín, lời hứa trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm. Trung thực chấp hành luật pháp của Nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn lậu thuế,…
  19. - Tôn trọng con người: phải tôn trọng mọi cộng sự và người dưới quyền, tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên. Quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác. Đối với khách hàng phải tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý của khách hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh phải tôn trọng lợi ích của đối thủ cạnh tranh. - Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội - Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh Có thể khẳng định đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh chính là chủ thể hoạt động kinh doanh, bao gồm tất cả những ai là chủ thể của các quan hệ và hành vi kinh doanh, như: - Doanh nhân: đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong các tổ chức kinh doanh như ban giám đốc, các thành viên trong hội đồng quản trị, các cán bộ nhân viên. Lúc này đạo đức kinh doanh được gọi là đạo đức nghề nghiệp của họ. - Khách hàng: quy luật chung trong quan hệ giữa người mua và người bán là quy luật muốn mua rẻ bán đắt. Ở vào vị thế khách hàng, khách hàng luôn có lợi thế là "thượng đế" vì vậy cũng cần có định hướng đạo đức kinh doanh tránh làm xói mòn các tiêu chuẩn đạo đức do đề quá cao lợi ích. 1.2.3. Văn hóa doanh nhân Văn hóa doanh nhân là toàn bộ các nhân tố văn hóa mà các doanh nhân chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh của mình. Tài năng, đạo đức và phong cách của nhà kinh doanh có vai trò quyết định trong việc hình thành văn hóa kinh doanh của chủ thể kinh doanh. Doanh nhân không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ kinh doanh mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, các ý thức hệ, ngôn ngữ, niềm tin, nghi
  20. lễ và huyền thoại,... Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh doanh, văn hóa của doanh nhân sẽ được phản chiếu lên văn hóa kinh doanh. Vì vậy đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải vừa có đức vừa có tài, trong đó đức là cơ sở của tài. Tài năng, đạo đức, phong cách của chủ thể kinh doanh có vai trò quyết định trong việc hình thành văn hóa kinh doanh. Một số tiêu chuẩn được dùng để đánh giá văn hóa doanh nhân bao gồm: sức khỏe, đạo đức, trình độ và năng lực, phong cách và thực hiện trách nhiệm xã hội. Đạo đức doanh nhân là một thành tố quan trọng tạo nên văn hóa doanh nhân. Có thể hình dung một số tiêu chuẩn không thể thiếu đối với đạo đức của các doanh nhân qua hộp 1.1. như sau: Hộp 1.1. Tiêu chuẩn đối với đạo đức của các doanh nhân 1. Tính trung thực: thể hiện ở sự nhất quán giữa nói và làm, danh và thực. Tính cách này sẽ hướng các doanh nhân không dùng thủ đoạn xấu xa để kiếm lời, coi trọng công bằng, chính đáng và đạo lý trong kinh doanh. 2. Tôn trọng con người: thể hiện từ việc coi trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng, tôn trọng nhân viên, trọng chữ tín. 3. Vươn tới sự hoàn hảo: điều này giúp doanh nhân không ngừng tu dưỡng bản thân, có hoài bão, có lý tưởng. Giúp doanh nhân hình thành lý tưởng nghề nghiệp và quyết tâm vươn lên để thành đạt bằng kinh doanh. 4. Đương đầu với thử thách: đức tính này giúp doanh nhân không ngại khó, vượt qua những gian khổ mà nghề kinh doanh gặp phải. 5. Coi trọng hiệu quả gắn liền với trách nhiệm xã hội: doanh nhân phải không ngừng nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, đồng thời phải có những đóng góp xứng đáng cho xã hội. Ngoài những tiêu chuẩn đạo đức trên đây, các doanh nhân còn phải có tài năng kinh doanh. Tài năng kinh doanh của các doanh nhân có thể được biểu hiện thông qua các năng lực thể hiện trong hộp 1.2. sau đây:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2