Văn Hóa Lễ Hội Nghệ An
lượt xem 53
download
Nghệ An: Văn Hóa Lễ Hội Văn Hóa Lễ Hội Nghệ An không chỉ giàu sản phẩm văn hoá vật thể mà còn rất phong phú văn hoá phi vật thể, có sức hấp dẫn cuốn hút khách du lịch, giàu bản sắc nhân văn, có truyền thống đấu tranh bảo vệ tổ quốc, chiến thắng thiên tai, có nền văn hoá dân gian phong phú và đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc như: hát ví dặm, hát phường vải, hò, vè...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Văn Hóa Lễ Hội Nghệ An
- Nghệ An: Văn Hóa Lễ Hội Văn Hóa Lễ Hội Nghệ An không chỉ giàu sản phẩm văn hoá vật thể mà còn rất phong phú văn hoá phi vật thể, có sức hấp dẫn cuốn hút khách du lịch, giàu bản sắc nhân văn, có truyền thống đấu tranh bảo vệ tổ quốc, chiến thắng thiên tai, có nền văn hoá dân gian phong phú và đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc như: hát ví dặm, hát phường vải, hò, vè... Nhà Sàn dân tộc Thái Sáu dân tộc anh em chung sống trên đất Nghệ An: Thái, Khơ Mú, Thổ, H'Mông, Ơ Đu và tộc người Đan Lai đã để lại nhiều sản phẩm văn hoá dân tộc đặc sắc tại vùng Tây Nghệ An, hiện đang lưu giữ được nhiều bản Thái cổ... là những sản phẩm du lịch văn hoá có sức cuốn hút khách du lịch quốc tế và trong nước. Dệt Thổ Cẩm Lễ hội đền Cuông Địa điểm: Xã Diễn An, huyện Diễn Châu (km 30 trên đường 1A Vinh - Hà Nội) Đền Cuông thờ Thục An Dương Vương Lễ hội đền Cuông là một lễ hội vùng của tỉnh Nghệ An. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày 14- 15-16 tháng 02 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ vị Vua đã có công sáng lập nên quốc gia
- Âu Lạc (250 - 280 Tr.CN). Phần lễ: - Chiều 14 tháng 02 âm lịch : Lễ yết cáo - Đêm 14 tháng 02 âm lịch: Lễ yên vị - Sáng 15 tháng 02 âm lịch: - Rước kiệu từ đình Xuân Ái (Diễn An), nhà thờ họ Cao (Diễn Thọ) ra đền Cuông. - Đại lễ tại Đền. - Rước kiệu từ Đền Cuông về đình Xuân Ái (Diễn An) và nhà thờ họ Cao (Diễn Thọ). - Chiều 15 tháng 02 âm lịch: Lễ tạ. Phần hội: Diễn ra từ 15 tháng 02 đến tối 16 tháng 02 âm lịch - Các trò chơi dân gian: Chọi gà, cờ thẻ, cờ người, vật, đu… - Thể thao: Bóng chuyền, bóng bàn, kéo co, chọi gà, leo núi… - Văn hoá - văn nghệ : Biểu diễn nghệ thuật, hát chầu văn, thi nét đẹp Đền Cuông, chiếu phim video, trưng bầy triển lãm lưu động các chuyên đề về di tích danh thắng - lễ hội của Nghệ An. - Tham quan di tích danh thắng: - Hồ Sơn Dương, Bãi biển Cửa Hiền - Trưng bầy các loại sách, ảnh, ấn phẩm văn hoá về Đền Cuông và các di tích danh thắng khác của tỉnh Nghệ An. Lễ hội Mai Hắc Đế Địa điểm: - Khu 16 tháng 01 âm lịch hàng năm. Phần lễ: Diễn ra trong 3 ngày: - Ngày 13 tháng 01: Lễ khai Quang tại khu mộ, đền thờ và mộ thân mẫu của vua Mai. - Ngày 14 tháng 01: Lễ yết cáo tại khu mộ, đền thờ và mộ thân mẫu của Vua Mai. - Ngày 15 tháng 01: Đại tế - Buổi sáng: các làng trong vùng rước kiệu về đến vua Mai để hội tế theo nghi lễ của triều đình.
- - Buổi chiều: Lễ dâng hương tại mộ và lễ tạ tại đền. Phần hội: - Diễn ra trong 4 ngày: 14-15-16-17 - Các trò chơi dân gian xưa : Đấu vật, đua thuyền, hát văn, hát đối, hát ví, đánh đu, leo cột mỡ, đi cầu kiều, cướp cờ, đánh cờ... Trong đó đua thuyền là vui vẻ, độc đáo nhất, còn các trò chơi như đấu vật, hát đối, đấnh đu là kéo dài ngày nhất. Lễ hội đền Cờn Một trong 4 di tích nổi tiếng của xứ Nghệ (đền Cờn - Quả - Bạch Mã - Đền Cuông). Địa điểm: xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu. Lễ hội đền Cờn là một lễ hội vùng của tỉnh Nghệ An. Trước đây, lễ hội mở từ ngày 15 tháng chạp đến 30 tháng giêng âm lịch hàng năm. Nay được tổ chức trong ba ngày 19-20- 21 tháng giêng âm lịch hàng năm. Lễ rước kiệu tại đền Cờn Phần Lễ: - Chiều 19 tháng giêng âm lịch lễ Yết Cáo - Đêm 19 tháng giêng âm lịch lễ Yên Vị - Sáng 20 tháng giêng âm lịch: - Rước kiệu từ đền trong ra đền ngoài và rước kiệu từ đền ngoài vào đền trong (hai đường thuỷ - bộ) - Đại lễ tại đền trong - Chiều 21 tháng giêng âm lịch lễ tạ.
- Phần Hội: Diễn ra từ sáng 19 tháng giêng đến tối ngày 21 tháng giêng âm lịch. - Các trò chơi dân gian: cờ thẻ, cờ người, chọi gà. - Thể thao: đua thuyền truyền thống, bóng chuyền, bóng đá, bóng bàn. - Văn hoá, văn nghệ: biểu diễn văn nghệ, hát chầu văn, trích đoạn tuồng chèo. Lễ hội đền Quả Sơn Địa điểm: Xã Bồi Sơn huyện Đô Lương Đền thờ: Uỷ Minh Vương Lý Nhật Quang Thời gian: Diễn ra trong ba ngày 19-20-21 tháng giêng âm lịch hàng năm. Phần lễ: - Ngày 19: Lễ yết cáo - Ngày 20: (Lễ chính) Buổi sáng: Lễ rước thần (từ đền quả đến chùa Bà Bụt). Buổi chiều: Lễ tạ ơn Bà Bụt - Ngày 21: Buổi sáng: Lễ rước xuôi (Từ chùa Bà Bụt về đền). Buổi chiều: Lễ tạ yên vị. Phần hội: - Diễn ra từ sáng ngày 20 đến chiều ngày 21 tháng 01 âm lịch. Các trò chơi dân gian: Đánh đu tiên, chọi gà, cờ thẻ, cờ người, đấu vật, múa võ, đặc sắc nhất là đua thuyền bơi chải xuôi ngược dòng Lam, hát chầu văn, ca trù, diễn các tích chèo tuồng cổ... - Ngày nay, ngoài các trò chơi dân gian và nghệ thuât dân tộc, còn tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao như: Biểu diễn nghệ thuât, chiếu phim, cắm trại, triển lãm, trưng bầy bán các loại ấn phẩm văn hoá, tổ chức thi đấu bóng đá, bóng chuyền, đi tham quan các di tích danh thắng trong vùng. Lễ hội đền Hồng Sơn Địa điểm: Tại đền Hồng Sơn - phường Hồng Sơn, thành phố Vinh - Nghệ An. Thời gian: Hàng năm tại đây có Ba lễ hội lớn diễn ra: - Ngày 02 và 03 tháng ba âm lịch: Ngày giỗ Đức thánh Mẫu Liễu Hạnh. - Ngày 09 và 10 tháng ba âm lịch: Ngày giỗ Vua Hùng.
- - Ngày 19 và 20 tháng tám âm lịch: Ngày giỗ Trần Hưng Đạo. Phần lễ: - Chiều ngày 03 tháng ba âm lịch: Lễ yết cáo - Ngày 03 tháng ba âm lịch Đại tế lễ tại đền - Chiều ngày 09 tháng ba âm lịch: Lễ yết cáo - Sáng ngày 10 tháng ba âm lịch Đại lễ tại đền - Chiều ngày ngày 10 tháng ba âm lịch: Lễ tạ - Chiều ngày 19 tháng tám âm lịch: Lễ yết cáo - Sáng ngày 20 tháng tám âm lịch: Lễ mít tinh kỷ niệm rước kiệu từ địa điểm mít tinh về đền, sau đó đại yết lễ tại đền - Rước kiệu từ đền về các di tích - Chiều ngày 20 tháng tám âm lịch: Lễ tạ Phần hội: - Có các trò chơi dân gian: Chọi gà, cờ thẻ, cờ người. - Thể thao: Bóng chuyền, bóng bàn. - Văn hoá văn nghệ: Hát chầu văn, hát dân ca Nghệ Tĩnh. Lễ hội đền Nguyễn Xí Địa điểm: Tại đền thờ Cương Quốc công Nguyễn Xí - xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc - Nghệ An. Thời gian: Ngày 30 tháng giêng và ngày 01 tháng hai âm lịch (nếu tháng giêng thiếu thì tổ chức vào ngày 29) Phần lễ: - Chiều ngày 30 tháng giêng âm lịch: Lễ khai quang tẩy uế - Tối 30 tháng giêng: Lễ yết cáo - Sáng 01 tháng hai: Lễ đại tế, dâng hương tại đền thờ và lăng mộ - Chiều ngày 01 tháng hai: Tiếp tục làm lễ tại di tích, các thế hệ con cháu dâng hương, cầu phúc, cầu tài, lễ tạ. Phần hội: - Đêm ngày 30 tháng giêng: Tổ chức đốt pháo bông, biểu diễn văn nghệ. - Sáng ngày 01 tháng hai âm lịch: Tổ chức rước kiệu: Rước sắc phong của Cương Quốc công Nguyễn Xí. - Các hoạt động: Giao lưu văn nghệ, chọi gà, đu tiên, cờ người, cờ thẻ, đấu vật, bóng đá, bóng chuyền, kéo co. Lễ hội đền Vạn Lộc
- Địa điểm: Đền Vạn Lộc - Thị xã Cửa Lò. Thời gian: Hai ngày 14 và 15 tháng giêng âm lịch. Phần lễ: - Chiều ngày 14 tháng Giêng: Tiến hành lễ khai trương tẩy uế - Tối ngày 14 tháng Giêng: Lễ yết cáo - Sáng ngày 15 tháng Giêng: Lễ đại tế; Rước bài vị sắc phong của Thái uý Nguyễn Sư Hồi; Rước bằng di tích lịch sử văn hoá. Phần hội có các hoạt động: Cắm trại, chơi cờ thẻ, cờ người, đu tiên, chọi gà, bóng chuyền, văn nghệ. Lễ hội hang Bua Địa điểm: Xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu - Nghệ An. Thời gian: Trong 3 ngày 21-22-23 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Phần lễ: - Cúng thần linh tại hang - Diễn văn khai mạc lễ hội Phần hội: Bắt đầu từ sáng ngày 21 tháng Giêng đến hết ngày 23 tháng Giêng - Các trò chơi dân gian: ném còn, khắc luống, nhảy sạp, múa lăm, uống rượu cần... - Thể thao: Thi đi cà kheo, đấu bóng chuyền, bóng bàn, kéo co... - Văn hoá văn nghệ: Biểu diễn nghệ thuật quần chúng, thi nét đẹp trang phục các dân tộc vùng cao... - Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích văn hoá, lịch sử quanh vùng: Hang Thẩm Ồm, Thác Xao va... - Tổng kết và trao giải thưởng Hang Bua Hang Bua nằm trong dãy núi đá vôi thuộc địa phận xã Châu Tiến huyện Quỳ Châu. Đây là một thắng cảnh tự nhiên gắn liền với truyền thuyết lịch sử. Người xưa kể rằng sau nạn
- Hồng Thuỷ, con người và súc vật cư trú ở trong Hang Bua này đều bị hoá đá; Nên càng tô thêm vẻ đẹp của Hang với những hình thù độc đáo như: hình ông già thổi sáo, giàn cồng chiêng, bồ đựng lúa, giường công chúa, chậu nước, tượng phật, cảnh chim chóc... Hang Bua Hang Bua có 2 cửa kề nhau và được thông với nhau ở trong hang. Hàng năm ở Hang Bua, cứ vào đầu xuân lại diễn ra các hoạt động lễ hội văn hoá dân gian. Các chàng trai cô gái thuộc dân tộc thiểu số của các huyện Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Con Cuông về đây dự hội mang theo các màu áo và những làn điệu dân ca của dân tộc mình. Đặc biệt có các điệu nhảy sạp, ném còn, thổi khèn, bắn nỏ thu hút nhiều du khách đến xem. Hang Bua hàng năm còn tổ chức cuộc thi người đẹp vùng sơn cước. Năm 1937, vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn, Bảo Đại cũng đã đến vãn cảnh và dự lễ hội Hang Bua. Năm 1997, Hang Bua được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng là di tích thắng cảnh cấp quốc gia. Đến với Hang Bua, du khách có thể đi bằng xe đạp, xe máy, ô tô đều được. Phần lễ: - Cúng thần linh tại hang - Diễn văn khai mạc lễ hội Phần hội: Bắt đầu từ sáng ngày 21 tháng Giêng đến hết ngày 23 tháng Giêng - Các trò chơi dân gian: ném còn, khắc luống, nhảy sạp, múa lăm, uống rượu cần... - Thể thao: Thi đi cà kheo, đấu bóng chuyền, bóng bàn, kéo co... - Văn hoá văn nghệ: Biểu diễn nghệ thuật quần chúng, thi nét đẹp trang phục các dân tộc vùng cao... - Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích văn hoá, lịch sử quanh vùng: Hang Thẩm Ồm, Thác Xao va... - Tổng kết và trao giải thưởng Lễ hội sông nước Cửa Lò
- Địa điểm: Tại khu du lịch biển Cửa Lò, Thị xã Cửa Lò, Nghệ An Thời gian: Bắt đầu từ 29/4 - 02/5 hàng năm Phần lễ: Dâng hương tại đền Vạn Lộc (Đền thờ Nguyễn Sư Hồi) Rước đuốc từ đền Vạn Lộc về khán đài tổ chức lễ hội Khai mạc mùa du lịch biển Phần hội: Liên hoan văn hoá nghệ thuật Đua thuyền truyền thống Thi đấu bóng chuyền trên cát... Thi nghiệp vụ du lịch: Nấu ăn giỏi, bàn lễ tân, trang phục thời trang du lịch... Tham quan các di tích văn hoá lịch sử vùng phụ cận: Đền thờ Cương Quốc công Nguyễn Xí, Nguyễn Sư Hồi, Khu du lịch thành phố Vinh, Khu du lịch Nam Đàn... Lễ hội Đức thánh Hoàng Mười Địa điểm: Tại đền thờ và mộ đức thánh Hoàng Mười - Xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên - Nghệ An. Lễ hội diễn ra hai lần trong một năm, gọi là lễ hội rước sắc vào ngày 15/3 âm lịch. Lễ khai điển vào ngày 10/10 âm lịch - ngày kỵ ông Hoàng Mười để ghi nhớ công đức của Ngài. Mộ Đức thánh Hoàng Mười Phần lễ: - Sáng ngày 14/3 âm lịch: lễ yết cáo - Tối ngày 14/3 âm lịch: lễ đại tế - Sáng ngày 15/3 âm lịch: Lễ dâng hương - Tối ngày 15/3 âm lịch: lễ yết cáo - Tối ngày 09/10 âm lịch: lễ đại tế - Sáng ngày 10/10/âm lịch: lễ tưởng niệm,dâng hương - Tối 10/10 âm lịch: Lễ tạ
- Phần hội : - Chiều ngày 14 tháng ba và chiều ngày 09 tháng mười âm lịch: Rước sắc từ nhà thờ họ Nguyễn ra đền. - Chiều ngày 15 tháng ba và chiều ngày 10 tháng 10 âm lịch: Hát chầu văn, thi chọi gà, đánh cờ người. - Sáng ngày 16 tháng ba và chiều ngày 11 tháng mười âm lịch: Rước sắc bằng thuyền từ đền về nhà thờ họ Nguyễn tại làng Xuân Am Nguồn: Vietnamtourism.com
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Văn hóa tín ngưỡng và một số lễ hội cổ truyền Việt Nam: Phần 1
155 p | 32 | 19
-
Nghi lễ tang ma trong đời sống của người Thổ ở Giai Xuân, Tân Kỳ
10 p | 169 | 17
-
Lễ hội Núi Voi tại Hải Phòng
1 p | 241 | 16
-
Nghiên cứu lễ hội truyền thống Việt Nam: Phần 1
161 p | 32 | 15
-
Lễ bỏ mả - Một di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc bản địa trên Tây Nguyên
9 p | 102 | 13
-
Hội Sáo đền: Một lễ hội thả diều độc đáo
2 p | 164 | 13
-
Các lễ hội truyền thống ở Việt Nam: Phần 2
166 p | 11 | 8
-
Hồ Tây, không gian văn hóa Thăng Long đầy ấn tượng
4 p | 99 | 7
-
Hội Vật Cù ở Thanh Chương
3 p | 302 | 7
-
Ebook Di tích, danh thắng và lễ hội văn hóa tỉnh Bình Thuận: Phần 1
167 p | 12 | 5
-
Một số nét đặc sắc của lễ hội cầu ngư ở các làng ven biển tỉnh Phú Yên
8 p | 61 | 5
-
Tạp chí Văn hóa nghệ thuật: Phương thức ứng xử với ngôn ngữ và văn hóa thời Lý - Trần
11 p | 104 | 5
-
Văn hóa Việt đóng góp cho thế giới
8 p | 62 | 4
-
Biến đổi cơ cấu xã hội – nghề nghiệp và tác động của nó đến văn hóa nông thôn hiện nay
4 p | 64 | 3
-
Ông Hoàng Mười Nghệ An: Từ ngôi đền thờ ở làng Xuân Am đến điện thần tứ phủ
10 p | 51 | 3
-
Một nét văn hóa của người Kh'mer
5 p | 48 | 3
-
Nét đặc trưng của lời hò đền ơn trong hò khoan Lệ Thủy (Quảng Bình)
4 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn