intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LỊCH SỬ NGHỆ AN - Phủ Anh Đô

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

118
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có hai huyện : Huyện Hưng Nguyên (a) Huyện Nam Đường (b) (2) Phủ Anh Đô ở giữa trấn Nghệ An. Huyện Nam Đường ở về miền thượng du, tiếp giáp với huyện Thanh Chương. Huyện Hưng Nguyên đất ở miền dưới, phía nam giáp huyện Thiên Lộc. Một dải sông Lam vòng quanh cả hai huyện. Cổ tích thần thiêng, ở đấy có nhiều.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LỊCH SỬ NGHỆ AN - Phủ Anh Đô

  1. NGHỆ AN Phủ Anh Đô (1) Có hai huyện : Huyện Hưng Nguyên (a) Huyện Nam Đường (b) (2) Phủ Anh Đô ở giữa trấn Nghệ An. Huyện Nam Đường ở về miền thượng du, tiếp giáp với huyện Thanh Chương. Huyện Hưng Nguyên đất ở miền dưới, phía nam giáp huyện Thiên Lộc. Một dải sông Lam vòng quanh cả hai huyện. Cổ tích thần thiêng, ở đấy có nhiều. Đền Vũ Mục, miếu Tam Toà, đền Hắc Đế, thành Trào Khẩu, cửa ải Khả Lưu, núi Hồ Cương, đều là di tích của các triều. ( Đền Vũ Mục ở xã Trào Khẩu, huyện Hưng Nguyên. Cháu gọi Lê Thái Tổ bằng chú làm chức Tư mã tham dự việc triều chính tên là Lê Khôi, thụy là Vũ Mục, trấn thủ ở Nghệ An, có thành tích hay. Năm Thái Hòa
  2. thứ 2 [1444] đánh Chiêm Thành, về đến cửa biển bị bệnh chết, nhân dân lập đền thờ ở chân núi Long Ngâm thuộc cửa biển Nam Giới, sau mới dời đến đấy. Miếu Tam Tòa ở xã Bạch Đường huyện Nam Đường. Con thứ tám của Lý Thái Tổ là Cao Minh Đại Vương [Lý Hoảng] đem quân ra trấn thủ ở châu này. Sau khi chết rồi, dân châu ấy lập miếu thờ ở trên ba tòa núi Cảnh Sơn, rất là linh thiêng. Làng cũ của [Mai] Hắc Đế ở thôn Thượng, làng Hà Nam, huyện Nam Đường, hiện còn có miếu thờ. Thành Trào Khẩu ở xã Trào Khẩu, huyện Hưng Nguyên. Khi xưa người nhà Minh đắp thành ở đấy, Lê Thái Tổ đem quân từ Đỗ Hà đến vây. Thành này phía tây bắc quay mặt vào núi, phía đông nam xây bằng gạch ống, tới nay gai góc mọc đầy cả. Cửa đằng nam làm chỗ chăn ngựa, hòn đá để cắm cờ trên núi
  3. cũng hay còn. Có miếu Tuyên Nghĩa ở lưng chứng núi, không rõ họ tên vị thờ ấy là ai (1). Trong thành còn có một cái ao vuông. Tương truyền ao ấy là nơi giấu của ngày xưa. Trầu xuống tắm ở ao ấy, thường thường có tiền dính ở lông. Cửa ải Khả Lưu ở xã Mộ Điền thuộc huyện Nam Đường. Hai dòng sông từ Thanh Chương, Hội Lâm đến đấy cùng hợp lại. Hai bờ bên tả bên hữu, núi cao rừng rậm, quanh đi quanh lại, nhiều đoạn. Lê Thái Tổ thường đánh nhau với Phương Chính, Sơn Thọ nhà Minh ở đấy. Núi Hồ Cương ở xã Thanh Tuyền huyện Nam Đường. Có miếu thờ Tấn Quận Công Trịnh Mô. Mô nguyên là họ Nguyễn (2), người ở làng Nông Sơn, huyện Nam Đường. Chúa Trịnh cho họ là họ Trịnh, ông thường đốc các tướng đánh Nguyễn Quyện (3) đóng quân ở đấy, lập được nhiều chiến công. Sau đến
  4. Ngọc Sơn, mắc mưu của địch, bị bắt nhưng không chịu khuất (4). Nay còn miếu thờ ở Hồ Cương. ) _____________________ (1) Thờ Thái Phúc, một hàng tướng nhà Minh. (2) Tên là Nguyễn Cảnh Hoan. (3) Người làng Canh Hoạch, Thanh Oai, Hà Nội. Con trai của Trạng nguyên nhà Mạc là Nguyễn Thiến, giữ chức Thượng thư của nhà Mạc. Thông gia của ông là Lê Bá Ly, đều quyền cao chức trọng ở Mạc triều. Khi bề tôi của Mạc Tuyên Tông là Phạm Quỳnh, Phạm Dao âm mưu giết Lê Bá Ly và Thiến [1551], hai người đem quân bản bộ bỏ Mạc theo Lê, vẫn được giữ chức tước cũ. Nguyễn Quyện đi theo cha, làm tướng cho nhà Lê. Quyện vốn học Trạng Trình, nên khi Thiến chết, Trạng Trình khuyên qui hàng họ Mạc. Quyện lại chạy về Mạc [1557], là danh tướng suốt đến khi nhà mạc mất.
  5. (4) Thực ra Trịnh Mô bị Nguyễn Quyện đánh bại ở Nghệ An [1576], bị thua chạy về Thanh Hoa. Quyện cho rằng quân hồi vô lệnh, đuổi theo bắt được, đem giết đi. Sau trận đó, danh tiếng Nguyễn Quyện lững lẫy khắp nơi, các tướng ở Giang Đông của nhà Mạc đều cho là mình thua kém Quyện. Về văn học, thì hai huyện những người đỗ đạt cũng tương đương nhau (a) Về phong cảnh thì có cái núi Hải Thuỷ, Am Sơn, Viện Sơn, Nghĩa Liệt, cảnh trí thanh u tao nhã, ai cũng thích lên chơi xem ( Núi Hải Thủy ở xã Thanh Tuyền, huyện Nam Đường. Ảm Chương Bùi [Huy Bích] vượt biển trong mưa, có vịnh thơ : Vũ vụ phi vi điểm tuyết sa Xuân chi xuân thụ điệt giao gia Sơn du kính hiệp tài thông mã Lộ tiển nhân hành sác kiến hoa
  6. [Dịch] Mưa bụi lún phún, điểm thêm những hạt mưa tuyết Cảnh xuân ở các cây xuân mọc ra cành nọ đè cành kia Đường tắt đi qua núi nhỏ hẹp chỉ vừa một con ngựa Đường ít người đi, thường thấy có hoa Núi Sài Sơn (1) ở xã Nộn Liễu huyện Nam Đường, trên có chùa Đại Tuệ, chùa Hương Lâm, phong cảnh thanh cu. Ảm Chương [Bùi Huy Bích] lên chơi gác chuông chùa Hương Lâm có đề thơ : Tác quận đa nhàn sự Đăng lâu động viễn tình Vũ trung đan chướng sắc Trà bạn bích tòng thanh Nhan mật trì văn tĩnh Lâm sơ điểu vận bình Bằng lan tân mộng giác
  7. Xuân cận bách hoa minh ____________________ (a) Huyện Hưng Nguyên có 6 người đỗ, huyện Nam Đường có 7 người đỗ. (1) Còn có tên là Đại Huệ Sơn (ĐNNTC)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2