Văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến đối<br />
với thông tin văn hóa nghệ thuật (Khảo sát<br />
Báo trực tuyến VnExpress, Vietnamnet và<br />
VnMedia từ năm 2009 đến năm 2010)<br />
Trương Thị Bích Ngọc<br />
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Báo chí học; Mã số: 60 32 01<br />
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái<br />
Năm bảo vệ: 2010<br />
Abstract: Nghiên cứu tính đặc thù của báo chí trực tuyến trong thông tin văn hóa<br />
nghệ thuật dẫn đến “văn hóa ứng xử” hay còn gọi là cách tác nghiệp của các nhà báo<br />
trực tuyến với thông tin văn hóa nghệ thuật. Khảo sát và so sánh về nội dung và hình<br />
thức thông tin của ba tờ báo trực tuyến độc lập, sẽ tìm ra những điểm khác biệt và ưu<br />
thế của báo trực tuyến trong thông tin về văn hóa nghệ thuật trong môi trường truyền<br />
thông khá phức tạp hiện nay. Đưa ra mô hình, định hướng để các nhà báo trực tuyến<br />
khai thác và cung cấp nguồn thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo trực tuyến một cách<br />
hiệu quả.<br />
Keywords: Văn hóa ứng xử; Văn hóa nghệ thuật; Báo trực tuyến; Báo chí học; Thông<br />
tin<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Văn hóa nghệ thuật là một thế giới riêng do con người sáng tạo ra. Nó gắn với việc<br />
khám phá, hưởng thụ và phê bình các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật như âm nhạc, điện ảnh, sân<br />
khấu, mỹ thuật…<br />
Văn hóa nói chung và văn hóa nghệ thuật nói riêng trong suốt lịch sử ra đời và phát<br />
triển của mình không chỉ là “mục tiêu và động lực của sự phát triển” mà còn là nơi “gieo<br />
mầm” cho thế giới tâm hồn của con người.<br />
Thế giới riêng thuộc về lĩnh vực văn hóa tinh thần này chiếm một vị trí thông tin quan<br />
trọng trên báo chí Việt Nam từ khi có mặt dưới chế độ thuộc địa. Và cho đến cả thế kỷ 21<br />
<br />
này, khi mà Việt Nam có tới hơn 700 báo in, và hơn 60 các Đài Phát thanh – Truyền hình ở<br />
Trung ương, địa phương, hàng chục báo điện tử… văn hóa nghệ thuật vẫn luôn có vị thế riêng<br />
của mình.<br />
Báo chí không chỉ là diễn đàn để đăng tải những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá<br />
trị của thời đại lịch sử mà còn là mặt trận thông tin khẳng định và tiếp tục cổ vũ công chúng<br />
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để chống lại sự<br />
xâm lăng văn hóa của nhiều nước hùng mạnh khác. Bất kỳ một cơ quan báo chí nào, dù Trung<br />
ương hay địa phương, chuyên biệt hay không chuyên biệt, đều coi văn hóa nghệ thuật là một<br />
lĩnh vực quan trọng với nhiều chuyên mục khác nhau về văn hóa.<br />
Thế kỷ 21 chứng kiến sự ra đời của một loại hình báo chí có sức mạnh truyền thông<br />
mang tính toàn cầu, đó là báo chí trực tuyến. Sức mạnh của nó được thể hiện trên cả hai bình<br />
diện: thông tin toàn cầu hơn và công chúng toàn cầu đều có thể hưởng thụ thông tin như nhau<br />
sau một click chuột mà không bị hạn chế về địa lý, thời gian hay tần số phát sóng.<br />
Sự bùng nổ của loại hình truyền thông này, đã tích hợp được cả ba loại: phát thanh,<br />
truyền hình, báo in một cách tổng hợp để tạo ra một kênh truyền thông đa phương tiện đến<br />
công chúng. Nhưng cùng với chính ưu thế này, nhiều các trang tin trực tuyến, web blog,<br />
forum… ra đời dẫn đến tình trạng loạn thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo trực tuyến.<br />
Trong đó với những mục đích kinh tế riêng, giật gân, câu khách… thông tin văn hóa nghệ<br />
thuật trên những trang tin trực tuyến không chính thống đôi khi đã chịu sự lấn sân của những<br />
thông tin đơn thuần giải trí, thâm chí giải trí rẻ tiền.<br />
Văn hoá nghệ thuật trên báo trực tuyến có những điểm nào mới mẻ, có những biến thể<br />
như thế nào trong việc tích hợp với sự phát triển của loại hình báo chí hiện đại này. Văn hoá<br />
nghệ thuật làm thế nào để cân bằng giữa hai xu hướng, vừa đảm bảo thông tin những nét văn<br />
hoá cổ truyền, vừa mang đậm tính giải trí, chỉ dẫn cho độc giả. Đây là câu hỏi mà luận văn<br />
đang tìm hướng giải quyết từ góc độ chủ quan trong tác nghiệp của người làm báo trực tuyến<br />
với lĩnh vực thông tin văn hóa nghệ thuật.<br />
Về lý luận báo chí, tác giả luận văn đã nghiên cứu trên dưới 10 cuốn cùng làm về đề<br />
tài thông tin trên Báo trực tuyến, nhưng riêng lĩnh vực thông tin Văn hoá nghệ thuật chưa<br />
được đề cập tới cụ thể. Một số khóa luận, luận văn như “Hiện trạng và xu hướng quảng cáo<br />
trên báo trực tuyến” - Nguyễn Thị Thanh Hoa – K45 Báo chí; “Sự tương tác giữa Báo chí trực<br />
tuyến với công chúng” – Vũ Thị Huệ - K45 Báo chí; “Phóng sự báo trực tuyến” – Lê Minh<br />
<br />
2<br />
<br />
Thanh – K47; “Thông tin Văn hóa xã hội trên hai tờ báo trực tuyến Vnexrpess và Vasc Orient<br />
trong năm 2010” – Nguyễn Quý Phương của Phân viện báo chí… mới chỉ gợi mở những<br />
hướng nghiên cứu ban đầu về lý thuyết báo trực tuyến hoặc mới chỉ dừng ở mức phân loại<br />
thông tin văn hóa xã hội trên báo trực tuyến cũng như khảo sát thống kê mức độ sử dụng tin<br />
văn hóa nghệ thuật. Như vậy, thông qua nghiên cứu các đề tài khoá luận, luận văn trước đó,<br />
tác giả thấy chưa luận văn nào đi sâu vào lĩnh vực văn hóa ứng xử hay còn gọi là cách làm<br />
báo của giới làm báo trực tuyến đối với thông tin Văn hoá nghệ thuật.<br />
Về cá nhân người làm luận văn, là phóng viên trực tiếp tác nghiệp tại mảng Văn hoá<br />
trên báo trực tuyến VnMedia cho nên với sự nghiêm túc và đầy hứng khởi, chúng tôi quyết<br />
định lựa chọn đề tài “Văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến đối với thông tin văn hóa<br />
nghệ thuật” và tiến hành khảo sát ở ba tờ báo trực tuyến chính thống tại Việt Nam.<br />
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là văn hóa ứng xử của các nhà báo chí<br />
trực tuyến trong thông tin Văn hoá nghệ thuật trên ba tờ báo trực tuyến Vietnamnet,<br />
VnExpress và VnMedia trong hai năm 2009 – 2010.<br />
Báo trực tuyến Vietnamnet, VnExpress và VnMedia là ba tờ báo hàng đầu của Việt<br />
Nam ở những điểm sau: Đây là ba tờ báo trực tuyến ra đời sớm nhất và khẳng định vị trí là<br />
báo trực tuyến độc lập; Có số lượng độc giả lớn, được khẳng định thông qua lượng pageview<br />
và chú trọng tới cả hai luồng thông tin: chính sách Đảng, Nhà nước về văn hóa nghệ thuật và<br />
thông tin giải trí và có đặt tên chuyên mục: Văn hoá.<br />
+ VnExpress – Slogan: Tin nhanh Việt Nam<br />
Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học Công nghệ - Giấy phép: Số 511/GP - BVHTT<br />
ngày 25/11/2002.<br />
Tổng biên tập: Thang Đức Thắng - Tòa soạn: 48 Vạn Bảo, Vạn Phúc, Ba Đình, Hà<br />
Nội<br />
+ VietnamNet – Slogan:<br />
Cơ quan chủ quản : Bô ̣ Thông tin và Truyề n thông<br />
BTTTT, cấ p ngày 27/8/2008<br />
<br />
3<br />
<br />
- Giấ y phép : Số 1285/GP -<br />
<br />
Tổ ng biên tâ ̣p: Nguyễn Anh Tuấ n - Tòa soạn: 141 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội<br />
+ VnMedia – Slogan: Cập nhật – Tin cậy – Thiết thực<br />
Cơ quan chủ quản: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - Giấy phép số<br />
238/GP-BVHTT ngày 6/8/2003<br />
Tổng biên tập: Võ Quốc Trường - Tòa soạn: Tòa nhà 142 Lê Duẩn<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Luận văn nhằm ba mục đích cơ bản<br />
Một là, nghiên cứu tính đặc thù của báo chí trực tuyến trong thông tin văn hóa nghệ<br />
thuật dẫn đến “văn hóa ứng xử” hay còn gọi là cách tác nghiệp của các nhà báo trực tuyến với<br />
thông tin văn hóa nghệ thuật.<br />
Hai là, trên cơ sở khảo sát và so sánh về nội dung và hình thức thông tin của ba tờ báo<br />
trực tuyến độc lập, sẽ tìm ra những điểm khác biệt và ưu thế của báo trực tuyến trong thông<br />
tin về văn hóa nghệ thuật trong môi trường truyền thông khá phức tạp hiện nay.<br />
Ba là, đưa ra mô hình, định hướng để các nhà báo trực tuyến khai thác và cung cấp<br />
nguồn thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo trực tuyến một cách hiệu quả.<br />
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu<br />
Cơ sở lý luận:<br />
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng<br />
Hồ Chí Minh, dựa trên đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về<br />
chức năng, nhiệm vụ của báo chí đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình<br />
khoa học có liên quan đã được công bố.<br />
Phương pháp nghiên cứu:<br />
Luận văn thạc sĩ “Văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến đối với thông tin văn<br />
hóa nghệ thuật” vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:<br />
- Phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lênin<br />
<br />
4<br />
<br />
- Khảo sát, phân tích các tư liệu báo chí trực tuyến thực tế liên quan tới lĩnh vực thông<br />
tin văn hóa nghệ thuật và đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn.<br />
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br />
Ý nghĩa khoa học:<br />
Luận văn cung cấp một số lý luận về báo trực tuyến: đặc trưng loại hình, đặc trưng về<br />
mặt thông tin văn hóa nghệ thuật. Đồng thời, luận văn cũng chỉ ra những điểm tương đồng và<br />
khác biệt giữa các thông tin văn hoá ở trên ba tờ báo trực tuyến từ đó tìm ra sự khác biệt trong<br />
phong cách đưa tin của từng tờ báo và của từng cá nhân nhà báo.<br />
Việc nghiên cứu chuyên mục văn hoá và những nhận định so sánh trên ba tờ báo này<br />
sẽ là cơ sở cho các bạn sinh viên báo chí biết cách tác nghiệp cho phù hợp với báo trực tuyến.<br />
Ý nghĩa thực tiễn:<br />
Luận văn nghiên cứu và tìm hiểu thị hiếu của công chúng Việt Nam mới của báo trực<br />
tuyến với các vấn đề văn hoá, văn nghệ để xây dựng chuyên mục phong phú và chất lượng<br />
hơn.<br />
Luận văn cũng sẽ chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của các nhà báo trực tuyến trong<br />
việc cung cấp thông tin và cách ứng xử của họ với nguồn thông tin để các nhà báo lựa chọn<br />
cách tác nghiệp phù hợp.<br />
6. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn bao<br />
gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Lý luận về thông tin văn hóa nghệ thuật từ góc nhìn của báo trực<br />
tuyến<br />
Chương 2: So sánh cách ứng xử về thông tin văn hóa nghệ thuật trên VnExpress,<br />
VietnamNet và VnMedia<br />
Chương 3: Kinh nghiệm, mô hình và giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử của các<br />
nhà báo trực tuyến với vấn đề thông tin văn hóa nghệ thuật<br />
References<br />
<br />
5<br />
<br />