Luận án Tiến sĩ Văn hoá học: Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long
lượt xem 30
download
Mục đích của Luận án là nghiên cứu văn hóa ứng xử với các yếu tố tự nhiên như đất, nước, thời tiết, động vật, thực vật trong văn hóa vật thể và văn hoá phi vật thể của người Khmer; từ đó, phân tích những giá trị trong truyền thống và biến đổi trong cách ứng xử với tự nhiên của người Khmer trước những thách thức về biến đổi khí hậu trong bối cảnh hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn hoá học: Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long
- af ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ISO 9001:2015 LÊ THÚY AN VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI KHMER VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC TRÀ VINH, NĂM 2020
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH LÊ THÚY AN VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI KHMER VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Ngành: VĂN HÓA HỌC Mã ngành: 9229094 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. PHAN AN 2. PGS.TS. NGUYỄN XUÂN HƯƠNG TRÀ VINH, NĂM 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ này là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phan An và PGS.TS. Nguyễn Xuân Hương. Nếu có gì không đúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Trà Vinh, ngày … tháng … năm 2020 Tác giả Lê Thuý An i
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phan An và PGS.TS. Nguyễn Xuân Hương. Thầy và cô đã tận tình hướng dẫn tôi từ lúc mới hình thành ý tưởng đề tài cho đến quá trình sưu tập tài liệu và thực hiện luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô ở Trường Đại học Trà Vinh truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường; chân thành cảm ơn những cán bộ địa phương hỗ trợ tôi trong quá trình kết nối với cộng đồng người Khmer ở Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh để phỏng vấn; chân thành cảm ơn những vị Sư, Achar, những hộ dân đã cung cấp tư liệu trong suốt quá trình tôi phỏng vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp những người đã luôn hỗ trợ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. viii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................... 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................. 3 2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................... 3 2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 3 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ....................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 3 3.2. Đối tượng khảo sát ......................................................................................... 3 4. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ......................................................................... 3 5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ...................... 4 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 5 7. CẤU TRÚC LUẬN ÁN .................................................................................... 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................................................... 7 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................ 7 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận ........................................................ 7 1.1.1.1. Công trình của tác giả nước ngoài ........................................................... 7 1.1.1.2. Công trình của các tác giả trong nước ..................................................... 8 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu thực tiễn ................................................... 11 1.1.2.1. Công trình của các tác giả nước ngoài ................................................... 11 1.1.2.2. Công trình của các tác giả trong nước ................................................... 15 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................ 26 1.2.1. Một số khái niệm ....................................................................................... 26 iii
- 1.2.1.1. Văn hoá (culture).................................................................................... 26 1.2.1.2. Văn hóa ứng xử (behaviour) .................................................................. 28 1.2.1.3. Môi trường tự nhiên (environment) ....................................................... 29 1.2.1.4. Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên ............................................... 31 1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu ................................................................................ 33 1.2.2.1. Thuyết sinh thái văn hoá (cultural ecology) .......................................... 33 1.2.2.2. Thuyết chức năng (functionalism) ......................................................... 37 1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................... 39 1.3.1. Môi trường cư trú và phân bố dân cư của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long............................................................................................................. 39 1.3.1.1. Môi trường cư trú của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long ....... 39 1.3.1.2. Phân bố dân cư của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long ........... 40 1.3.2. Văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long ........................................................................................................... 42 1.3.2.1. Văn hoá vật thể....................................................................................... 42 1.3.2.2. Văn hoá phi vật thể ................................................................................ 46 CHƯƠNG 2 VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI ĐẤT VÀ NƯỚC CỦA NGƯỜI KHMER ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................................................ 53 2.1. VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI ĐẤT ................................................................. 53 2.1.1. Quan niệm về đất (ដី = đây) và phân loại đất ........................................... 53 2.1.1.1. Quan niệm về đất ................................................................................... 53 2.1.1.2. Phân loại đất ........................................................................................... 54 2.1.2. Đất ở (ដនី ៅ = đây nâu) ............................................................................ 56 2.1.3. Đất sản xuất (ដីផលិត = đây phol lít) ....................................................... 58 2.1.3.1. Đất canh tác (ដីបង្ក បនង្ក ន ើ ផល = đây bòng co bòng cơn phol) ............ 58 2.1.3.2. Đất trong nghề thủ công (ដក្ ី ន ុ ង្សិលបៈហតថ ក្ម្ម = đây k-nông sil-lặk-pắc hách-tặc-căm) ...................................................................................................... 60 iv
- ី ន ុ ង្ជននឿ,ទំននៀម្ទម្លាប់ =đây 2.1.4. Đất thể hiện qua tín ngưỡng, phong tục (ដក្ k-nông chùm nưa, tùm niêm tùm lóp)................................................................. 61 2.2. VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI NƯỚC .............................................................. 63 2.2.1. Quan niệm về nước (ទឹក្=tứk) .................................................................. 64 2.2.1.1. Nước là nguồn gốc của sự sống ............................................................. 64 2.2.1.2. Nước có ý nghĩa trong sạch, có chức năng thanh tẩy ............................ 66 2.2.2. Nước sinh hoạt (ទឹក្ន្បើ្ាស់ = tứk p-rơ p-rá) ........................................ 67 2.2.3. Nước trong sản xuất (ទឹក្ក្នុង្ផលិតក្ម្ម = tứk k-nông phol-lít-tặt căm) 69 2.2.3.1. Ứng xử với thiếu nước ........................................................................... 69 2.2.3.2. Ứng xử với dư nước ............................................................................... 71 2.2.3.3. Ứng xử với nước phèn, nước mặn ......................................................... 72 2.2.4. Ứng xử với nước thể hiện trong tín ngưỡng, phong tục, lễ hội (ទឹក្ក្នុង្ជំននឿ, ទំននៀម្ទម្លាប់,បុណ្យទាន = tứk k-nông chùm nưa, tùm niêm tùm lóp, bonh tean) ..................................................................................................... 74 2.2.4.1. Yếu tố thanh tẩy ..................................................................................... 74 2.2.4.2. Lễ nghi cầu nước, đưa nước ................................................................... 80 Tiểu kết chương 2................................................................................................ 83 CHƯƠNG 3 VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI THỜI TIẾT, ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT CỦA NGƯỜI KHMER ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .............. 86 3.1. VĂN HOÁ ỨNG XỬ THỜI TIẾT (ធាតុអាកាស = thiêch à cás) .............. 86 3.1.1. Đặc điểm thời tiết vùng đồng bằng sông Cửu Long ................................. 86 3.1.2. Ứng xử với thời tiết mùa khô .................................................................... 88 3.1.3. Ứng xử với thời tiết mùa mưa ................................................................... 91 3.2. VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT .............................. 92 3.2.1. Đặc điểm động vật, thực vật ở vùng đồng bằng sông Cửu Long ............. 92 3.2.2. Văn hoá khai thác và tận dụng động vật, thực vật .................................... 94 3.2.2.1. Khai thác và tận dụng động vật.............................................................. 94 3.2.2.2. Khai thác và tận dụng thực vật............................................................... 99 v
- 3.2.3. Động vật, thực vật trong đời sống tâm linh ............................................ 109 3.2.3.1. Tín ngưỡng liên quan đến động vật ..................................................... 109 3.2.3.2. Tín ngưỡng liên quan đến thực vật ...................................................... 112 CHƯƠNG 4 VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI KHMER Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – MỘT SỐ BIẾN ĐỔI VÀ NHỮNG BÀN LUẬN ...................................................................... 117 4.1. MỘT SỐ BIẾN ĐỔI TRONG VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI KHMER Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY ........................................................................................................ 117 4.1.1. Biến đổi trong văn hoá ứng xử với đất ................................................... 117 4.1.1.1. Biến đổi trong ứng xử với đất trong văn hoá vật thể ........................... 117 4.1.1.1. Biến đổi trong ứng xử với đất trong văn hoá phi vật thể ..................... 118 4.1.2. Biến đổi trong văn hoá ứng xử với nước ................................................ 119 4.1.3. Biến đổi trong văn hoá ứng xử với cây trồng, vật nuôi .......................... 122 4.1.3.1. Biến đổi trong văn hoá ứng xử với cây trồng ...................................... 122 4.3.1.2. Biến đổi trong văn hoá ứng xử với vật nuôi ........................................ 124 4.1.4. Biến đổi trong ứng xử với thời tiết ......................................................... 126 4.2. MỘT SỐ XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI PHƯƠNG THỨC SINH KẾ ĐỂ THÍCH NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI KHMER ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY ......................................................... 127 4.3.1. Chuyển đổi trong kĩ thuật nuôi trồng ...................................................... 127 4.3.2. Chuyển đổi phương thức sinh kế ............................................................ 130 4.3. MỘT VÀI VẤN ĐỀ ĐẶT RA ................................................................... 134 4.3.1. Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường tự nhiên trong cộng đồng Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long ................................................................................ 134 4.3.1.1. Phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu ................................................ 134 4.3.1.2. Phổ biến kiến thức pháp luật về môi trường tự nhiên .......................... 138 4.3.2. Phát huy hơn nữa vai trò của chức sắc và những trí thức có uy tín trong cộng đồng Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long ............................................... 140 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 146 vi
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 149 Văn bản pháp luật.............................................................................................. 149 Tài liệu tiếng Việt (sách, tạp chí, kỉ yếu) .......................................................... 149 Tài liệu tiếng nước ngoài .................................................................................. 156 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................................. 1 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 2 PHỤ LỤC 1: NHẬT KÍ ĐIỀN DÃ .................................................................... 2 Điền dã tại Trà Vinh .............................................................................................. 3 Điền dã tại An Giang............................................................................................. 6 Điền dã tại Sóc Trăng .......................................................................................... 12 PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH ĐIỀN DÃ ............................................................... 17 PHỤ LỤC 3: CÁC TRUYỆN DÂN GIAN KHMER ..................................... 26 Sự tích sấm sét..................................................................................................... 26 Sự tích Mưa, Gió, Mặt Trời và Mặt Trăng ......................................................... 27 Cá thác lác đi xin lúa ........................................................................................... 28 Niếc tà Phnum và Niếc tà Tức ............................................................................ 30 Sự tích Ao Bà Om ............................................................................................... 31 Sự tích giếng chị và giếng anh ............................................................................ 33 Truyền thuyết phum Thil - Thôl ......................................................................... 35 Lễ vào năm mới................................................................................................... 35 Sự tích thả đèn gió và đua ghe ngo ngày lễ Ok - Om - Bok ............................... 37 Sự tích đua ghe ngo ............................................................................................. 38 Sự tích tượng rồng trước cổng chùa .................................................................... 38 Sự tích hình chim Grut ở chùa ............................................................................ 38 Sự tích hình voi ở chùa........................................................................................ 39 Sự tích bông cau trong ngày cưới ....................................................................... 40 Ba bông hoa cau trong ngày cưới........................................................................ 41 vii
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long KHKT Khoa học kỹ thuật MTTN Môi trường tự nhiên TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh tr. Trang viii
- DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1. Thay đổi trong ứng xử với nước trong truyền thống và hiện nay ................ 73 ix
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất cực nam của Việt Nam còn được gọi là vùng đồng bằng Nam Bộ hay miền Tây Nam Bộ. Ngày nay, ĐBSCL thuộc địa bàn của 13 tỉnh, thành là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Với vị trí như một bán đảo, ba mặt Đông, Nam và Tây Nam giáp biển (đường bờ biển dài 700 km), phía Bắc giáp Đông Nam Bộ, phía Tây có đường biên giới giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan và phía Đông Nam là biển Đông, vùng ĐBSCL được hình thành từ những trầm tích phù sa và được bồi dần qua từng kỷ nguyên thay đổi mực nước biển. Địa hình của ĐBSCL nhìn chung tương đối bằng phẳng tuy vài nơi có những cồn cát cao ven biển, vùng trũng và đầm lầy. Độ cao trung bình của vùng là từ 1 mét đến 2 mét (trừ những nơi có cồn cát ven biển độ cao có khi lên đến 5 mét) so mới mực nước biển. Những sóng đất cao ven sông hàng năm được bồi đắp thêm lượng phù sa do nước lũ mang lại. Những giồng cát cao hay những vùng sóng đất hơi cao so với địa hình bằng phẳng khác là nơi ưu tiên cư trú của các cư dân đến ở. Khí hậu ở ĐBSCL có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô được luân phiên nhau hết mùa mưa đến mùa khô. Mùa mưa và mùa khô ở ĐBSCL tương đối rõ rệt nhưng đôi khi lại phân bố không đều, năm nắng hạn, năm lại mưa nhiều. Từ sự đa dạng và phức tạp này của môi trường tự nhiên (MTTN) cho nên các cư dân nơi đây phải chọn lựa cách ứng xử cho phù hợp trong quá trình cư trú và phát triển của mình. Mỗi cách ứng xử của một tộc người phản ánh nét văn hoá đặc trưng của tộc người đó. Người Khmer ở ĐBSCL là một tộc người có dân số đứng thứ hai sau người Việt. Trong quá trình định cư và sinh sống nơi đây, người Khmer đã có quá trình thích nghi, ứng phó với MTTN và tạo nên các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của mình. Trong lịch sử cư trú, lao động, sản xuất, người Khmer đã lựa chọn cho mình cách thích nghi với tự nhiên và hình thành hệ thống kinh nghiệm dân gian trong thích ứng và điều tiết MTTN. Cách thích nghi với MTTN của người Khmer ở ĐBSCL trong truyền thống đa phần dựa vào sự xem xét MTTN theo kinh nghiệm dân gian của cha ông truyền lại; tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, MTTN ở ĐBSCL đang có những 1
- biến đổi nhất định, đó là những thay đổi do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây nên những hiện tượng như nước nhiễm mặn, nhiễm phèn ngày một nặng hơn, thời gian diễn ra kéo dài hơn, sự nóng lên của khí hậu, hiện tượng nước biển dâng, sạt lở.v.v. Một vấn đề mang tính cấp bách hiện nay là ĐBSCL hiện nay đang đứng trước những thách thức lớn bởi vì nơi đây là một trong những nơi bị ảnh hưởng của BĐKH nghiêm trọng nhất trên thế giới. Theo Uỷ ban liên chính phủ về BĐKH, qua phân tích và phỏng đoán các tác động của nước biển dân đã công nhận ba vùng châu thổ được xếp trong nhóm cực kì nguy cấp do BĐKH là vùng hạ lưu sông Mekong (ĐBSCL ở Việt Nam), sông Ganges – Brahmaputra (Banladesh) và sông Nile (Ai Cập). Tại Việt Nam, 2 vùng Đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nhất. Khi nước biển dâng cao 1 mét, ước chừng 5,3% diện tích tự nhiên, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng (Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường, 2011). Những hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an ninh lương thực, kinh tế và chất lượng sống của con người. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của cư dân ĐBSCL nói chung và của người Khmer ở ĐBSCL nói riêng. Từ những biến động của MTTN, người Khmer nói riêng và các cư dân ở ĐBSCL nói chung đã và đang có những động thái thay đổi phương thức sinh kế, chuyển đổi vật nuôi cây trồng, nhằm thích nghi với BĐKH. Người Khmer đã ứng xử với MTTN như thế nào trong truyền thống và có những biến đổi gì trong quá trình thích ứng với BĐKH? Văn hoá ứng xử với MTTN trong truyền thống, những kinh nghiệm dân gian có còn giá trị trong bối cảnh BĐKH hiện nay hay không? Việc nghiên cứu văn hoá ứng xử với MTTN của người Khmer không chỉ giúp nhận diện những giá trị văn hoá ứng xử trong truyền thống, thấy được giá trị trong bản sắc văn hoá Khmer trong lao động và sản xuất, trong quá trình tận dụng, khai thác và ứng phó với MTTN mà còn giúp chỉ ra những dự báo trong tương lai về những biến đổi trong khai thác MTTN của người Khmer đang và sẽ diễn ra. Vì các lí do đó chúng tôi chọn đề tài: “Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long” để làm đề tài cho luận án. 2
- 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu của luận án: nghiên cứu văn hóa ứng xử với các yếu tố tự nhiên như đất, nước, thời tiết, động vật, thực vật trong văn hóa vật thể và văn hoá phi vật thể của người Khmer; từ đó, phân tích những giá trị trong truyền thống và biến đổi trong cách ứng xử với tự nhiên của người Khmer trước những thách thức về biến đổi khí hậu trong bối cảnh hiện nay. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống những giá trị về văn hoá hoá ứng xử với MTTN (đất, nước, thời tiết, động vật, thực vật) trong văn hóa vật thể và phi vật thể của người Khmer ở ĐBSCL; Phân tích, đánh giá và đề xuất một số khuyến nghị mang tính dự báo về những biến đổi trong ứng xử với MTTN của người Khmer trước những thách thức của BĐKH; kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp thêm một nghiên cứu về văn hóa của người Khmer ở ĐBSCL về phương diện văn hóa ứng xử với MTTN. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu văn hoá ứng xử với MTTN của người Khmer ĐBSCL cụ thể là văn hoá ứng xử với đất; văn hoá ứng xử với nước; văn hoá ứng xử với thời tiết; văn hoá ứng xử với động vật, thực vật. 3.2. Đối tượng khảo sát Luận án tập trung vào đối tượng khảo sát chính là người Khmer có nghề nghiệp chính là làm nông nghiệp ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và An Giang. Cụ thể hơn, ở mỗi tỉnh chúng tôi chọn địa điểm nghiên cứu tập trung như tại An Giang nghiên cứu tại ấp Phnôm- Pi (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn); tại Sóc Trăng nghiên cứu tại khóm Cà Lăng A Biển (phường 2, thị xã Vĩnh Châu) và tại Trà Vinh nghiên cứu tại ấp Bà Tây B (xã Tập Sơn, huyện Trà Cú). 4. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Không gian nghiên cứu: người Khmer cư trú phân bố khắp vùng ĐBSCL; tuy nhiên, chúng tôi chọn điểm nghiên cứu là không gian văn hoá ở 3 tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang làm địa bàn nghiên cứu chính vì các lý do sau đây: Thứ nhất: Sóc Trăng, Trà Vinh và An Giang là ba khu vực có điều kiện địa hình tự nhiên vừa có nét chung vừa có nét riêng thể hiện được điều kiện tự nhiên sinh sống 3
- ở vùng cao và vùng ven biển của người Khmer (An Giang có hai loại địa hình là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi; Sóc Trăng và Trà Vinh có địa hình đồng bằng ven biển); Thứ 2: Kinh tế nông nghiệp của người Khmer tại ba tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và An Giang đều có liên quan mật thiết đến dòng chảy của sông Mekong đổ về (An Giang là đầu nguồn dòng chảy sông Cửu Long, Sóc Trăng và Trà Vinh là hạ nguồn dòng chảy đổ ra sông Hậu và sông Tiền). Thời gian nghiên cứu: từ sau năm 1975 khi bắt đầu có nhiều tư liệu, tài liệu nghiên cứu tập trung về tộc người Khmer. Chủ thể nghiên cứu: tộc người Khmer ở ĐBSCL Việt Nam. 5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Thông qua cách ứng xử với MTTN trong văn hóa vật thể và phi vật thể của người Khmer ĐBSCL, câu hỏi nghiên cứu thứ nhất chúng tôi đặt ra là: “Tộc người Khmer đã ứng xử với MTTN (đất, nước, thời tiết, động thực vật) như thế nào?” Trong quá trình thích nghi và đối phó với MTTN, người Khmer đã làm gì để tận dụng những giá trị có lợi và đối phó với những điều bất lợi để phục vụ cho nhu cầu ăn uống, nhà cửa, đi lại của mình? Câu hỏi nghiên cứu thứ hai chúng tôi đề ra là: “Trong bối cảnh biến đổi của MTTN hiện nay, người Khmer đã có sự biến đổi như thế nào trong văn hoá ứng xử với MTTN để đảm bảo sự thích nghi và phát triển bền vững?”. Từ hai câu hỏi nghiên cứu được nêu, chúng tôi đề ra hai giả thuyết nghiên cứu là: Thứ nhất, chúng tôi cho rằng, MTTN là yếu tố có giá trị rất quan trọng trong văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer. Trong quá trình lịch sử của mình, người Khmer đã có những kinh nghiệm dân gian trong sự thích nghi với môi trường. Giả thuyết nghiên cứu thứ hai đề ra là: trước những biến động của môi trường, người Khmer đã có những thay đổi nhất định so với hệ thống tri thức trong truyền thống. Sự biến đổi này là sự thích nghi có chọn lọc, nghĩa là thích nghi những điều có lợi, giữ lại những tri thức vẫn còn nguyên giá trị nhưng đồng thời cũng sẽ loại bỏ những giá trị lỗi thời không còn phù hợp nữa. Sự biến đổi khí hậu, cạn kiệt dần tài nguyên, cùng với chính sách, chủ trương của nhà nước đã góp phần làm thay đổi cách ứng xử với MTTN của người Khmer. 4
- 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MTTN là đối tượng nghiên cứu của nhiều chuyên ngành khác nhau: sinh thái học, địa lý học, xã hội học... Trong những chuyên ngành nghiên cứu về con người như văn hoá học, nhân học, tâm lý học hay văn học thì MTTN được nghiên cứu dưới góc độ về mối quan hệ tương tác giữa con người và MTTN; trong đó, hướng nghiên cứu chú trọng nhiều nhất là ứng xử giữa con người với MTTN. Để thực hiện luận án này, chúng tôi chọn cách tiếp cận và các phương pháp sau: Ở cách tiếp cận, chúng tôi chọn cách tiếp cận liên ngành. Với đối tượng nghiên cứu là văn hoá ứng xử với MTTN, chúng tôi vận dụng hướng tiếp cận liên ngành với các khoa học giáp ranh thuộc khoa học xã hội và nhân văn như: nhân học, xã hội học, văn học...Cách tiếp cận hệ thống – cấu trúc giúp chúng tôi tiếp cận văn hóa ứng xử với tự nhiên của người Khmer theo một hệ thống: văn hóa nhận thức – văn hóa ứng xử. Cách tiếp cận văn hóa - sinh thái giúp chúng tôi nhận diện sự thích nghi trong văn hóa của người Khmer gắn với điều kiện môi trường ở ĐBSCL. Các phương pháp chính được sử dụng cho luận án chúng tôi chọn hai phương pháp: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp quan sát tham dự. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng hình thức phỏng vấn sâu, phỏng vấn bán cấu trúc ở cấp cộng đồng giúp phản ánh tâm thức đối phó và thích nghi với MTTN trong văn hoá vật thể của đồng bào Khmer. Phương pháp này giúp cho chúng tôi có được tư liệu khi tham dự vào các hoạt động sinh hoạt trong đời sống văn hóa vật thể và phi vật thể trong ứng xử với tự nhiên của người Khmer giúp nhận diện và phân tích được các giá trị, sự thích ứng và đối phó với những biến đổi trong MTTN hiện nay. Khi nghiên cứu về văn hoá ứng xử với MTTN và những biến đổi trong ứng xử với MTTN trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi lại khó có thể sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, với những bảng hỏi vì những vấn đề thuộc về kinh nghiệm dân gian tộc người khó có thể định lượng chính xác. Ngay cả phương pháp phỏng vấn sâu theo cấu trúc cũng khó được sử dụng do ứng xử với MTTN trong quá khứ đến hiện tại là một quá trình lâu dài, phức tạp mà bản thân chủ thể văn hoá cần phải có thời gian và những gợi mở nhất định để có thể cho chúng ta những thông tin cần thiết, phục vụ công việc nghiên cứu. Vì vậy, phương pháp quan sát tham dự và phỏng vấn phi cấu trúc được chọn nhằm có thể thu thập được nhiều thông tin nhất có thể cho công tác nghiên cứu. Hai phương pháp này dành cho đối tượng sự thuận lợi nhất, không bị bó buộc về thời gian hay khuôn mẫu thông tin, để cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho người nghiên cứu. 5
- Phương pháp quan sát tham dự được tiến hành triển khai ở các điểm nghiên cứu: ấp Phnôm - Pi (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang); ấp Bà Tây B (xã Tập Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh); ấp Cà Lăng A Biển (phường 2, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng). Mỗi địa điểm chúng tôi chọn đối tượng phỏng vấn là người nông dân Khmer có nghề trồng lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chăn nuôi thuỷ sản, nghề tiểu thủ công nghiệp hoặc những người Khmer có nghề theo thời vụ như đánh bắt gần bờ, làm đường thốt nốt v.v. Bên cạnh hai phương pháp chính chúng tôi còn sử dụng phương pháp so sánh lịch đại nhằm phân tích, so sánh đối chiếu văn hoá ứng xử với MTTN của người Khmer từ trong truyền thống cho đến hiện nay. Các phương pháp này nhằm mục đích tìm ra những đặc trưng trong ứng xử của người Khmer, những ứng xử mang tính truyền thống dân tộc và những ứng xử được hình thành trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá với các tộc người cùng sinh sống. Ngoài cách tiếp cận và phương pháp nêu trên, để chứng minh cho những luận điểm được nêu ra trong luận án chúng tôi còn sử dụng tư liệu từ ngành văn học như: văn học dân gian Khmer, chuyên khảo, biên khảo… để bổ trợ cho các phương pháp nghiên cứu. 7. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương. Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn (45 trang). Chương 2. Văn hoá ứng xử với đất và nước của người Khmer ĐBSCL (32 trang). Chương 3. Văn hoá ứng xử với thời tiết, động thực vật của người Khmer ĐBSCL (28 trang). Chương 4. Văn hoá ứng xử với MTTN của người Khmer ĐBSCL – một số biến đổi và những bàn luận (27 trang). 6
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Từ trước đến nay, MTTN của một tộc người là đối tượng tiếp cận nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn như dân tộc học, nhân học, văn hóa học, tâm lý học, văn học,... và trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, việc nghiên cứu về ứng xử với tự nhiên càng trở nên cấp thiết hơn nữa. Dưới góc tiếp cận liên ngành, ngoài việc tiếp cận các tài liệu được nghiên cứu của ngành văn hóa học chúng tôi còn tiếp cận tài liệu của các ngành nhân học, văn học để có cách nhìn tổng quát và hệ thống về vấn đề nghiên cứu. Với khối lượng công trình đã được tiếp cận khá lớn, chúng tôi nhóm lại thành hai nhóm là những công trình nghiên cứu lý luận và những công trình nghiên cứu thực tiễn. 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận 1.1.1.1. Công trình của tác giả nước ngoài Để phục vụ nhu cầu nghiên cứu về văn hoá ở Việt Nam, các Trung tâm, Viện nghiên cứu văn hoá đã tổ chức dịch các công trình của các tác giả nước ngoài như năm 2001 Viện Thông tin Khoa học Xã hội thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia đã dịch các nghiên cứu của các nhà văn hoá học, nhân học, xã hội học trên thế giới như: White. Leslie A, Kutyrev V. A. .v.v. với tựa đề công trình là Văn hoá học và văn hoá thế kỉ XX (Viện Thông tin Khoa học Xã hội , 2011). Viện Văn hóa – Thông tin cũng đã tuyển chọn và dịch một số công trình của các tác giả nước ngoài như: A.A. Radughin (chủ biên) (2004) Văn hóa học những bài giảng; Nhiều tác giả (2007), Văn hóa học – Những phương pháp nghiên cứu; Chris Barker (2011) Nghiên cứu văn hóa lý thuyết và thực hành. Các công trình này đã cung cấp các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu cần thiết cho luận án, nhất là phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc được vận dụng trong luận án (Radughin, 2004); (Nhiều tác giả , 2007); (Barker, 2011). Bên cạnh đó, chúng tôi còn tiếp cận các công trình lý thuyết và phương pháp của ngành nhân học giúp bổ trợ cho công trình nghiên cứu như: H. Russel Bernard 7
- (2009), Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học – tiếp cận định tính và định lượng; R. Jon MC. Gee - Richard L. Warms (2010), Lý thuyết nhân học – giới thiệu lịch sử; Alan Barnard (2015), Dương Tuấn Anh, Đỗ Thị Thu Hà (dịch), Lịch sử và lý thuyết nhân học, nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội (Alan Barnard, 2015). (H. Russel Bernard, 2009); (L.Warms, R.Jon MC. Gee- Richard, 2010); (Alan Barnard (Dương Tuấn Anh, Đỗ Thị Thu Hà dịch) , 2011). Nhóm tài liệu về lý thuyết và phương pháp của các tác giả nước ngoài này đã được chúng tôi tiếp cận kế thừa về phương pháp định tính, tham dự và phỏng vấn cộng đồng. Các lý thuyết được áp dụng trong luận án cũng được kế thừa từ các công trình này như lý thuyết sinh thái học văn hoá, lý thuyết chức năng. Tóm lại, các tài liệu này đã cung cấp cho chúng tôi những lý thuyết và phương pháp tiếp cận liên ngành phù hợp với đề tài. 1.1.1.2. Công trình của các tác giả trong nước Nghiên cứu về MTTN vùng ĐBSCL, chúng tôi đã có điều kiện tiếp cận quyển Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức. Đây là một bộ sử liệu có giá trị cao về lịch sử, địa lí và văn hóa Nam Bộ. Tập sách là những ghi chép và mô tả tỉ mỉ về núi sông, khí hậu cùng các phong tục tập quán, tính cách sinh hoạt của cư dân cùng các địa danh xưa ở Nam Bộ. Mặc dù không gian nghiên cứu của luận án chỉ tập trung ở ĐBSCL (còn gọi là Tây Nam Bộ) nhưng đây là nguồn tư liệu quan trọng giúp chúng tôi tham khảo để nghiên cứu không gian địa lý và không gian văn hóa của luận án (Trịnh Hoài Đức, tái bản lần thứ 1 năm 2016). Lê Bá Thảo là tác giả có nhiều nghiên cứu về thiên nhiên Việt Nam nói chung và thiên nhiên ĐBSCL nói riêng. Hai công trình được chúng tôi tiếp cận tham khảo là Địa lý đồng bằng sông Cửu Long (1986) và Thiên nhiên Việt Nam (2002) và. Các công trình này không chỉ dừng lại ở mô tả tự nhiên khí hậu, địa lý Nam Bộ mà còn đề cập đến văn hóa ứng xử của người Nam Bộ với MTTN (Lê Bá Thảo, 1986); (Lê Bá Thảo, 2009). Nguyễn Xuân Kính là tác giả đã có những nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người, môi trường và văn hóa. Quyển Con người môi trường và văn hóa của tác giả Nguyễn Xuân Kính được xuất bản năm 2003 là tập hợp các bài viết của tác giả, trong đó có nội dung “Con người và môi trường”, tác giả đã chia ra thành ba loại môi trường: môi trường sinh thái tự nhiên, môi trường sinh thái nhân văn, môi trường xã 8
- hội. Bài viết giúp chúng tôi có cái nhìn về mối quan hệ giữa con người và môi trường, phân biệt được sự khác nhau giữa môi trường sinh thái tự nhiên, môi trường sinh thái nhân văn và môi trường xã hội. Con người sống trong môi trường, tác động vào môi trường và có thể làm biến đổi môi trường (Nguyễn Xuân Kính, 2003). Ngô Văn Lệ với công trình Một số vấn đề văn hóa tộc người ở Nam Bộ và Đông Nam Á xuất bản năm 2003 là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa tộc người. Với cách tiếp cận nhân học văn hóa, tác giả có cái nhìn khái quát về đặc trưng văn hóa của người Việt và các tộc người thiểu số ở Nam Bộ cũng như đặc trưng văn hóa của cư dân Đông Nam Á. Điểm cốt lõi để chúng tôi kế thừa công trình này là tác giả chú trọng đến mối liên hệ phát triển của hệ sinh thái và tộc người. Cùng với cách tiếp cận nhân học văn hóa và tư liệu điền dã, đây là một trong những tài liệu quý giá giúp chúng tôi có thêm nguồn tham khảo cho luận án (Ngô Văn Lệ, 2003). Công trình Nhân học văn hóa - con người với thiên nhiên, xã hội và thế giới siêu nhiên của tác giả Vũ Minh Chi xuất bản năm 2004 ngoài việc trình bày đối tượng, phương pháp nghiên cứu của nhân học văn hóa còn phân tích mối quan hệ giữa con người và môi trường sinh thái. Để tồn tại, con người có những cách ứng xử khác nhau với MTTN và từ đó hình thành những nét văn hóa riêng biệt. Đây là quan điểm rất quan trọng được chúng tôi tiếp cận, kế thừa trong nghiên cứu về ứng xử với MTTN của người Khmer ở vùng ĐBSCL (Vũ Minh Chi, 2004). Tác giả Trần Quốc Vượng với quyển Môi trường con người & Văn hóa xuất bản năm 2005 là tập hợp tất cả bài viết về vấn đề sinh thái văn hóa. Bằng cách tiếp cận lịch sử - văn hóa, địa - văn hóa tác giả đã mang đến nhiều đóng góp khi nghiên cứu về vấn đề môi trường qua các vùng miền ở Việt Nam. Có thể kể đến các bài nghiên cứu liên quan đến đề tài như: Triết lý môi trường; Khảo cổ - văn hóa - môi trường sinh thái; Yếu tố nước trong văn hóa Việt Nam; Di tích và môi trường; Người Đông Sơn và môi trường sinh thái Đông Sơn; Văn hóa biển và sông nước ở (Phía Bắc) miền Trung Việt Nam, một cái nhìn sinh thái nhân văn; Nam Bộ, các tiểu vùng sinh thái khảo cổ - nhân văn và huyền tích khởi nguyên luận, v.v... (Trần Quốc Vượng, 2005). Công trình Văn hóa sinh thái – nhân văn (giáo dục môi trường) xuất bản năm 2005 của tác giả Trần Lê Bảo là công trình nghiên cứu văn hóa sinh thái dưới cách tiếp cận cấu trúc chức năng. Tác giả chia môi trường sinh thái – tự nhiên thành các thành tố: nước; không khí; động vật, thực vật; đất đai; đồng thời, tác giả có sự quan tâm đến 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Văn Hóa học: Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống)
260 p | 245 | 58
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa Thiền tông trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay
310 p | 186 | 53
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sinh hoạt văn hóa Quan họ làng (qua trường hợp làng Quan họ Viêm Xá)
176 p | 156 | 33
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
24 p | 199 | 27
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam
229 p | 83 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Diễn ngôn về giới trên truyền thông sau đổi mới
234 p | 35 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sự dung hợp giữa phật giáo Bắc Tông với tín ngưỡng dân gian ở tỉnh Tiền Giang
255 p | 41 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Hát Xoan Phú Thọ trong bối cảnh di sản hóa ở Việt Nam
293 p | 46 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Không gian sáng tạo trong đời sống văn hóa đô thị (qua nghiên cứu một số không gian sáng tạo tại Hà Nội)
174 p | 27 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 qua nghiên cứu kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam
242 p | 16 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa trầm hương Việt Nam
221 p | 17 | 8
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi của diễn xướng nghi lễ lên đồng (qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Nam Định)
27 p | 96 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn Hóa học: Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống)
28 p | 109 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng ở Bắc Ninh hiện nay (qua trường hợp làng Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong và làng Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du)
192 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa: Hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ
163 p | 21 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Chợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa học
26 p | 9 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa trầm hương Việt Nam
27 p | 8 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng ở Bắc Ninh hiện nay (qua trường hợp làng Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong và làng Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du)
27 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn