Văn học cung đình và văn học thành thị ở Thăng Long_2
lượt xem 5
download
Nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu đã có những gợi ý quan trọng để chúng ta tìm kiếm câu trả lời. Nhân viết về Truyện Hoa Tiên, ông đã có một nhận xét cực quan trọng rằng các truyện Nôm có tính chất tài tử giai nhân mà ta quen gọi là Truyện Nôm bác học nở rộ trong thế kỷ XVIII vay mượn cốt truyện của các tiểu thuyết “của văn học đô thị Trung Quốc”(10).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Văn học cung đình và văn học thành thị ở Thăng Long_2
- Văn học cung đình và văn học thành thị ở Thăng Long
- Nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu đã có những gợi ý quan trọng để chúng ta tìm kiếm câu trả lời. Nhân viết về Truyện Hoa Tiên, ông đã có một nhận xét cực quan trọng rằng các truyện Nôm có tính chất tài tử giai nhân mà ta quen gọi là Truyện Nôm bác học nở rộ trong thế kỷ XVIII vay mượn cốt truyện của các tiểu thuyết “của văn học đô thị Trung Quốc”(10). Ông phê phán cách tiếp cận xã hội học dung tục kéo dài ở ta: “Lâu nay ta quen đánh giá văn học theo lối xã hội học tầm thường, gắn các hiện tượng văn học với vận mệnh chế độ phong kiến, coi Hoa tiên nguyên tác là sản phẩm của trào lưu chống phong kiến và các bản nhuận chính (truyện Hoa tiên – TNT chú) với trào lưu bảo vệ chế độ chuyên chế, một bên nằm trong xu hướng nhân đạo, kết quả của phong trào khởi nghĩa nông dân, một bên chịu ảnh hưởng của thể chế chuyên chế độc tôn Nho giáo nhà Nguyễn” (tr.170). Nhưng theo ông, phải thấy rõ sức hấp dẫn cả về nội dung và nghệ thuật của kiểu truyện tài tử giai nhân Trung Quốc đối với nho sĩ Việt Nam: “Khi tiếp xúc với các tiểu thuyết ái tình - loại văn học đô thị đời Nguyên và đời Minh ở Trung Quốc (những “dâm từ, diễm khúc” như cách nói của Vũ Đãi Vấn) – một loại văn chương trái lễ bất chính, các nhà nho vốn chỉ quen với văn chương kinh, truyện, sử, tử, với Đường thi và Cổ văn,... lại bị lôi cuốn say mê. Họ gặp trong văn chương mới lạ đó những con người khác, say mê hạnh phúc và được hưởng thụ một tình yêu đẹp đẽ phong phú. Làm say mê họ không chỉ là hình ảnh một cuộc sống khác mà còn là một nghệ thuật văn chương khác, “dâm từ, diễm khúc” thúc giục họ nếm trải cuộc sống đó và học theo thứ văn chương mới mẻ đó” (tr.172). Chính văn học thành thị đã đem lại sự say mê, ham thích mới lạ có thể khiến cho con người xao nhãng học tập kinh điển hay chán ghét thơ phú chính thống cung đình. Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều tác phẩm tự sự, gồm các văn xuôi và truyện thơ, của thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX ở Thăng Long lại lấy hai nhân vật chính là chàng thư sinh - sĩ tử và người con gái đất kinh kỳ, kiểu nhân vật tài tử giai nhân. Tác nhân kích thích trước tiên cho sự ra đời của kiểu nhân vật này không phải từ sự tiếp nhận văn học thành thị Trung Quốc, cụ thể là từ việc vay mượn cốt truyện của kiểu truyện tài tử giai nhân. Chúng ta có thể quan sát thấy, chính đời sống thành thị Thăng Long đã gợi ý cho sự xuất hiện của kiểu nhân vật tài tử giai nhân. Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI) đã có một số truyện mang đậm nét kiểu tác phẩm văn học thành thị. Nhân vật
- nam nữ trong Truyện kỳ ngộ ở trại Tây được hưởng bầu không khí khá tự do của thành thị Thăng Long. Ta nói Thăng Long là cái làng lớn theo nghĩa là người dân xưa đã “bê nguyên xi” kết cấu và văn hóa làng xã vào Thăng Long. Nhưng c ũng lại phải công nhận một sự thực khác là cái làng lớn này không còn là cái làng nhỏ ở quê của họ nữa. Cư dân Thăng Long không phải là cư dân ổn định của làng quê mà rất biến động khiến cho tâm lý làng xã vốn thường can thiệp vào đời sống cá nhân không có vai trò nữa. Cái cá nhân ít nhiều bắt đầu có cơ hội nảy nở, thể hiện. Một chàng trai giã từ cha mẹ từ miền quê Thiên Trường ra ngụ ở Thăng Long để thụ nghiệp cụ Ức Trai tức là chàng có tự do nhất định đối với khuôn khổ chật hẹp của gia đ ình phong kiến. Hàng ngày chàng đi học qua phường Khúc Giang nơi có một dinh cư cũ đổ nát (vô chủ) và thấy hai cô gái xinh đẹp đứng đó, chủ động trêu ghẹo chàng, hái quả ngon, bẻ hoa đẹp ném cho chàng (trái ngược với người con gái trong xã hội nho giáo hóa vốn được dạy phải giữ lễ, giữ thế bị động trước nam giới). Cuộc tình của họ diễn ra trong không gian thành thị, nơi lứa đôi không bị nhòm ngó, bình luận, đàm tiếu như ở làng quê. Nói cách khác, không gian s ống thành thị và kiểu nhân vật thư sinh của thành thị (trường hợp này là chàng Hà Nhân) đã gợi ý cho kiểu truyện tình yêu tài tử giai nhân. Tuy nhiên, phương thức tự sự đơn giản của kiểu truyện này, đặc biệt là chưa phân tích được chiều sâu tâm lý nhân vật, tương tác nhân vật đơn tuyến, xung đột xã hội chưa thể hiện mạnh mẽ… đã không thỏa mãn tâm lý tiếp nhận của tầng lớp c ư dân thành thị ngày càng đa dạng, đông đảo. Nền tảng văn hóa thành thị Thăng Long đã thúc đẩy những sáng tác văn học thành thị ra đời, trong đó có cả xu hướng vay mượn cốt truyện của văn học thành thị Trung Quốc vốn có nhiều kinh nghiệm hơn. Trong các truyện Nôm mượn cốt truyện của văn học thành thị Trung Quốc, ta thường bắt gặp kiểu nhân vật nam/nữ có dáng dấp tài tử giai nhân như trong Truyền kỳ mạn lục. Không gian thành thị và tình yêu táo bạo giữa nam nữ có quan hệ rõ ràng. Nhu cầu hiểu biết động cơ tâm lý của hành động nhân vật đã gia tăng chất trữ tình thấm đậm của Truyện Hoa Tiên, Truyện Kiều. Khi thành thị phát triển đến chừng mực nào đó thì các tầng lớp cư dân cũng đa dạng và phức tạp hơn. Quan niệm sống cũng đa dạng hơn, không còn nhất thể như cũ. Phương diện cá nhân của con người đã lôi cuốn sự hứng thú. Con người kẻ chợ đã không thỏa mãn với lối sáng tác văn học truyền thống. Không phải ngẫu nhiên mà song
- song với những sinh hoạt văn học có tính cách cung đ ình như những buổi bình văn trong nhà quốc học do các quan “chính phủ” chủ tr ì(11), ở Thăng Long thế kỷ XVIII có những hình thức “câu lạc bộ văn học” tự phát do những người thích văn chương hợp lại mà thành, tùy hứng chứ không có tính cách định kỳ. Qua Thượng kinh ký sự, Lê Hữu Trác cho biết lúc trẻ, còn ở Thăng Long, ông c ùng bạn bè vài chục người đã lập một thi xã. Trong thời gian gần một năm ở Thăng Long (1782), ông đã có nhiều cuộc xướng họa thơ văn ngẫu hứng với những người yêu thơ ở kinh kỳ và quanh kinh kỳ tới. Họ đến xin thơ ông rồi đều có thơ họa lại. Ông không ngờ thơ của ông đã được người kinh kỳ truyền tay nhau chép lại, cứ hai ba ngày lại có người mang thơ họa đến gặp ông. Thơ của ông được đánh giá là có ý vị khói mây, thanh cao, thoát tục của bậc ẩn dật. Đem tâm sự nhàn dật, thoát tục tuyên truyền tạo thành một đợt sóng xướng họa khá sôi nổi trong một vài tháng, giữa Thăng Long phồn hoa, đô hội, nơi có nhiều hoàn cảnh nuôi dưỡng tham vọng chính trị cũng là một điểm lạ của Lãn Ông Lê Hữu Trác, ông già lười biếng chuyện chính trị, chuyện danh lợi. Thi nhân xưa có những cách riêng để thể hiện con đường tìm kiếm tự do cho cá nhân, trong đó không thể không nói đến những phát ngôn coi thường danh lợi, đề cao nhàn dật ngay giữa chốn đô thị phồn hoa. Toàn bộ Thượng kinh ký sự thực ra dành để diễn tả con người độc lập, tự do của thi nhân trong xã hội chuyên chế mọt ruỗng. Lê Hữu Trác còn kể, cũng trong chuyến đi Thăng Long này, có lần đến chơi nhà Đặng tiểu thư, con gái một người bạn, cô có tập thơ nôm ba mươi bài “cung oán” do quan Tiền Ninh soạn. Cô cho hay, ở kinh kỳ rất nhiều người chép lại thơ này. Nghĩa là có một dạng “cung oán nhiệt” hay đề tài cung oán cho các “câu lạc bộ thơ” tự phát ở kinh kỳ. Người thành thị đang hứng thú với thân phận và quyền sống của một kiểu người phụ nữ- những người tài sắc, mỏi mòn trong cô đơn, giữa tuổi thanh xuân chốn cung cấm thâm u. Giới nghiên cứu đã nói đến hiện tượng có nhiều bản diễn nômChinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn) và hiện tượng Truyện Hoa Tiên có trải qua một lịch sử nhuận sắc(12). Những tác phẩm văn học thành thị kiểu này không chỉ dấy lên sự quan tâm đến thân phận hay quyền sống của người phụ nữ mà còn tạo nên niềm hứng khởi cho các nhà văn, nhà thơ thể nghiệm tài năng nghệ thuật vào một hình thức thi pháp mới, đầy tính chất thẩm mỹ. Diễn ra quốc âm, xướng họa, nhuận sắc… chính là những hình thức khác nhau của đối thoại liên văn bản, khiến
- cho văn học thành thị ở Thăng Long ngày càng đậm nét dân chủ, thẩm mỹ, giải trí. Không khí văn học thành thị của Thăng Long ở thời kỳ này quả thực rất sôi động, nhiều vẻ. Nói về hoàn cảnh lịch sử của văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, nhiều người thường nhấn quá mạnh vào tình trạng khủng hoảng kinh tế của xã hội phong kiến tạo hình ảnh đen tối, thê thảm mà quên mất rằng giới quý tộc lớp trên và các thương nhân không đến nỗi thê thảm như vậy. Nói đến Thăng Long ở thế kỷ XVIII, không thể bỏ qua những người có khả năng tài chính như quan lại quý tộc, thương gia, những kẻ có cuộc sống phong phú hơn trước, thể hiện trước hết trong nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật, đã “bảo trợ” theo những cách riêng để nghệ thuật phát triển. Chúng tôi đã từng bàn về vai trò quan trọng của nghệ thuật diễn xướng, về sự hiện diện ngày càng đông đảo của những nghệ sĩ ca trù trong đời sống nghệ thuật Thăng Long các thế kỷ XVIII-XIX. Bài thơ Long thành cầm giả ca (1813) của Nguyễn Du có một chi tiết đáng chú ý: cô Cầm này đã biểu diễn phục vụ qua ba triều đại, từ Lê - Trịnh qua Tây Sơn đến Nguyễn. Có thể lập trường chính trị của những khán - thính giả thuộc ba triều đại này là khác nhau, song họ đều giống nhau ở chỗ say mê nghệ thuật biểu diễn, và một khi đã say mê thì không tiếc tiền. Tây Sơn chư thần mãn tọa tận khuynh đảo/ Triệt dạ truy hoan bất tri bão/ Tả phao hữu trịch tranh triền đầu/ Nê thổ kim tiền thù thảo thảo (Quan lại Tây Sơn ngồi kín tất thảy đều nghiêng ngả/ Suốt đêm truy hoan không biết chán/ Bên trái bên phải đua nhau ném tiền thưởng/ Tiền vàng coi như đất bùn)(13)... Trong những cuộc hát xướng ấy, người ta bất giác trở về với phần con ngư ời của mình, thôi mũ áo cao sang, bỏ sự đường bệ uy nghiêm. Nguyễn Công Trứ còn bảoKhi đắc ý mắt đi mày lại. Có lẽ chúng ta phải nghĩ đến một vai trò to lớn cho hát ca trù và các nghệ sĩ ả đào trong quá trình đưa các văn nhân, nghệ sĩ của Thăng Long trở lại với con người tự nhiên, đời thường. Mảng văn học cung đ ình thiên về thể hiện con người thánh nhân, quân tử còn mảng văn học thành thị lại tạo cơ hội cho sự khẳng định của con người tự nhiên, phàm trần. Dẫu làm quan hay trở thành các hàn nho, hàn sĩ, nhiều tác giả văn học Thăng Long thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX đã bắt đầu ý thức về con người nghệ thuật của họ. Con người văn chương đã phần nào tách khỏi con người chính trị. Thơ không còn thuần túy là phương tiện nói chí tu thân, tề gia, trị
- quốc, bình thiên hạ; văn không còn thuần túy là công cụ giáo huấn đạo lý. Cái hay, cái đẹp, sự sống đời thường được họ quan tâm. Từ đây mà cái tôi trong thơ nhà nho đã thay đổi, từ con người chính trị chuyển mạnh qua con người nghệ thuật. Về phần mình, các nghệ sĩ ả đào, với tài năng và thân phận đặc biệt của mình, lại trở thành một mẫu hình nhân vật văn học mới, gợi ý cho sáng tác của các nhà nho sống trong không gian Thăng Long – thành thị. Hồ Xuân Hương, phải chăng bà là một ả đào? Cuộc sống gia đình ra sao, chồng con đâu tá, mà làm sao bà lại có Cổ nguyệt đường bên bờ Hồ Tây để cho các văn nhân tài tử qua lại, thành ra người nổi tiếng trong giới nghệ thuật Thăng Long? Hồ Xuân Hương là một kiểu tác giả thành thị, tuy chưa có báo chí song sức lan tỏa của lối nghĩ, lối sống đã rất nhanh và rất rộng so với không gian văn học cung đình. Cuộc đời của Hồ Xuân Hương có cái gì gần với cuộc đời của những cô Đạm Tiên, cô Kiều, cô Tiểu Thanh, cô kỹ nữ gảy đàn tỳ bà bên bến Tầm Dương, cô Cầm giỏi ngón Hồ cầm tại Thăng Long… Những thân phận tài hoa bạc mệnh, hồng nhan bạc mệnh. Họ trở thành những ẩn dụ về thân phận của người nghệ sĩ trong xã hội phong kiến, cấp cho các văn nhân cảm hứng sáng tác mới. Có một mối dây liên hệ logich chặt chẽ giữa “cung nữ nhiệt”, “Chinh phụ ngâm nhiệt” đến “Hoa tiên nhiệt” và “Đoạn trường tân thanh nhiệt”- việc bình luận Truyện Kiều sôi nổi suốt cả thế kỷ XIX cho đến mãi đầu thế kỷ XX, cho dù địa bàn bình luận thưởng thức Truyện Kiều đã mở rộng đến tận Sài Gòn vào năm 1875 với bản phiên âm quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký. Dòng văn học thành thị có những hứng thú tư tưởng và thẩm mỹ mới mẻ, đem lại sức sống lạ thường và ý nghĩa nhân bản sâu sắc cho lịch sử văn học dân tộc. Văn học thành thị Thăng Long còn phản ánh những phương diện khác nhau của hiện thực Kẻ Chợ bằng mảng ghi chép rất phong phú ở thế kỷ XVIII v à XIX được gọi tên là ký sự, tùy bút, ký, chí, lục... Nhân vật của các thiên ghi chép này rất đa dạng, nhưng được khắc họa chân thực, đặt trong không gian phố phường Thăng Long muôn mặt. Đó là những chàng sĩ tử tìm cách đỗ đạt bằng những mánh khóe gian lận, đó là những ông quan phụ mẫu của dân có thể v ì một bữa chén no say mà thay đổi hình án, đó là những mẹo lừa rất tinh vi, được thiết kế công phu để chiếm đoạt những tài sản khá lớn của dân buôn bán Kẻ Chợ… Xu hướng ghi chép lại những
- chuyện kể dân gian trở thành một xu hướng nổi bật, manh nha một hình thức tương tự như “giảng sử”, “thoại bản” của văn học thành thị Trung Quốc. Xu hướng này thỏa mãn nhu cầu giải trí của người dân Thăng Long - Kẻ Chợ, mang tinh thần dân chủ ở mức độ nhất định. Chúng tôi đã có dịp nhắc đến việc Công dư tiệp ký chép truyện kể dân gian kể lại sự tích Trâu Canh chữa bệnh liệt d ương cho Trần Dụ Tông ly kỳ, khác hẳn Đại Việt sử ký toàn thư đã chép; hay sách Sơn cư tạp thuật kể lại câu chuyện về Huyền Quang và Điểm Bích bằng diễn biến và kết thúc rất khác với Tam tổ thực lục(14) . Tiếc là cho đến nay, chúng ta vẫn chưa nghiên cứu được nhiều về những hiện tượng tương tự. Nhưng với bấy nhiêu sự kiện, cũng có thể nói đến sự hiện diện thực tế của một dòng văn học thành thị của Thăng Long. Giữa hai dòng văn học thành thị và văn học cung đình có những nét khác biệt quan trọng đồng thời có sự chuyển hóa qua lại khá phức tạp, nhiều lúc khó có thể tách bạch. Mặt khác, có những vấn đề chưa được làm rõ trong bài viết này như văn học hương thổ, văn học điền viên… Không phải tất cả văn học trung đại Việt Nam chỉ là văn học Thăng Long. Tuy nhiên, nhìn lại văn học Thăng Long từ hai khái niệm “văn học cung đình” và “văn học thành thị” là dịp để đọc lại toàn bộ văn học trung đại Việt Nam vì một phần hết sức quan trọng của văn học Việt Nam đã ra đời tại Thăng Long, được không gian văn hóa Thăng Long gợi ý. Tin rằng chúng tôi mới chỉ xới lên một vài vấn đề bước đầu để tiếp tục suy nghĩ, kiểm nghiệm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
So sánh chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
4 p | 487 | 119
-
Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh họa.
4 p | 540 | 62
-
Đề bài: Em hãy kể lại cảnh sinh hoạt trong một buổi chiều thứ bảy của gia đình em.
4 p | 767 | 53
-
Đề 3 Đã có lần em cùng gia đình đi thăm mộ người thân trong dịp lễ tết
3 p | 715 | 52
-
Cách làm đề: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh họa
7 p | 213 | 20
-
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa
2 p | 324 | 17
-
LƯU QUANG VŨ VÀ VỞ KỊCH “ HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT”
19 p | 84 | 14
-
Đề: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh họa
10 p | 177 | 13
-
Phân tích bản chất của lối học đối phó, qua loa
4 p | 713 | 11
-
Hàn Mac Tử và bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ”
18 p | 206 | 11
-
Tiết 31,32 : Luyện tập lập dàn ý bài văn tự sự kết hợp với miêu tả,biểu cảm
2 p | 219 | 8
-
Văn học cung đình và văn học thành thị ở Thăng Long _1
7 p | 65 | 4
-
Đề bài: Tưởng tượng và kể lại câu chuyện cổ tích Sọ Dừa theo một kết thúc mới.
3 p | 183 | 4
-
Văn học cung đình và văn học thành thị ở Thăng Long_3
5 p | 67 | 4
-
Đề 3 Đã có lần em cùng gia đình đi thăm mộ người thân trong dịp lễ tết .
3 p | 103 | 3
-
Bài giảng môn Hình học lớp 7 - Bài 1: Tổng ba góc của một tam giác
13 p | 25 | 3
-
Bài giảng môn Hình học lớp 7 - Bài 1: Tổng ba góc của một tam giác (Tiếp theo)
15 p | 21 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn