Văn học cung đình và văn học thành thị ở Thăng Long_3
lượt xem 4
download
Chúng ta biết đến một nền kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian Thăng Long, một nền âm nhạc cung đình và âm nhạc dân gian Thăng Long.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Văn học cung đình và văn học thành thị ở Thăng Long_3
- Văn học cung đình và văn học thành thị ở Thăng Long
- Chúng ta biết đến một nền kiến trúc cung đ ình và kiến trúc dân gian Thăng Long, một nền âm nhạc c ung đ ình và âm nhạc dân gian Thăng Long. Vậy có thể nói đến một thứ văn học cung đ ình và văn học thành thị Thăng Long không? Và nếu có t hể thì ta sẽ phải mô tả như thế nào hai dòng, hai kiểu văn học đó? Từ điểm nh ìn về hai dòng văn học như thế liệu ta có đ ược nhận thức mới nào về bức tranh văn học dân t ộc? Với bài viết này, chúng tôi c ố gắng phác họa một số ý t ưởng b ước đầu. Nếu xét không gian sinh tồn và phát triển của văn học Thăng Long, một đô thị kiểu phương Đông thời trung đại, nơi có thành và có thị, hiển nhiên ta có quyền nói đến hai loại văn học, hai dòng văn học là văn học cung đình và văn học thành thị. Trong những thế kỷ đầu tiên từ khi nhà Lý dời đô về Thăng Long, khi mà phần “thị” - chợ hãy còn rất nhỏ bé, chắc chắn phần Hoàng thành bao bọc trong nó triều đình của các triều đại Lý, Trần là không gian chủ yếu của Thăng Long. Những nhân vật văn hóa chủ yếu ở Thăng Long trong quãng thời gian ấy là các ông vua, là hoàng tộc, là quan lại, quý tộc và những lớp người có liên hệ mật thiết với các vương triều như thiền sư, nho sĩ. Tạm thời, còn rất ít hoặc chưa có những kiểu nhân vật khác của giai đoạn sau như thương nhân, thợ thủ công, sĩ tử từ các miền quê lai kinh ứng thí, các trí thức nho sĩ, những ca nhi, ả đào, v.v… những kiểu nhân vật chủ yếu sinh tồn và có một đời sống văn hóa riêng trong khu vực bên ngoài Hoàng thành, trong phần thị - chợ (Kẻ Chợ). Ra đời tại Thăng Long trong bối cảnh như thế, các tác phẩm văn học dễ dàng và trên thực tế mang tính chất cung đình. Khái niệm “văn học cung đình” được dùng để chỉ các sáng tác văn học của vua chúa, quan lại quý tộc và các trí thức Nho sĩ, thiền sư xuất hiện trong không gian cung đình hay có mối liên hệ mật thiết với mọi hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa… của triều đình, mang đậm điểm nhìn của một triều đình về con người và thế giới. Với một giới thuyết đơn giản như vậy ta đã thấy văn học Thăng Long ở hình thái ban đầu của nó chính là văn học cung đình. Không gian vật lý cho sự ra đời của không ít bài thơ là không gian cung đình. Lý Nhân Tông với bài thơ khen tặng thiền sư Giác Hải và đạo sĩ Thông Huyền - hai người đã trổ tài thần thông biến hóa trong sân điện trước sự chứng kiến của nhà vua - là một sáng tác cung đình chính thống xét từ không gian ra đời và điểm nhìn tác giả, một ông vua có quyền tối thượng yêu cầu và khen ngợi ngay cả thiền
- sư và đạo sĩ, đồng thời sự khẳng định địa vị xã hội của Phật giáo, Đạo giáo cũng gắn liền với sự thừa nhận của triều đình(1). Những gì vua tôi Lê Thánh Tông xướng họa để lại Quỳnh uyển cửu ca đích thị là văn học cung đình. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1495, tháng 11, vua Lê Thánh Tông thấy hai năm được mùa liên tiếp, đặt các bài ca vịnh để ghi điềm lành. Nội dung gồm những bài về đạo làm vua, khí tiết bề tôi, vua giỏi tôi hiền, nhớ bậc anh tài kỳ tuấn và đùa viết vội thành văn, nhân gọi là Quỳnh uyển cửu ca thi tập. Bình Ngô đại cáo soạn bởi Nguyễn Trãi và Chiếu cầu hiềnsoạn bởi Ngô Thì Nhậm, đều ra đời ở Thăng Long, cũng là văn học cung đình. Chúng đáp ứng những yêu cầu của một triều đình vào những thời điểm lịch sử quan trọng, thực hiện chức năng quan phương chính thống. Bình Ngô đại cáo thực ra có chức năng thuyết phục/ khẳng định quyền tức vị hợp hiến hợp pháp của một người tài đức như Lê Lợi song vốn không xuất thân từ dòng dõi quý tộc nhà Trần, vào một thời điểm lịch sử hết sức khẩn trương, khoảng trống quyền lực cần được lấp đầy để ổn định tình hình đất nước. Chiếu cầu hiền mà Ngô Thì Nhậm viết nhân danh Quang Trung lại thể hiện nhu cầu bức thiết về sự cộng tác/ hợp tác của đội ngũ nho sĩ Bắc hà với triều Tây Sơn. Các bài thơ, phú, văn sách, bất kể bằng chữ Hán hay chữ Nôm… làm trong các kỳ thi tại kinh đô Thăng Long - nếu ta có thể xem đó là một loại sáng tác văn học - là văn học cung đình. Đề thi cho các thể văn đều liên quan đến đường lối trị quốc (ví dụ chế trị bảo bang - về chính trị và giữ nước), giáo dục đạo đức (ví dụ Giới sắc bách tư - Răn dạy trăm quan), những vấn đề lấy từ trong kinh điển nho gia… rèn tập cho sĩ tử năng lực giải quyết những vấn đề quốc kế dân sinh của quốc gia. Hiện mảng văn học này đã được nghiên cứu từ góc độ văn bản học Hán Nôm nhiều hơn là về phương diện văn học sử(2). Nhưng một sáng tác gọi là văn học cung đình có thể ra đời ở một không gian ngoài kinh đô, ở một địa điểm xa Thăng Long chứ không nhất thiết phải ra đời trong chốn cung đình. Dù là ra đời ở đâu, các sáng tác văn học cung đình thường mang những diễn ngôn của các triều đại; hiện thực và cảm xúc phải được trình bày từ góc nhìn của người đến từ cung đình. Đó là trường hợp bài thơ Thượng hoàng Trần Nhân Tông viết tại hành cung Thiên Trường vào năm 1289, sau cuộc chiến tranh cuối cùng chống Nguyên - Mông, bộc lộ cảm xúc của người đứng đầu một triều đại đã trải qua những trận chiến khốc liệt chống ngoại xâm, nay bốn biển đã quang, bụi đã lắng/ Chuyến đi này hơn hẳn chuyến đi năm xưa. Bài Nghệ An hành
- điện (Hành cung ở Nghệ An) của Trần Minh Tông làm tại Nghệ An, có câu Sinh dân nhất thị ngã bào đồng (Nhân dân hết thảy đều là ruột thịt của ta) cũng thể hiện cái nhìn, cách nghĩ của người cung đình. Đánh giá mảng văn học cung đình cũng cần chú ý đến sự đa dạng. Có những tác phẩm văn học cung đình có giá trị tư tưởng cao khi một triều đại phong kiến đang lên, vua tôi, quan lại quý tộc thực hành đường lối thân dân. Những vấn đề của cung đình khi đó, trên những nét cơ bản thống nhất với vấn đề của nhân dân, của dân tộc. Song khi vua tôi ca tụng lẫn nhau, ca tụng triều đại vua thánh tôi hiền thì sáng tác của họ khó tránh khỏi công thức, nhàm chán, thậm chí có sắc thái xu nịnh. Hoàng Sĩ Khải (thế kỷ XVI) tung hô “vạn tuế” cảnh tượng thái bình thời vua Lê chúa Trịnh: Đời sinh chúa thánh tôi hiền/ Giúp tay tạo hóa sửa quyền âm dương…Bốn mùa ước những mùa xuân/ Trị dài Trịnh chúa Lê quân muôn đời,... nhưng rồi cả vua Lê và chúa Trịnh cũng không thể “muôn năm” được. Hay Phụng thành xuân sắc phú của Nguyễn Giản Thanh ca tụng Thăng Long dưới triều đại Lê Uy Mục cũng mang chất tụng ca tương tự - điều này lại càng đáng suy nghĩ nếu ta liên hệ đến sự suy thoái của nhà Lê ở đầu thế kỷ XVI. Cuộc “bút chiến” giữa Nguyễn Huy Lượng theo Tây Sơn (Tụng Tây Hồ phú ) và Phạm Thái chống Tây Sơn(Chiến tụng Tây Hồ phú) về thực chất có thể xếp vào văn học cung đình. Hồ Tây trong mắt hai người là một ẩn dụ riêng về chế độ Tây Sơn, cả kẻ ca ngợi và người lên án đều thể hiện thái độ chính trị qua việc tả cảnh Hồ Tây. Nhưng thực tế sáng tác của nhiều tác giả lại không dễ gì đưa vào cái khuôn chật hẹp của khái niệm “văn học cung đình”. Thơ ca của nhiều nhà nho cho thấy tâm sự của người có khi thân ở cửa khuyết nhưng tâm lại để ở nơi thôn dã, núi non. Ngay trong một thi tập, có bài mang chất cung đình song có bài lại có chất thôn dã. Giới nghiên cứu văn học Trung Quốc xem những sáng tác của ẩn sĩ được coi là văn học điền viên hay văn học nông thôn (hương thổ văn học) chứ không phải văn học cung đình hay văn học thành thị. Những trường hợp như sáng tác của Chu An hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi dâng sớ xin chém bọn nịnh thần không được đã lui về ẩn dật, hoặc thơ Nôm của Nguyễn Trãi khó gọi là văn học cung đình. Về lý thuyết, đây là sáng tác của những người tuy có quan hệ mật thiết với triều chính rồi bất như ý mà lui bước, trở về điền viên vui thú và giữ gìn nhân cách đạo đức thì tâm tư suy nghĩ của họ trực tiếp hay gián tiếp vẫn hướng
- về nơi cửa khuyết. Song thực tế, cái nhìn hiện thực và tâm tư tình cảm của họ đã thuộc về dòng văn học ẩn dật, văn học nông thôn. Nhưng bàn về văn học nông thôn hay văn học điền viên, văn học hương thổ không thuộc phạm vi quan tâm của bài viết này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
So sánh chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
4 p | 483 | 119
-
Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh họa.
4 p | 538 | 62
-
Đề bài: Em hãy kể lại cảnh sinh hoạt trong một buổi chiều thứ bảy của gia đình em.
4 p | 767 | 53
-
Đề 3 Đã có lần em cùng gia đình đi thăm mộ người thân trong dịp lễ tết
3 p | 714 | 52
-
Cách làm đề: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh họa
7 p | 211 | 20
-
PHẦN 3: CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH
37 p | 201 | 19
-
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa
2 p | 312 | 17
-
LƯU QUANG VŨ VÀ VỞ KỊCH “ HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT”
19 p | 82 | 14
-
Đề: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh họa
10 p | 177 | 13
-
Phân tích bản chất của lối học đối phó, qua loa
4 p | 706 | 11
-
Hàn Mac Tử và bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ”
18 p | 205 | 11
-
Tiết 31,32 : Luyện tập lập dàn ý bài văn tự sự kết hợp với miêu tả,biểu cảm
2 p | 219 | 8
-
Văn học cung đình và văn học thành thị ở Thăng Long_2
7 p | 79 | 5
-
Văn học cung đình và văn học thành thị ở Thăng Long _1
7 p | 64 | 4
-
Đề bài: Tưởng tượng và kể lại câu chuyện cổ tích Sọ Dừa theo một kết thúc mới.
3 p | 182 | 4
-
Đề 3 Đã có lần em cùng gia đình đi thăm mộ người thân trong dịp lễ tết .
3 p | 100 | 3
-
Bài giảng môn Hình học lớp 7 - Bài 1: Tổng ba góc của một tam giác
13 p | 22 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn