intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VĂN THUY ẾT MINH

Chia sẻ: Kata_2 Kata_2 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

100
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích, giới thiệu. 2. Vai trò và đặc điểm của văn thuyết minh: - Văn bản thuyết minh có tính chất tri thức khách quan, thực dụng, là loại văn bản có khả năng cung cấp xác thực, hữu ích cho con người. - Văn bản thuyết minh hay là một văn bản trình bày rõ ràng hấp dẫn đặc điểm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VĂN THUY ẾT MINH

  1. VĂN THUY ẾT MINH: I. Khái quát về văn thuyết minh: 1. Khái niệm: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằ m cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích, giới thiệu. 2. Vai trò và đặc điểm của văn thuyết minh: - Văn bản thuyết minh có tính chất tri thức khách quan, thực dụng, là loại văn bản có khả năng cung cấp xác thực, hữu ích cho con người. - Văn bản thuyết minh hay là một văn bản trình bày rõ ràng hấp dẫn đặc điể m cơ bản của đối tượng thuyết minh. - Văn bản thuyết minh sử dụng ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động. * LƯU Ý: + Tri thức: văn bản thuyết minh không thể hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng. + Khách quan: văn bản thuyết minh phải phù hợp thực tế và không đòi hỏi người làm bài phải bộc lộ cảm xúc cá nhân chủ quan của mình (người viết phải tôn trọng sự thật) + Thực dụng: văn bản thuyết minh cung cấp tri thức là chính, không đòi hỏ i bắt buộc phải làm cho người đọc thưởng thức cái hay, cái đẹp của tác phẩ m văn học.
  2. 3. Yêu cầu về văn bản thuyết minh: - Phải có tri thức về đối tượng cần thuyết minh, không có tri thức thì không thể làm văn thuyết minh (Tri thức có được từ việc học tập tích lũy hằng ngày từ sách báo . . ) - Phải hiểu biết về đối tượng thuyết minh: + Là cái gì? + Có đặc điểm tiêu biểu gì? + Có cấu tạo như thế nào? + Hình thành ra sao? + Có giá trị, ý nghĩa gì đối với đời sống con người? - Muốn có tri thức, ta phải: + Quan sát : không chỉ nhìn, mà còn phải xét để phát hiện đặc điểm tiêu biểu. + Tra cứu: từ điển, sách giáo khoa . . + Phân tích: đối tượng chia thành mấy bộ phận, quan hệ giữa các bộ phận? 4. Các phương pháp thuyết minh: Để nêu bật đặc điểm, bản chất tiêu biểu của sự vật, hiện tượng, người ta thường sử dụng các phương pháp thuyết minh sau:
  3. a) Phương pháp nêu định nghĩa: để nêu định nghĩa, ta có thể dùng một số phương pháp diễn giải hoặc mô tả: Ví dụ: Hải Vân là đèo cao nhất và dài nhất Việt Nam. Con đường xuyên Việt chạy uốn lượn qua đèo dài đến 20 km. Hải Vân có ý nghĩa là biển và mây. Với độ cao 496 mét so với mặt biển, đỉnh đèo gần như luôn quyện vào trong mây. Vào thế kỷ XV, Vua Lê Thánh Tông trước cảnh trời non nước mơ mộng, kỳ vĩ đã gọi đây là “Đệ nhất hùng quan” b) Phương pháp liệt kê: kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo một trật tự nào đó. Ví dụ: Bình Định có nhiều di tích lịch sử như Tháp Chàm, Tháp Dương Long, Tháp Đội, bảo tàng Quang Trung . . và nhiều danh lam thắng cảnh: Quy Hòa, Ghềnh Ráng, Suối khoáng, Hội Vân, Đầm Thị Nại, Suối Hầm Mô . . . c) Phương pháp nêu ví dụ cụ thể: phương pháp này giúp người đọc hiểu được lợi hại của một hiện tượng nào đó. Ví dụ: Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạ m phạt 500 đô la) Phần trong dấu ngoặc đơn là ví dụ giúp cho việc trình bày cách xử phạt những người hút thuốc là nơi công cộng được cụ thể và có sức thuyết phục hơn.
  4. d) Phương pháp dùng số liệu: Ví dụ: Các nhà khoa học cho biết trong không khí, dưỡng khí chỉ chiếm 20% tổng thể tích, thán khí 3%. Nếu không có bổ sung thì trong vòng 500 năm con người và động vật sẽ dùng hết số dưỡng khí ấy. Đồng thời số thán khí ấy không ngừng gia tăng. Vậy thì tại sao đến nay dưỡng khí vẫn còn? Đó là nhờ thực vật. Thực vật khi quang hợp hút thán khí và nhả ra dưỡng khí. Một héc ta cỏ mỗi ngày có khả năng hấp thụ 900 kg thán khí và nhả ra 600 kg dưỡng khí. Vì thế trồng cây xanh và thảm cỏ trong thành phố có ý nghĩa cực kỳ to lớn”. e) Phương pháp so sánh: có tác dụng làm nổi bật bản chất của vấn đề được thuyết minh. Ví dụ: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích gần bằng ba đại dương khác cộng lại và gấp 14 lần diện tích Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất. g) Phương pháp phân loại, phân tích: Đối với loại sinh vật đa dạng, ngườ i ta chia ra từng loại để trình bày. Đối với các sự vật có nhiều mặt, người ta chia ra từng mặt để thuyết minh. Ví dụ: Thuyết minh vể một thành phố, có thể phân tích thành từng mặt. - Vị trí địa lý. - Khí hậu. - Dân số. - Lịch sử.
  5. - Văn hóa và con người. - Địa danh và sản vật . . . 5. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: a) Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động hấp dẫn, người ta vận dụng một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca . . b) Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng, gây hứng thú nhưng không làm lu mờ đối tượng thuyết minh. 6. Kết hợp thuyết minh với miêu tả trong bài văn thuyết minh: Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả. Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2