intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Về các tiêu chuẩn sản xuất thủy sản bền vững

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

166
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mặc dù được tái tạo, song nguồn lợi thủy sản không phải là vô tận. Vì vậy nghề cá cần được quản lý để duy trì được những đóng góp về dinh dưỡng, kinh tế và phúc lợi XH cho thế hệ hiện tại và tương lai. Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề, kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Nghề cá Thế giới (COFI) của

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Về các tiêu chuẩn sản xuất thủy sản bền vững

  1. Về các tiêu chuẩn sản xuất thủy sản bền vững Mặc dù được tái tạo, song nguồn lợi thủy sản không phải là vô tận. Vì vậy nghề cá cần được quản lý để duy trì được những đóng góp về dinh dưỡng, kinh tế và phúc lợi XH cho thế hệ hiện tại và tương lai. Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề, kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Nghề cá Thế giới (COFI) của Liên hợp quốc (LHQ) đã đề ra việc xây dựng những khái niệm về nghề cá bền vững. Trên cơ sở đó, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ (FAO) đã chủ trì soạn thảo và sau khi lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức quốc tế và quốc gia thành viên, ngày 31/10/1995 Đại hội đồng FAO đã thông qua bộ Quy tắc ứng xử về Nghề cá có trách nhiệm (Code of Conduct for Responsible Fisheries - CoC) như một tiếp cận khung cần thiết cho các nỗ lực quốc gia và quốc tế nhằm khai thác các nguồn lợi thủy sản bền vững, có trách nhiệm. Qui tắc CoC bao gồm 4 nhóm yếu tố cơ bản: Trách nhiệm với người tiêu dùng (dinh dưỡng, chất lượng, vệ sinh an
  2. toàn), trách nhiệm với người sản xuất (thu nhập, sức khỏe, phúc lợi), trách nhiệm xã hội (an sinh, công bằng, giới tính, tuổi lao động, văn hóa xã hội, xóa đói giảm nghèo), và trách nhiệm môi trường và đối tượng sản xuất (ô nhiễm, sử dụng tài nguyên, bảo tồn hệ sinh thái, an toàn dịch bệnh, nhân đạo với vật nuôi). Tiêu chuẩn tự nguyện và quy định pháp lý Mặc dù CoC là một bộ quy tắc ứng xử tự nguyện, nhưng nhiều phần của nó căn cứ trên các văn bản pháp lý quốc tế, bao gồm cả Công ước về Luật Biển của LHQ 1982. Trên cơ sở của CoC, các quốc gia và tổ chức quốc tế đã xây dựng nhiều văn bản pháp lý, cụ thể hóa và pháp chế hóa những nội dung chi tiết liên quan đến phát triển nghề cá bền vững và thương mại thủy sản. CoC cũng là văn bản tham chiếu quan trọng trong xây dựng nhiều văn bản của các tổ chức như WTO, WHO và trong các vòng đàm phán quốc tế về nghề cá. Luật Thủy sản (2003) và nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam cũng có những nội dung tham chiếu CoC.
  3. Từ tiếp cận phát triển bền vững, một số tổ chức xã hội, nghề nghiệp phi chính phủ, và đi cùng với họ là một số hệ thống thương mại đóng vai trò đại diện cho đòi hỏi của khách hàng, đồng thời là người cung cấp tài chính, đã cụ thể hóa các nội dung của CoC thành những hệ thống tiêu chuẩn bền vững để đánh giá các nền sản xuất. Tùy theo mục đích và đối tượng của tổ chức xây dựng, các tiêu chuẩn này có thể ưu tiên cho một hoặc một vài khía cạnh của bền vững như VSATTP, an toàn bệnh dịch, quyền lợi của người lao động, an sinh xã hội hay bền vững môi trường... Các tiêu chuẩn này không mang tính pháp lý, thực hiện trên cơ sở tự nguyện, do các bên độc lập thứ ba đánh giá và công nhận. Hoạt động của dự án chứng nhận MSC cho nghề nghêu Bến Tre (ảnh của WWF)
  4. Trước đây, dấu hiệu của chứng nhận tiêu chuẩn tự nguyện có thể có hoặc không xuất hiện trên sản phẩm bán lẻ, do người tiêu dùng các nước phát triển đặt niềm tin hoàn toàn vào các nhà bán lẻ hay các dây siêu thị sẽ thay mặt họ thực hiện tất cả các yêu cầu đối với sản phẩm. Nhưng trào lưu hiện nay là mọi thứ đều được thể hiện trên bao bì sản phẩm. Có thể vì người tiêu dùng ít tin hơn vào những người trực tiếp đem hàng đến cho họ chăng? Hiện nay, ở Việt Nam đã có một vài hệ thống chứng nhận đối với NTTS, trong đó phổ biến hơn cả là SQF 1000 (Mỹ), thủy sản hữu cơ (organic aquaculture – Naturland, Thụy Sỹ), và từ đầu năm 2010 hàng loạt cơ sở nuôi tôm và cá tra đã hoặc đang chuẩn bị để nhận chứng chỉ Global G.A.P. Mặc dù cũng xoay quanh nội dung NTTS có trách nhiệm, nhưng mỗi tiêu chuẩn này hướng vào những nhóm chỉ tiêu khác nhau, tùy theo mối quan tâm và sở trường của những tổ chức xây dựng nó. PAD/ASC Với vai trò là một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ thiên nhiên và môi trường, Quỹ Quốc tế về
  5. Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) rất tích cực khởi xướng xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất bền vững. Phổ biến nhất ở các nước phát triển là tiêu chuẩn về sản xuất lâm nghiệp bền vững (FSC), với hơn 40% tổng diện tích rừng ở châu Âu và Bắc Mỹ đã đạt chứng chỉ. Chứng nhận FSC thậm chí là bắt buộc đối với đồ gỗ XK vào nhiều nước EU. Chứng nhận Nghề cá biển Bền vững (MSC) cũng đang nhanh chóng được áp dụng ở nhiều nước, trong đó Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á nhận được chứng chỉ này cho nghề khai thác thủ công nghêu Bến Tre vào năm 2009. Ngày 30/6/2010, Công ty CP Gò Đàng cũng đã nhận được chứng nhận MSC cho sản phẩm nghêu của mình. Từ năm 2007, WWF bắt đầu chú trọng đến việc xây dựng các bộ tiêu chuẩn để góp phần giảm thiểu những tác động có ảnh hưởng đến đến quá trình phát triển bền vững của nghề NTTS, trước hết là một số đối tượng như cá tra/basa, tôm, cá rô phi và cá hồi. WWF đã công bố bộ tiêu chuẩn đối với cá tra/basa, gọi là Tiêu chuẩn Đối thoại Nuôi cá tra (Pangasius Aquaculturre Dialogue Standards - PAD).
  6. WWF đặt tên gọi cho các tiêu chuẩn NTTS là Đối thoại, nhằm nhấn mạnh việc xây dựng chúng đều tuân theo một phương pháp tiếp cận như nhau, theo cơ chế đa thành phần liên quan (có sự tham gia của tất cả các bên liên quan) và trên cơ sở đồng thuận. Các tiêu chí thu thập qua phỏng vấn và nghiên cứu được trình bày để đại diện các bên có liên quan thảo luận và tìm ra những điểm chung nhất, đạt được sự đồng thuận về các vấn đề cần giải quyết và cách thức giải quyết phù hợp nhất đối với hoàn cảnh hiện tại. Các chỉ tiêu được đặt ra, sau đó sẽ được liên tục đối chiếu, cập nhật và sửa đổi - nếu cần - cho phù hợp với sự tiến bộ trong thực tiễn sản xuất. PAD đánh giá nghề nuôi cá tra bền vững theo 7 nguyên tắc: 1) Trại nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch quốc gia và địa phương. 2) Trại nuôi phải được lựa chọn vị trí, thiết kế và quản lý sao cho hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và đến những người khác cùng sử dụng chung môi trường. 3) Giảm thiểu tác động của nghề nuôi đến nguồn lợi đất và nước.
  7. 4) Giảm thiểu tác động của nghề nuôi đến nguồn gen của quần đàn cá tra tự nhiên. 5) Sử dụng thức ăn và cách cho ăn bảo đảm nguồn thức ăn bền vững và ở mức tối thiểu. 6) Giảm thiểu tác động xấu đến môi trường sống và sức khỏe con người. 7) Phát triển và vận hành trại nuôi một cách có trách nhiệm với xã hội, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển xã hội và xóa đói giảm nghèo. Mỗi nguyên tắc trên được cụ thể hóa trong một hoặc nhiều tiêu chí đánh giá khác nhau. Mỗi tiêu chí được tiếp tục chia nhỏ thành một hoặc nhiều chỉ tiêu, trong đó một số chỉ tiêu là định tính (trả lời cho câu hỏi: có/không? Ví dụ: có bằng chứng về việc xả chất thải trực tiếp ra môi trường hay không?), một số chỉ tiêu khác là định lượng (trả lời cho câu hỏi: bao nhiêu? Ví dụ: hàm lượng ôxy hòa tan (DO) tối thiểu trong nước thải bằng 3 mg/l). PAD cũng kèm theo bảng các mục để kiểm tra đánh giá tại trại nuôi theo các chỉ tiêu đó.
  8. Theo WWF, sự ra đời của các đối thoại như PAD là giai đoạn quá độ để hình thành một Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (Aquaculture Stewardship Council - ASC) làm tổ chức điều phối chung, dự kiến sẽ ra đời vào giữa năm 2011. ASC sẽ lựa chọn và ký thỏa thuận với các tổ chức độc lập đủ năng lực làm bên thứ ba đánh giá và chứng nhận sự tuân thủ các tiêu chuẩn. Với tiến độ này, khó hy vọng trong năm 2011 sản phẩm có chứng nhận ASC sẽ có mặt trên thị trường. Từ các nguyên tắc nêu trên, có thể thấy mối quan tâm bền vững của PAD hầu như chỉ tập trung vào các khía cạnh môi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh học của nguồn lợi và xã hội mà ít đề cập đến một số khía cạnh khác như bệnh dịch, VSATTP... Có nên thực hiện tiêu chuẩn tự nguyện? Các bộ tiêu chuẩn tự nguyện không mang tính pháp lý, không bị các cơ quan thẩm quyền bắt buộc thực hiện. Việc thỏa mãn chúng do một bên thứ ba là một tổ chức độc lập đánh giá và công nhận. Việc các bộ tiêu chuẩn chú trọng vào những khía cạnh khác nhau của thực tiễn sản xuất và
  9. được chấp nhận phổ biến ở các khối thị trường khác nhau làm cho vấn đề trở thành rắc rối hơn, khi người sản xuất phải thực hiện nhiều tiêu chuẩn khác nhau để bán hàng cho các thị trường khác nhau. Để được chứng nhận, nhà sản xuất phải đầu tư không ít, không phải chỉ để trả phí cho hoạt động đánh giá, mà chủ yếu là chi cho nâng cấp cải tạo điều kiện của cơ sở sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý và đào tạo nguồn nhân lực. Tuy vậy, nhiều nhà sản xuất vẫn tự nguyện thực hiện, một mặt vì chính thái độ trách nhiệm của họ đối với người tiêu dùng sản phẩm do mình cung cấp; mặt khác do biết rằng sản phẩm của mình sẽ dễ vượt qua những rào cản thương mại hơn và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Số chuỗi phân phối sản phẩm hay siêu thị công bố chỉ chấp nhận các sản phẩm được chứng nhận ngày càng nhiều hơn, và số nhà sản xuất được chứng nhận cũng liên tục tăng. Và suy cho cùng, chính những khách hàng đòi hỏi sản phẩm có chứng nhận mới là người phải trả cho khoản chi phí đã bỏ ra để thỏa mãn đòi hỏi cao hơn của họ. Ngay cả ở Việt Nam hiện nay, ngày càng nhiều người tiêu dùng sẵn sàng
  10. trả giá cao hơn để mua các sản phẩm “sạch”, bảo đảm an toàn hơn cho sức khỏe của họ. Thậm chí, có những tiêu chuẩn sau đó đã được luật hóa trở thành bắt buộc, chẳng hạn yêu cầu của tổ chức bảo tồn rùa biển ở Mỹ đòi hỏi lưới kéo tôm phải gắn thiết bị giải thoát rùa biển (TED), sau đó đã được Quốc hội Mỹ ban hành thành luật. Điều tương tự cũng từng xảy ra với nhiều lĩnh vực khác, chẳng hạn hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP xuất xứ cũng là sáng kiến của công ty Pillsbury nhằm sản xuất thực phẩm an toàn nhất dành cho các phi công vũ trụ. Nhưng cũng có không ít lời phàn nàn, phản đối các tiêu chuẩn như vậy. Một số người lý luận, không cần chứng nhận, họ cũng có đủ khách hàng sẵn sàng tiêu thụ sản phẩm. Số đông hơn thì đòi hỏi xây dựng những bộ tiêu chuẩn chung, toàn diện, được chấp nhận ở mọi thị trường để giảm chi phí và thủ tục chứng nhận. Đòi hỏi này là hoàn toàn chính đáng và là mục tiêu dài hạn phải hướng tới, nhưng xem ra đích đến còn rất xa trong một thế giới đa cực với đa dạng nhận thức về bền vững, cũng như sự quan tâm
  11. khác nhau của khách hàng và nhiều mối xung đột về quyền lợi của những người bán hàng. Ở Việt Nam, thậm chí còn có những lời phản bác khác về sự tham gia chứng nhận của bên thứ ba. Điều này xuất phát từ nhận thức khác nhau về vai trò của nhà nước. Ở các nước phát triển, công tác chứng nhận được xã hội hóa, kể cả việc chứng nhận tuân thủ các quy chuẩn pháp lý cũng được trao cho các tổ chức độc lập tiến hành. Điều này nhằm bảo đảm tính khách quan và tránh tiêu cực trong bộ máy nhà nước, không để một cơ quan vừa kiểm tra, chứng nhận – là hoạt động dịch vụ thu phí, vừa công nhận kết quả kiểm tra đó. Trong khi đó, ở Việt Nam, nhiều cơ quan thẩm quyền muốn giữ lấy cả hai phần việc, vừa để tăng “thu nhập”, vừa để tăng quyền hành của mình. Cũng cần phân biệt rõ những thái độ trên với việc người sản xuất cá tra, các hiệp hội và cơ quan nhà nước Việt Nam phản đối một số tổ chức thành viên WWF ở 6 nước EU đưa cá tra vào “danh sách đo” trong cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản năm 2010 - 2011 của họ vừa qua. Trong trường hợp này, chúng ta phản đối cách đánh giá thiếu cơ
  12. sở khoa học, không công bằng và không minh bạch đối với sản xuất cá tra, mà không phản đối hay ủng hộ việc áp dụng PAD/ASC. Việc áp dụng hay không áp dụng PAD/ASC sẽ do chính người sản xuất cá tra quyết định, sau khi đã tìm hiểu đầy đủ sự cần thiết, tính hợp lý và quan hệ lợi ích/chi phí của việc áp dụng này, mà không một cơ quan nhà nước hay tổ chức xã hội nghề nghiệp nào có thể quyết định thay. Song, cũng phải thừa nhận một thực tế, rằng đa số tiêu chuẩn về phát triển bền vững hoàn toàn không trái với nỗ lực của cộng đồng thế giới như đã nêu trong tuyên ngôn thiên niên kỷ của LHQ; và cũng phù hợp với các chính sách, các cam kết quốc tế của Việt Nam, được thể hiện trong các luật và văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện các tiêu chuẩn thực chất chỉ là sự thúc ép thực hiện đầy đủ các quy định đó nhanh hơn, cụ thể hơn mà thôi. Đó là điều, sớm hay muộn, nhà sản xuất cũng phải làm. Phải đến khi những quy định pháp lý của Việt Nam cụ thể hóa các tiêu chí về phát triển thủy sản bền vững, chẳng hạn dưới dạng Viet G.A.P, được người tiêu dùng ở các thị trường chấp nhận thay thế hoàn toàn cho những tiêu chuẩn
  13. như Global G.A.P hay ASC, người sản xuất thủy sản Việt Nam mới không phải lo lắng đối với các tiêu chuẩn do các tổ chức khác xây dựng nữa. Nhưng ngay cả khi đó, việc tuân thủ Viet G.A.P cũng phải do các tổ chức độc lập thứ ba đánh giá và công nhận. TS. Thái Thanh Dương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0