Vẻ đẹp của người phụ nữ trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1945-1975
lượt xem 4
download
Bài viết sử dụng phương pháp đọc kĩ thơ ca Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 để tìm dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu. Thông qua bài viết, tác giả muốn khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của người phụ nữ trong lao động, sản xuất và chiến đấu. Họ đã góp phần không nhỏ trong cuộc đại chiến thắng mùa xuân năm 1975 thống nhất đất nước. Họ đã góp phần làm nên một đất nước Việt Nam tươi đẹp và đáng sống như hôm nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vẻ đẹp của người phụ nữ trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1945-1975
- VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ CA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 Ngô Thị Kiều Oanh1 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Vẻ đẹp đằm thắm dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam đã được tìm hiểu, nghiên cứu trong nhiều công trình, bài báo. Tuy nhiên, vẻ đẹp của người phụ nữ trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1945-1975 với các khía cạnh thủy chung, ý chí, trong lao động sản xuất vẫn là vấn đề luôn mang tính thời sự. Bài viết của chúng tôi sử dụng phương pháp đọc kĩ thơ ca Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 để tìm dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu. Thông qua bài viết, chúng tôi muốn khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của người phụ nữ trong lao động, sản xuất và chiến đấu. Họ đã góp phần không nhỏ trong cuộc đại chiến thắng mùa xuân năm 1975 thống nhất đất nước. Họ đã góp phần làm nên một đất nước Việt Nam tươi đẹp và đáng sống như hôm nay. Từ khóa: thơ ca Việt Nam, vẻ đẹp của người phụ nữ, 1945 – 1975. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 là giai đoạn văn học phát triển trong bối cảnh lịch sử nước nhà đang chống chọi với các thế lực xâm lược. Cuộc chiến này đòi hỏi mỗi con người đều phải trở thành một người chiến sĩ để tham gia vào công cuộc chống Pháp và chống Mỹ. Có thể nói, thơ ca là thể loại phát triển nhanh chóng và có nhiều thành tựu trong giai đoạn văn học này. Bởi thơ ca giúp cách mạng dễ tuyền truyền, dễ vận động nhân dân. Thơ còn là mạch cảm xúc mang tính thời sự của văn nghệ sỹ khi họ trực tiếp tham gia đánh giặc. Người phụ nữ Việt Nam truyền thống thường được miêu tả với những chuẩn mực như: “công dung ngôn hạnh”, “tam tòng tứ đức”. Trong giai đoạn lịch sử mới của đất nước, người phụ nữ được tôi luyện trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, họ đã sống, cống hiến và chiến đấu xứng danh 8 chữ vàng “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để tìm dữ kiện nghiên cứu, chúng tôi sử dụng sử dụng các phương pháp cụ thể sau đây: Phương pháp thống kê, phân loại giúp chúng tôi liệt kê, phân loại các vấn đề được thể hiện trong thơ ca giai đoạn 1945-1975 nhằm mục đích phục vụ những tiêu chí đặt ra trong nghiên cứu của chúng tôi. Phương pháp phân tích tổng hợp: sau khi thống kê, phân loại, chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm khai thác và khẳng định những đặc trưng về vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ trong thơ ca giai đoạn 1945-1975. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Vẻ đẹp của sự thuỷ chung Thuỷ chung là một trong những đức tính đẹp và quý giá của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời xưa. Ca dao xưa có câu “Chồng em áo rách em thương/ Chồng người áo gấm xông hương mặc người” để khẳng định nét đẹp thủy chung của người phụ nữ Việt Nam. Điều này được hàng triệu triệu người phụ nữ trên đất nước hình chữ S luôn khắc ghi và noi theo. Trong 30 năm đất nước chìm trong mưa bom bão đạn, có những cặp vợ chồng, những đôi trai gái phải tạm chia tay nhau để lên đường hướng 394
- về nhiệm vụ chung của toàn thể dân tộc. Sự chia cách về thời gian, không gian trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh không làm phai mờ đi tình cảm, sự thuỷ chung đợi chờ son sắt của những người vợ, người yêu nơi hậu phương. Người vợ trong Cuộc chia li màu đỏ của Nguyễn Mĩ đã đưa tiễn chồng ra trận với tất cả những sự tin yêu được gói trọn trong gam màu nóng “màu đỏ”: Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa Chồng của cô sắp sửa đi xa Cùng đi với nhiều đồng chí nữa Cuộc chia ly này không ấn định ngày gặp lại. Người phụ nữ trong phút giây chia cách này đã rơi những giọt nước mắt đầy xúc động. Nhưng vượt lên tất cả thì tình cảm gắn bó tuy hai mà như một của hai nhân vật trữ tình đã hoà quyện vào nhau như một thể thống nhất. Họ đã làm nên cuộc chia ly nhưng lại “Như không hề có cuộc chia ly...”. Tình cảm ấy đôi khi chỉ là sự ngầm hiểu, đôi khi chỉ hẹn ước nhau từ những tín vật tình yêu đơn sơ và mộc mạc, những sự vật bình thường nhưng được trân quý và nâng niu: là chiếc khăn trong ca dao “khăn thương nhớ ai khăn rơi xuống đất”, là chùm phượng vĩ, là góc phố… nơi những người yêu nhau từng hò hẹn. Tuy nhiên, ẩn dấu trong đó là cả một trời thương nhớ, một niềm tin yêu và hi vọng như mối tình thầm lặng nhưng tín thác trong đó là những tín vật tình yêu trong Hương thầm của Phan Thị Thanh Nhàn: “Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm Bên ấy có người ngày mai ra trận. …. Họ chia tay vẫn chẳng nói điều gì Mà hương thầm thơm mãi bước người đi.” Đó còn là niềm tin lớn lao và mạnh mẽ để tạo nên sự chờ đợi son sắt một lòng. Cô du kích nhỏ trong Núi đôi của Vũ Cao cũng đợi chờ suốt một quãng xuân thì: Dân chợ Phù Linh ai cũng bảo: Em còn trẻ lắm, nhất làng trong! Mấy năm cô ấy làm du kích Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng? Hay đó còn là sự chờ đợi một cách kiên tâm, vững lòng của những người phụ nữ nơi hậu phương dành cho tiền tuyến. Sự chờ đợi đó còn mang ý nghĩa về sự hy vọng, về ngày toàn thắng của dân tộc: “Người ta nhủ đừng trông Ai cũng bảo đừng mong Riêng em thì em nhớ” (Thăm lúa – Trần Hữu Thung) Sự thuỷ chung đã là nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Trong giai đoạn lịch sử có nhiều biến động, phẩm chất này lại càng tô đậm vẻ đẹp của biết bao người phụ nữ. Có những sự đợi chờ được vỡ oà niềm vui ngày đoàn tụ. Nhưng cũng có rất nhiều những chờ đợi trong vô vọng rồi tuyệt vọng. Sự chia ly là mãi mãi chẳng thể gặp lại nhau. 3.2. Vẻ đẹp trong lao động, sản xuất và chiến đấu Để có thể vừa đảm bảo nhu cầu lương thực nuôi sống gia đình và vận chuyển lương thực nuôi quân ở tiền tuyến, người phụ nữ ở quê nhà vẫn tham gia tăng gia sản xuất, hăng hái trong mọi nhiệm vụ được giao phó. “Người phụ nữ trong thơ giai đoạn này có tầm vóc và tâm hồn mới: đảm đang 395
- việc nhà, việc nước; nghèo nhưng giàu lòng thương con, coi bộ đội như con mình, ân cần, chăm lo chu tất” (Mã Giang Lân, 2003, tr.71) Vừa lao động sản xuất để chăm lo đời sống vật chất cho gia đình, người phụ nữ của kháng chiến còn sát cánh cùng chồng tham gia chiến trận: Em là con gái Bắc Giang Rét thì mặc rét, nước làng em lo Nhà em phơi lúa chưa khô Ngô chửa vào bồ, sắn thái chưa xong Nhà em con bế con bồng Em cũng theo chồng đi phá đường quan. Con ơi con ngủ cho ngoan Sang canh trăng lặn, buổi tan mẹ về... (Phá đường – Tố Hữu) Người phụ nữ - người mẹ trong thơ ca Cách mạng được khắc hoạ bằng những chân dung biểu tượng. “Hình ảnh bà mẹ Việt Nam hiện lên trong thơ có môt vẻ đẹp riêng; nét tiêu biểu của các bà mẹ là lòng nhân đạo cao cả, là đức hy sinh” Mã Giang Lân, 2003, tr.73). Chúng ta có thể thấy hình ảnh của họ thông qua những vần thơ chan chứa tình cảm yêu thương: Đất Nước Của những người mẹ Mặc áo thay vai Hạt lúa củ khoai Bền bỉ nuôi chồng, nuôi con chiến đấu (Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi!- Nam Hà) Người mẹ của sự tần tảo, hy sinh được Tố Hữu khắc hoạ rõ nét qua Mẹ Tơm. Nhà thơ đã khiến bao trái tim độc giả rung động bởi những vất vả của mẹ dành cho kháng chiến. Nhà thơ đã xây dựng hình ảnh mẹ thành một biểu tượng về sự gan dạ, dám đối đầu với quân thù để bảo vệ đàn con chiến sỹ: Con đã về đây, ơi mẹ Tơm Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy Không sợ tù gông, chấp súng gươm! … Buồng mẹ - buồng tim giấu chúng con” Người mẹ ấy dẫu hy sinh nhưng sự hy sinh của mẹ lại ngời sáng như ánh sáng dẫn đường cho những chiến sỹ có thêm động lực để quyết chiến với giặc xâm lược: Sống trong cát, chết vùi trong cát Những trái tim như ngọc sáng ngời" Thành công của các nhà thơ giai đoạn này là khắc họa thành công hình ảnh của những người vợ, người mẹ, người con gái thủy chung, son sắt, kiên cường gồng gánh nghĩa vụ nuôi con, nuôi chồng, nuôi mẹ già và phục vụ kháng chiến. Họ vừa là chồng, là mẹ, là con, vừa là chiến sĩ, vừa là một công dân mẫu mực cho dù tuổi đã già, nhưng tinh thần hi sinh của họ là vô bờ bến. Điều này được thể hiện qua hình ảnh Mẹ Suốt (bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu). Mẹ hiện lên là một bà mẹ Việt Nam tiêu biểu với sự trung trinh khi đối diện với kẻ thù: Gan chi gan rứa, mẹ nờ? Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai? Chẳng bằng con gái, con trai Sáu mươi còn một chút tài đò đưa Tàu bay hắn bắn sớm trưa Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò... 396
- Những người mẹ trong thơ ca đã mặc tuổi tác, mặc thời gian, mặc hiểm nguy để trực tiếp tham gia cuộc chiến. Như người mẹ trong Đất quê ta mênh mông của Dương Hương Ly, mẹ đào hầm là công việc bền bỉ miệt mài, thầm lặng: Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh Nay mẹ đã phơ phơ bạc đầu Mẹ vẫn đào hầm dưới tầm đại bác Bao đêm rồi tiếng cuốc vọng năm canh. Có thể thấy, người phụ nữ đã hoàn thành nhiệm vụ trong cả sinh hoạt và tranh đấu. Lúc tham gia sản xuất thì cũng hết mình, hết sức. Lúc đối mặt với kẻ thù thì cũng gan dạ. quyết liệt đến cùng. 3.3. Vẻ đẹp ý chí Trong kháng chiến, tinh thần và ý chí là hai yếu tố rất quan trọng để góp phần động viên, khích lệ con người làm nên khúc khải hoàn. Và người phụ nữ trong cuộc kháng chiến trường kì cũng thể hiện sự quyết tâm cao độ với tinh thần “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. “Có thể nói văn học kháng chiến nói chung và thơ nói riêng đã thể hiện chân dung của con người và thời đại. Đó là thời đại của những tin tưởng lớn, khát vọng lớn, của ý chí và hi vọng, của hi sinh và mất mát, của chiến thắng và vinh quang” (Trần Thị Hường, 2018, tr.35). Dẫu biết, chiến tranh là có mất mát, có hy sinh nhưng với tinh thần thép, họ vẫn vững tin ngày gặp lại: Đất Nước Của những người con gái con trai Đẹp như hoa hồng cứng như sắt thép Xa nhau không hề rơi nước mắt Nứơc mắt để dành cho ngày gặp mặt (Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi!- Nam Hà) Hạnh phúc của người phụ nữ trong thơ đôi khi chỉ đơn giản là được sống, được cống hiến hết mình cho Đất nước. Vượt qua những gian khó của buổi hành quân, vượt qua những ngày tháng gian khổ, người phụ nữ vẫn thấy được hạnh phúc: Nhớ chăng em, cái mùa mưa đói quay đói quắt Mỗi bữa chia nhau nửa bát măng rừng … Giữa hai cơn đau em ngồi ghi chép Con sông Giằng gầm réo miên man Nước lũ về… Trang giấy nhỏ mưa chan Em vẫn viết: Lòng dạt dào cảm xúc Và em gọi đó là hạnh phúc… (Bài ca hạnh phúc – Dương Hương Ly) Bài ca về ý chí bất chấp mọi gian khổ, khó khăn để đồng hành cùng cuộc chiến. Người phụ nữ hiện lên với tư thế đạp bằng mọi điều cản trở họ xông pha một cách anh dũng và gan dạ: “Mười tám tuổi, em bắt đầu với con đường của Ðảng Ðường đánh Mỹ, đường Bắc Nam xuyên qua những lèn cao đá phẳng! Em đạp phăng mười bậc, Em hạ dốc Ba Thang Em đi giữa thác lũ nắng ngàn Em chấp cả bùn lầy vắt muỗi” (Ðường em làm, đường em đi - Lưu Trọng Lư) Phải có một tình yêu quê hương, yêu đất nước to lớn thì những người phụ nữ mới có thể vượt qua được những chông gai muôn trùng trên đường đi lấp hố bom, đi bám chốt mở đường, đi làm giao liên … Ý chí ấy đã góp phần làm nên chiến thắng cho cuộc chiến 30 năm đầy gian khổ. 397
- 3.4. Vẻ đẹp của người phụ nữ bình thường nhưng phi thường Phụ nữ Việt Nam thời bình thì làm tròn bổn phận của người mẹ, người vợ với sự lo toan, tảo tần, chịu đựng và hy sinh. Nhưng khi Đất nước rơi vào tay giặc thì lúc ấy tinh thần yêu nước được trỗi dậy mạnh mẽ tạo thành sức mạnh vượt mọi khó khăn, nguy hiểm. Trong bài thơ Tấm ảnh, nhà thơ Tố Hữu đã kể lại lịch sử bằng thơ thông qua hình ảnh đối lập của O du kích nhỏ và thằng mỹ lênh khênh. Dáng vẻ nhỏ bé ấy nhưng lại đại diện cho sức mạnh của cả dân tộc: “O du kích nhỏ giương cao súng Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu Ra thế to gan hơn béo bụng Anh hùng đâu cứ phải mày râu” Người con gái Việt Nam được Tố Hữu miêu tả bằng vẻ đẹp lãng mạn. Tuy nhiên đằng sau vẻ đạp ấy là sự kiên cường, bất khuất của người con gái bình thường nhưng đã tạo nên được sự phi thường: Em là ai? Cô gái hay nàng tiên Em có tuổi hay không có tuổi Mái tóc em đây hay là mây là suối Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông Thịt da em hay là sắt là đồng? Trước sự tra tấn dã man của giặc, người con gái Việt Nam vẫn hồi sinh. Đó thật là một điều kì diệu, cho thấy được sức sống mãnh liệt của nhân vật : Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Em đã sống lại rồi, em đã sống! Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng! Khoảng trời, hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ là bài thơ tái hiện hình ảnh của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn khốc liệt. Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom... Để giữ cho tuyến đường Trường Sơn được thông suốt, để con đường được nguyên vẹn cho đoàn xe đi qua, người con gái ấy đã hy sinh thân mình để “hứng lấy luồng bom”. Phút giây lựa chọn giữa sự sống và cái chết sao quyết đoán đến vô cùng. Biết rằng chọn “đánh lạc hướng thù” là đi vào con đường sinh tử, nhưng người phụ nữ ấy vẫn lựa chọn mà không hề do dự. 4. KẾT LUẬN Thơ ca cách mạng là bản anh hùng ca chiến trận, trong đó sự ngợi ca về người phụ nữ là những khúc ca thấm đẫm niềm tin yêu, sự thuỷ chung, ý chí quật cường cũng như bản lĩnh của biết bao người phụ nữ. Trong mưa bom bão đạn, người phụ nữ đã gắn bó đời sống và số phận của mình với vận mệnh dân tộc. Họ đề cao tinh thần dân tộc và luôn có ý thức chiến đấu tìm lại tiếng nói tự chủ cho dân tộc. Thơ giai đoạn 1945 – 1975 vừa là vũ khí tinh thần vừa là tiếng nói đại diện cho sức mạnh của cả dân tộc. Người phụ nữ từ cuộc sống đời thường và cuộc sống kháng chiến bước chân vào thơ với những vẻ đẹp được khắc hoạ thành những biểu tượng của tình yêu – tình đồng chí, của những người mẹ một đời hy sinh bản thân cho ngày toàn thắng của dân tộc. Thành tựu thơ giai đoạn này đã góp phần làm nên những nét đặc trưng rất riêng trong tiến trình thơ ca dân tộc. 398
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Hường (2018). Biểu tượng trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 – 1975 (sách chuyên khảo). Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học. 2. Mã Giang Lân (2003). Văn học Việt Nam 1945 – 1954. TPHCM: Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Nguyễn Văn Long (Chủ biên) (2014). Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại tập II (Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945). Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. 4. Hoàng Như Mai (1961). Văn học Việt Nam hiện đại (1945 – 1960). Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. 5. Nhiều tác giả (1996). 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng 8. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. 6. Nguyễn Bá Thành (2012). Toàn cảnh thơ Việt Nam 1945 – 1975. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 399
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Áo bà ba – Trang phục của phụ nữ Nam Bộ
5 p | 133 | 18
-
Hình tượng người phụ nữ trong văn học Ấn Độ cổ đại
7 p | 294 | 13
-
Kết cấu nhân vật trong bộ ba tiểu thuyết Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô của Yasunari Kawabata
6 p | 185 | 12
-
Nhìn lại vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương
5 p | 123 | 8
-
Hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn Thạch Lam
4 p | 68 | 7
-
Chiếc áo dài truyền thống của người La Hủ, Lai Châu
3 p | 92 | 6
-
Hành trình kiếm tìm hạnh phúc của các nhân vật nữ qua một số truyện ngắn của O.Henry
5 p | 53 | 6
-
Tứ đức của Nho giáo và ý nghĩa tham chiếu của nó đối với sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam hiện nay
10 p | 46 | 6
-
Quan niệm của người Việt về vẻ đẹp người phụ nữ qua truyện cổ dân gian
12 p | 43 | 5
-
Phẩm chất người phụ nữ Việt Nam qua hình ảnh con cò trong ca dao - dưới góc nhìn mỹ học
6 p | 56 | 5
-
Áo bà ba, khăn rằn, nón lá - Bộ ba bất ly thân của người phụ nữ Nam Bộ
3 p | 78 | 3
-
Các vấn đề về phụ nữ trong tác phẩm của Tự Lực văn đoàn: Phần 2
219 p | 24 | 3
-
Những đóng góp của phụ nữ người Việt miền Tây Nam Bộ cho đất nước
7 p | 40 | 2
-
Hình tượng người phụ nữ miền núi trong tiểu thuyết Lặng yên dưới vực sâu của Đỗ Bích Thúy
7 p | 9 | 1
-
Nguyên lí tính Mẫu trong truyền thống văn học Việt Nam
8 p | 29 | 1
-
Vẻ đẹp nữ nhân triều đại hưng thịnh nhà Đường
5 p | 27 | 1
-
Vai trò và nguồn lực của phụ nữ dân tộc Hmông đối với phát triển văn hóa, xã hội - Từ thực tế ở tỉnh Hà Giang
7 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn