intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Về khái niệm Văn học

Chia sẻ: Milu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

124
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Chủ nghĩa lãng mạn”, cũng như những khái niệm tương tự khác, phản ánh hiện thực của nhiều tầng vỉa được hình thành trong thơ, trong văn học. Nhờ phản ánh được các sức mạnh tác động lẫn nhau trong văn học và trong lịch sử, khái niệm ấy không để cho các nhà nghiên cứu văn học sử dụng tuỳ tiện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Về khái niệm Văn học

  1. Về khái niệm Văn học “Chủ nghĩa lãng mạn”, cũng như những khái niệm tương tự khác, phản ánh hiện thực của nhiều tầng vỉa được hình thành trong thơ, trong văn học. Nhờ phản ánh được các sức mạnh tác động lẫn nhau trong văn học và trong lịch sử, khái niệm ấy không để cho các nhà nghiên cứu văn học sử dụng tuỳ tiện. Nó “gắn” chặt với lịch sử, với nhân dân trong lịch sử của nó. Cần cố gắng nghiên cứu thật kĩ cái khái niệm lúc nào cũng mở ra quang cảnh hiện thực của văn học, sự phát triển của nó, chỉ bằng cách nghiên cứu, suy ngẫm thật thấu đáo về khái niệm ấy mới có thể làm sáng tỏ và hoàn thiện nó. Huống chi, đặc điểm nổi bật của khái niệm “chủ nghĩa lãng mạn” như nó được tiếp nhận trong lịch sử văn hoá Đức là nó có đủ các loại yếu tố không tương thích, nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn, mâu thuẫn lộ ra bên ngoài và mâu thuẫn tiềm ẩn. Một trong những sự không tương thích lúc nào cũng đập vào mắt ta là sự phát triển so le của chủ nghĩa lãng mạn trong thơ và trong nhạc, một sự so le khó có thể xem là thoả đáng. Nếu quả thật vở nhạc kịch “Xạ thủ thần kì” của Weber được trình diễn vào năm 1821 là tác phẩm âm nhạc tràn trề sức sống đầu tiên của Đức, thế thì làm gì đây với nhạc không lãng mạn của “nhà lãng mạn” Hoffman (nhiều người cho chẳng có cơ sở xác đáng để bảo rằng ông là đại diện chủ yếu, là biểu tượng của toàn bộ chủ nghĩa lãng mạn Đức)? Làm gì đây với một Beethoven hoàn toàn không lãng mạn, nhưng ông lại được tất cả các nhà lãng mạn chúng khẩu đồng từ thừa nhận là nhà lãng mạn? Sẽ làm gì đây với Richard Wagner, người đã sáng tạo hàng loạt tác phẩm khi chủ nghĩa lãng mạn trong văn học đã trở thành tài sản của quá khứ? Rõ ràng, chủ nghĩa lãng mạn và những khái niệm gần gũi với nó tuy cùng họ tộc mà khác nhau cành nhánh, không đồng nhất. Ở đây không thể chỉ sử dụng một nguyên tắc lô
  2. gíc hình thức để phân định phạm vi các khái niệm. Gộp tất cả các khái niệm ấy lại với nhau cũng không sao thực hiện được một quy tắc tối ư đơn giản: sao cho biên giới quốc gia không được chạy xuyên qua lãnh thổ nước láng giềng và chỉ giới đất đai không ăn léo sang ruộng nhà hàng xóm. Những gì chẳng phải là thơ sẽ là văn xuôi, và ngược lại, những gì không phải là văn xuôi, ắt sẽ là thơ. Nhưng không thể vận dụng cái bài học cũ mèm ấy vào đây để nói: chẳng phải là chủ nghĩa lãng mạn thì chỉ có thể là chủ nghĩa cổ điển hoặc chủ nghĩa hiện thực v.v… Ai cũng biết, nhiều hiện tượng nghệ thuật thường tồn tại ở nơi mép giới và chúng chẳng thích thú gì khi bị đụng chạm tới. Tất cả khái niệm ta đang bàn luận ở đây, khái niệm nào cũng là tên gọi của những tầng vỉa lịch sử văn học, khái niệm nào cũng chỉ ra các tầng vỉa ấy, và từ chiều sâu của cấu trúc nội tại, nó xa lạ với mọi thứ lô gíc hình thức. Các tầng vỉa của lịch sử văn học được quy định bởi lô gíc vận động sống động của lịch sử, lí luận văn học đào sâu, nghiên cứu để nắm bắt lô gíc ấy. Không ai nghi ngờ, rằng có một hạt nhân duy lí đang điều khiển lịch sử và lịch sử bao giờ cũng có lí lẽ riêng, nhưng đó không phải là lí lẽ cho phép đưa ra những định nghĩa lô gíc hình thức theo kiểu “dựa vào loại mà phân biệt thể”. Không thể đưa ra định nghĩa về chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa cổ điển hay chủ nghĩa barocco bằng lô gíc hình thức. Thế mà vẫn có một sai lầm hết sức phổ biến, đó là cái yêu cầu thấy cứ lặp đi lặp lại, là đòi hỏi phải đưa ra cho bằng được một định nghĩa về chủ nghĩa lãng mạn, hay chủ nghĩa barocco, v.v… Thông thường, những người yêu cầu đưa ra định nghĩa về chủ nghĩa lãng mạn, về barocco, v.v… thường chỉ có thể hình dung trong đầu một định nghĩa lô gíc hình thức, chẳng hạn: “Chủ nghĩa lãng mạn là một khuynh hướng (trào lưu…) có những dấu hiệu khác biệt như thế này…, có những đặc điểm nổi bật như thế kia…”. Mọi cố gắng tìm kiếm nhằm mục đích cuối cùng là đưa ra một định nghĩa như thế đều chỉ có một kết cục, ấy là sự ngạc nhiên. Ngạc nhiên vì mãi vẫn không rút ra được định nghĩa nào cả. Mà có rút ra được thì còn ngạc nhiên hơn, bởi rất nhiều nhà lãng mạn tiêu biểu sẽ chẳng muốn tuân phục cái định nghĩa “đúng đắn” ấy. Có một sự hẳn nhiên mang theo những đặc điểm rất khác luôn luôn vận hành trong dòng chảy lịch sử. Nó định trước cho ta phải hiểu các hiện tượng này hay hiện tượng kia của văn học như thế nào. Nó đặt cơ sở cho ta nghiên cứu các hiện tượng văn học ấy. Những cách hiểu được định trước ấy sẽ trở thành tư liệu cho nhận thức lí luận, một quá trình nhận thức chẳng bao giờ dừng lại, ngày một lớn lên. Sự hẳn nhiên ấy vẫn thường làm cho những hiện tượng rất xa nhau xích lại với nhau, chúng chỉ xa nhau vì được nhìn bằng đôi mắt của người đứng
  3. ngoài, đôi mắt tĩnh tại chẳng bao giờ thấy được các hiện tượng trong dòng chảy lịch sử đầy sức sống, nhưng các hiện tượng xa nhau trong con mắt tĩnh tại, con mắt của người đứng ngoài, xa nhau vì được tiếp cận bằng lô gíc hình thức lại hoàn toàn có thể thống nhất với nhau bởi những tuyến phát triển và kế thừa, tái tạo và biến đổi mang tính di truyền từ trong bản chất, những tuyến ấy sau một vài thế kỉ muốn phát hiện thật không đơn giản và rất dễ bị bỏ qua, nếu người ta không cân nhắc kĩ lưỡng trình tự nhận thức đối với các hiện tượng ấy. Nhân tố tiền định lịch sử lúc nào cũng vận hành. Nó thuộc loại lô gíc cao hơn, phức tạp hơn. Nó điều khiển toàn bộ lực lượng tự phát và đại dương lịch sử bao la. Lạc vào giữa sức mạnh tự phát và đại dương mù mịt của các hiện tượng văn học như thế, ta sẽ chẳng hiểu được gì cả, mọi sự sẽ rối tung rối mù, nếu lí luận chỉ có trong tay một đống những dữ liệu trừu tượng, bị tách khỏi lí thuyết, nhưng chưa được sắp xếp theo một trật tự nào cả. Và tiếp theo, nếu lí luận văn học không nắm được điểm khởi đầu của các hiện tượng văn học, nếu nó không cắm được rễ sâu vào đó, và nếu như bản thân tác phẩm văn học không phải là lí luận, không phải là sự ghi lại dấu ấn của tư duy, là sự kết tinh của tư tưởng thường xuyên truy vấn bản thân, là hành vi nhận thức lịch sử. Bản thân dòng chảy lịch sử sinh ra lí luận, chia tách tiến trình văn học thành các tầng vỉa, không cần đến những thao tác, thủ pháp định nghĩa và phân loại theo lô gíc hình thức. Giả thử không có một thứ lí luận sống động như thế, giả thử tiến trình văn học sống động không thường xuyên làm nẩy sinh lí luận, thì sẽ chẳng có một chuyên gia nào có thể làm được một điều gì đó với lịch sử văn học, sẽ chẳng có một nhà nghiên cứu nào dẫu giỏi giang đến đâu trong những kiến tạo lô gíc hình thức có thể phân tích thấu đáo các hiện tượng văn học, dẫu nhà nghiên cứu có tài cầm cân nẩy mực đo cắt thế nào, thì trước mắt anh ta, lịch sử văn học vẫn chỉ là một đống tư liệu chết cứng. Và nếu thế thì tất nhiên chỉ còn mỗi việc là đem cỗ máy lô gíc hình thức ra mà sử dụng để sắp xếp, tổ chức thế nào đó cái đống tư liệu chết cứng ấy. Và chẳng còn chút mảy may nghi ngờ rằng: ngay bây giờ, nhiều nhà nghiên cứu văn học, nhất là ở phương Tây, đã tiến sát tới chỗ chỉ nhìn thấy trong tư liệu của một nền văn học nào đó một đống vật liêu chết cứng - với họ, lịch sử đã mất hết ý nghĩa, dồn lại thành một mớ hỗn độn, các mối liên hệ thời gian bị đứt tung, họ đầy hoài nghi, coi thường hình thức truyền thống hữu cơ đã hình thành của lịch sử văn học, họ muốn tổ chức tư liệu “thật sự khoa học”, muốn xây dựng bằng cách phá huỷ tất cả. Đúng là đã có một thời gian rất dài, dễ đến mấy thế hệ, trong con mắt các nhà lí luận và nhà lịch sử văn học lúc nào cũng chỉ chăm chắm nghĩ tới sự chính xác khoa học, thì đây rồi, khoa học về văn học, rốt cuộc, chỉ còn tí tị nữa thôi là hoá thành khoa học đích thực. Cái giá mà
  4. họ sẵn sàng trả cho điều đó là sự cắt đứt với gốc rễ sống động của văn học vốn dĩ có khả năng tự nhận thức trong quá trình lịch sử của mình, là sự thay thế yếu tố tiền định lí luận lúc nào cũng lộ ra từ chiều sâu sinh động của tư liệu văn học bằng những thao tác cơ giới, bằng lô gíc hình thức vờn đuổi từ phía bên ngoài. Tham vọng tìm ra cho chủ nghĩa lãng mạn hay chủ nghĩa barocco một định nghĩa cứu nguy cũng giống với những thao tác như thế,- nhà nghiên cứu muốn có trong tay một cái gì thật đơn giản cho phép anh ta khám phá những dữ liệu phức tạp, rối rắm của lịch sử văn học một cách cơ giới, gần như tự động, chứ không cần phải bỏ một chút cố gắng nào của cá nhân anh ta. Đều là con người với nhau, chuyện đó có gì khó hiểu đâu! Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc chẳng bao giờ thích nghe thứ âm nhạc mà họ nghiên cứu,- họ chán ngấy thứ âm nhạc ấy, và để giải trí, họ có thể nghe một thứ âm nhạc nhẹ nhàng hơn, đơn giản hơn; thứ âm nhạc mà họ có nhiệm vụ phải nghiên cứu, với họ, nó chỉ là một thứ vật liệu khoa học khách quan, thế là trong họ có sự kết hợp tuyệt vời một học giả và một thính giả xuề xoà. Cũng chẳng có gì trái tự nhiên khi người ta muốn đơn giản hoá tư liệu nghiên cứu của mình, chẳng hạn, người ta muốn lấy thứ lô gíc đơn giản, lô gíc “học trò” ai cũng biết từ trên ghế nhà trường để thay cho lô gíc lịch sử văn học rất phức tạp, còn chưa được nghiên cứu. Trong đời sống khoa học, ý muốn đơn giản hoá, sơ đẳng hoá như thế bao giờ cũng tồn tại cùng với những đam mê khác, mạnh hơn, và có lẽ cao hơn… Ta còn biết một khuynh hướng ngược lại, ấy là sự ưa thích tính giản dị đầy hư tạo trong định nghĩa mà hàng trăm chuyên gia nghiên cứu chủ nghĩa lãng mạn đã hiến tặng cho thế giới để rồi bị chính họ lại bác bỏ, vì chúng (cứ như chơi khăm!) đều không đạt yêu cầu. Khuynh hướng đối lập này nói lên sự mê đắm của những người thành tâm yêu văn học đối với sự giàu có và đa dạng vô hạn của nó. Cách đây không lâu, một giáo sư văn học người Mĩ rất yêu sách vở nói rằng, ông đã thu thập và đọc tài liệu về barocco suốt 50 năm mà vẫn chưa biết barocco là cái gì. Lập trường như thế rất đáng trân trọng, nó thể hiện sự kinh ngạc trước cái cây ăn quả barocco, cái cây mà bây giờ vẫn mang đến cho chúng ta những trái ngọt rất mới, những trái chưa từng thấy hoặc bị bỏ quên. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở sự ngạc nhiên không thôi thì vẫn chưa đủ đối với lí luận khoa học - dẫu có thế nào thì lí luận vẫn buộc phải trả lời câu hỏi: đó là cái gì? Lí luận khoa học có thể làm được việc ấy bằng những con đường nào? Chắc chắn là phức tạp chứ không thể đơn giản. Cần phải trông cậy vào sự chính xác của từ, chứ không thể trông cậy vào sự đơn giản của định nghĩa. Phải dựa vào sự chính xác của từ có khả năng miêu tả, đủ sức làm rõ đặc trưng, chứ không phải là sự đơn giản của định nghĩa
  5. lô gíc hình thức. Chỉ có thể trông cậy vào sự chính xác của từ có đủ khả năng khám phá sự độc đáo của mỗi hiện tượng, nắm bắt và chiếm lĩnh được bản chất của nó. Loại từ ngữ chính xác ấy hấp thụ và bảo quản tính phức tạp vô tận có thật của các hiện tượng. Loại từ ngữ ấy chuẩn xác và thiết thực, - nó không chạy theo cái màu mè chỉ cốt gây ấn tượng, mà từ trong bản chất nó xích lại gần với ngôn từ thi ca,- cái ngôn từ thi ca tái tạo hiện tượng bằng hình tượng, khôi phục bằng chính phương thức, phương tiện của mình, làm cho hiện tượng như hiện lên trước mắt. Đó mới chỉ là bước đầu tiên, chứ không phải là cái chính yếu. Nó mới chỉ là điều kiện sơ bộ, chứ không phải bản chất. Đối với lô gic hình thức, sự thống nhất hữu cơ của một tầng vỉa lịch sử văn học chẳng qua chỉ là thứ tạp chủng, thiếu vắng tính toàn vẹn. Song trong lịch sử tự nhiên, các tầng vỉa không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia hay cột mốc lãnh địa, tuy thế chúng vẫn tự giới hạn, chế định lẫn nhau, mỗi tầng vỉa có đặc điểm riêng, bản chất riêng của mình. Các khái niệm kiểu như “chủ nghĩa lãng mạn”, “chủ nghĩa cổ điển”, “barocco” đều mang tính ngẫu nhiên, ngẫu nhiên trước hết vì chúng không lệ thuộc vào một lô gíc rõ ràng , dễ theo dõi nào cả. Ngẫu nhiên bởi vì chúng chứa đụng nhiều căn cứ khác nhau, tựa hồ như trong tiến trình lịch sử khi thì chúng “vớ” lấy cái này, lúc chúng lại “chộp” được cái kia. Ngẫu nhiên còn bởi vì chúng không thu hút vào mình toàn bộ bản chất hẳn nhiên của hiện tượng, và chúng có đặc điểm nổi bật là thường gắn với nghĩa của từ nguyên rất kỳ cục. Chúng vừa ngẫu nhiên, vừa đầy tính ước lệ. Chúng gìn giữ tính “ước lệ” ấy, khắc sâu dấu ấn nguồn cội của mình và không biến thành những thuật ngữ khoa học “thuần tuý”. Chúng không phải là những chiếc chìa khoá để mở ra các hiện tượng văn học. Có thể xem chúng là những cặp mắt kính thì đúng hơn. Mỗi tầng vỉa của lịch sử văn học cần có cặp mắt kính riêng phù hợp với nó, nhờ đó mà ta có thể nhìn rõ hơn, hiểu biết được nhiều hơn. Mặt khác, tất cả các khái niệm ấy đều là tất yếu, cần thiết và không thể thiếu. Chúng là con đẻ tự nhiên của quá trình phát triển văn học, một quá trình thường xuyên tự ý thức, đồng thời cũng thường xuyên nhận thức bản thân trong lí luận - trong lịch sử khoa học về văn học. Nhiệm vụ của khoa học không phải là xác định từng khái niệm riêng lẻ mà là xác định tất cả các khái niệm trong tổng thể của chúng, tức là trong chỉnh thể của tiến trình văn học (với các tầng lớp, thớ vỉa của nó). Cái chỉnh thể ấy của văn học dân tộc là giới hạn để qua đó cả chủ nghĩa barocco, cả chủ nghĩa lãng mạn, cả chủ nghĩa cổ điển và tất cả những khái niệm như thế tìm thấy tính xác định, chứ không phải là những định nghĩa (nếu mà về đại thể, đây là những nền văn học mà ta có thể vận dụng các khái niệm tương tự như ta
  6. đang làm). Với nhà nghiên cứu lịch sử và lí luận văn học, các định nghĩa hình thức không cần thiết bằng chỉnh thể quá trình văn học, bằng trực giác và cái nhìn thấu tỏ sự phát triển, sự đổi thay và tồn tại của văn học trong các tầng vỉa lịch sử của nó. Trực giác mà chúng ta đang nói ở đây không phải là cái gì đó phi lí tính hay là tính chủ quan - tuỳ hứng. Ngược lại, trực giác ở đây, trong trường hợp này là điều kiện cần thiết để hiện thực hoá nguyên tắc lô gíc, nguyên tắc hợp lí của lịch sử văn học. Đó là trực giác của nhà nghiên cứu am hiểu tinh tường lịch sử văn học và gắn liền với nó là lịch sử nghiên cứu văn học. Với một nhà nghiên cứu như thế, các tầng vỉa của lịch sử văn học hiện ra không giống một cái gì đó có tính cơ giới, bị chia nhỏ từ phía bên ngoài, hoàn toàn mang tính ước lệ, mà giống như một hiện thực đầy trương lực, một sự cộng sinh của các bản chất được tích điện bởi năng lượng bên trong, có hạt nhân ý nghĩa được hiển lộ trong lịch sử. Những người am hiểu lịch sử văn học Đức cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX đều biết các lớp ý nghĩa của thời đại trong thế mâu thuẫn và đối nghịch của chúng, trong tác động qua lại và sự chuyển tiếp lẫn nhau đã có một sức mạnh sống động, bền bỉ như thế nào: chúng chèn ép lẫn nhau, đấu tranh với nhau để giành giật phần ý nghĩa của mình. Chính trong cuộc đấu tranh giành giật phần ý nghĩa thi ca - đời sống đầy mới mẻ này, cái tầng vỉa văn học mà sau đó muộn hơn một chút được gọi là “chủ nghĩa lãng mạn” đã hình thành như chúng ta thấy, trong cục diện ấy, Hölderlin chẳng hạn đã không xuất hiện trên văn đàn trong tư cách một nhà lãng mạn chủ nghĩa, mà là nhà cổ điển chủ nghĩa; cố nhiên, hoàn toàn có thể và cần thiết phải khảo sát và xác định cặn kẽ bản chất sáng tác của Hölderlin, phải nghiên cứu sự tác động qua lại của ông với chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn, chứ không thể dừng lại ở việc gắn nhà thơ với một tầng vỉa nào đó như thế (vì đó mới chỉ là sự “đóng mác” thôi). Trong văn học, các lực lượng sống động của lịch sử bao giờ cũng tự nói về mình, chúng tìm thấy ở đấy sự thức nhận đặc biệt về bản thân; các tầng vỉa của lịch sử văn học đang hình thành như thế nào, đọng lại thành cái gì - trong chuyện đó cũng có ngôn ngữ của bản thân lịch sử, mà ngôn ngữ của lịch sử thì rất đáng phải nghiên cứu như nó vốn có; các thuật ngữ - nhãn mác, các khái niệm được kiến tạo một cách thô sơ, những đồng tiền đổi chác của loại nghiên cứu văn học tư duy theo kiểu giáo điều, nguỵ lí thuyết chẳng thể đánh tráo vào vị trí các từ ngữ của bản thân lịch sử, tức là các từ ngữ đã được phản ánh vào sự tự nhận thức của văn học và vào lịch sử của khoa học về văn học. Trực giác dựa trên nền tảng tri thức về hành trình toàn vẹn của lịch sử văn học không đơn giản chỉ là sự hiểu biết về các bình diện xác thực của các quá trình, mà là năng lực nhìn chúng thấu vào tận bên trong ở một mức độ nào đó, là sự cảm nhận năng lượng
  7. của lịch sử. Tầm nhìn lí thuyết bao quát cái chỉnh thể bao giờ cũng thấu triệt lô gíc của lịch sử và lô gíc của khoa học, thu hút chúng vào bản thân, nhờ thế nó tìm cách cân đối, định giới, minh định các tầng vỉa lịch sử văn học. Chỉ khi đó chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa cổ điển và bất kì một tầng vỉa nào khác của lịch sử văn học mới hy vọng tìm được tính xác định đích thực phù hợp với lô gíc phát triển của cái chỉnh thể. Dẫu trong thực tế, tri thức của chúng ta mang tính cục bộ, và câu chuyện có thể bàn chỉ là khả năng đến gần với chân lí lịch sử, chứ không phải là sự “xét đoán” chân lí một cách trực tiếp. Tuy nhiên, nếu nói thuần tuý phủ định, thì nhận thức trực giác đối với sự phát triển sống động của văn học có nghĩa là không thể nào hiểu được tính cụ thể của sự phát triển lịch sử bằng những khái niệm có sẵn, được diễn biến một cách trừu tượng, cũng như, không thể lấy các khái niệm trừu tượng để thay thế lí luận đích thực - lí luận theo ý nghĩa cổ xưa và ý của Goethe. Lí luận văn học không thể và không có quyền đưa ra một câu trả lời đơn giản cho câu hỏi “đó là cái gì?” (chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa hiện thực, v.v…). Về nguyên tắc, muốn trả lời câu hỏi đơn giản ấy, lí luận không thể không mời gọi người cật vấn tham gia một chuyến du hành đại dương vòng quanh thế giới (nếu so sánh tổng thể quá trình phát triển của văn học dân tộc với toàn bộ “thế giới”). Tò mò thì phải trả giá, chẳng lẽ không đúng vậy sao đối với mỗi lĩnh vực khoa học? Một người vừa học tính một cách dễ dàng có thể phải rất nhiều năm sau mới ngộ ra, rằng khái niệm “số” khó thế nào và định nghĩa “số” phức tạp ra sao. Nhưng khó khăn ấy không thể là lí lẽ để có thể xem kĩ năng tính toán là chính lí thuyết số. Sự hiểu biết mang tính tương đối của chúng ta về những quy luật của quá trình phát triển lịch sử văn học là nguyên nhân và cũng là kết quả của một thực tế thế này: bản thân “quá trình phát triển” không bao giờ có thể được khách thể hoá trước mắt chúng ta như một cái gì đó hoàn kết, không bao giờ trở thành một đối tượng thuận tiện cho việc xem xét và nghiên cứu,- nó mãi mãi vận động và biến đổi. Tính tương đối của sự hiểu biết còn là lí do giải thích, vì sao chúng ta chỉ có thể tiến lại gần, chứ không thể nào đạt tới sự hiểu biết chính xác, vì sao chúng ta phải thường xuyên sửa đổi, tu chính. Tính tương đối trong hiểu biết còn có nguyên nhân ở sự thiếu hoàn kết của quá trình phát triển. Sự phát triển không thể kết thúc chẳng phải là vì nó còn chưa tiến tới điểm tận cùng, mà chỉ bởi vì mỗi giai đoạn vừa qua của nó đều là điểm khởi đầu của một quá trình nhận thức, giác ngộ, suy ngẫm chẳng bao giờ chấm dứt. Lịch sử quá khứ chẳng bao giờ tự kết thúc trong bản thân, nó là cái từ lâu đã qua, đã trải nghiệm, nhưng không bao giờ biến mất vô tăm tích. Lịch sử thường xuyên được sống lại, được nhận thức lại, nó luôn luôn được tìm hiểu và đánh giá.
  8. Trong lí luận văn học cũng như trong các khoa học khác, người quan sát thường xuyên có mặt và giữ một vai trò quan trọng. Nhưng so với khoa học tự nhiên thực nghiệm, trong khoa học lịch sử, vai trò của người quan sát vẫn có một điểm khác. Trong lịch sử văn hoá, người quan sát là một bộ phận không thể tách rời của quá trình được quan sát, là một mắt xích của quá trình chiếm lĩnh và nhận thức lịch sử. Người quan sát như thế là điều kiện thiết yếu cho sự tồn tại của lịch sử văn hoá: lịch sử sẽ chấm dứt đột ngột nếu như quá trình phản chiếu lẫn nhau giữa các lớp nghĩa bị ngưng lại, tức là ngưng lại cái quá trình miên viễn của nhận thức và chiếm lĩnh, của suy ngẫm và khám phá. Nhà lí luận quan sát lịch sử văn học, thông qua việc nhận thức và đánh giá các tiến trình văn học đã qua và tiến trình đương đại, anh ta đối sánh sự hiểu biết và kết quả thu được của mình với tiến trình phát triển của văn học dân tộc trong cái tổng thể mà anh ta đã biết, anh ta đối sánh tiến trình ấy với quan điểm chủ quan của mình để gạt bỏ phần tuỳ tiện và sai lầm chủ quan. Lí luận văn học thường xuyên, liên tục đổi mới cách gắn kết quá khứ với hiện tại, cái cổ xưa và cái đang sinh thành, cái đã biết với cái chưa thật rõ, nhờ đó nó tạo nên sự thống nhất, sự liên tục, liền mạch của truyền thống ngay trong chất liệu của mình. Lí luận văn học được phó thác cho cả một tiến trình rất hoành tráng về quy mô - liên kết quá khứ với hiện tại trong lĩnh vực văn học, lĩnh vực sáng tạo văn chương, làm sáng tỏ lô gíc lịch sử của nó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2