Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br />
<br />
VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘI<br />
PHẠM VỊ THÀNH NIÊN<br />
PGS. TS. Nguyễn Minh Xuân<br />
Trường Đại học Thăng Long<br />
Tóm tắt: Tội phạm vị thành niên (TPVTN) hiện đang là nỗi nhức nhối trong lòng xã<br />
hội Việt Nam đương đại. Phải chăng với các nhận định có sự gia tăng về số lượng, chủng<br />
loại, phạm vi và mức độ phức tạp của các bản án trong thời gian gần đây có nguyên nhân sâu<br />
sa bởi chúng ta chưa có cách tiếp cận đúng để có thể bài trừ hoặc hạn chế tới mức tối đa<br />
nguy cơ và hậu quả của vấn đề này? Phương pháp luận nghiên cứu tội phạm vị thành niên<br />
nhằm xây dưng một con đường nghiên cứu để giải quyết một cách hệ thống vấn đề TPVTN,<br />
nói cách khác xây dựng phương pháp luận thành một công trình khoa học nghiên cứu giúp<br />
cho việc nghiên cứu tội phạm vị thành niên được tiến hành một cách khoa học. Nhà nghiên<br />
cứu cần phải biết phương pháp luận đế có thể thiết kế quá trình nghiên cứu, biết lựa chọn<br />
phương pháp nào để giải quyết vấn đề gì. Các phương pháp cụ thế là các bộ phận cấu thành<br />
của phương pháp luận. Phương pháp luận nghiên cứu cũng giúp nhà nghiên cứu tự tin trong<br />
việc đánh giá và sử dụng các kết quả nghiên cứu để các chủ thể ra quyết định tốt hơn. Có thể<br />
có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong giải quyết một vấn đề xã hội. Ta có thể nhận thấy hiệu<br />
quả của cách tư duy (cơ sở lý luận) và giải pháp khi sắp xếp chúng theo mối quan tâm khác<br />
nhau về định lượng hay định tính; theo vị trí trình tự xét với cấp độ ưu tiên của các khái niệm,<br />
lĩnh vực.<br />
1. Xây dựng phương pháp luận nghiên cứu tội phạm vị thành niên<br />
Với các mức độ ưu tiên thấp dần của các lĩnh vực nghiên cứu ta sẽ thu được các cấu<br />
trúc mô hình khác nhau và từ đó cũng sẽ có các giải pháp khác nhau về cấu trúc các bộ luật,<br />
công cụ, phương tiện, hệ thống chính trị… để đối diện và xử lý vấn đề TPVTN, nghĩa là ta sẽ<br />
có các đáp số khác nhau từ thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ sở của cấu trúc xã hội nhằm<br />
động viên tiềm lực của nó xây dựng và củng cố môi trường cần thiết đủ mạnh để ngăn ngừa<br />
và hạn chế “nỗi đau thời đại” này.<br />
Trong nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy có nhiều ỷ nghĩa khác nhau được khai triển<br />
khi nghiên cứu luận thuyết sinh thái học về tội phạm, ví như trên thế giới có nhiều khu vực<br />
nóng hoặc thích hợp cho việc phát triển tội phạm - nơi các hành vi lệch chuẩn phát triển<br />
mạnh, bỏ qua các yếu tố về chính trị (như trường phái Chicago), yếu tố cá nhân có vai trò chủ<br />
đạo tác động hành vi tội phạm (hành vi mà pháp luật không cho phép hay chủ thể không làm<br />
những điều mà pháp luật bắt làm..). Vấn đề đặt ra ở đây là luận thuyết sinh thái học được<br />
nghiên cứu bắt nguồn từ bản chất, hình thái của cấu trúc mang thông tin di truyền (ADN).<br />
Dựa trên cấu trúc đó ta có thể xây dựng một phương pháp tiếp cận nghiên cứu hay chính là<br />
xây dựng con đường nghiên cứu (phương pháp luận NCKH) tội phạm vị thành niên.<br />
<br />
Trường Đại học Thăng Long<br />
<br />
354<br />
<br />
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br />
<br />
Cấu trúc mang thông tin di truyền (ADN)<br />
Nếu theo quan điểm sinh học nhìn nhận vấn đề, phương pháp nhận dạng sinh học lấy<br />
cấu trúc chuỗi AND làm nền tảng nhận dạng và tạo ra cách tiếp cận nghiên cứu TP VTN theo<br />
các loại hình cấu trúc như sau:<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP LUẬN THỨ NHẤT<br />
(có tính tuần tự ưu tiên các yếu tố)<br />
CẤU TRÚC I<br />
<br />
CẤU TRÚC II<br />
<br />
CẤU TRÚC III<br />
<br />
…<br />
<br />
Cơ sở<br />
pháp lý<br />
<br />
Cơ sở Giáo<br />
dục học<br />
<br />
Cơ sở Giáo<br />
dục học<br />
Cơ sở Tôn<br />
giáo<br />
<br />
Cơ sở<br />
pháp lý<br />
<br />
Cơ sở Giáo<br />
dục học<br />
<br />
Cơ sở Tôn<br />
giáo<br />
Cơ sở Tâm lý<br />
học<br />
<br />
Cơ sở Tôn<br />
giáo<br />
<br />
Cơ sở Văn<br />
hóa<br />
<br />
Cơ sở Văn<br />
hóa<br />
Cơ sở Dân tộc<br />
học<br />
<br />
Cơ sở Sinh thái<br />
học<br />
<br />
Cơ sở Dân tộc<br />
học<br />
Cơ sở Sinh thái<br />
học<br />
<br />
Cơ sở Xã hội<br />
học<br />
<br />
Cơ sở Xã hội<br />
học<br />
<br />
Cơ sở Xã hội<br />
học<br />
<br />
Cơ sở Tâm lý<br />
học<br />
Cơ sở Văn<br />
hóa<br />
Cơ sở Dân tộc<br />
học<br />
<br />
Đối tượng Vị thành<br />
niên<br />
<br />
Trường Đại học Thăng Long<br />
<br />
Đối tượng Vị thành<br />
niên<br />
<br />
Cơ sở Tâm lý<br />
học<br />
<br />
Cơ sở<br />
pháp lý<br />
<br />
Cơ sở Sinh thái<br />
học<br />
<br />
Đối tượng Vị thành<br />
niên<br />
<br />
355<br />
<br />
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP LUẬN THỨ HAI<br />
Mặt khác ta có thể xét “chuỗi AND” trên theo quan điểm song song với các cấu trúc<br />
có tính tác động đồng thời lên đối tượng Vị thành niên như sau:<br />
<br />
Cơ sở pháp<br />
lý<br />
Cơ sở Giáo dục<br />
học<br />
Cơ sở Tôn<br />
giáo<br />
Cơ sở Tâm lý học<br />
<br />
Đối<br />
tượng<br />
Vị<br />
Thành<br />
<br />
Cơ sở Văn<br />
hóa<br />
<br />
niên<br />
<br />
Cơ sở Dân tộc<br />
học<br />
Cơ sở Sinh thái<br />
học<br />
Cơ sở Xã hội học<br />
<br />
Trường Đại học Thăng Long<br />
<br />
356<br />
<br />
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br />
<br />
Theo phương pháp luận này cấu trúc xã hội cần có nhiều thành phần và nhân lực với<br />
chức năng riêng rẽ và sự quan tâm độc lập tới đối tượng VTN một cách chặt chẽ và mọi lúc<br />
mọi nơi. Một cấu trúc xã hội như vậy là lý tưởng cho hình thái xã hội chưa từng có trong lịch<br />
sử loài người.<br />
PHƯƠNG PHÁP LUẬN THỨ BA: MÔ HÌNH KẾT HỢP<br />
Cơ sở Xã hội học<br />
<br />
Cơ sở Sinh thái<br />
học<br />
<br />
Cơ sở Dân tộc<br />
học<br />
<br />
Đối<br />
tượng<br />
<br />
Cơ sở Văn<br />
hóa<br />
<br />
Cơ sở Tôn<br />
giáo<br />
<br />
Vị<br />
Thành<br />
<br />
Cơ sở pháp<br />
lý<br />
<br />
Cơ sở Giáo dục<br />
học<br />
<br />
Cơ sở Tâm lý học<br />
<br />
niên<br />
<br />
Trong phương pháp luận này 5 yếu tố đầu tiên tác động đồng thời lên đầu vào của cơ<br />
sở pháp lý (lấy làm cơ sở quan trọng bậc nhất), sau đó đưa các dữ liệu sau khi xử lý, điều<br />
chỉnh, triển khai cho các điều kiện cụ thể giáo dục học và tâm lý học để trở thành một bộ<br />
công cụ sắc bén tác động vào đối tượng VTN. Có thể nói đây là PPL nghiên cứu vấn đề tội<br />
phạm vị thành niên chủ yếu của nhiều xu hướng trong khoa học gian đoạn hiện nay.<br />
Có thể nói bộ công cụ này khá đơn giản mà hiệu quả lại cao và tác động trực tiếp vào<br />
đối tượng vị thành niên (ĐT VTN). Lý do thành công của PPL này là chỗ nào có thể đơn giản<br />
được thì được làm tinh giản ở đầu vào trong cơ sở pháp lý. Tại đây nó được mổ xẻ, phân tích,<br />
chế biến thành luật, sau đó<br />
nó được điều chỉnh áp dụng vào các điều kiện cụ thể của nền giáo dục từng quốc gia theo lứa<br />
tuổi, tiếp theo là tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học tội phạm.<br />
Như vậy, thực chất của việc phân chia, lựa chọn “chuỗi AND” này chính là ta đã xây<br />
dựng con đường nghiên cứu khoa học (PPL NCKH).<br />
Để hoàn thiện con đường nghiên cứu đó ta cần có các luận chứng, luận điểm để thực<br />
hiện các thao tác tư duy và chứng minh cho các giả thiết mà ta đặt ra để thể hiện tính mới, tính<br />
tiên phong, mở đường cho khoa học của nghiên cứu này.<br />
2. Xây dựng luận điểm, luận cứ theo phương pháp luận chủ đạo<br />
2.1. Xây dựng luận điểm: là các điều khoản cần được chứng minh trong một trình tự<br />
thao tác tư duy. Trong thao tác này cần chú ý:<br />
- Câu hỏi đặt ra ở nơi xuất hiện mâu thuẫn giữa lý thuyết đang tồn tại với thực tế mớI<br />
phát sinh;<br />
- Vấn đề khoa học = Vấn đề nghiên cứu = Câu hỏi nghiên cứu.<br />
Luôn tồn tại 2 lớp vấn đề khoa học: Lớp vấn đề (câu hỏi) về bản chất sự vật cần làm<br />
sáng tỏ và lớp vấn đề về phương pháp chứng minh bản chất sự vật.<br />
- Giả thuyết nghiên cứu: Giả thiết = Điều kiện giả định của nghiên cứu. Khái niệm: Câu trả lời sơ bộ vào câu hỏi nghiên cứu hoặc là nhận định sơ bộ (kết luận giả định) ... về<br />
bản chất sự vật. Bản chất logic của giả thuyết nghiên cứu: một phán đoán cần chứng minh về<br />
bản chất sự vật (ở đây là ĐT VTN).<br />
Trường Đại học Thăng Long<br />
<br />
357<br />
<br />
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br />
<br />
Sự kiện<br />
<br />
Mâu thuẫn<br />
Vấn đề khoa học<br />
Câu hỏi<br />
<br />
Câu trả lời sơ bộ<br />
<br />
Giả thuyết<br />
Khoa học<br />
<br />
Luận điểm khoa học<br />
Ở đây có thể viện dẫn một số dữ liệu để hình thành luận điểm về TP VTN (có đặc<br />
trưng trong thao tác tư duy) như:<br />
Tuổi thành niên: trên 16 đến dưới 18 tuổi; Tuổi trên 14 đến dưới 16 tuổi: Vị thành<br />
niên. Trong khi trẻ em là dưới 16 tuổi, Tuổi thanh niên 16 – 32.<br />
Một số nhà nghiên cứu đưa ra Tuổi trên 12 đến dưới 18 tuổi: là Vị thành niên. Đây là<br />
vấn đề luật pháp trong điều kiện hiên nay đưa ra đang còn có những vấn đề trùng lặp, có kẽ<br />
hở hoặc chưa rõ về định nghĩa nên khi áp dụng còn gặp khó khăn. Tương tự như vậy khi định<br />
nghĩa thanh niên từ 18 đến 30 tuổi, hay tuổi thiếu nhi từ 8 đến 14 tuổi..Việc khoanh vùng lứa<br />
tuổi này cần đi theo các đặc trưng về giáo dục và tâm sinh lý của các đổi tượng thì việc vận<br />
dụng mới phù hợp.<br />
Luận điểm tội phạm có những thể hiện mới là do diện mạo TP VTN ngày càng đa dạng,<br />
TP VTN có quan hệ đa chiều với bạo lực gia đình, phát triển xã hội và đô thị hóa..<br />
2.2 Luận cứ (luận chứng) là các luận điểm đã được chứng minh, hoặc phán đoán đã<br />
được chứng minh, được sử dụng làm bằng chứng để chứng minh giả thuyết. Có 2 loại luận cứ:<br />
2.2.1 Luận cứ lý thuyết = Cơ sở lý luận về tội phạm vị thành niên:<br />
Các khái niệm / phạm trù / quy luật về đối tượng VTN.<br />
Tìm kiếm luận cứ lý thuyết: Luận cứ lý thuyết = Cơ sở lý luận.<br />
- Bộ phận hợp thành cơ sở lý thuyết (lý luận) tội phạm vị thành niên:<br />
+ Các khái niệm TP VTN;<br />
+ Các phạm trù TP VTN;<br />
+ Các mối liên hệ TP VTN.<br />
- Nghiên cứu tài liệu về các thành tựu lý thuyết của đồng nghiệp.<br />
Trường Đại học Thăng Long<br />
<br />
358<br />
<br />