ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG<br />
<br />
VĂN HÓA HỌC<br />
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP<br />
TIẾP CẬN CƠ BẢN<br />
T.S. Phan Quốc Anh<br />
<br />
Những nội dung chính<br />
1. Phương pháp tiếp cận từ dân tộc<br />
chí, dân tộc học, nhân học<br />
2. Tiếp cận từ Tâm lý học trong<br />
nghiên cứu văn hóa<br />
3. Phân tâm học trong nghiên cứu văn<br />
hóa<br />
4. Tiếp cận từ Xã hội học văn hóa<br />
5. Phương pháp nghiên cứu liên<br />
ngành trong văn hóa học<br />
<br />
1. Phương pháp tiếp cận từ dân tộc chí,<br />
dân tộc học, nhân học<br />
1.1. Phương pháp tiếp cận dân tộc chí<br />
(Ethnoraphy)<br />
- Phương pháp tiếp cận dân tộc chí là phương pháp<br />
miêu tả xã hội và các nền văn hóa riêng biệt.<br />
- Đây là phương pháp khảo cứu những biểu thị vật<br />
chất trong các hoạt động của con người như sự ăn,<br />
ở, mặc, trang sức, phương tiện đi lại, vũ khí, dụng<br />
cụ, công cụ lao động,sự trao đổi, lễ hội, tôn giáo,<br />
nghệ thuật v.v…tất thảy những gì trong sự sinh tồn<br />
vật chất của cá nhân, gia đình và xã hội, từ đó tìm ra<br />
những nét đặc biệt<br />
- Hạn chế của phương pháp này là chỉ dừng lại ở sự<br />
miêu tả, chưa đi đến sự phân tích, tổng hợp, giải mã<br />
để đi đến những kết luận có tính khái quát cao<br />
<br />
1.2. Phương pháp tiếp cận dân tộc học (Ethnology)<br />
Là phương pháp khoa học nghiên cứu văn hóa và xã<br />
hội các tộc người. Đây là sự phát triển của phương<br />
pháp dân tộc chí. Tác phẩm “Văn hóa nguyên<br />
thủy” của Edward Burnett Tylor là một tác phẩm<br />
mẫu mực của phương pháp dân tộc học gắn với<br />
tiến hóa luận.<br />
• Các nhà nghiên cứu dân tộc học thường nghiêng<br />
về xu hướng nghiên cứu loài người theo những<br />
tiêu chí chủng tộc mà đối tượng của nó là những<br />
dân tộc sơ khai, thường phải sử dụng đến thành<br />
tựu của khảo cổ học. Nhưng phương pháp này có<br />
hạn chế là nghiên cứu về chủng tộc không phải là<br />
vô hạn. Đến lúc không còn những giống người<br />
khác lạ để nghiên cứu nữa. Chính vì vậy, nhân học<br />
ra đời<br />
<br />
A.A. Belik<br />
Dân tộc học (khoa học về sự phát tán của loài người<br />
trên trái đất, hành vi và các phong tục của họ);<br />
Xã hội học (khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa<br />
con người với nhau);<br />
Nhân khẩu học (đưa ra số liệu thống kê về thành<br />
phần và sự phân bố các cộng đồng dân số).<br />
Địa lý học xã hội (nghiên cứu tác động của khí hậu và<br />
môi trường tự nhiên đến con người);<br />
<br />