intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

vi sinh lâm sàng: phần 2 (nhóm dịch netter )

Chia sẻ: Xuân Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:291

64
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

tiếp nối phần 1, phần 2 "vi sinh lâm sàng" gồm 16 chương tiếp trình bày về nội dung sau: vi khuẩn không có vách tế bào (chương 16. mycoplasma), các loại thuốc kháng sinh (chương 17. kháng sinh họ penicillin), chương 18 kháng sinh ức chế ribosom, chương 19 kháng sinh chống lao và chống phong, chương 20 các loại kháng sinh khác, chương 21 sự phân loại và sao chép của virus... mời các bạn tham khảo tiếp phần 2 cuốn sách này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: vi sinh lâm sàng: phần 2 (nhóm dịch netter )

Nhóm Netter. Study, study more, study forever!<br /> <br /> VI KHUẨN KHÔNG CÓ VÁCH TẾ BÀO<br /> CHƯƠNG 16. MYCOPLASMA<br /> Họ Mycoplasmataceae là những vi vật sống tự do có kích thước rất nhỏ và có khả năng tự sao<br /> chép. Chúng nhỏ hơn cả một vài virus có kích thước lớn. Họ Mycoplasmataceae không phải là vi<br /> khuẩn thực sự bởi vì chúng không có lớp vách tế bào peptidoglycan. Chúng chỉ được bảo vệ bởi<br /> một lớp màng tế bào, được cố định bởi các sterol (giống như cholesterol) để giúp bảo vệ các bào<br /> quan của tế bào khỏi môi trường ngoại bào. Do không có vách tế bào cố định cho nên<br /> Mycoplasmataceae có thể thay đổi một loạt các hình dạng, từ tròn cho đến thuôn dài. Vì vậy<br /> không thể phân loại chúng là trực khuẩn hay là cầu khuẩn. Do thiếu một vách tế bào đã giải thích<br /> sự không hiệu quả của các kháng sinh tấn công vào vách tế bào (penicillin, cephalosporin), cũng<br /> như là tính hiệu quả của các kháng sinh tấn công vào ribosom (erythromycin, tetracyclin).<br /> Có 2 loài gây bệnh lý trong họ Mycoplasmataceae đó là Mycoplasma pneumoniae và<br /> Ureaplasma urealyticum.<br /> 16.1. Mycoplasmataceae được bao xung quanh bởi một màng tế bào, được cố định bằng các<br /> sterol. Penicillin và cephalosporin thất bại trong việc phá hủy lớp màng tế bào này, trong khi<br /> chúng lại thành công khi phá hủy lớp vách tế bào của Streptococcus gram (+) ở gần đó.<br /> <br /> 211<br /> <br /> Nhóm Netter. Study, study more, study forever!<br /> <br /> Mycoplasma pneumoniae<br /> Mycoplasma pneumoniae gây nên viêm phế quản tự giới hạn (self – limited bronchitis) và<br /> viêm phổi nhẹ. Đây là một trong số nguyên nhân gây viêm phế quản và viêm phổi do nhiễm<br /> khuẩn ở trẻ vị thành niên và người lớn. Sau khi lây truyền thông qua đường hô hấp, các vi khuẩn<br /> này tấn công vào các tế bào biểu mô ở đường hô hấp với sự “trợ giúp” của protein P1 (một yếu tố<br /> tốc độc lực adhesin). Sau 2 – 3 tuần ủ bệnh, những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn sẽ khởi phát từ từ<br /> các triệu chứng như sốt, đau họng và ho khan dai dẳng. Điều này gợi ý như là một bệnh lý viêm<br /> phổi thoáng qua, bởi vì trên lâm sàng bệnh nhân không hề cảm thấy mệt mỏi. Chụp X-quang<br /> cho thấy thâm nhiễm dạng sợi, nó trông tệ hơn hẳn so với những gợi ý của triệu chứng lâm sàng<br /> và khám thực thể. Hầu hết các triệu chứng tự mất đi trong khoảng 1 tuần, mặc dù ho và thâm<br /> nhiễm (được thấy trên phim X-quang) có thể kéo dài đến 2 tháng. Mặc dù Mycoplasma là một vi<br /> khuẩn nhưng biểu hiện ho khan và hình ảnh thâm nhiễm trên X-quang lại phù hợp hơn với một<br /> bệnh lý viêm phổi (không điển hình) do virus (xem Chương 13, trang ).<br /> Vì nhiều lý do không rõ ràng nào đó mà có đến 7% bệnh nhân bị nhiễm Mycoplasma<br /> pneumoniae có thể tiến triển chứng nổi hồng ban đa dạng (erythema multiforme) hoặc hội<br /> chứng Stevens – Johnson, là một phản ứng nghiêm trọng ở da đặc trưng bởi phát ban phồng<br /> nước và bóng nước khắp hết niêm mạc da ở những nơi tiếp hợp (junction) của miệng, mắt và da.<br /> Các xét nghiệm để chẩn đoán bao gồm:<br /> 1) Ngưng kết tố lạnh: Bệnh nhân bị nhiễm Mycoplasma pneumoniae có thể phát triển các<br /> kháng thể đơn dòng IgM chống lại một loại kháng nguyên trên màng tế bào hồng cầu được gọi là<br /> kháng nguyên “I”, xuất hiện do bị biến đổi bởi nhiễm khuẩn (làm cho nó thành kháng nguyên).<br /> Các kháng thể này liên kết với các tế bào hồng cầu và làm chúng ngưng kết lại ở nhiệt độ 4oC. Vì<br /> thế các kháng thể này còn được gọi là các ngưng kết tố lạnh (cold agglutinin). Chúng phát triển<br /> vào tuần thứ 1 hoặc thứ 2 trong nhiễm khuẩn Mycoplasma pneumoniae, và đạt đỉnh vào tuần thứ<br /> 3 sau khi khởi phát các triệu chứng bệnh rồi giảm dần trong một vài tháng.<br /> Ta có thể thực hiện xét nghiệm đơn giản này ngay tại giường bệnh. Cho máu của bệnh nhân<br /> vào một ống chống đông. Sau đó đặt ống này vào nước đá, máu sẽ kết dính lại với nhau nếu như<br /> bệnh nhân đã phát triển các kháng thể kết tố lạnh. Điều ngạc nhiên là khi ta lấy ống ra khỏi nước<br /> đá, máu đã bị kết dính sẽ rã ra bởi nhiệt độ ấm của lòng bàn tay.<br /> 2) Xét nghiệm cố định bổ thể: Huyết thanh của bệnh nhân được trộn lẫn với các kháng<br /> nguyên glycolipid từ Mycoplasma pneumoniae đã được chuẩn bị sẵn. Sự gia tăng nồng độ kháng<br /> thể gấp 4 lần giữa hai bệnh phẩm cấp tính và vừa mới khỏi bệnh cho phép chẩn đoán một nhiễm<br /> khuẩn vừa mới xảy ra.<br /> 3) Nuôi cấy đàm: Họ Mycoplasmataceae (kể cả M. pneumoniae và M. urealyticum) có thể<br /> phát triển được trong môi trường nuôi cấy nhân tạo. Môi trường nuôi cấy này phải giàu chất<br /> cholesterol và có chứa các acid nucleic (purin và pyrimidin). Sau 2 – 3 tuần, từ mợt vùng xâm<br /> thực có dạng mái vòm có kích thước rất nhỏ của Mycoplasma sẽ xuất hiện giống như một cái<br /> 212<br /> <br /> Nhóm Netter. Study, study more, study forever!<br /> <br /> “trứng chiên”. Những vùng xâm thực trong vùng nuôi cấy Mycoplasma pneumoniae, là một tác<br /> nhân quan trọng nhất của chủng này trong việc gây bệnh cho con người, không tạo nên quầng<br /> sáng (halo). Bề mặt xung quang vùng xâm thực của chúng có dạng gồ ghề giống như một trái<br /> dâu tằm.<br /> 4) Thăm dò ADN của Mycoplasma: Các mẫu đàm được trộn lẫn với một chuỗi AND tái tổ<br /> hợp tương đồng đã được đánh dấu của Mycoplasma. Việc thăm dò tái tổ hợp này sẽ đánh dấu<br /> AND của Mycoplasma nếu có trong mẫu đàm.<br /> 5) ADN của Mycoplasma trong mẫu đàm có thể được phát hiện bởi phương pháp phản ứng<br /> chuỗi polymerase (PCR).<br /> Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên không cần phải được điều trị nhưng nếu tiến triển viêm phổi<br /> thoáng qua thì việc điều trị sẽ giúp rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một lần<br /> nữa, vì Mycoplasma không hề có vách tế bào, các kháng sinh nhóm β – lactam sẽ không có tác<br /> dụng gì cả. Các nhóm chính dùng để điều trị cho Mycoplasma pneumoniae đó là nhóm macrolid<br /> (azithromycin, clarithromycin), nhóm tetracyclin (doxycyclin) và nhóm quinolon (ciprofloxacin,<br /> levofloxacin). Chúng tôi gọi những nhóm thuốc này là “phổ không điển hình” khi mà chúng có<br /> phổ tác dụng lên các vi khuẩn không điển hình như là Mycoplasma, Legionella và Chlamydia,<br /> trong đó ngoài việc viêm phổi do virus thì tất cả chúng đều gây ra viêm phổi không điển hình<br /> (viêm phổi không điển hình là một tên gọi nhằm ám chỉ cho việc đó là các kháng sinh penicillin<br /> không có tác dụng điều trị trên những loại viêm phổi này).<br /> <br /> Ureaplasma urealyticum<br /> (Mycoplasma dòng – T)<br /> Chờ đã!!! Tại sao loài thứ hai trong họ Mycoplasmataceae lại không được gọi là<br /> “Mycoplasma”? Người đàn ông đã đặt tên cho loài vi sinh vật nhỏ bé này không bao giờ muốn<br /> bạn quên rằng Ureaplasma rất yêu thích “bơi lội” trong nước tiểu và giải phóng ra urease để phân<br /> hủy urê (vì vậy nó chính là “urê – lytic”!). Đôi khi nó được xem như là một dòng T (T – strain)<br /> của Mycoplasma, tức là chúng tạo nên một vùng xâm thực có kích thước nhỏ (Tiny) khi được<br /> nuôi cấy.<br /> Ureaplasma urealyticum là một phần của hệ vi sinh vật bình thường ở khoảng 60% phụ nữ có<br /> hoạt động tình dục lành mạnh và thường lây nhiễm qua đường tiết niệu dưới, gây nên viêm niệu<br /> đạo. Đặc trưng của viêm niệu đạo đó là cảm giác nóng rát khi đi tiểu (tiểu khó) và đôi khi có chảy<br /> dịch nhầy màu vàng từ niệu đạo. Neisseria gonorrhoeae và Chlamydia trachomatis là vi khuẩn<br /> khác gây nên viêm niệu đạo (xem Chương 13, trang ).<br /> Ureaplasma urealyticum có thể được phát hiện bởi khả năng chuyển hóa urea thành amoniac<br /> và carbon dioxid của chúng.<br /> 16.2. Bảng Tóm Tắt Về Họ Mycoplasmataceae<br /> 213<br /> <br /> Nhóm Netter. Study, study more, study forever!<br /> <br /> 214<br /> <br /> Nhóm Netter. Study, study more, study forever!<br /> <br /> Ureaplasma urealyticum<br /> <br /> Mycoplasma pneumoniae<br /> <br /> Vi<br /> Khuẩn<br /> <br /> Hình Thể<br /> <br /> Chuyển Hóa<br /> <br /> 1. KHÔNG Vách<br /> Tế Bào<br /> 2. Đa hình thể: có<br /> thể xuất hiện với<br /> hình dạng thuôn<br /> dài.<br /> 3. Những vi<br /> khuẩn nhỏ này có<br /> khả năng phát<br /> triển và sinh sản ở<br /> bên ngoài như<br /> một tế bào sống<br /> (nhỏ hơn một vài<br /> loại virus: 1-2μ)<br /> 4. Di động<br /> <br /> 1. Yêu cầu phải có<br /> CHOLESTEROL<br /> cho sự hình thành<br /> màng tế bào<br /> 2. Yếm khi tùy ý<br /> <br /> 1. KHÔNG Vách<br /> Tế Bào<br /> 2. Đa hình thể<br /> <br /> 1. Yêu cầu phải có<br /> CHOLESTEROL<br /> 2. Urease: chuyển<br /> hóa urê thành<br /> amoniac và CO2<br /> <br /> Độc Lực<br /> Protein P1:<br /> bám vào các tế<br /> biểu mô của<br /> đường hô hấp<br /> <br /> Độc Tố<br /> KHÔNG<br /> <br /> KHÔNG<br /> <br /> Lâm Sàng<br /> <br /> Chẩn Đoán<br /> <br /> 1. Viêm khí – phế<br /> quản<br /> 2. Viêm phổi thoáng<br /> qua (còn được gọi là<br /> viêm phổi không điển<br /> hình): sốt, ho khan<br /> <br /> 1. Ngưng kết tố lạnh<br /> 2. Xét nghiệm cố định bổ thể<br /> 3. Nuôi cấy: mất 2 – 3 tuần<br /> A. Yêu cầu phải có cholesterol và acid nucleic<br /> B. Cho thêm penicillin để<br /> ức chế sự phát triển của các<br /> vi khuẩn ngoại lai khác<br /> C. Làm các vùng xâm thực<br /> xuất hiện với hình dạng<br /> “trứng chiên” hoặc “dâu<br /> tằm” (trong trường hợp của<br /> Mycoplasma pne-umoniae)<br /> 4. Xét nghiệm xác định<br /> nhanh: có thể xét nghiệm<br /> đàm bằng các đoạn dò AND<br /> (phương pháp lai acid<br /> nucleic). PCR các mẫu đàm<br /> 1. Yêu cầu phải có cholesterol và urê để phát triển<br /> 2. Vùng xâm thực có kích<br /> thước rất nhỏ bé (vì thế còn<br /> được gọi là dòng – T)<br /> <br /> Viêm niệu đạo không<br /> phải do lậu cầu: nóng<br /> rát khi đi tiểu kèm<br /> theo chảy dịch nhầy<br /> màu vàng từ niệu đạo<br /> <br /> Điều Trị<br /> 1. Macrolid:<br /> a. Azithromycin<br /> b. Clarithromycin<br /> 2. Tetracyclin:<br /> a. Doxycyclin<br /> 3. Quinolon:<br /> a. Ciprofloxacin<br /> b. Levofloxacin<br /> *Penicillin và Cephalosporin KHÔNG có<br /> tác dụng vì<br /> Mycoplasma không<br /> hề có vách tế bào<br /> <br /> 1. Erythromycin<br /> 2. Tetracyclin<br /> <br /> Chú Ý<br /> 1. Kiểm tra X-quang<br /> sẽ thấy các vết thâm<br /> nhiễm trông tệ hơn so<br /> với các biểu hiện trên<br /> lâm sàng và khi thăm<br /> khám<br /> 2. Bệnh thường xảy<br /> ra ở trẻ em, thanh<br /> thiếu niên và người<br /> lớn còn trẻ tuổi<br /> (young adult)<br /> <br /> Mycoplasma thể T<br /> (T = Tiny)<br /> <br /> 214<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2