intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vị thuốc mồng tơi

Chia sẻ: Ngocminh84 Ngocminh84 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

86
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rau mồng tơi còn có các tên gọi khác là mùng tơi, tầm tơi, tên theo tiếng Hán là lạc quỳ, chung quỳ, yên chi thái, đằng thái, còn tên khoa học của nó là Basella rubra Lin. Mồng tơi tính hàn, cả Đông và Tây y đều khẳng định là loại rau có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt. Các nghiên cứu còn cho thấy, nó giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường máu cao. Sau đây là vài bài thuốc của rau mồng tơi trong mùa nắng nóng....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vị thuốc mồng tơi

  1. Vị thuốc mồng tơi
  2. - Rau mồng tơi còn có các tên gọi khác là mùng tơi, tầm tơi, tên theo tiếng Hán là lạc quỳ, chung quỳ, yên chi thái, đằng thái, còn tên khoa học của nó là Basella rubra Lin. Mồng tơi tính hàn, cả Đông và Tây y đều khẳng định là loại rau có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt. Các nghiên cứu còn cho thấy, nó giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường máu cao. Sau đây là vài bài thuốc của rau mồng tơi trong mùa nắng nóng. Trị chứng táo bón, nóng ruột: M ùa hè, thời tiết nắng nóng, nhiều người bị táo bón. Một bài thuốc rất đơn giản bằng rau mồng tơi là lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ. Để có kết quả tốt hơn thì sau khi uống 2 giờ nên ăn thêm vài củ khoai lang. Trong thời gian uống thuốc kiêng các thứ nóng như rượu, ớt, hạt tiêu… Trị sưng trĩ: Trĩ là bệnh của nhiều người và cũng gây khó chịu. Đã có nhiều biện pháp chữa trĩ cả Đông y và Tây y, nhưng nếu bạn bị trĩ nhẹ thì có thể sử dụng
  3. mồng tơi như sau: Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái) rất hiệu nghiệm. Trị chứng đi tiểu nóng buốt: Khi tiểu tiện thấy nóng buốt và rất khó thì lấy lá mồng tơi từ sáng sớm (4h sáng) những lá này phải lau sạch từ hôm trước (đánh dấu và vẫn để trên cây) mang về cho vào cối sạch giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội và vài hạt muối rồi uống lúc mặt trời mọc. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (chỗ bàng quang). Chỉ sau vài lần làm như thế sẽ có kết quả. Thanh nhiệt, giải độc: Ăn mùng tơi với nhiều cách mà bạn có thể nghĩ ra như canh nấu với mướp, rau đay, cua… Giúp da tươi nhuận, hồng hào: Rau mồng tơi luộc chấm hoặc trộn vừng đen đã rang tán bột. Hay dùng rau mồng tơi nấu canh với cá trê vàng, mỗi tuần ăn một lần. Lợi sữa: Phụ nữ sau sinh nấu canh mồng tơi ăn sẽ có nhiều sữa, chống táo bón. Làm đẹp da: Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ. Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi chữa chảy máu mũi do huyết nhiệt (chảy máu cam). Dùng mồng tơi giã nát, lấy nước bôi lên chỗ da bị bỏng sẽ mau lành. Mồng tơi trộn với đường phèn, giã nát, đắp vào chỗ bị thương sẽ giúp cầm máu, vết thương mau lành.
  4. Chú ý: Rau mồng tơi tính mát lạnh, nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài. Để bớt lạnh, nên nấu kỹ hoặc phối hợp thêm các thức ăn khác nguồn gốc động vật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2