intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm dạ dày cấp

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

222
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm dạ dày cấp là phản ứng viêm chỉ hạn chế ở niêm mạc, có đặc tính là khởi phát và diễn biến nhanh chóng do tác dụng của tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày. Đặc điếm lâm sàng của viêm dạ dày cấp là : xuất hiện nhanh, mất đi nhanh và không để lại di chứng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm dạ dày cấp

  1. Viêm dạ dày cấp I. Đại cương Viêm dạ dày cấp là phản ứng viêm chỉ hạn chế ở niêm mạc, có đặc tính là khởi phát và diễn biến nhanh chóng do tác dụng của tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày. Đặc điếm lâm sàng của viêm dạ dày cấp là : xuất hiện nhanh, mất đi nhanh và không để lại di chứng. 1. Nguyên nhân 1.1. Yếu tố ngoại sinh thường gặp - Vi rút, vi khuẩn và độc tố của chúng. - Thức ăn : nóng quá, lạnh quá, cứng khó tiêu, nhai không kỹ hoặc bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc do tụ cầu, coli, rýợu, chè, cà phê, mù tạc ... - Thuốc Aspirin, APC, Natrisalicylat, quinin, sulfamid, cortancyl, phenylbutazol, reserpin, digitalin, kháng sinh, KCL... - Các chất ăn mòn : muối kim loại nặng ( đồng, kẽm ), thuỷ ngân, kiềm, acid sulphuric, acid chlothydric Nitrat bạc ... - Các kích thích nhiệt, dị vật.
  2. 1.2. Các yếu tố nội sinh Do các yếu tố nội sinh tràn vào máu gây ra viêm dạ dày cấp, gặp trong các bệnh sau : - Các bệnh nhiễm khuẩn cấp ( cúm, sởi, bạch cầu, thýõng hàn, viêm phổi ... viêm ruột thừa, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, thoát vị hoành ...) - U rê máu cao, tăng thyroxin, tăng đýờng máu. - Bỏng, nhiễm phóng xạ ( 1.100r - 25000r ), các stress nặng, chấn thýõng sọ não, u não, sau phẫu thuật thần kinh, tim, shoc, bệnh tim, phổi cấp, xõ gan ... - Di ứng : thức ăn ( tôm, ốc, sò, hến ...) 2. Giải phẫu bệnh - Tổn thýõng dạng viêm long : nổi bật là xung huyết, xuất huyết. - Tổn thýõng dạng trợt, loét cấp : + Tróc biểu mô mặt ở cổ tuyến. + Xuất huyết ở cổ tuyến. + Xuất huyết ở lamina propria của tuyến, lan toả. II. Triệu chứng
  3. 1. Biểu hiện lâm sàng - Đau vùng thýợng vị dữ dội, cồn cào, nóng rát, có khi âm ỉ, ậm ạch khó tiêu . - Buồn nôn, hoặc nôn nhiều, ăn xong nôn ngay, nôn hết thức ăn thì nôn ra dịch chua, có khi nôn cả ra máu. - Lưỡi bự, miệng hôi, sốt 39 -40 độ C. 2. Xét nghiệm - Nội soi dạ dày : + Dạ dày có một phần hoặc toàn thể niêm mạc đỏ rực, bóng láng, có những đám nhầy dày hoặc mỏng, Các nếp niêm mạc phù nề, niêm mạc kém bền vững, dễ xuất huyết, vết chợt. + Trên nền xung huyết phù nề, có những chỗ mất tổ chức ( thýờng ở phần dýới thân vị, hanh vị ), đôi khi có vết nứt kẽ, dàI, ngắn, ngoằn nghèo, chạy rọc các rãnh hoặc cắt ngang qua niêm mạc, đôi khi là dạng loét trợt ( aphte )loét dài hẹp. - Dịch vị : tăng tiết dịch, tăng toan, trong dịch có BC, tế bào mủ. - X quang : thấy hình ảnh nếp niêm mạc thô, ngoằn nghèo, bờ cong lớn nham nhở, túi hõi rộng.
  4. - Xét nghiệm máu : BC tăng, CTBC chuyển trái, máu lắng tăng. III. Chẩn đoán 1. Chẩn đoán xác định * Dựa vào : - Lâm sàng : đau thýợng vị đột ngột không theo chu kỳ, nóng rát. - X quang : không thấy hình loét, chỉ thấy niêm mạc thô. - Soi dạ dày và sinh thiết : thấy tổn thýõng niêm mạc ( đã nêu ở phần triệu chứng ). 2. Chẩn đoán phân biệt - Viêm tụy cấp ( Amylaza máu và nýớc tiểu tăng cao ) - Thủng dạ dày ( x quang bụng - thấy liềm hõi ) - Viêm túi mật cấp ( sốt, sờ thấy túi mật to ) - Cõn đau cấp của loét dạ dày - tá tràng ( X quang dạ dày có ổ loét ). IV. Tiến triển:
  5. Quá trình viêm diễn ra từ vài giờ đến vài ngày, hồi phục nhanh và hoàn toàn. Một số tác giả cho rằng từ viêm dạ dày cấp, nếu bị nhiều đợt có thể chuyển thành viêm mạn, vì niêm mạc bị phá huỷ liên tiếp và có vai trò của cõ chế miễn dịch. V. Điều trị 1.Thuốc giảm đau chống co thắt cõ trơn: -Atropin 1/ 4 mg tiêm dýới da 1 ống/ lần x 2 – 3 lần/ ngày -Papaverrin ống 40 mg tiêm bắp 1ống/ lần x 3 – 4 lần/ ngày viên 40 mg uống 2 viên/ lần x 3 – 5 lần/ ngày -Hoặc các thuốc khác: Nospa, Spasmaverin… 2.Thuốc trung hòa dịch vị, bảo vệ băng se niêm mạc dạ dày: -Phosphalugel 13 g dạng gói 1 gói/ lần x 2 – 3 lần/ ngày -Gastrofulgyte gói 3g 1gói/ lần x 3 lần/ ngày - Trymo 120mg x 4 viên chia 2 lần / 24 giờ. Hoặc - Noigel 12 g dạng gói 1 gói/ lần x 2 – 3 lần/ ngày 3.Thuốc ức chế tiết axít:
  6. -Thuốc ức chế thụ thể H2 +Cimetidin ( Tagamet ) viên 200 mg – 300 mg – 400 mg – 800 mg Liều dùng 800 mg – 1200 mg/ ngày, có thể uống 1 lần hoặc chia 2 lần. Dạng tiêm 200 mg 1 ống/ lần x 2 – 3 lần/ ngày. +Ranitidin ( Zantac ) viên 150 – 300 mg. Liều dùng 300 mg/ ngày, uống 1 lần hoặc chia 2 lần. ống tiêm 50 mg 1 ống/ lần x 2 – 3 lần/ ngày +Famotidin ( Pepcid, Pepcidin ) viên 20 – 40 mg. Liều dùng 40 mg/ ngày, uống 1 lần hoặc chia 2 lần. Dạng tiêm 1 ống 40 mg/ lần x 2 lần/ ngày. - Thuốc ức chế bõm proton ATPase + Omeprazol ( Losec, omez ) viên 20 mg. Liều dùng 40 mg/ ngày. Dạng tiêm 1 ống 40 mg/ lần x 1 – 2 lần/ ngày. +Lansoprazol viên 40 mg. Liều dùng 1 viên/ ngày. +Rabeprazol viên 10 – 20 mg. Liều dùng 1 – 2 viên/ ng. +Esomeprazol viên 40 mg. Liều 1 viên/ ngày. 4.Điều trị các triệu chứng khác: + Hạ sốt :Paracetamol 500mg . Liều 2-4 v/Ngày.
  7. + Truyền dịch bù nýớc, điện giải nếu nôn nhiều +Truyền dịch, truyền màu nếu có XHTH gây tình trạng thiếu máu + Nếu Bệnh nhân dị ứng cho Dimedrol hoặc Pipolphen ống 25 mg tiêm bắp thịt 1 ống/ lần x 2 – 3 lần/ ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0