intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm màng bao hoạt dịch ở khớp đầu gối

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

473
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm màng bao hoạt dịch ở khớp đầu gối Viêm màng bao hoạt dịch ở khớp đầu gối được chia thành hai loại: Viêm màng bao hoạt dịch vết thương cấp tính và viêm màng bao hoạt dịch vết thương mạn tính. Ngoài ra, còn có dạng viêm màng bao hoạt dịch đặc biệt do nhiễm khuẩn gây ra. Ở đây chỉ đề cập đến dạng viêm màng bao hoạt dịch đầu gối mạn tính đơn thuần. Theo Đông y thì bệnh này thuộc loại Hạc tất phong, bệnh sưng to ở phía sau khớp gối, khớp gối nhỏ lại, giống...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm màng bao hoạt dịch ở khớp đầu gối

  1. Viêm màng bao hoạt dịch ở khớp đầu gối Viêm màng bao hoạt dịch ở khớp đầu gối được chia thành hai loại: Viêm màng bao hoạt dịch vết thương cấp tính và viêm màng bao hoạt dịch vết thương mạn tính. Ngoài ra, còn có dạng viêm màng bao hoạt dịch đặc biệt do nhiễm khuẩn gây ra. Ở đây chỉ đề cập đến dạng viêm màng bao hoạt dịch đầu gối mạn tính đơn thuần. Theo Đông y thì bệnh này thuộc loại Hạc tất phong, bệnh sưng to ở phía sau khớp gối, khớp gối nhỏ lại, giống như đầu gối của con chim hạc. Nguyên nhân Đông y cho rằng bệnh do các yếu tố như: - Cảm nhiễm phong hàn thấp. Sau khi bị bệnh lâu ngày hoặc sau khi sinh nở, khí huyết lưu thông không tốt dẫn đến sự lưu tắc huyết dịch, thấp tà tích tụ lại thành đàm. Diện tích bao phủ của màng bao hoạt dịch ở khớp gối lớn, được hợp thành bởi nhiều nang trơn, có chức năng phân tiết các dịch thể để bôi trơn các khớp. Trong những biểu hiện thông thường thì lượng dịch thể trong nội khoang của các khớp là vừa đủ và không có sự tích tụ dịch thể quá mức. Nếu các màng bao hoạt dịch này bị kích thích, có thể gây ra phản ứng tính viêm làm mất thăng bằng chức năng phân tiết. Dịch thể quá nhiều, hình thành nên sự tích tụ dịch thể ở các màng bao hoạt dịch. Triệu chứng lâm sàng Viêm màng bao hoạt dịch ở khớp gối là loại bệnh có triệu chứng chủ yếu là sưng tấy, tích dịch ở khớp gối. Vùng lõm quanh xương đầu gói dần dần biến mất, trở nên bằng phẳng, thậm chí còn nổi cao hơn cả chỗ xương đầu gối.
  2. Sự sưng tấy nổi bật ở phần nang trên xương đầu gối, có nang xương ở chỗ các tổ chức mềm, có thể làm cho tổ chức màng bao hoạt dịch sưng dầy lên. Khi xét nghiệm nhũ xương đầu gối cho kết quả dương tính. Có thể sự đau nhức của các khớp xương không rõ nhưng người bệnh có cảm nhận thấy đau tức ở đầu gối, đặc biệt đau hơn khi đi lại. Ở khe giữa các khớp có thể đau hơn, người bệnh không thể co, duỗi gối khớp. Bệnh lý Tổ chức màng bao hoạt dịch tăng sinh dầy lên, tế bào tuyến hạch hạ tầng các mô trơn, viêm các tế bào trơn của bào tương làm tăng thấm xuất dịch thể trong các khớp, khiến cho dịch thể tụ lại ở các khớp, lâu ngày, do không hấp thu được nên gây ra kết dính ở các khớp làm cho hoạt động của khớp bị hạn chế và khó khăn. Điều trị Do hàn thất xâm nhập: Khớp gối sưng đau, tay chân lạnh và nặng, gặp thời tiết xấu càng đau hơn, gặp nóng lại dễ chịu, lưỡi nhạt hoặc tím tối, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Trầm. Dùng Đương quy, Phòng phong, Tang chi, Nhũ hương, Hải phong đằng, Xích thược đều 12g, Độc hoạt, Khương hoạt, Tần giao, Uất kim đều 9g, Gừng, Cam thảo đều 6g, quế tâm 1g. Sắc uống.
  3. -Tang ký sinh, Kê huyết đằng đều 30g, Quế chi, Hồ tiêu đều 20g, Độc hoạt 10g, Chân giò heo 500g. Nấu thành canh ăn, ngày 1 thang, liên tục 5-7 ngày là 1 liệu trình. Do Hàn nhiệt uẩn kết: Khớp gối sưng đau, nóng, sắc mặt vàng úa, nước tiểu vàng, phân lỏng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Hoạt Sác. Dùng Ý dĩ nhân 30g, Hoàng kỳ, Thương truật, Phòng kỷ đều 15g, Xuyên ngưu tất, Địa long đều 10g. Sắc uống. - Cành dâu già 10g, Ý dĩ nhân, Mộc qua đều 100g, Vịt già 1 con 1 kg, nấu thành canh ăn ngày 1 thang, liên tục 7- 15 ngày. Do khí huyết hư tên, đờm địch kết lại: Khớp gối sưng to như chân hạc, co duỗi thấy đau, cơ và thịt bên trên đầu gối dần dần biến mất. Nếu bệnh nặng thì tay chân mềm yếu, mệt mỏi, sắc mặt vàng khô, đau đầu, lưỡi nhạt hoặc có nốt ban, mạch Trầm. Dùng hoàng kỳ, Địa long, Ngưu tắt đều 20g, Đương quy, Hồng hoa, Tần giao, Khương hoạt đều 12g, Đào nhân 10g, Ngũ linh chi, Xuyên khung, Một dược, Hương phụ đều 9g, Cam thảo 6g. Sắc uống. - Hoàng kỳ, Đảng sâm đều 30g, Kỷ tử 20g, Đương quy 10g, Ô tiêu xà 200g. Nấu thành canh ăn, ngày 1 thang, liên tục 15-30 ngày. Ngoại khoa. Thuốc dán + Bạch chỉ cao: Bạch chỉ 500g, sắc với rượu thành cao. Khi khớp gối sưng đau do hàn, thấp, dùng cao dán lên chỗ đau, hết đau thì bóc cao đi. + Gừng tươi 250g, Nhũ hương, Một dược đều tán bột 15g, xạ hương 3g, Bì Quảng giao 60g. Dùng nước Gừng hòa tan Quảng giao, sau đó, thêm Nhũ hương, Một dược, Xạ hương vào, luyện thành cao. Khớp gối sưng đau do phong, thấp, nhiệt, dùng thuốc cao này dán bên ngoài. Thuốc tắm + Phòng phong, Xuyên tiêu, Cốt toái bổ, Thấu cốt thảo, Nhũ hương, Hải đồng bì, Tô mộc, Xuyên ngưu tắt, Đương quy, Cấp tính tử, Bạch chỉ, Muối ăn, Thiên niên kiện. Cho thuốc vào bồn đun nóng, rửa chỗ bị bệnh. Mỗi lần rửa cần khoảng 1 giờ đồng hồ. Sau khi rửa xong cất thuốc đi để lần sau dùng tiếp. Mỗi ngày rửa 1 lần, mỗi thang thuốc
  4. rửa 3 ngày. Ngải tiêu thấu cốt thang: Lá ngải cứu 120g; Xuyên giao 30g, Thấu cốt thảo 30g. Sắc thuốc, lấy 250ml nước thuốc, xông rửa vùng bị đau, ngày 2 lần. Bát tiên tiêu dao thang: Khổ sâm 10g, Đơn bì, Xuyên tiêu đều 9g, Phòng phong, Kinh giới đều 3g. Sắc lấy nước xông hơi và rửa chỗ đau. Nhũ hương cao: Nhũ hương, Một được đều 5g, Địa cốt bì 15g, Tam thất 5g, Xạ hương 0,3g. Tán nhỏ, dùng Xa tiền thảo giã nát, cho vào, bôi đều lên chỗ đau cùng với rượu. Trục dịch tiêu thống tán: Tử ngạnh bì, Nghệ, Hồng hoa, Bạch chỉ, Đương quy vĩ, Trần bì, Đại hoàng, Khởi tử, Hoàng bá, Lưu ký nô, Mã tiền tử, Bán hạ. Tán nhỏ, trộn với mật ong, dán lên bên ngoài vùng bị đau. Chú ý: khi dán thuốc phải hạn chế hoạt động của khớp gối. Một số bài thuốc kinh nghiệm: + Ôn dương giải ngưng thang (Danh y trị nghiệm lương phương): Thục phụ tử 10g, Thục địa 12g, Bạch giới tử, Hoàng cầm (sao), thương truật, Bạch truật, Trạch tả, Độc hoạt, Ngưu tất,đều 10g, Hán phòng kỷ 12g, Chích cam thảo 6g. Sắc uống. Tác dụng: Ôn kinh trừ thấp, khớp sưng đau kèm nặng, co duỗi khó khăn, da vùng khớp gối không đỏ, sờ vào không thấy nóng nhưng sưng to giống như thân con chim hạc. Kết hợp với châm cứu thì hiệu quả rất cao. Trên lâm sàng đã kinh nghiệm hơn 25 năm, có kết quả tốt. Bệnh án bao khớp tích nước (quan tiết tang tích thủy) Hứa XX, nữ, 19 tuổi. Bệnh nhân cho biết nửa năm trước bị té ngã, lúc đó không cảm thấy đau, sau đó mấy ngày khớp gối sưng to, đi lại khó khăn, hoạt động bị hạn chế. Đã trị bằng châm cứu và thảo dược, hơn 1 tháng mà không khỏi. Sau đó đến bệnh viện điều trị. Bệnh viện chẩn đoán là bao khớp tích nước, điều trị mấy tháng không thấy chuyển biến, đến xin điều trị. Kiểm tra thấy khớp gối thẳng cứng, đi lại khó khăn, quanh khớp sưng, không đỏ, không nóng, day ngang có cảm giác như sóng vỗ, ấn vào hơi đau. Bệnh do ứ huyết đình trệ, khí huyết vận hành bị ngăn trở. Cách trị là hoạt huyết khứ ứ, lợi thuỷ tiêu thũng. Dùng Thông kinh đạo trệ thang (Toàn Đương quy 20g, Xuyên khung 6g, Xuyên ngưu tất 9g, Độc hoạt 9g, Phục linh 12g, Trạch tả 9g, Ô dược 15g, Hồng hoa 9g, Xuyên sơn giáp 9g, Trần bì 3g, Chỉ xác 9g, Cam thảo
  5. 3g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang), gia vị để dùng, phối hợp thuốc bôi ngoài: Khứ phong sưu lạc cao, bài này gồm: Ma hoàng 15g, Bạch giới tử 30g, Phí thái tử 80g, Sinh xuyên ô 9g, Quế chi 15g, Khương hoàng 15g, Cao lương khương 15g, Chế nhũ hương 9g, Chế một dược 9g Tế tân 3g, Tắt bát 15g, Băng phiến 9g. Tán nhuyễn, trộn với vaselin cho đều chế thành cao bôi chỗ đau. Sau khi uống 10 thang chỗ khớp sưng giảm hơn một nửa, bớt cứng chân, cho uống tiếp, tổng cộng 32 thang, các chứng đều khỏi, khớp hoạt động lại như thường, sức khoẻ hồi phục như cũ, theo dõi, không thấy tái phát. Bệnh án Khớp Gối Có mủ Trần Thị Ch. 36 tuổi. Nội trợ. Một hôm sáng ngủ dậy, đầu gối chân trái sưng đỏ, đau không thể đi lại lại được. Người nhà mua cho mấy liều thuốc Tây, uống vào đến chiều thì bớt sưng, ngủ 1 đêm sáng hôm sau lại sưng. Uống thuốc cầm cự vài ngày, không bớt, đi bệnh viện khám, bác sĩ cho uống 5 ngày thuốc. Trong 5 ngày này, đầu gối ngày càng sưng to, nóng đỏ, phát sốt cao. Chuyển lên Trung tâm Chấn thương chỉnh hình ở thành phố Phố Sài Gòn. Bác sĩ chẩn đoán là viêm khớp làm mủ. Mổ lấy mở ra gần 1 chén ăn cơm. Sau đó cho về nhà tiếp tục uống thuốc và chích thuốc. Tuy nhiên, vết thương chỗ mổ không lành, cứ chảy nước vàng cả ngày. Đã chích gần 3 lọ Lincocin (mỗi lọ 10 ml, chích làm 5 ngày). Thuốc uống dùng rất nhiều trụ sinh loại mạnh nhưng ước vàng vẫn chảy ra, vết thương không kín được miệng. Chị Ch. nói rằng vì chích thuốc nhiều ngày nên bây giờ sợ chích, không muốn chích thuốc nữa, chuyển sang xin dùng thuốc Bắc hoặc thuốc Nam. Chúng tôi cho dùng : Bạch chỉ 40g, Ngưu tất 20g. Sắc 3 chén nước, còn 1 chén, uống buổi sáng. Buổi chiều, sắc 3 chén nước còn 1/2 chén, uống. Uống 3 ngày, vết thương chỉ còn hơi rỉ nước. Đến ngày thứ 7 thì vết thương hết sưng, hết chảy nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2