intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm màng não não mô cầu

Chia sẻ: Hoason Hoason | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

264
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm màng não não mô cầu thì hiếm nhưng là căn bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Nó làm cho màng não và tủy sống bị viêm. Mỗi năm có ít hơn 2,600 người bị viêm màng não não mô cầu ở Hoa Kỳ. Nhưng căn bệnh này có thể gây chết người hoặc gây ra thiệt hại nghiêm trọng nếu như không được điều trị ngay. Thậm chí khi điều trị viêm màng não não mô cầu vẫn có thể gây chết. Và khoảng 1 trong 5 người bị bệnh sẽ có những biến chứng nghiêm trọng. Sau đây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm màng não não mô cầu

  1. Viêm màng não não mô cầu Ảnh minh hoạ Viêm màng não não mô cầu thì hiếm nhưng là căn bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Nó làm cho màng não và tủy sống bị viêm. Mỗi năm có ít hơn 2,600 người bị viêm màng não não mô cầu ở Hoa Kỳ. Nhưng căn bệnh này có thể gây chết người hoặc gây ra thiệt hại nghiêm trọng nếu như không được điều trị ngay. Thậm chí khi điều trị viêm màng não não mô cầu vẫn có thể gây chết. Và khoảng 1 trong 5 người bị bệnh sẽ có những biến chứng nghiêm trọng. Sau đây là những gì bạn cần biết về triệu chứng của viêm màng não não mô cầu và cách phòng ngừa điều trị nó. Nguyên nhân gây ra viêm màng não não mô cầu?
  2. Vi khuẩn và virus là 2 nguyên nhân chính gây ra viêm màng não. Vi khuẩn Neisseria meningtidis còn được gọi là meningococcus, gây ra viêm màng não não mô cầu. Ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, meningococcus là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm màng não do vi khuẩn. Ở người lớn nó là nguyên nhân phổ biến thứ 2. Vi khuẩn Meningococcal có thể gây ra sự nhiễm khuẩn ở một phần của cơ thể - chẳng hạn như da, đường tiêu hóa, đường hô hấp. Đối với những nguyên nhân chưa biết, vi khuẩn có thể lan rộng trong dòng máu đến hệ thần kinh. Khi nó đến nơi này, nó gây ra viêm màng não não mô cầu. Vi khuẩn có thể xâm nhập trực tiếp vào hệ thần kinh sau một chấn thương nghiêm trọng ở đầu, phẫu thuật hoặc là nhiễm khuẩn. Nguy cơ bị viêm màng não não mô cầu tăng lên nếu như bạn tiếp xúc với vi khuẩn gây ra bệnh. Nếu như gần đây bạn bị nhiễm khuẩn hô hấp trên thì nguy cơ bạn bị mắc bệnh cũng tăng lên. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ em thanh thiếu niên là những người có nguy cơ cao nhất. Triệu chứng của viêm màng não não mô cầu? Triệu chứng của viêm màng não não mô cầu có thể thay đổi tùy trường hợp. Các triệu chứng và dấu hiệu phổ biến hơn bao gồm: · Thường kém nhạy cảm
  3. · Sốt cao đột ngột · Đau đầu kéo dài nghiêm trọng · Cổ cứng, khó xoay chuyển · Ói mửa · Không thoải mái nơi đèn sáng · Đờ đẫn nhận thức khó khăn · Đau khớp · Rối loạn hoặc những thay đổi khác về tinh thần Chứng phát ban trên da hơi đỏ hoặc màu tía là dấu hiệu rất quan trọng nên xem xét. Nếu như nó không chuyển sang màu trắng khi đè một vật bằng thủy tinh lên nó thì có lẽ chỗ phát ban này là dấu hiệu của máu bị nhiễm độc. Đây là một tình trạng y khoa khẩn cấp. Những triệu chứng khác của viêm màng não hoặc nhiễm độc máu có thể bao gồm: · Vết đốm mềm phồng lên hoặc căng ra (ở trẻ sơ sinh) · Tiếng khóc the thé hoặc rền rĩ (ở trẻ sơ sinh)
  4. · Cử động cứng, xóc nảy lên hoặc lắc lư (ở trẻ nhỏ hoặc bé mới biết đi) · Dễ nổi cáu · Thở gấp gáp · Hôn mê hoặc ngủ quá nhiều · Da có vết bẩn chuyển sang tái hoặc xanh · Bàn tay và chân lạnh hoặc run lẩy bẩy · Động kinh Phương pháp điều trị viêm màng não não mô cầu? Viêm màng não não mô cầu có thể gây chết hoặc những biến chứng nghiêm trọng, như là não bị tổn thương, liệt, hoại tử hoặc điếc. Để ngăn ngừa những vấn đề này thì việc điều trị ngay là điều quan trọng. Không nên chờ đợi. Hãy gọi ngay đến số điện thoại khẩn cấp nếu như: · Bạn chú ý thấy những triệu chứng của viêm màng não não mô cầu · Các triệu chứng không được cải thiện khi điều trị · Bạn nghĩ rằng mình đã tiếp xúc với viêm màng não não mô cầu
  5. Kiểm tra có thể khẳng định chẩn đoán của viêm màng não não mô cầu. Các bác sĩ có thể bắt đầu với các kháng sinh, như là penicillin hoặc là ceftriaxone bằng cách tiêm tĩnh mạch. Bạn và con của bạn cũng có thể cần những thuốc khác để điều trị những vấn đề liên quan tới áp suất dịch tủy tăng. Đôi khi bác sĩ kê thuốc steroid. Bạn hoặc người thân của bạn đã từng tiếp xúc gần với người bị bệnh viêm màng não não mô cầu chưa? Bao gồm tiếp xúc ở trường, tại nơi chăm sóc trẻ nhỏ, ở nhà hoặc nơi làm việc. Nếu có thì việc dùng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn là điều quan trọng. Có vắc xin cho bệnh viêm màng não não mô cầu hay không? Viêm màng não não mô cầu là căn bệnh nghiêm trọng – thậm chí khi điều trị. Vì thế phòng ngừa là phương pháp tốt hơn. Vắc xin meningococcal có thể ngăn ngừa nhiễm khuẩn viêm màng não. Ở Mỹ có 2 loại vắc xin được sử dụng: · meningococcal conjugate vaccine (MCV4) – thích hợp cho người tuổi từ 2 đến 55 · meningococcal polysaccharide vaccine (MPSV4) – vắc xin chỉ dùng cho những người trên 55 tuổi Cho dù là chúng không thể ngăn ngừa tất cả các loại của bệnh viêm màng não não mô cầu nhưng cả 2 loại vắc xin có thể ngăn ngừa nhiều loại của căn
  6. bệnh này. Cả 2 vắc xin đều hiệu quả trên 9 trong 10 người. MCV4 có khuynh hướng bảo vệ lâu dài hơn và tốt hơn trong việc ngăn ngừa sự chuyển đổi của bệnh. Bác sĩ đề nghị liều dùng của MCV4 bằng con đường tiêm cho trẻ em và thanh thiếu niên tuổi từ 11 đến 18. Những người khác có nguy cơ nên xem xét việc tiêm vắc xin, bao gồm: · Những người nghĩ rằng họ đã tiếp xúc với viêm màng não não mô cầu · Sinh viên đại học năm 1 sống ở ký túc xá · Các tân binh trong quân đội · Những người du lịch đến những vùng của thế giới như Châu Phi, nơi mà căn bệnh viêm màng não não mô cầu phổ biến · Người có lá lách bị hư hại hoặc thiếu hụt thành phần bổ sung giai đoạn cuối, sự rối loạn hệ miễn dịch · Nhân viên phòng thí nghiệm thường tiếp xúc với vi khuẩn meningococcal Liều tiêm thứ 2 thì cần thiết cho những người có nguy cơ cao. Hãy đợi nếu như bạn cảm thấy rất mệt lúc bạn lên lịch trình tiêm ngừa. Tránh tiêm vắc-xin nếu như :
  7. · Có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với liều tiêm trước đây · Dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc xin · Đã từng có hội chứng Guillain-Barre Nơi tiêm bị đau nhẹ và hơi đỏ là điều phổ biến và không phải là vấn đề. Nhưng nên gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu như bạn có phản ứng mạnh với vắc xin. Bao gồm sốt cao, yếu ớt, hoặc dấu hiệu của phản ứng dị ứng như là khó thở, nhịp tim nhanh hoặc là hoa mắt choáng váng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2