intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm mũi (Kỳ 3)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

113
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm mũi mạn tính. Bao gồm: - Viêm mũi mạn tính xuất tiết. - Viêm mũi quá phát. 3.1. Viêm mũi mạn tính xuất tiết. 3.1.1. Triệu chứng: Viêm mũi mạn tính xuất tiết đặc trưng bởi xung huyết lan toả và phù nề nhiều ở niêm mạc mũi (đôi khi nề tím). Triệu chứng gần giống như trong viêm mũi cấp tính. Triệu chứng toàn thân: không có gì đặc biệt. Triệu chứng tại chỗ: - Ngạt mũi không thường xuyên, ngạt tăng lên theo tư thế bệnh nhân nằm ngửa hay nghiêng. Thông thường trong những trường hợp này có ứ máu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm mũi (Kỳ 3)

  1. Viêm mũi (Kỳ 3) 3. Viêm mũi mạn tính. Bao gồm: - Viêm mũi mạn tính xuất tiết. - Viêm mũi quá phát. 3.1. Viêm mũi mạn tính xuất tiết. 3.1.1. Triệu chứng: Viêm mũi mạn tính xuất tiết đặc trưng bởi xung huyết lan toả và phù nề nhiều ở niêm mạc mũi (đôi khi nề tím). Triệu chứng gần giống như trong viêm mũi cấp tính. Triệu chứng toàn thân: không có gì đặc biệt. Triệu chứng tại chỗ: - Ngạt mũi không thường xuyên, ngạt tăng lên theo tư thế bệnh nhân nằm ngửa hay nghiêng. Thông thường trong những trường hợp này có ứ máu ở những
  2. phần dưới thấp của mũi. Các mạch máu của tổ chức hang do mất trương lực, ở trạng thái giãn nên ứ máu, gây cản trở thở bằng đường mũi. Khi quay nghiêng sang bên kia, ngạt mũi cũng chuyển sang lỗ mũi nằm ở thấp. - Chảy mũi hầu như thường xuyên. - Những biến chứng trong viêm mũi mạn tính có thể ở dạng giảm ngửi hoặc đôi khi mất ngửi, thường tổn thương cơ quan thính giác do dịch viêm chảy từ mũi qua vòi tai vào hòm tai. 3.1.2. Chẩn đoán. Chẩn đoán xác định thường khó. Chẩn đoán phân biệt. - Với viêm mũi quá phát: gây co niêm mạc mũi bằng dung dịch Cocain 1% - 3% có pha Adrenalin 1%0 hoặc dung dịch Ephedrin 2%-3%. Nếu hầu như hết hoàn toàn sự phù nề niêm mạc mũi, sau khi nhỏ thuốc co mạch, chứng tỏ viêm mũi mạn tính thường. Còn nếu không co chứng tỏ viêm mũi quá phát. Thăm dò niêm mạc mũi bằng que thăm đầu tù có thể cho ta hình dung được mức độ phù nề của nó. - Trong viêm mũi xuất tiết nhất là có xuất tiết nhiều, cần loại trừ bệnh xoang là nguồn gốc có thể gây ra sự xuất tiết này.
  3. 3.1.3. Điều trị. - Để giảm phù nề và chống viêm, dùng các thuốc se hoặc các thuốc đốt cuốn mũi. - Bôi dung dịch Nitrat bạc 1%, 2%, 3% hoặc dung dịch Clorua kẽm. - Nếu tái diễn dùng Napthasolin 0,5% hoặc Ephêdrin 1% có kết quả. - Về lý liệu, có thể khí dung, chiếu tia sóng ngắn vào vùng mũi, điện di dung dịch Novocain 5%. Nếu không có kết quả có thể chỉ định đốt cuốn mũi dưới bằng côte điện. 3.2. Viêm mũi quá phát. Là dạng viêm đặc trưng bởi sự tăng sinh của tổ chức liên kết. Sự tăng sinh các thành phần tổ chức này không phải diễn ra mạnh trên toàn bộ niêm mạc mũi mà chủ yếu ở các vị trí có tổ chức hang. Đó là đầu và đuôi cuốn mũi giữa và dưới. Đôi khi chúng nở to chiếm toàn bộ vùng phía dưới cuốn dưới, bề mặt phần quá phát có thể phẳng, song thường là gồ ghề, nhất là vùng các đầu cuốn có dạng múi, thuỳ lồi ra. Đuôi cuốn quá phát có thể có dạng khối u lồi vào tỵ hầu. Mầu sắc bề mặt phần quá phát tuỳ thuộc vào lượng tổ chức liên kết phát triển và cấp máu: có thể nâu đỏ hoặc đỏ thẫm hoặc tím xẫm. 3.2.1. Triệu chứng.
  4. Triệu chứng của viêm mũi quá phát cũng có ngạt tắc mũi và chảy mũi. tuy vậy ngạt mũi ở đây là do nguyên nhân bền vững (quá phát niêm mạc) nên nó thường xuyên hơn và ít thấy giảm đi sau khi bôi thuốc co mạch. Thông thường trong viêm mũi quá phát mạn tính, đuôi cuốn dưới có thể chắn trực tiếp vào lỗ hầu của vòi tai hoặc tạo điều kiện cho viêm nhiễm vào vòi tai và hòm tai. Đôi khi còn tổn thương cả hệ thống tuyến lệ do đầu cuốn dưới quá phát bịt mất lỗ dưới của ống lệ tỵ, gây chảy nước mắt, viêm túi lệ và viêm kết mạc. Viêm mũi mạn tính cũng là nguyên nhân gây nhức đầu, khó thở, nhất là về đêm, các cơn hen và những rối loạn thần kinh khác. 3.2.2. Điều trị. Đề phòng bệnh trước hết phải loại hết tất cả các nguyên nhân gây viêm mũi mạn tính. Như vậy trước hết phải chú ý tới thể trạng chung của cơ thể (các bệnh tim, thận nhiễm mỡ...), các điều kiện vệ sinh và nghề nghiệp trong lao động của bệnh nhân. Sau khi đã sáng tỏ và loại trừ nguyên nhân này sẽ tiến hành điều trị tại chỗ. Điều trị thuốc: Bôi thuốc với mục đích làm giảm phù nề niêm mạc mũi thường dùng dung dịch Glyerin iôt 0,5 -1,5%. Đối với dạng viêm mũi quá phát đòi hỏi điều trị kiên quyết hơn. Nếu niêm mạc chưa quá phát mạnh thì dùng hoá chất đốt cháy: axit cromic, axit trcloaxetic, nitrat bạc...
  5. Điều trị bằng đốt điện (côte): Trước khi đốt hãy bôi tê niêm mạc mũi bằng dung dịch Cocain với Adrenalin 3-5% từ 1-2 lần. Khi đốt bằng que điện cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau: - Không cần nung que điện đến sáng trắng vì tác dụng cầm máu chỉ cần tới mức nung đỏ. - Trong khi đốt cần quan sát để không bị đốt đồng thời cả 2 bên đối diện của hốc mũi tránh bị dính về sau do đốt. - Không được rút đầu côte điện ra khỏi tổ chức bị đốt khi ở trạng thái nguội vì sẽ kéo theo ra một mảng tổ chức gây chảy máu. Đưa côte điện ra ngoài mũi, vẫn ở tình trạng nung đỏ. - Thường làm 1 - 2 vết đốt từ sau kéo ra trước theo bờ cuốn để sau đó sẹo tạo thành sau khi rụng đi sẽ co nhỏ niêm mạc phù nề lại. - Với côte điện đôi khi chỉ cần một lần là được, nhưng có khi phải đốt lại lần 2, sau khi bong vẩy lần đầu. - Cần phòng cho bệnh nhân viêm và ngạt mũi ngay mấy ngày sau khi đốt. Điều trị phẫu thuật: - Chỉ định: Khi có biểu hiện quá phát xương hoặc tăng sinh tổ chức liên kết, không còn đáp ứng với thuốc co mạch, phải dùng đến biện pháp phẫu thuật.
  6. - Các chống chỉ định phẫu thuật là: Có biểu hiện sốt và bệnh cấp tính. Giảm đông máu và các bệnh chảy máu kéo dài. - Kỹ thuật: Khi lấy bỏ những phần quá phát khu trú ở đầu, đuôi cuốn và toàn bộ bờ dưới cuốn dưới, hay ở đầu, bụng cuốn giữa, cũng cần gây tê tại chỗ như nói trên và tốt nhất là lấy bằng thòng lọng. quan sát đưa thòng lọng vào mũi và lựa ngoặc vào sát nền và rồi cắt lấy ra. Nếu sự phát triển chiếm toàn bộ bờ dưới cuốn dưới thì cắt bằng kéo cắt cuốn. Sau phẫu thuật nhét bấc mũi vô trùng có tẩm dầu + kháng sinh. Bấc tẩm dầu có nhiều tác dụng: làm giảm bớt tính kích thích niêm mạc và lấy ra không cần nhỏ oxy già như một số tác giả đề nghị. Rút bấc ra sau 24 - 48 giờ. Sau rút bấc phải theo dõi bệnh nhân từ 30 phút đến 1 giờ. Để tránh chảy máu phải giữ bệnh nhân ở trong nhà, không dùng thức ăn nóng, không uống rượu, tránh lao động chân tay. - Biến chứng sau phẫu thuật hoặc đốt thường là chảy máu và dính. Dính xảy ra thường do tổn thương ở 2 phía niêm mạc đối diện nhau (cuốn và vách ngăn). Có thể có viêm họng sau phẫu thuật này nhất là ở người bị viêm Amidan mạn tính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2