![](images/graphics/blank.gif)
VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM TRÙNG – PHẦN 1
lượt xem 5
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng là bệnh thường gặp do sự lan tràn của vi khuẩn gây bệnh từ những ổ nhiễm trùng khu trú ở nội tâm mạc và nội mạc động mạch. Thường xảy ra trên bệnh nhân có bệnh tim có sẵn (Valve tim hậu thấp hoặc tim bẩm sinh), chênh lệch áp suất xuyên valve lớn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM TRÙNG – PHẦN 1
- VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM TRÙNG – PHẦN 1 BS Đoàn Thị Tuyết Ngân MỤC TIÊU: Trình bày tiêu chuẩn chẩn đoán viêm nội tâm mạc nhiễm trùng 1. Trình bày phương pháp điều trị nội khoa và các chỉ định ngoại khoa 2. VNTMNT Nêu các yếu tố tiên lượng 3. Trình bày phương cách điều trị dự phòng VNTMNT 4. NỘI DUNG 1. ĐẠI CƯƠNG: - Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng là bệnh thường gặp do sự lan tràn của vi khuẩn gây bệnh từ những ổ nhiễm trùng khu trú ở nội tâm mạc và nội mạc động mạch. Thường xảy ra trên bệnh nhân có bệnh tim có sẵn (Valve tim hậu thấp hoặc tim bẩm sinh), chênh lệch áp suất xuyên valve lớn. - Tiên lượng thường nặng và tỉ lệ tử vong cao.
- - Phân loại: + VNTMNT trên van tự nhiên + VNTMNT ở người nghiện ma túy qua đường tĩnh mạch tuỳ thuộc tim nào bị tổn thương: tổn thương valve 3 lá thường gặp dễ gây thuyên tắc phổi nhồi máu phổi. Dự hậu tốt vì điều trị KS thường khỏi + VNTMNT trên van nhân tạo: * 2 tháng sau thay valve thường do nhiễm trùng van nhân tạo lúc mổ hoặc biến chứng hậu phẫu. Vi khuẩn thường là coagulase negative staphylococcus, S. aureus, gram- negative bacilli, diptheroids và n ấm * Từ 2-12 tháng cũng là nhiễm trùng bệnh viện nhưng khởi phát chậm * > 12 tháng thường giống như nhiễm trùng cộng đồng trên van tự nhiên. + VNTMNT trên một số đối tượng đặc biệt: VNTMNT sau mổ tim hở, VNTMNT ở bệnh nhân sản phụ khoa, VNTMNT mắc phải trong bệnh viện, VNTMNT ở người chạy thận nhân tạo định kỳ - Vi khuẩn:
- + Streptococcus viridans, staphylococci, HACEK (Hemophyllus, Actinobacillus, Cardiobacterium, Eikenella, Kingella): nguồn gốc hầu họng, da hô hấp trên. + Streptococcus bovis; đường tiêu hóa hay kết hợp với polyp hoặc u đại tràng + Enterococci từ đường niệu dục. + S. aureus Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng cấp. + Vi trùng khác: Pneumococcus, Streptococcus group A, and gonococcus + Hiếm: cầu khuẩn ruột, trực khuẩn gram âm. + Nấm mốc Ricketsia - Đường vào: Từ ổ tổn thương, vi trùng gây nhiễm trùng huyết, du khuẩn huyết + Hàm mặt: răng lợi, Amygdales. + Da + Niệu dục + Tiêu hoá + Thủ thuật
- + Thuốc: đường tĩnh mạch viêm tắc tại chỗ, nhiễm trùng huyết, du khuẩn huyết khu trú tại valve tim - Bệnh tim có sẵn. - Yếu tố liên quan tới mức đề kháng và miễn dịch 2. CƠ CHẾ BỆNH SINH 2.1. VNTMNT bán cấp: sang thương VNTMNT bán cấp hầu như luôn luôn xuất hiện trên vùng nội mạc đã bị tổn thương. Nội mạc tổn thương do 3 cơ chế: Dòng máu tốc độ cao đập vào nội mạc - Dòng máu từ buồng áp lực cao vào buồng áp lực thấp - Dòng máu tốc độ cao đi qua một lỗ hẹp - Khi có du khuẩn huyết, vi trùng bám vào chỗ nội mạc bị tổn thương và sinh sản phát triển tạo nên sùi của viêm nội tâm mạc nhiễm trùng (gồm tiểu cầu, fibrin và vi trùng) 2.2. VNTMNT cấp: vi trùng có thể bám vào nội mạc lành mạnh và gây nhiễm trùng trực tiếp trên nội tâm mạc lành mạnh (50% trường hợp không có bệnh tim nền tảng).
- 3. LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 3.1. Lâm sàng Phân loại cấp và bán cấp trước đây dựa vào mô tả bệnh và thời gian từ lúc phát bệnh đến tử vong, hiện nay dựa vào đặc điểm và tiến triển của bệnh từ lúc khởi phát đến khi chẩn đoán. Bán cấp (Osler) Cấp - Xảy ra ở bệnh tim có sẵn - Xảy ra ở bệnh tim bình thường (50%) - Vi khuẩn ít độc lực - Vi khuẩn độc lực cao Staphylococcus aureus thường gặp - Triệu chứng từ từ - Bệnh cảnh cấp tính và nặng 0 + Sốt nhẹ 39,4 C + Sốt cao (39,4-400C) + Tổn thương cấu trúc van tim + Phá huỷ nhanh cấu trúc của tim chậm + Hiếm khi gây nhiễm trùng ở + Nhiễm trùng theo đường máu ở các nơi khác ngoài tim. những nơi xa.
- +Bệnh tiến triển dần dần trừ - không điều trị sẽ dẫn đến tử vong khi có thuyên tắc lớn hoặc vỡ túi trong vài tuần phình diễn biến: vài tuần vài tháng tử vong nếu không điều trị Tần Tần Đặc điểm Đặc điểm suất% suất% Biểu hiện thần kinh Lâm sàng 20-40 Sốt Biểu hiện ngoại vi (nốt 2-15 80-90 osler, XH dưới móng, Janeway, Roth’s pot Ớn lạnh, đổ mồ hôi Chấm xuất huyết 40-75 10-40 Chán ăn, sụt cân, khó chịu Cận lâm sàng 25-50 Đau cơ, khớp Thiếu máu 15-30 70-90
- Đau lưng Bạch cầu tăng 7-15 20-30 Tiếng thổi ở tim Tiểu máu vi thể 80-85 30-50 Tiếng thổi hở van tim mới 10-40 Tốc độ máu lắng tăng >90 hoặc thay đổi Thuyên tắc động mạch Nhân tố thấp 20-50 50 Phức hệ MD lưu hành Lách to 15-50 65-100 Ngón tay dùi trống Bổ thể huyết thanh giảm 10-20 5-40 Đặc điểm lâm sàng của VNTMNT không đặc hiệu. Tuy nhiên những triệu chứng này trên một BN sốt với bệnh van tim hoặc sử dụng thuốc ma tuý qua đ ường tiêm gợi ý chẩn đoán VNTMNT, hoặc khi tình trạng nhiễm trùng huyết với vi sinh vật thường gây VNTMNT, hoặc thuyên tắc động mạch không giải thích được và hở van tiến triển. Ở BN lớn tuổi, suy nhược hoặc suy tim, suy thận nặng có thể sốt nhẹ hoặc không sốt.
- 3.2.Cận lâm sàng 3.2.1. Cấy máu, kháng sinh đồ: cấy máu (+) trong VNTMNT khoảng 85- 95% * VNTMNT Bán cấp: 3 mẫu máu trong vòng 24 giờ, Nếu cấy máu vẫn âm tính sau 48-72 giờ nên cấy thêm 2- 3 mẫu nữa. Nếu bệnh nhân đã dùng kháng sinh trước đó, cấy máu nên thực hiện 24 - 48 giờ sau ngưng KS để lâu một tuần lễ (4 - 6 tuần đối với trường hợp vi khuẩn khó mọc, nhiều loại môi tr ường). Không nên cho kháng sinh theo kinh nghiệm nếu tình trạng huyết động BN ổn định. * VNTMNT Cấp: 3 mẫu cấy, 3 vị trí khác nhau, cách nhau 15-30 phút trước khi bắt đầu điều trị theo kinh nghiệm. 3.2.2 ECHO tim: - Siêu âm tim đóng góp nhiều thông tin cho việc chẩn đoán VNTMNT: sùi, áp xe vòng van. - Khi phát hiện nốt sùi nguy cơ thuyên tắc cao, suy tim, phá huỷ valve. - ECHO bình thường không loại trừ VNTMNT. - Cần chẩn đoán phân biệt: Thoái hoá nhầy, đứt dây chằng, u nhầy nhĩ, thrombus
- Chú Ý: Sùi có thể tồn tại không đổi 3 năm sau điều trị khỏi lâm sàng. 4. CHẨN ĐOÁN: Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh VNTMNT của Đại Học DUKE Tiêu chuẩn chính: 1/ Cấy máu dương tính: phân lập được vi khuẩn điển hình từ 2 mẫu máu riêng biệt (Streptococci viridans, Streptococcus bovis, S. aureus, enterococcus, nhóm HACEK) mà không thấy ổ nhiễm trùng tiên phát) hoặc phân lập được vi trùng phù hợp với VNTMNT ở (1) ít nhất hai mẫu máu cách nhau >12 giờ hoặc (2) cả 3 hay trên 3 mẫu với mẫu đầu và mẫu cuối cách nhau ít nhất 1 giờ 2/ Bằng chứng tổn thương nội tâm mạc: ECHO tim điển hình Mãnh sùi di động (khối u di động trong tim, trên van hoặc cấu trúc nâng đỡ, (i) hoặc trên đường đi của dòng máu phụt ngược hoặc trên vật liệu ghép), hoặc Abscess hoặc (ii) Sút một phần mới xuất hiện của van nhân tạo, hoặc (iii) Hở van mới xuất hiện (iv) Tiêu chuẩn phụ:
- 1/ Có tổn thương dễ gây VNTMNT hoặc người nghiện ma túy 2/ Sốt >38oC 3/ Hiện tượng mạch máu: thuyên tắc động mạch, nhồi máu phổi do sùi, phình mạch, xuất huyết nội sọ, xuất huyết niêm mạc mắt, tổn thương Janeway 4/ Hiện tượng miễn dịch: viêm cầu thận, nốt Osler, chấm Roth, yếu tố thấp 5/ Cấy máu dương tính nhưng không đạt tiêu chuẩn chính 6/ Siêu âm phù hợp với VTMNT nhưng không đạt tiêu chuẩn chính Chẩn đoán xác định: Khi có 2 tiêu chuẩn chính hoặc một tiêu chuẩn chính kèm 3 tiêu chuẩn phụ hoặc 5 tiêu chuẩn phụ. Có thể VNTMNT: Không đủ tiêu chuẩn xác định, nhưng cũng không thuộc vào nhóm loại trừ Chẩn đoán loại trừ:
- Có chẩn đoán chắc chắn khác hoặc triệu chứng biến mất hẳn sau khi dùng kháng sinh 4 ngày hoặc không có chứng cớ bệnh học của VNTMNT khi mổ hoặc phẫu nghiệm tử thi với chỉ 4 ngày trị liệu bằng kháng sinh 5. ĐIỀU TRỊ: 5.1. Điều trị nội khoa 5.1.1. Thời điểm bắt đầu kháng sinh trị liệu: tùy thuộc vào diễn tiến bệnh, tình trạng lâm sàng của bệnh nhân 5.1.2. Nguyên tắc chung của kháng sinh trị liệu: - Dùng kháng sinh diệt khuẩn, liều cao - Đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp - Kéo dài để diệt toàn bộ vi trùng (4 - 6 tuần) dựa vào kháng sinh đồ - Phối hợp kháng sinh: tăng hiệu lực và tránh chọn lọc các dòng VK kháng thuốc 5.1.3. Kháng sinh trị liệu theo kinh nghiệm Dựa vào sự hiện diện hay không của van tim nhân tạo và diễn tiến bệnh a. Bệnh nhân không có van tim nhân tạo và VNTMNT bán cấp:
- Thường do Streptococcus viridans, streptococcus bovis, Enterococcus trong đó Enterococcus là vi khuẩn kháng thuốc nhất: Ampicillin (hoặc Amoxicillin) 200mg/kg/ngày chia 6 lần tiêm tĩnh mạch hoặc penicillin G 400.000 đơn vị/kg/ngày chia 6 lần tiêm tĩnh mạch phối hợp với gentamycin 1mg/kg mỗi 8 giờ, nếu bệnh nhân dị ứng với penicillin thì thế bằng vancomycin 30mg/kg/ngày chia 3 lần truyền tĩnh mạch chậm b. Bệnh nhân không có van tim nhân tạo và VNTMNT cấp: Cần cho KS trước khi có kết quả cấy máu thường do staphylococcus. Oxacilline 150-200mg/kg/ngày chia 6 lần tiêm TM phối hợp Gentamycine 1mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ. Nếu BN bị VNTMNT mắc phải trong bệnh viện hoặc nếu có dị ứng với penicillin thay oxacillin bằng vancomycin 30mg/kg/ngày chia 2- 3 lần truyền tĩnh mạch chậm c. VNTMNT trên bệnh nhân mang van nhân tạo: - Trong vòng 12 tháng sau phẫu thuật thay van: thường do staphylococcus (epidermidis; aureus), Bacilli gram âm, Diphteroids ho ặc vi nấm - Sau 12 tháng kể từ lúc thay van: thường do vi khuẩn staphylococcus (epidermidis; aureus), hoặc nhóm HACEK kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm gồm vancomycin (30mg/kg/ngày chia 2-3 lần) phối hợp với một aminoglycoside và cả một cephalosporin thế hệ 3 để chống các trực khuẩn gram âm.
- 5.1.4. Kháng sinh điều trị theo vi khuẩn gây bệnh Phác đồ 1. Kháng sinh trị liệu VNTMNT do streptococcus nhạy penicillin G Kháng sinh Liều, đường dùng Thời gian (tuần) 12-18 triệu đơn vị (200.000- 300.000 đơn 4 A Penicillin G vị/kg)/ngày chích TM chia mỗi 4 giờ liều như trên Penicillin G 4 B 1mg/kg mỗi 8 giờ TM hoặc TB + 2 Gentamycin liều như trên C Penicillin G 2 liều như trên + 2 Gentamycin 2g/ngày TM hoặc TB 1 lần duy nhất trong 4 D Ceftriaxone ngày
- 15mg/kg TM mỗi 12 giờ Vancomycin 4 E Phác đồ 2. Kháng sinh trị liệu VNTMNT do streptococcus có NĐƯCTT >0,1mcg/ml và
- 18-30 triệu đơn vị (400.000 đơn vị/kg)/ngày 4-6 A Penicillin G chích TM chia mỗi 4 giờ + 4-6 1mg/kg mỗi 8 giờ TM hoặc TB Gentamycin 12g (150-200mg/kg)/ngày, TM chia mỗi 4 4-6 Ampicilline B giờ + 4-6 liều như trên Gentamycin 15mg/kg TM mỗi 12 giờ C Vancomycin 4-6 liều như trên + 4-6 Gentamycin Phác đồ 4. Kháng sinh trị liệu VNTMNT do Staphylococcus (van tự nhiên) Kháng sinh Liều, đường dùng Thời gian (tuần)
- 12g (150-200mg/kg)/ngày, TM chia mỗi 4 6 A Oxacillin giờ + 3-5 ngày 1mg/kg mỗi 8 giờ TM hoặc TB Gentamycin 2g TM mỗi 8 giờ Cefazolin 6 B liều như trên + 3-5 ngày Gentamycin 15mg/kg TM mỗi 12 giờ C Vancomycin 6 Phác đồ 5. Kháng sinh trị liệu VNTMNT do Staphylococcus nhạy Oxacillin (van nhân tạo) Kháng sinh Liều, đường dùng Thời gian (tuần) 12g (150-200mg/kg)/ngày, TM chia mỗi 4 giờ Oxacillin 6 +
- 1mg/kg mỗi 8 giờ TM hoặc TB Gentamycin 2 300mg uống mỗi 8 giờ + Rifampicin 6 Phác đồ 6. Kháng sinh trị liệu VNTMNT do Staphylococcus kháng Oxacillin (van nhân tạo) Kháng sinh Liều, đường dùng Thời gian (tuần) 15mg/kg TM mỗi 12 giờ Vancomycin 6 1mg/kg mỗi 8 giờ TM hoặc TB + 2 Gentamycin 300mg uống mỗi 8 giờ 6 + Rifampicin * Cho Rifampicin khi đã dùng đủ liều vancomycin và gentamycin * Nếu chủng Staphylococcus kháng tất cả aminoglycoside có thể thay thế aminoglycoside bằng một Fluoroquinolone
- Phác đồ 7. Kháng sinh trị liệu VNTMNT do vi khuẩn nhóm HACEK Kháng sinh Liều, đường dùng Thời gian (tuần) 2g/ngày TM hoặc TB 1 lần duy nhất trong 4 A Ceftriaxone ngày 12g (150-200mg/kg)/ngày, TM chia mỗi 4 4 Ampicilline B giờ + 4 1mg/kg mỗi 8 giờ TM hoặc TB Gentamycin
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
10 p |
423 |
85
-
VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN
12 p |
184 |
19
-
Bài giảng Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng - ThS. Đoàn Thị Tuyết Ngân
45 p |
108 |
15
-
Bài giảng Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng - PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh
40 p |
95 |
12
-
Viêm cầu thận cấp sau nhiễm trùng
30 p |
114 |
12
-
BỆNH VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN
14 p |
97 |
8
-
Điều trị nhiễm khuẩn nội tâm mạc
3 p |
66 |
8
-
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp bảo vệ chống nhiễm trùng tim mạch
2 p |
97 |
7
-
VIÊM NỘI TÂM MẠC DO VI KHUẨN
6 p |
87 |
5
-
VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM TRÙNG - PHẦN 3
13 p |
93 |
5
-
BỆNH HỌC VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM TRÙNG- PHẦN 1
8 p |
99 |
4
-
Tài liệu Siêu âm tim đánh giá sau mổ sửa chữa toàn bộ Tứ chứng Fallot - Bs Huỳnh Thanh Kiều
24 p |
51 |
4
-
Bài giảng Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng - TS.BS Hồ Huỳnh Quang Trí
44 p |
77 |
4
-
Khuyến cáo 2009 của Hội Tim mạch Châu Âu về phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
52 p |
79 |
3
-
Bài giảng Chẩn đoán viêm nội tâm mạc nhiễm trùng - PGS.TS.BS. Nguyễn Văn Trí
23 p |
41 |
3
-
Bài giảng Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
14 p |
76 |
2
-
Bài giảng Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng do Staphylococcus aureus ở một trẻ sinh non suy hô hấp nặng: Báo cáo trường hợp lâm sàng - BS. Đặng Quốc Bửu
15 p |
28 |
2
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)