Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
VIÊM THẬN ‐ BỂ THẬN SINH KHÍ BÁO CÁO 15 TRƯỜNG HỢP <br />
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY <br />
Ngô Xuân Thái*, Thái Kinh Luân*,Vũ Đức Huy** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Tổng quan: Viêm thận ‐ bể thận sinh khí (emphysematous pyelonephritis)(VTBTSK) là tình trạng nhiễm <br />
trùng nặng, hoại tử nhu mô thận đặc trưng bởi việc sinh ra khí trong nhu mô thận. Khí các‐bon dioxide được tạo <br />
ra bởi quá trình vi khuẩn lên men đường. Triệu chứng ban đầu tương đối mơ hồ, nhưng thường có sự suy giảm <br />
đột ngột tổng trạng, cần phải điều trị khẩn cấp. Điều trị bao gồm hồi sức, điều chỉnh rối loạn điện giải và đường <br />
huyết, dùng kháng sinh diệt được vi khuẩn Gram âm, giải quyết bế tắc đường tiết niệu. Phẫu thuật dẫn lưu và <br />
cắt bỏ thận cần cân nhắc trong trường hợp khí khuếch tán rộng và thận bị hủy hoại nặng. <br />
Phương pháp nghiên cứu: báo cáo hàng loạt trường hợp từ tháng 5/2011 – 9/2013, có 15 trường hợp <br />
VTBTSK được chẩn đoán và điều trị tại khoa Tiết niệu, bệnh viện Chợ Rẫy, gồm 3 nam và 12 nữ. 11/15 bệnh <br />
nhân có tiền sử bệnh đái tháo đường. 6/15 bệnh nhân có tiển sử sỏi niệu. <br />
Kết quả: Có 2TH nhóm 2, 5TH nhóm 3a, 7TH nhóm 3b và 1TH nhóm 4. 1 bệnh nhân tử vong do nhập <br />
viện muộn, có suy đa cơ quan. <br />
Bàn luận: VTBTSK là bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây biến chứng chết người, bệnh thường xảy ra trên <br />
bệnh nhân bị đái tháo đường và/hoặc có bế tắc đường tiết niệu. Kết luận: VTBTSK mặc dù hiếm gặp nhưng <br />
bệnh cảnh rất nặng nề, tỉ lệ tử vong cao nếu không chẩn đoán và điều trị tích cực kịp thời. <br />
Từ khóa: Viêm thận‐bể thận sinh khí, viêm bể thận sinh khí, viêm bàng quang sinh khí, nhiễm trùng niệu, <br />
đái tháo đường. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
REPORT ON 15 CASES OF EMPHYSEMATOUS PYELONEPHRITIS AT CHO RAY HOSPITAL <br />
Ngo Xuan Thai, Thai Kinh Luan, Vu Duc Huy <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 10 ‐ 15 <br />
Background: Emphysematous pyelonephritis (EPN) is a severe, necrotizing renal parenchymal infection <br />
that is characterized by the production of intraparenchymal gas. One gaseous component, carbon dioxide, is <br />
generated by bacterial fermentation of glucose. Patients with EPN show relatively vague symptoms initially, but <br />
frequently undergo a sudden deterioration in their condition, necessitating urgent medical attention. Treatment <br />
of patients with EPN comprises resuscitation, correction of any electrolyte and glucose problems, and <br />
administration of antibiotics targeting Gram‐negative bacteria. Urinary tract obstruction is relieved by a <br />
percutaneous nephrostomy or stent. Definitive management is by percutaneous drainage, except when there is <br />
extensive diffuse gas with renal destruction; in this case, a nephrectomy is advised. <br />
Method: one cases series study was performed at Chợ Rẫy hospital from May 2011 to September 2013. <br />
Results: Between May 2011 and September 2013, 15 cases of EPN was diagnosed and treated at the <br />
department of Urology, three male and twelve female. 11/15 cases are diabetics. 6/15 cases has the prehistory of <br />
urinary litthiasis. 2 cases of group 2, 5 cases of 3a, 7 cases 3b and 1 case of EPN grouped 4. One patient died of <br />
multiple organ failure. <br />
* Đại học Y Dược TPHCM <br />
** Bệnh viện Chợ Rẫy <br />
Tác giả liên lạc. TS Ngô Xuân Thái <br />
ĐT: 0918017034 Email: drthaidhyd@gmail.com <br />
<br />
10<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Discussion: EPN is an uncommon condition, but frequently fatal complication. EPN is common in persons <br />
with diabetes, or in the case of ureteric obstruction. Conclusion: Although rare, EPN carries major morbidity <br />
and significant mortality. Prompt diagnosis and appropriate aggressive treatment is likely to reduce mortality. <br />
Keywords: Emphysematous pyelonephritis, EPN, emphysematous pyelitis, emphysematous cystitis, <br />
urinary tract infections, UTIs, diabetes mellitus. <br />
tất cả là vi khuẩn đường ruột, 14TH có tác nhân <br />
MỞ ĐẦU <br />
gây bệnh là Escherichia coli, 1TH là Klebsiella <br />
Viêm thận bể thận sinh khí (emphysematous <br />
sp. <br />
pyelonephritis: EPN)(VTBTSK) là một bệnh <br />
Các triệu chứng lâm sàng được trình bày <br />
nhiễm trùng hoại tử rất nặng của thận, sinh ra <br />
trong bảng 1. <br />
khí trong hệ thống thu thập, nhu mô thận, và <br />
Bảng 1: Triệu chứng lâm sàng <br />
mô quanh thận. Nếu khí có trong bể thận, mà <br />
không có trong nhu mô, được gọi là viêm bể <br />
Triệu chứng<br />
Số TH<br />
Tỉ lệ<br />
Y văn<br />
thận sinh khí (emphysematous pyelitis). <br />
Sốt<br />
14/15<br />
93,3%<br />
79%<br />
VTBTSK thường xuất hiện ở những người mắc <br />
Đau lưng hoặc đau bụng<br />
15/15<br />
100%<br />
71%<br />
bệnh đái tháo đường, và có triệu chứng giống <br />
với viêm thận bể thận cấp tính. Tuy nhiên, diễn <br />
Buồn nôn và nôn<br />
5/15<br />
33,3%<br />
17%<br />
biến lâm sàng của VTBTSK có thể trở nên <br />
Khó thở<br />
4/15<br />
26,6%<br />
13%<br />
nghiêm trọng và đe dọa tính mạng người bệnh <br />
nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. <br />
Suy thận cấp<br />
6/15<br />
40%<br />
35%<br />
Trường hợp đầu tiên được báo cáo vào năm <br />
1898, kể từ đó, khoảng 200 trường hợp của <br />
VTBTSK đã được báo cáo trong y văn thế giới. <br />
Báo cáo này trình bày 15 trường hợp <br />
VTBTSK được phát hiện và điều trị tại bệnh viện <br />
Chợ Rẫy trong thời gian từ tháng 5/2011‐ 9/2013. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
15TH bị VTBTSK điều trị tại khoa Tiết niệu, <br />
bệnh viện Chợ Rẫy gồm 3 bệnh nhân nam và 12 <br />
bệnh nhân nữ. Tuổi bệnh nhân từ 24 đến 81 <br />
(trung bình 46,8). 7TH bệnh xảy ra ở bên trái, <br />
7TH ở bên phải và 1TH bệnh 2 bên. 2 bệnh nhân <br />
nhập viện trong tình trạng choáng nhiễm trùng <br />
rất nặng, phải dùng thuốc vận mạch. Có 7TH có <br />
kèm triệu chứng và hình ảnh bế tắc đường tiết <br />
niệu trên do sỏi. Ghi nhận quan trọng là có đến <br />
11/15TH bị bệnh đái tháo đường, và lượng <br />
đường huyết không được kiểm soát tốt. 2 TH có <br />
kèm viêm bàng quang sinh khí và có triệu <br />
chứng tiểu ra khí. <br />
Về phân loại bệnh theo tác giả Huang, 15 <br />
bệnh nhân của nghiên cứu này có 2TH ở nhóm <br />
2, 5TH nhóm 3a và 7TH ở nhóm 3b và 1TH <br />
nhóm 4. Các xét nghiệm vi khuẩn học cho thấy <br />
<br />
Niệu Khoa <br />
<br />
Giảm tri giác<br />
<br />
6/15<br />
<br />
40%<br />
<br />
19%<br />
<br />
Choáng<br />
<br />
6/15<br />
<br />
40%<br />
<br />
29%<br />
<br />
Tiểu ra khí<br />
<br />
2/15<br />
<br />
13,3%<br />
<br />
-<br />
<br />
Triệu chứng gặp nhiều nhất là sốt (93,3%) và <br />
đau lưng và/hoặc đau bụng (100%). 6/15TH có <br />
suy thận cấp (40%). 6/15TH có biểu hiện suy <br />
giảm tri giác (40%) và 6/15TH có biểu hiện <br />
choáng nhiễm trùng (40%). Ngoài ra chúng tôi <br />
cũng ghi nhận có triệu chứng khó thở (4/15TH) <br />
và buồn nôn hay nôn (5/15TH). 2TH có triệu <br />
chứng tiểu ra khí và hình ảnh CT scan bụng của <br />
viêm bàng quang sinh khí. 1TH có triệu chứng <br />
tràn khí dưới da khi chọc dò hố thắt lưng ở TH <br />
đầu tiên của báo cáo này thấy có ra ít mủ đặc <br />
nhưng xì ra rất nhiều khí với áp lực khá cao. <br />
<br />
Các triệu chứng cận lâm sàng <br />
Tăng bạch cầu máu với công thức bạch cầu <br />
chuyển trái, procalcitonin tăng, tiểu ra mủ và <br />
bạch cầu. Phân tích nước tiểu cho thấy có nhiễm <br />
trùng. Giảm tiểu cầu. Chỉ số creatinin máu tăng. <br />
Cấy nước tiểu kèm cấy máu, và cấy mủ khi mổ <br />
giúp định danh được vi khuẩn gây bệnh trong <br />
đa số các trường hợp. Cấy tìm vi khuẩn và làm <br />
<br />
11<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
kháng sinh đồ giúp chọn lựa được các kháng <br />
sinh phù hợp. Một số trường hợp xét nghiệm <br />
cho thấy có rối loạn đông máu trong bệnh cảnh <br />
nhiễm trùng nặng. <br />
Phim X quang chụp bụng không chuẩn bị <br />
thấy có nhiều bóng khí ở vùng bóng thận. CT <br />
scan bụng: có hình ảnh tụ khí trong nhu mô <br />
thận và khoang quanh thận, dọc rãnh đại tràng, <br />
và vùng sau phúc mạc. Có trường hợp phát hiện <br />
khí trong bàng quang, nhu mô lách và cả ở trung <br />
thất. Các tác nhân gây bệnh chiếm đa số là E. <br />
coli. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Bệnh VTBTSK đã được mô tả lần đầu tiên <br />
vào năm 1898(2,9,11,12,18). Vi khuẩn gây bệnh <br />
thường gặp là Escherichia coli (70%), Klebsiella <br />
pneumoniae (29%) và Proteus. Trong báo cáo <br />
của chúng tôi, các vi khuẩn gây bệnh chiếm đa <br />
số là E. coli (14/15TH). <br />
Vi khuẩn lên men đường trong nước tiểu và <br />
sinh ra các loại khí khác nhau gồm có nitơ, <br />
hydro, carbon dioxide, và oxygen, trong đó <br />
carbon dioxide là chủ yếu. Sinh lý bệnh của <br />
VTBTSK vẫn còn chưa rõ ràng. 90‐95% các <br />
trường hợp xảy ra ở bệnh nhân bị đái tháo <br />
đường; mặc dù nhiễm trùng tiểu rất hay gặp ở <br />
những bệnh nhân đái tháo đường, nhưng chỉ <br />
một số ít bị VTBTSK. Các yếu tố thuận lợi đưa <br />
đến VTBTSK ở những người mắc bệnh đái tháo <br />
đường không kiểm soát tốt mức đường huyết và <br />
có nồng độ hemoglobin glycosyl hóa cao (72%) <br />
và cơ chế suy giảm miễn dịch gây ra bởi các yếu <br />
tố tại chỗ như tắc nghẽn đường tiết niệu(6,9,11,12). <br />
<br />
Dịch tễ học <br />
Tuổi trung bình của bệnh nhân VTBTSK <br />
được báo cáo là 55 (19‐81 tuổi). Bệnh thường gặp <br />
hơn ở phụ nữ (gấp 6 lần ở nam giới)(7,8,12,14,18). <br />
Bệnh hay gặp ở bệnh nhân bị đái tháo đường <br />
phụ thuộc hay không phụ thuộc insulin. Ít có <br />
báo cáo bệnh xảy ra ở người không bị đái tháo <br />
đường, trong trường hợp này, có yếu tố góp <br />
phần của tắc nghẽn đường tiết niệu, suy thận và <br />
ức chế miễn dịch. Ở những bệnh nhân này, 22% <br />
<br />
12<br />
<br />
có bế tắc đường tiểu trên, 4% có thận đa nang, <br />
và 4% có bệnh thận giai đoạn cuối. Tắc nghẽn là <br />
nguyên nhân chính của VTBTSK ở những người <br />
không bị đái tháo đường. Thận bên trái bị ảnh <br />
hưởng nhiều hơn so với bên phải. Trường hợp <br />
VTBTSK hai bên cũng đã được báo cáo. <br />
<br />
Chẩn đoán <br />
Chẩn đoán VTBTSK dựa vào các triệu chứng <br />
lâm sàng và cận lâm sàng. <br />
Theo Schainuck, gần như ở tất cả bệnh nhân <br />
bị VTBTSK đều có tam chứng kinh điển: sốt, nôn <br />
ói và đau vùng hông lưng. Tiểu ra khí chỉ gặp <br />
khi nhiễm trùng lan đến hệ thống đài bể <br />
thận(8,11). <br />
Theo tổng quan y văn bệnh VTBTSK thường <br />
có triệu chứng sốt (79%), đau bụng hoặc mạn <br />
sườn (71%), buồn nôn và nôn (17%), khó thở <br />
(13%), suy thận cấp (35%), thay đổi cảm giác <br />
(19%), sốc ( 29%), và giảm tiểu cầu (46%). Có <br />
những tiếng lép bép trên vùng mạn sườn có thể <br />
gặp trong trường hợp VTBTSK nặng. Triệu <br />
chứng tiểu ra khí có thể gặp khi có kèm viêm <br />
bàng quang sinh khí (emphysematous cystitis), <br />
trong nghiên cứu của chúng tôi có 2TH. Một số <br />
báo cáo có ghi nhận triệu chứng tràn khí dưới da <br />
và tràn khí trung thất trong VTBTSK(4). Biến <br />
chứng VTBTSK cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân <br />
đang có thai(17). VTBTSK hai bên cũng đã được <br />
báo cáo. Những bệnh đi kèm bao gồm nghiện <br />
rượu, suy dinh dưỡng, sỏi thận, đái tháo đường <br />
nhiễm ceton acid. <br />
Báo cáo của chúng tôi có 1TH tràn khí dưới <br />
da, 1TH tràn khí trung thất và 1TH VTBTSK hai <br />
bên (nhóm 4). <br />
Các yếu tố tiên lượng nặng: choáng nhiễm <br />
trùng nhiễm độc, suy giảm tri giác, suy đa cơ <br />
quan, đường huyết cao khó kiểm soát, hôn mê. <br />
Tỉ lệ tử vong là 11%. Không có khác biệt về tỉ <br />
lệ tử vong giữa nhóm bệnh nhân được điều trị <br />
bảo tồn và nhóm bệnh nhân được điều trị can <br />
thiệp mạnh hơn. Một số tác giả cho rằng cần <br />
nghi ngờ VTBTSK ở các bệnh nhân có nhiều <br />
bệnh đi kèm và có tình trạng nhiễm trùng nặng <br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
(S.Shetty). <br />
Loạt nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy tất <br />
cả bệnh nhân đều có triệu chứng đau lưng hay <br />
đau bụng (100%) và sốt (93,3%), 10/15TH bị <br />
bệnh đái tháo đường (66,7%). Triệu chứng <br />
choáng nhiễm trùng và suy giảm tri giác gặp <br />
trong 6/15TH (40%). Có 1 bệnh nhân có đầy đủ <br />
các triệu chứng điển hình kể trên trừ tràn khí <br />
trung thất. Có 2 bệnh nhân có triệu chứng tiểu ra <br />
khí do viêm bàng quang sinh khí, hình ảnh CT <br />
scan có sự hiện diện của khí trong bàng quang. <br />
Cận lâm sàng: trong 15TH của báo cáo này, <br />
chúng tôi đều thực hiện CT scan bụng và nhận <br />
thấy có sự hiện diện của khí ở khu vực thận và <br />
quanh thận, và/hoặc khí lan rộng vùng sau phúc <br />
mạc. Xét nghiệm cũng cho thấy có tình trạng <br />
tăng bạch cầu (15/15TH), tăng procalcitonin máu <br />
(12/15TH), tăng creatinin (6/15TH), và một số <br />
trường hợp nặng có giảm tiểu cầu, và tăng <br />
đường huyết (10/15TH). <br />
X quang chụp bụng không chuẩn bị, có thể <br />
thấy hình ảnh khí trong hệ thống đài bể thận và <br />
mô quanh thận cũng như thấy sỏi cản quang của <br />
thận và niệu quản. <br />
Tác giả Shokeir nhận thấy siêu âm bụng có <br />
thể giúp chẩn đoán VTBTSK trong khoảng 80% <br />
các trường hợp(13), tuy nhiên theo Pontin, CT <br />
scan mới là phương tiện chẩn đoán hình ảnh <br />
không thể thiếu để chẩn đoán VTBTSK và có độ <br />
nhạy đến 100%(10). <br />
Các chẩn đoán phân biệt gồm có viêm thận <br />
bể thận cấp (acute pyelonephritis) và viêm thận <br />
bể thận hạt vàng (xanthogranulomatous <br />
pyelonephritis). <br />
<br />
Phân loại <br />
Năm 1996, Wan và cs mô tả 2 tip VTBTSK <br />
riêng biệt(15,16). Phân loại VTBTSK hiện được <br />
đồng ý nhiều nhất được mô tả bởi Huang và cs <br />
(2000) dựa trên CT, phân loại này được điều <br />
chỉnh phân loại trước đây được đề xuất bởi <br />
Michaeli và cs (1984)(8). Phân loại này cơ bản mô <br />
tả các vị trí giải phẫu của khí trên CT scan: <br />
<br />
Niệu Khoa <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Nhóm 1 ‐ khí giới hạn trong hệ thống đài bể <br />
thận. <br />
Nhóm 2 ‐ khí giới hạn trong nhu mô thận. <br />
Nhóm 3a ‐ khí lan rộng ra quanh thận hoặc <br />
có áp xe. <br />
Nhóm 3b ‐ khí lan vượt ra ngoài cân Gerota <br />
Nhóm 4 ‐ VTBTSK hai bên hoặc VTBTSK <br />
một bên trên thận đơn độc. <br />
<br />
Điều trị <br />
Có nhiều ý kiến điều trị khác nhau, hiện nay <br />
phác đồ điều trị VTBTSK được nhiều tác giả <br />
chấp nhận được trình bày trong Hình 1, tuy rằng <br />
cũng có tác giả cho rằng cắt bỏ thận là điều trị <br />
lựa chọn trong nhiều trường hợp VTBTSK(3). <br />
Nếu không mổ và chỉ điều trị bằng kháng sinh, <br />
tỉ lệ tử vong khá cao (40%)(12). Huang và cs cho <br />
rằng đối với VTBTSK nhóm 1 và nhóm 2 có thể <br />
điều trị với kháng sinh và mổ dẫn lưu thận (5,6). <br />
Trong nhóm 3 và nhóm 4, nếu có sự hiện diện <br />
của ít hơn hai yếu tố nguy cơ (giảm tiểu cầu, suy <br />
thận cấp, sững sờ / hôn mê và choáng) chỉ cần <br />
mở thận ra da qua da và dùng kháng sinh (tỉ lệ <br />
thành công 64%). Tuy nhiên, nếu có ba hoặc <br />
nhiều hơn các yếu tố nguy cơ trên, cắt thận <br />
mang lại kết quả tốt hơn. Tỉ lệ tử vong là 15‐20% <br />
trong hai báo cáo khác, trong đó cắt thận là điều <br />
trị lựa chọn(5,6). Một số yếu tố tiên lượng nặng: có <br />
choáng, giảm tiểu cầu, đường huyết khó kiểm <br />
soát, suy đa cơ quan, hôn mê(9,16). <br />
Aswathaman báo cáo một nghiên cứu trên <br />
41 bệnh nhân VTBTSK, 80% bệnh nhân được <br />
điều trị thành công bằng kháng sinh, mở thận ra <br />
da qua da mà không cần cắt bỏ thận(1). <br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 1TH <br />
nhóm 3b, đã được điều trị kháng sinh thích hợp, <br />
mổ cắt lọc mô hoại tử và dẫn lưu cạnh thận. Tuy <br />
nhiên bệnh cảnh sau đó không cải thiện nhiều, <br />
nhất là đường huyết luôn dao động, do đó cắt <br />
bỏ thận đã được chỉ định để giải quyết ổ nhiễm <br />
trùng. <br />
<br />
13<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
<br />
Hình 1: Phác đồ điều trị Viêm thận –bể thận sinh khí. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
<br />
chỉnh đường huyết. <br />
<br />
VTBTSK là một bệnh nặng và có tỉ lệ tử vong <br />
cao. Chẩn đoán nhanh và chính xác kết hợp với <br />
điều trị tích cực và kịp thời giúp giảm tử vong. <br />
Bệnh thường gặp ở những bệnh nhân có bệnh <br />
đái tháo đường có hay không kèm bế tắc đường <br />
tiết niệu. Cần can thiệp phẫu thuật sớm ở bệnh <br />
nhân này để phòng ngừa VTBTSK, do 90% các <br />
trường hợp biến chứng nặng này xảy ra ở bệnh <br />
nhân bị đái tháo đường. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
<br />
Chẩn đoán VTBTSK dựa vào: lâm sàng (đau <br />
lưng, sốt cao, buồn nôn) và cận lâm sàng: siêu <br />
âm bụng, phim KUB, và đặc biệt là CT scan <br />
bụng (có khí trong thận và khoang quanh thận). <br />
Nguyên tắc điều trị: cần phối hợp các biện <br />
pháp nội khoa (hồi sức chống choáng, kháng <br />
sinh, điều chỉnh đường huyết….) và ngoại khoa <br />
(dẫn lưu ổ nhiễm trùng, cắt lọc mô hoại tử, dẫn <br />
lưu thận, cắt bỏ thận). Cắt thận sau khi đã đánh <br />
giá chức năng của hệ tiết niệu và khi lâm sàng <br />
không cải thiện. Giải quyết bế tắc nếu có. Điều <br />
<br />
14<br />
<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
9.<br />
<br />
Aswathaman K, Gopalakrishnan G, Gnanaraj L, Chacko NK, <br />
Kekre NS, Devasia A (2008). Emphysematous pyelonephritis: <br />
outcome of conservative management. Urology. 71(6):1007‐<br />
1009. <br />
Aziz F, S Penupolu, S. Doddi, A. Rodriguez, A. Obiefuna <br />
(2011). Emphysematous pyelonephritis in type II diabetes: A <br />
case report, The Internet Journal of Urology, 8(1). <br />
Chen MT, Huang CN, Chou YH, Huang CH, Chiang CP, Liu <br />
GC (1997). Percutaneous drainage in the treatment of <br />
emphysematous pyelonephritis: 10‐year experience. J Urol. <br />
157(5):1569‐1573. <br />
Cheng YT, Wang HP, Hsieh HH (2001). Emphysematous <br />
pyelonephritis in a renal allograft: successful treatment with <br />
percutaneous drainage and nephrostomy. Clin Transplant. <br />
15(5):364‐367. <br />
Huang JJ, Chen KW, Ruaan MK (1991). Mixed acid <br />
fermentation of glucose as a mechanism of emphysematous <br />
urinary tract infection. J Urol. 146(1):148‐151. <br />
Huang JJ, Tseng CC (2000). Emphysematous pyelonephritis: <br />
clinicoradiological classification, management, prognosis, and <br />
pathogenesis. Arch Intern Med. 160(6):797‐805. <br />
Langston CS, Pfister RC (1970). Renal emphysema. A case <br />
report and review of the literature. Am J Roentgenol Radium <br />
Ther Nucl Med;110(4):778‐786. <br />
Michaeli J, Mogle P, Perlberg S, Heiman S, Caine M (1984). <br />
Emphysematous pyelonephritis. J Urol. 131(2):203‐208. <br />
Olvera‐Posada D, García‐Mora A, Culebro‐García C et al <br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa <br />
<br />