Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP VIÊM THẬN BỂ THẬN SINH KHÍ<br />
ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN<br />
Nguyễn Lê Hoàng Anh*, Nguyễn Tuấn Vinh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: viêm thận bể thận sinh khí (VTBTSK) là một nhiễm trùng hoại tử cấp tính hiếm gặp của chủ<br />
mô thận và viêm quanh thận do vi khuẩn sinh khí gây ra. Từ khi phát hiện ca đầu tiên đến nay, thế giới ghi nhận<br />
trên 600 trường hợpVTBTSK. Tại Việt Nam, Ngô Xuân Thái báo cáo 22 trường hợp trong vòng 30 tháng(11).<br />
Phác đồ điều trị VTBTSK chưa được đánh giá cụ thể. Trước đây,việc cắt thận được cho là cần thiết để giảm nguy<br />
cơ tử vong(3,6). Tuy nhiên, hiệu quả của kháng sinh và mở thận ra da đang dần được chứng tỏ (9). Một trường<br />
hợp VTBTSK đáp ứng tốt với điều trị nội khoa kết hợp dẫn lưu áp-xe tại BV Bình Dân đã củng cố thêm cho phác<br />
đồ phối hợp này.<br />
Thiết kế nghiên cứu: mô tả một trường hợp bệnh.<br />
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân nữ, đái tháo đường (ĐTĐ) không kiểm soát,được chẩn<br />
đoán VTBTSK bằng CT scan. Chức năng thận được đánh giá trước và sau điều trị dựa trên xét nghiệm creatinin<br />
máu. Ertapenem 1g/ngày x 14 ngày phối hợp rạch, dẫn lưu ổ mủ được chỉ định cùng vớiđiều chỉnh đường huyết.<br />
Cấy mủ và làm kháng sinh đồ được thực hiện. Xuất viện ngày thứ 18 sau điều trị. Tái phát sau 2 tuần và nhập<br />
viện lại trong tình trạng sốt, đau hông lưng, đường huyết tăng cao.<br />
Kết quả: lâm sàng và các chỉ số cận lâm sàng cải thiện tốt vào ngày thứ 7sau tái nhập viện. Dự kiến xuất<br />
viện sau khi điều trị đủ liều kháng sinh.<br />
Kết luận và khuyến nghị: kháng sinh phổ rộng phối hợp mở thận ra da, ổn định đường huyết đã tỏ ra hiệu<br />
quả trong điều trị VTBTSK trên cơ địa ĐTĐ. Nên tiến hành các nghiên cứu để có thể xác định cụ thể hơn các đặc<br />
điểm dịch tễ và bệnh học của VTBTSK tại Việt Nam.<br />
Từ khóa: Viêm thận bể thận sinh khí, đái tháo đường, dẫn lưu quanh thận, nhiễm trùng huyết.<br />
ABSTRACT<br />
A CASE OF ACUTE EMPHYSEMATOUS PYELONEPHRITIS SUCCESSFULLY MANAGED AT BINH<br />
DAN HOSPITAL<br />
Nguyen Le Hoang Anh, Nguyen Tuan Vinh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 27 - 32<br />
<br />
Introduction: Emphysematous pyelonephritis (EPN) is an acute necrotizing parenchymal and perirenal<br />
infection caused by gas-forming uropathogens. From the first case, there are about 600 cases of EPN reported in<br />
the literature. In Viet Nam, Ngo Xuan Thai reported 22 cases within 30 months(11). Guideline on EPN is not<br />
evaluated clearly. Nephrectomy used to be considered the best method to reduce the mortality rate(3.6).<br />
Nowadays, efficacy of antibiotic and nephrostomy is increasing in EPN treatment (9). A case of EPN is<br />
successfully cured by antibiotic with abscess drainage at Binh Dan hospital, which reinforces this combined<br />
procedure.<br />
Study design: a case report<br />
Method and subjects: a case of a 57 – year – old uncontrolled diabetic women is diagnosed EPN by CT-<br />
<br />
*<br />
ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ** Bệnh Viện Bình Dân<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Lê Hoàng Anh ĐT: 0907439328 Email: hoanganh250684@yahoo.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016 27<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016<br />
<br />
scan. Function of kidney is evaluated before and after treatment by serum creatinine. Ertapenem 1g/day x 14 days<br />
combined with perinephric drainage and controlled glycaemia. Purulent culture and antibiogram are indicated.<br />
Patient is discharged from the hospital on day 18th after treatment. Patients are re-hospitalized after two weeks of<br />
initial treatment because of her fever, flank pain, hyperglycemia.<br />
Results: clinical and paraclinical signs improve well after 7 days from readmittance. The patient will be<br />
discharged from the hospital after completing antibiotic dosing.<br />
Conclusion: extended spectrum antibiotics combining with nephrostomy and controlling blood glucose is the<br />
effective procedure for emphysematous pyelonephritis among diabetic patient. Researches on epidemiology and<br />
pathology of EPN should be conducted in Viet Nam.<br />
Key words: Emphysematous pyelonephritis, diabetes mellitus, perinephric drainage, sepsis.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG<br />
Viêm thận bể thận sinh khí (VTBTSK) được Bệnh nhân (BN) nữ 57 tuổi, tiền căn ĐTĐ4<br />
báo cáo đầu tiên vào năm 1898(2).Sau đó, số năm, đang sử dụng thuốc uống. BN nhập viện<br />
trường hợp bệnh được phát hiện không nhiều ngày 29/9/2015 trong tình trạng sốt cao kèm đau<br />
nhưng có chiều hướng tăng tỷ lệ thuận với tình hông lưng phải 4 ngày. Khám dấu hiệu chạm<br />
trạngđái tháo đường (ĐTĐ) không điều trị. thận và rung thận dương tính. Các chỉ số cận<br />
Khoảng 600 trường hợp bệnh được báo cáo trên lâm sàng lúc nhập viện được mô tả trong bảng<br />
y văn. Tại Việt Nam, Ngô Xuân Tháithu thập 1.CT scan phát hiện nhiều ổ áp xe và khí trong<br />
được 22 trường hợp trong vòng 30 tháng tại nhu mô thận (hình 1, 2). BN được điều trị ngay<br />
bệnh viện Chợ Rẫy(11). Riêng ở BV Bình Dân, với kháng sinh (KS) ertapenem, điều chỉnh<br />
VTBTSK được phát hiện lẻ tẻ nhưng chưa có ghi đường huyết, nhưng bệnh không giảm và trở<br />
nhận nào cụ thể. nặng hơn sau 12 tiếng. BN được chuyển mổ cấp<br />
VTBTSK là tình trạng nhiễm trùng hoại tử cứu giải quyết ổ áp-xe.<br />
cấp tính của chủ mô thận và viêm quanh thận do Khoảng 100 ml mủ vàng đặc hút ra từ các ổ<br />
vi khuẩn sinh khí gây nên vớitỷ lệ tử vong khá áp-xe. Cấy mủ phân lập được E. coli sinh ESBL,<br />
cao, 90%(10).Nhiều tác giả nhận định cắt thận là nhạy với nhóm carbepenems, piperacillin +<br />
biện pháp tối ưu trong điều trị nhằm bảo tồn tazobactam, ticarcillin + acid clavulanic trên<br />
sinh mạng cho bệnh nhân(14). Gần đây, nhiều kháng sinh đồ. Thận viêm rất to, chảy máu nhiều<br />
đánh giá về hiệu quả của phác đồ nội khoa bao khi phá các ổ mủ. Khoang quanh thận được rửa<br />
gồm kháng sinh phổ rộng phối hợp mở thận ra sạch bằng povidine pha loãng, sau đó dẫn lưu.<br />
da được công bố trên y văn(9). Tại Việt Nam, hiện Các chỉ số cận lâm sàng vào ngày thứ 5sau<br />
chưa có phác đồ điều trị cụ thể VTBTSK, chủ yếu mổcho thấy bệnh đang hồi phục (bảng 1).<br />
dựa trên kinh nghiệm của bác sĩ lâm sàng.<br />
Bảng 1: Các chỉ số cận lâm sàng.<br />
Một trường hợp ĐTĐ bị VTBTSK được rạch Nhập viện HP ngày 5<br />
dẫn lưu ổ áp-xe phối hợp kháng sinh phổ rộng Bạch cầu 25,48 k/ul 17,02 k/ul<br />
tại BV Bình Dân đã góp phần thể hiện vai trò Tiểu cầu 354 k/ul 279 k/ul<br />
phác đồ nội khoa phối hợp. Creatinin 239 µmol/l 201 µmol/l<br />
Glucose 30,1 mmol/l 7,5 mmol/l<br />
HbA1c 9,5% 7,5%<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
28 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1:VTBTSK + áp xe thận khi chưa phẫu thuật<br />
BN xuất viện ngày thứ 18 sau điều trị Bảng 2: Các chỉ số cận lâm sàng khi BN nhập viện<br />
trong tình trạng chức năng thận có cải thiện và lại sau 1 tháng(3/11/2015).<br />
đường huyết ổn định. BN được hẹn tái khám Nhập viện Điều trị ngày 7<br />
sau 2 tuầnnhưng khi tái khám BN được nhập Bạch cầu 14,83k/ul 9,48 k/ul<br />
viện lại vào ngày 3/11/2015với biểu hiện đau Tiểu cầu 198 k/ul 501 k/ul<br />
Creatinin 190 µmol/l 150 µmol/l<br />
nhiều vùng hông lưng phải, các chỉ số cận lâm<br />
Glucose 10,7 mmol/l 6,5 mmol/l<br />
sàng diễn tiến xấu (bảng 2, hình 2). BN được<br />
HbA1c 9,5% 6,2%<br />
điều trị ngay với imipenem 0,5g x 3lần/ngày x<br />
Bảng 3: Các chỉ số cận lâm sàng sau khi điều trị 14<br />
14 ngày, sau đócác xét nghiệm cận lâm sàng<br />
ngày (17/11/2015)<br />
và CT-scan được đánh giá. Kết quả (bảng 3,<br />
Sau điều trị 14 ngày<br />
hình 3) cho thấy tình trạng nhiễm trùng,<br />
Bạch cầu 7,68 k/ul<br />
đường máu và chức năng thận hồi phục tốt, Creatinin 144 µmol/l<br />
hình ảnh viêm thận trên CT-scan được cải Glucose 5,7 mmol/l<br />
thiện hơn so với khi nhập viện lại (hình 2).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hinh 2:Viêm thận bể thận khi BN tái nhập viện<br />
BÀN LUẬN nôn(11). BN trong báo cáo này chỉ có triệu chứng<br />
sốt và đau hông lưng.<br />
VTBTSK là bệnh nhiễm trùng hoại tử cấp<br />
Khi nhiễm trùng sinh khílan đến đài bể thận<br />
tính rất nặng, thường xảy ra trên cơ địa ĐTĐ và<br />
hay viêm bàng quang, tiểu ra khí sẽ xuất hiện. Vi<br />
tắc nghẽn sau thận. Nữ mắc bệnh nhiều hơn<br />
khuẩn thường gặp là E. coli, tiếp theo là Klebsiella,<br />
nam với tỷ lệ 4:1(15). Theo Schainuck, lâm sàng<br />
Proteus(15).Trường hợp hiện tại, E.coli tạoổ áp-xe ở<br />
thường có tam chứng cổ điển: sốt, nôn, đau hông<br />
chủ mô thận, sinh khí trong chủ mô thận nên BN<br />
lưng(13). Ngô Xuân Thái ghi nhận 100% bệnh<br />
không tiểu khí.<br />
nhân đau hông lưng, 82% (18/22) sốt, 32% (7/22)<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016 29<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016<br />
<br />
Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào hình nhạy lên đến 100%(12). Đối với BN được báo<br />
ảnh học. Trên phim X-quang bụng không cáo,X-quang bụng không sửa soạn không<br />
chuẩn bị có thể thấy được các đốm khí trong được đề nghịvì tình trạng đau có thể kích<br />
đài bể thận, chủ mô thận cũng như các sỏi cản thích phúc mạc gây liệt ruột, tạo nhiều hơi,<br />
quang hệ niệu, gây tắc nghẽn sau thận. Siêu việc chẩn đoán khí trong hệ niệu sẽ gặp khó<br />
âm bụng có thể thấy khí trong chủ mô thận và khăn. Do đó, CT-scan được chỉ định lúc nhập<br />
giúp chẩn đoán 80% các trường hợp(14). CT- viện (29/10/2015, hình 1), tái khám (3/11/2015,<br />
scan là phương tiện chủ yếu để xác định chẩn hình 2) và sau 14 ngày điều trị tái phát<br />
đoán, phân loại, hướng dẫn điều trị với độ (17/11/2015, hình 3).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3: Sau điều trị 14 ngày với Imipenem (lần tái phát)<br />
Wan YL dựa vào CT-scan chia VTBTSK làm can thiệp thủ thuật, phẫu thuật hay chỉ điều trị<br />
hai loại. Loại 1 bao gồm hình ảnh thận bị phá nội khoa đơn thuần có vẻ chưa hoàn hảo. Thật<br />
hủy hoàn toàn và khí chiếm toàn bộ nhu mô vậy, Katsumi đã thành công trong điều trị<br />
thận, tỷ lệ tử vong cao, 66%(4,16),nên tiên lượng cắt VTBTSK 2 bên trên BN không ĐTĐ bằng KS đơn<br />
thận rất cao(6). Tuy nhiên, theo Marc, cắt thận thuần(7).Nếu theo phân loại Huang, BN của<br />
sớm, tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn so với điều trị bảo Katsumi thuộc nhóm 4, không ĐTĐ. Trong khi<br />
tồn(9). Đối với loại 2, khí, dịch và nhu mô thận bị trường hợp bệnh hiện tại chỉ ở nhóm 3a nhưng<br />
phá hủy một phần, tử vong chiếm 18% trường cơ địa ĐTĐ, bệnh diễn tiến cấp tính hơn và nặng<br />
hợp(4). Hiện nay, một quan điểm phân loại khác, hơn, đòi hỏi can thiệp ngoại khoa. Như vậy,<br />
nhận được nhiều ủng hộ hơn, đó là sự phân loại phân loại của Huang chưa phản ánh chính xác<br />
của Huang và cs. Tác giả dựa trên CT để mô tả vị mức độ nặng của bệnh và ĐTĐlà một trong<br />
trí của khí theo giải phẫu (2000)(5). Nhóm 1: khí những nhân tố quan trọng có thể làm thay đổi<br />
giới hạn trong hệ thống đài bể thận; nhóm 2: khí diễn tiến và tiên lượng bệnh.<br />
giới hạn trong nhu mô thận; nhóm 3a: khí lan Ngoài ra, tiên lượng dè dặt cũng có thể dựa<br />
rộng ra quanh thận hoặc có áp xe; nhóm 3b: khí vào các yếu tố như: choáng nhiễm trùng, suy đa<br />
lan ra ngoài cân Gerota; nhóm 4: VTBTSK hai cơ quan, tiểu cầu < 60.000/mm3, Creatinin máu ><br />
bên hay trên thận độc nhất.Trường hợp bệnh 1,4mg/dl, suy thận, giảm natri máu, lọc máu.<br />
được báo cáo thuộc nhóm phân loại 3a của Một nghiên cứu đa trung tâm trên 175 BN<br />
Huangnên rạch áp-xe và dẫn lưu quanh thận là VTBTSK 2 bên, được điều trị bảo tồn cho thấy<br />
biện pháp thích hợp. Nếu xếp theo phân loại của các yếu tố gợi ý tử vong cao như VTBTSK loại 1<br />
Wan, BN thuộc loại 2, vừa có khí và dịch. Tuy (theo phân loại Wan), giảm tiểu cầu, huyết áp<br />
nhiên, nếu dựa theo 2 phân loại trên để chỉ định tâm trương dưới 90 mmHg, creatinin tăng ><br />
<br />
<br />
30 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
2,5mg/dl, rối loạn tri giác(8). Theo Ngô Xuân Thái, Aswathaman báo cáo 80% (33/41) trường hợp<br />
khoảng 36,3% (8/22) trường hợp có triệu chứng VTBTSK được chữa khỏi với kháng sinh phổ<br />
choáng nhiễm trùng và rối loạn tri giác(11). Mặc rộng kết hợp mở thận ra da qua da(1). Tình trạng<br />
dù các yếu tố tiên lượng nặng nêutrên chưa thể VTBTSK trong báo cáo hiện tại thuộc nhóm IIIa<br />
hiện ở BN này, nhưng ĐTĐ không kiểm soátcó theo phân loại Huang vì có áp xe thận. Vì thế,<br />
lẽ đã tạo nguy cơ cho bệnh tái phát dễ dàng ertapenem 1g/ngày x 14 ngày, điều chỉnh đường<br />
(đường huyết lúc VTBTSKnhập viện lần 2 là huyết, mổ rạch áp-xe và dẫn lưu quanh thận là<br />
10,7mmol/l, HbA1c 9,5%). Sau khi xuất viện, BN hướng xử trí thích hợp. Thật vậy, sau phẫu<br />
điều trị ĐTĐ bằng thuốc uống, nhưng thiếu tuân thuật, các biểu hiện cải thiện nhanh chóng (bảng<br />
thủ chế độ ăn của người ĐTĐ,đường huyết tăng 1), BN xuất viện sau 2 tuần. Trong đợt tái phát,<br />
cao tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn hồi sau 7 ngày điều trị, viêm thận bể thận không có ổ<br />
phục và phát triển. Ngoài ra, thời gian điều trị mủ, không kèm khí trên CT-scan(hình 2)cũng<br />
KS 2 tuần trong VTBTSK có thể chưa đủ nên khi nhanh chóng được đẩy lùi với kháng sinh phổ<br />
phối hợp với đường huyết cao, bệnh quay lại là rộng nhóm carbepenems kèm ổn định đường<br />
tất yếu. Cần có một nghiên cứu về thời gian huyết(bảng 2); sau 14 ngày, hình ảnh viêm thận<br />
dùng KS trên BN VTBTSK để làm rõ vấn đề. trên CT-scan và chức năng thậnhồi phục gần<br />
Việc phân tích vai trò của ĐTĐ trong tái phát như hoàn toàn (hình 3, bảng 3) trong điều kiện<br />
VTBTSK sẽ chặt chẽ hơn nếu hiệu quả điều trị kiểm soát tốt đường huyết (bảng 3).<br />
được đánh giá bằng CT-scan trước khi BN xuất Từ các phân tích trên, ĐTĐ không kiểm soát<br />
viện. Mặc dù lâm sàng và các chỉ số cận lâm sàng nên được xem là yếu tố tiên lượng khả năng tái<br />
cải thiện tốt nhưng chưa đủ phản ánh tình trạng phát cũng nhưmức độ diễn tiến nặng của<br />
viêm thận đã thực sự ổn định hay không. Một bệnh.Do đó, kiểm soát đường huyết là nguyên<br />
thiếu sót khác cũng nên đề cập là cấy máu và tắc vàng trong điều trị VTBTSK trên cơ địa ĐTĐ.<br />
nước tiểu đã không được chỉ định vào thời điểm KẾT LUẬN<br />
nhập viện sau, do đó khó có thể phân biệt tái<br />
phát hay tái nhiễm. Mặt khác, dựa trên kháng VTBTSK là bệnh nhiễm trùng nặng, mặc dù<br />
sinh đồ, hiệu quả điều trị chắc hẳn sẽ tốt hơn, hiếm nhưng tỷ lệ tử vong cao. Chẩn đoán và xử<br />
hạn chế khả năng kháng thuốc, đồng thời có thể trí sớm giúp tiên lượng tốt và giảm tỷ lệ tử vong.<br />
cung cấp những thông tin hữu ích về các tác ĐTĐ là một bệnh nền ảnh hưởng đến hiệu quả<br />
nhân gây VTBTSK trên cơ địa ĐTĐ. điều trị VTBTSK. Cần lưu ý phát hiện ĐTĐ và<br />
phải kiểm soát tốt đường huyết trong điều trị các<br />
Về điều trị, hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi,<br />
trường hợp VTBTSK.<br />
chưa có phác đồ cụ thể đối với VTBTSK. Nếu BN<br />
được điều trị nội khoa đơn thuần, không phẫu TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
thuật, tỷ lệ tử vong 40%(13). Theo Chen MT, cắt bỏ 1. Aswathaman K, Gopalakrishnan G, Gnanaraj L, Chacko NK,<br />
Kekre NS, Devasia A (2008). Emphysematous pyelonephritis:<br />
thận là biện pháp được lựa chọn trong nhiều outcome of conservative management. Urology. 71(6):1007 –<br />
trường hợp VTBTSK(3). Một nghiên cứu hồi cứu 1009.<br />
trên 210 bệnh án VTBTSK cho thấy tỷ lệ tử vong 2. Aziz F, Penupolu S, Doddi S, Rodriguez A, Obiefuna A (2001).<br />
Emphysematous pyelonephritis in type II diabetes: A case<br />
khi điều trị nội khoa là 50%, phác đồ nội khoa report, The Internal Journal of Urology, 8(1).<br />
kết hợp cắt thận là 25%, nội khoa kết hợp mở 3. Chen MT, Huang CN, Chou YH, Huang CH, Chiang CP, Liu<br />
GC (1997). Percutaneous drainage in the treatment of<br />
thận ra da là 13,5%(15). Katsumi giải quyết thành<br />
emphysematous pyelonephritis: 10 – year experience. J Urol.<br />
công một trường hợp VTBTSK 2 bên trên BN nữ 157(5):1569 – 1573.<br />
86 tuổi với kháng sinh phổ rộng đơn thuần(7). Có 4. Dahnart W (2007). Radiology review manual, 6th edn.<br />
Lippincott Williams and Wilkins, Philadelphia.<br />
lẽ do BN này không có tiền căn ĐTĐ nên bệnh<br />
dễ dàng đáp ứng với thuốc đặc hiệu.<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016 31<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016<br />
<br />
5. Huang JJ, Tseng CC (2000). Emphysematous pyelonephritis: 12. Pontin AR, Barnes RD, Joffe J, Kahn D (1995).<br />
clinicoradiological classification, management, prognosis, and Emphysematous pyelonephritis in diabetic patients. Br J Urol.<br />
pathogenesis. Arch Intern Med. 160(6):797 – 805. 75(1):71 – 74.<br />
6. Kapoor R, Muruganandham K, Gulia AK, et al (2010). 13. Schainuck LI, Fouty R, Cutler RE (1968). Emphysematous<br />
Predictive factors for mortality and need for nephrectomy in pyelonephritis. A new case and review of previous<br />
patients with emphysematous pyelonephritis. BJU Int. 105:986 observation. Am J Med; 44(1):134 – 139.<br />
– 989 14. Shokeir AA, El-Azab M, Mohsen T, El-Diasty T (1979).<br />
7. Katsumi S, Tomihiko Y, Masuo Y, Soichi A, Masato F Emphysematous pyelonephritis. A 15 – year experience with<br />
(2009).Bilateral emphysematous pyelonephritis cured by 20 cases. Urology;49(3):343 – 346.<br />
antibiotics alone: a case and literature review. Jpn. J. Infect. Dis., 15. Somani BK, Nabi G, Thorpe P, Hussey J, Cook J, N’Dow J,<br />
62, 206 – 208. ABACUS research group (2008).Is percutaneous drainage the<br />
8. Malek RS, Elder JS (1978). Xanthogranulomatous new gold standard in the management of emphysematous<br />
pyelonephritis: a critical analysis of 26 cases and of the pyelonephritis? Evidence from a systematic review. J Urol<br />
literature. J urol 119(5):589 – 593. 179(5): 1844 – 1849.<br />
9. Marc A. Bjurlin, Stephen D. Hurley, Dae Y. Kim, Matthew R. 16. Wan YL, Lo SK, Bullard MJ, Chang PL, Lee TY (1998).<br />
Cohn, Michael D. Jordan, et al (2012). Clinical outcomes of Predictors of outcome in emphysematous pyelonephritis. J<br />
nonoperative management in emphysematous urinary tract Urol. 159(2):369 – 373.<br />
infections. Urol. 79(6):1281 – 1285.<br />
10. Mokabberi R, Ravakhah K (2007).Emphysematous urinary<br />
tract infections; diagnosis, treatment and survival (case review Ngày nhận bài báo: 03/08/2016<br />
series). Am J Med Sci 333(2): 111 – 116.<br />
11. Ngô Xuân Thái, Vũ Đức Huy, Hoàng Khắc Chuẩn, Thái Kinh<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/08/2016<br />
Luân (2014). Báo cáo 22 trường hợp nhiễm trùng đường tiết Ngày bài báo được đăng: 05/10/2016<br />
niệu nặng: Viêm thận bể thận sinh khí tại bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
Y học TP. Hồ Chí Minh,Vol 18-No 4, tr.59 – 65.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
32 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016<br />