Đề bài: Viết đoạn văn so sánh dựa trên đề tài câu tục ngữ “Một kho vàng <br />
<br />
không bằng một nang chữ”<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Dân gian ta có câu: Quý như vàng, ý nói vàng là thứ quý giá. Chẳng vậy mà bao đời <br />
<br />
nay nhiều kẻ cứ chạy miết theo đồng tiền, thoi vàng: lao vào buôn bán thậm chí <br />
<br />
bất chấp pháp luật, hăm hở tìm vàng nhiều khi bỏ mặc mạng sống,... Có vàng quả <br />
<br />
quý thực vì có được nó con người sẽ trở nên giàu có sung sướng: có tiền mua tiên <br />
<br />
cũng được kia mà! Vàng đã quý nhưng có thứ còn quý giá hơn, đó là chữ nghĩa, tri <br />
<br />
thức.<br />
<br />
Cha ông ta từng đúc kết: một kho vàng không bằng một nang chữ. Tại sao vậy? Có <br />
<br />
chữ nghĩa con người có khả năng làm việc tốt hơn mọi người, nhờ vậy sẽ thành <br />
<br />
đạt hơn, họ cũng sẽ có được vàng để sung túc, đủ đầy. Nhưng mặt khác, một kho <br />
<br />
vàng là có hạn, hết một kho vàng chỉ còn kho rỗng. Nhưng có chữ nghĩa thì vĩnh <br />
<br />
viễn không bao giờ lo đói khổ vì chữ còn, tiền đồ còn, cơm áo còn. Những vị <br />
<br />
Trạng nguyên, Thám hoa,... nhờ chữ nghĩa mà đời đời vinh hiển; bọn phú ông giàu <br />
<br />
có ngu dốt hay bị chơi khăm, chơi xỏ chẳng mấy chốc mà khuynh gia bại sản. <br />
<br />
Không chỉ vậy, nang chữ còn mang đến cho con người thứ mà kho vàng không bao <br />
<br />
giờ làm được, đó là sự yêu mến, kính nể của xã hội. Mọi người yêu quý, tôn trọng <br />
<br />
người có học, người hay chữ; ít ai thật lòng thật bụng yêu mến, trân trọng kẻ chỉ <br />
<br />
có tiền (có chăng chỉ là thái độ bợ đỡ, xu nịnh mà thôi). “Một kho vàng không bằng <br />
một nang chữ”, tư tưởng ấy đã góp phần xây đắp nên những tâm hồn Việt Nam <br />
<br />
trọng chữ nghĩa, hiếu học tôn sư trọng đạo mà khinh bạc vàng, căm ghét bọn tham <br />
<br />
quan, cường hào, ác bá.<br />