Đề bài: Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà <br />
<br />
Huyện Thanh Quan<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Nếu như ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan là chuẩn mực cho ngôn ngữ thơ <br />
<br />
Đường luật trang trọng đài các thì ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương lại là sự phá cách <br />
<br />
bởi những ngôn từ nôm na giản dị vốn được dùng trong đời sống hàng ngày.<br />
<br />
Thật vậy, trong “Tự tình I” của nữ sĩ Xuân Hương ta gặp phần lớn là những từ <br />
<br />
nôm thuần Việt, số lượng từ Hán Việt rất ít. Trong “Chiều hôm nhớ nhà” của Bà <br />
<br />
Huyện Thanh Quan thì ngược lại. Những từ ngữ trong “Tự tình I” rất dễ hiểu, gần <br />
<br />
gũi với đời sống người dân lao động: “Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom/ Oán hận <br />
<br />
trông ra khắp mọi chòm,...”, vần “om” Xuân Hương dùng cũng rất lạ, lạ bởi hiếm, <br />
<br />
từ trước đến nay hình như chưa có ai đặt vần như vậy. Đọc “Tự tình I”, nghe “Tự <br />
<br />
tình I” đến một người nông dân một chữ cắn đôi không biết cũng hiểu, cũng cảm <br />
<br />
được tâm tình của người thiếu phụ trong thơ. Đến với “Chiều hôm nhớ nhà” thì <br />
<br />
khác. Không có một học vấn uyên thâm, một khả năng cảm thơ tương đối thì khó <br />
<br />
hiểu được tâm sự người cầm bút. Bà Huyện Thanh Quan dùng hàng loạt từ Hán <br />
<br />
Việt trong sáng tác của mình: “hoàng hôn”, “ngư ông”, “viễn phố”, “mục tử”, “cô <br />
<br />
thôn”,... Nếu không có học, không biết ý nghĩa tương ứng của những từ ấy: “ngư <br />
<br />
ông” = ông già câu cá, “viễn phố” = phố xa,... thì khó đọc được thi phẩm này. <br />
<br />
Không những vậy, ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan còn dùng nhiều điển cố, <br />
điển tích, không hiểu được những điều ấy thì cũng khó đọc thơ của bà. Chẳng hạn <br />
<br />
câu thơ “Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ”, “Kẻ chốn Chương Đài” là kẻ nào? <br />
<br />
Sự khác biệt trong ngôn ngữ thơ hai nữ sĩ tài hoa ấy đã tạo nên phong cách riêng <br />
<br />
của từng người, khó nhầm lẫn được. Điều đó cũng có nguồn gốc từ sự xuất thân <br />
<br />
và hoàn cảnh riêng của từng nhà thơ.<br />