intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Việt Nam trong tiểu vùng sông Mê Công - Cho một dòng sông phát triển bền vững: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:186

9
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Việt Nam trong tiểu vùng sông Mê Công - Cho một dòng sông phát triển bền vững" trình bày hợp tác tiểu vùng sông Mê Công và các thách thức đặt ra ở thế kỷ XXI - Việt Nam; nỗ lực cho một dòng sông phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Việt Nam trong tiểu vùng sông Mê Công - Cho một dòng sông phát triển bền vững: Phần 2

  1. Phần thứ ba HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG VÀ CÁC THÁCH THỨC ĐẶT RA Ở THẾ KỶ XXI
  2. 248
  3. 249 I. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG 1. Nhóm các cơ chế hợp tác nội vùng 1.1. Ủy hội sông Mê Công (Mê Công River Commission - MRC) Ngày 05/4/1995, các nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam ký Hiệp định về hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công (gọi tắt là Hiệp định Mê Công 1995) để phát triển, quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn tài nguyên nước ở các lĩnh vực như thủy sản, kiểm soát lũ, thủy lợi, thủy điện và giao thông thủy. Trước đây, với sự bảo trợ của Liên hợp quốc, Ủy ban Điều phối hạ lưu lưu vực sông Mê Công (Ủy ban Mê Công) được thành lập năm 1957, nhằm khai thác, khuyến khích và phối hợp phát triển nguồn nước sông Mê Công giữa các quốc gia vùng hạ lưu, gồm: Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Hoạt động của ủy ban tập trung vào việc huy động các nguồn vốn và kỹ thuật từ các quốc gia tài trợ và các tổ chức quốc tế cho các nghiên cứu, khảo sát, đầu tư. Tuy nhiên, do chiến tranh nên kế hoạch khai thác bị ngừng trệ1. Tháng 01/1975, Tuyên bố chung về các nguyên tắc sử dụng nước ở hạ lưu sông Mê Công được thông qua, đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển thể chế hợp tác Mê Công. Năm 1977, Campuchia ra khỏi tổ chức này vì lý do bất ổn chính trị, do đó, đến năm 1978, Ủy ban lâm thời về 1. Bùi Anh Thư: “Hợp tác kinh tế - xã hội trong Ủy ban sông Mê Công giai đoạn 1957 - 1975”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 2019, số 12, tr.141-151.
  4. 250 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... điều phối nghiên cứu hạ lưu lưu vực sông Mê Công được thành lập, chỉ bao gồm: Lào, Thái Lan và Việt Nam. Ngày 05/4/1995, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam ký Hiệp định về hợp tác vì sự phát triển bền vững khu vực sông Mê Công (Agreement on Cooperation for the Sustainable Development of the Mekong River Basin) ở Chiang Rai (Thái Lan). Theo đó, Ủy hội sông Mê Công được thành lập thuộc quản lý của cả 4 nước thành viên. Cùng ngày, các nước này cũng ký Nghị định thư thành lập Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC). Năm 1996, Trung Quốc và Mianma trở thành đối tác đối thoại của MRC. Hiệp định Mê Công 1995 gồm 6 chương, 42 điều, trong đó những nội dung quan trọng được thể hiện trong các chương III (Mục tiêu và các nguyên tắc hợp tác, gồm 10 điều, quy định lĩnh vực, đối tượng, phạm vi và các nguyên tắc hợp tác), chương IV (Khuôn khổ về thể chế, gồm 23 điều, quy định cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động của tổ chức hợp tác). Theo đó, đồng thuận, bình đẳng và tôn trọng chủ quyền lãnh thổ là những nguyên tắc cơ bản trong hợp tác giữa các quốc gia thành viên MRC. Các vấn đề liên quan hợp tác ở Tiểu vùng sông Mê Công luôn được xem xét và giải quyết bằng các quá trình tư vấn rộng rãi ở nhiều cấp. Nguyên tắc sử dụng nước công bằng và hợp lý của quốc tế cũng được áp dụng. Nhiệm vụ của Ủy hội sông Mê Công là nhằm thúc đẩy, phối hợp quản lý và phát triển tài nguyên nước cũng như tài nguyên có liên quan một cách bền vững vì lợi ích chung của các quốc gia và an sinh của cộng đồng bằng cách triển khai thực hiện những hoạt động và chương trình chiến lược, cung cấp thông tin khoa học và cố vấn chính sách. Hiệp định này là căn cứ pháp lý quan trọng, quy định các nguyên tắc cơ bản và khung hợp tác chung cho các quốc gia thành viên trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn nước và các
  5. Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 251 tài nguyên liên quan khác trong vùng hạ lưu sông Mê Công, nhằm đạt được phát triển bền vững, góp phần thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế và các chương trình trọng điểm các quốc gia thành viên trong vùng hạ lưu sông Mê Công, đồng thời góp phần thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc và thực hiện các công ước quốc tế khác liên quan đến quản lý, khai thác, phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường1. Hiệp định còn tiến xa hơn các văn kiện của các tổ chức lưu vực sông quốc tế khác về các quy định cụ thể và chặt chẽ trong việc sử dụng nước, trong đó có 5 bộ thủ tục quy định về bảo đảm dòng chảy mùa khô, số lượng nước, chất lượng nước, thông báo, tham vấn trước khi xây dựng các công trình dòng chính Mê Công. Tuy là hiệp định cấp khu vực và được ký kết trước hai năm so với “Công ước Liên hợp quốc năm 1997 về luật sử dụng với mục đích phi giao thông thủy các nguồn nước xuyên biên giới” nhưng Hiệp định Mê Công 1995 lại có rất nhiều nội dung tương đồng với Công ước Liên hợp quốc 1997, thậm chí được đánh giá là hoàn thiện hơn vì Công ước Liên hợp quốc 1997 không yêu cầu các bên của một lưu vực sông phải thiết lập một tổ chức quản lý lưu vực như Hiệp định Mê Công 19952. Về cơ cấu tổ chức, Uỷ hội sông Mê Công quốc tế gồm ba cơ quan thường trực: Hội đồng, Uỷ ban Liên hợp và Ban Thư ký. Hội đồng gồm một thành viên ở cấp bộ và trong chính phủ (không thấp hơn cấp thứ trưởng) của mỗi quốc gia thuộc Tiểu vùng tham gia hiệp định và là người có thẩm quyền ra quyết định thay mặt chính phủ mình. Hội đồng triệu tập họp 1. Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC) - Mekong River Commission (MRC), https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/to- chuc-quoc-te/uy-hoi-song-me-cong-quoc-te-mrc-Mekong-river-commission- mrc-3259, cập nhật ngày 10/01/2018, truy cập ngày 15/5/2021. 2. Lê Hải Bình: “Ủy hội sông Mê Công - Thực tiễn và triển vọng”, Tạp chí Lý luận chính trị, 2019, số 7, tr.120.
  6. 252 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... thường kỳ ít nhất mỗi năm một lần hoặc có thể triệu tập bất cứ khi nào cần thiết. Uỷ ban Liên hợp gồm một ủy viên ở mỗi quốc gia tham gia, cấp không thấp hơn lãnh đạo cục/vụ. Uỷ ban Liên hợp được triệu tập ít nhất mỗi năm hai phiên họp thường kỳ, hoặc các phiên họp đột xuất bất cứ khi nào cần thiết. Cơ cấu quản trị của Ủy hội sông Mê Công quốc tế Nguồn: https://www.mrcmekong.org/assets/Publications/MRC-General- leaflets-Viet.pdf Ban Thư ký có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ hành chính và kỹ thuật cho Hội đồng và Uỷ ban Liên hợp, đặt dưới sự giám sát của Ủy ban Liên hợp và sự chỉ đạo của Thư ký Chấp hành
  7. Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 253 do Hội đồng bổ nhiệm. Trụ sở Ban Thư ký đặt tại Phnom Penh (Campuchia) và được chuyển về Vientiane (Lào) từ tháng 6/2004. Trợ lý của Thư ký Chấp hành là người có cùng quốc tịch với Chủ tịch Uỷ ban Liên hợp và có nhiệm kỳ một năm. Các nước thành viên đã thành lập các Ủy ban sông Mê Công quốc gia để hỗ trợ cho Ủy hội sông Mê Công quốc tế thực hiện nhiệm vụ của mình. Ban Thư ký Uỷ ban sông Mê Công quốc gia giúp việc cho các Uỷ ban sông Mê Công quốc gia. Kinh phí hoạt động của Uỷ hội sông Mê Công quốc tế được huy động từ đóng góp của các quốc gia thành viên và tài trợ của các đối tác phát triển (các chính phủ, các ngân hàng phát triển và các tổ chức quốc tế). Thảo luận chính thức với cộng đồng tài trợ được thực hiện thông qua Phiên họp tư vấn tài trợ hằng năm. Các lĩnh vực hợp tác của Ủy hội sông Mê Công bao gồm tất cả các lĩnh vực phát triển bền vững, sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực Mê Công, như tưới, thủy điện, giao thông thủy, kiểm soát lũ, thủy sản, thả bè, giải trí và du lịch để đạt được mức tối ưu trong việc sử dụng đa mục tiêu và cùng có lợi cho tất cả các quốc gia ven sông, giảm tới mức thấp nhất ảnh hưởng có hại gây ra bởi các hiện tượng tự nhiên và hoạt động của con người. Sự thành lập của MRC đã mở ra một giai đoạn mới cho các hoạt động hợp tác, phát triển bền vững ở Tiểu vùng sông Mê Công. MRC đã xây dựng và triển khai thực hiện nhiều phiên bản chiến lược và kế hoạch, mỗi phiên bản có khung thời gian 5 năm. Từ năm 2010, Ủy hội đã quyết định tổ chức hội nghị cấp cao bốn năm một lần. Hội nghị cấp cao lần thứ nhất của Ủy hội sông Mê Công được tổ chức tại Hua Hin (Thái Lan) ngày 05/4/2010 nhân kỷ niệm 15 năm thành lập; lần thứ hai được tổ chức vào ngày 05/4/2014 tại Thành phố Hồ Chí Minh
  8. 254 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... (Việt Nam); lần thứ ba vào ngày 05/4/2018 tại Siem Reap (Campuchia). Các hoạt động chính từ sau khi thành lập đã đạt được những thành tựu như sau: i- Thông qua 5 bộ thủ tục về chất lượng nước, chia sẻ số liệu, giám sát sử dụng nước, duy trì dòng chảy và tham vấn sử dụng nước để hỗ trợ thực hiện Hiệp định Mê Công 1995. MRC hỗ trợ quá trình quy hoạch lưu vực sông dựa trên cơ sở các nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước, tuân thủ nguyên tắc tối đa hóa thịnh vượng kinh tế và xã hội mà không làm tổn hại đến tính bền vững của hệ sinh thái thiết yếu ở hạ lưu sông Mê Công. Chiến lược phát triển lưu vực dựa trên quản lý tổng hợp tài nguyên nước đầu tiên của MRC được thực hiện cho giai đoạn 2011-2015 nhằm giúp các quốc gia thành viên nâng cao tính bền vững của ngành thủy sản, thúc đẩy các cơ hội nông nghiệp, tự do giao thông thủy, phát triển thủy điện bền vững, quản lý lũ cũng như gìn giữ và bảo tồn các hệ sinh thái quan trọng. ii- Thúc đẩy việc chia sẻ thông tin, đối thoại và thương lượng về quản lý tài nguyên nước giữa các chính phủ, khu vực tư nhân và xã hội dân sự. Chiến lược phát triển lưu vực xây dựng cho giai đoạn 2016-2020 đã phản ánh và xem xét toàn diện xu thế, nhu cầu và những thách thức mới tại lưu vực. iii- Các hoạt động chính yếu khác như: giám sát và báo cáo về thực trạng môi trường của hệ thống sông Mê Công để cải thiện công tác quản lý dòng chảy và bảo vệ sự cân bằng sinh thái ở lưu vực; dự báo lũ; hỗ trợ quản lý, xây dựng và phát triển các hoạt động trong lĩnh vực thủy sản ở cấp địa phương và cấp vùng; thúc đẩy giao thông và giao thương đường thủy an toàn thông qua các quy hoạch tổng thể và kế hoạch hỗ trợ giao thông thủy; hỗ trợ cộng đồng phát triển kỹ thuật thủy lợi và nông
  9. Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 255 nghiệp nhằm bảo vệ lưu vực và bảo đảm tạo thu nhập cho người dân địa phương; cung cấp các hướng dẫn và hỗ trợ đối thoại về phát triển thủy điện bền vững để bảo đảm quyền lợi chung của các quốc gia thành viên; giúp các quốc gia thành viên thích ứng với biến đổi khí hậu1. iv- Phối hợp thực hiện nghiên cứu chung của Ủy hội sông Mê Công quốc tế về quản lý và phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công. Nghiên cứu này do MRC thực hiện trong 6 năm (2012-2017) với tổng kinh phí 4,7 triệu USD, công bố vào tháng 02/2018. Mục đích của nghiên cứu nhằm đưa ra các bằng chứng khoa học tin cậy về tác động đối với môi trường, kinh tế, xã hội của việc phát triển trên sông Mê Công, qua đó, giúp MRC tư vấn cho các nước thành viên về các tác động tích cực và tiêu cực của việc phát triển tài nguyên nước trong lưu vực cũng như những giải pháp thay thế những con đập ở khu vực này. Phát hiện quan trọng mà nghiên cứu nhấn mạnh là việc xây dựng 11 dự án thủy điện lớn trên phần hạ lưu dòng chính sông Mê Công và 120 đập trên các dòng nhánh đã được quy hoạch tới năm 2040 đã, đang và sẽ đe dọa nghiêm trọng tới hệ sinh thái và kinh tế khu vực cũng như tới khả năng con người tiếp cận đầy đủ tới nguồn thực phẩm dinh dưỡng. Các kế hoạch xây dựng thủy điện hiện nay sẽ làm giảm tới 97% lượng phù sa đáy về châu thổ Mê Công. Trong đó, khu vực dễ bị tổn thương nhất là vùng đồng bằng ngập lũ ở Campuchia, hệ sinh thái sông Tonle Sap và đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam2. 1. https://www.mrcmekong.org/assets/Publications/MRC-General-leaflets- Viet.pdf. 2. Tóm tắt Nghiên cứu của Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế, https://nature.org.vn/vn/2019/04/tom-tat-nghien-cuu-hoi-dong-mrc/, cập nhật ngày 04/4/2019, truy cập ngày 15/6/2021.
  10. 256 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... v- Thực hiện các thủ tục sử dụng nước, đặc biệt là các thủ tục thông báo, tham vấn trước và sau thỏa thuận (thông qua vào năm 2003); chia sẻ và trao đổi thông tin, số liệu (thông qua vào năm 2001); chất lượng nước và đàm phán hoàn thiện các hướng dẫn thực hiện các thủ tục được Ủy hội phê chuẩn; thủ tục duy trì dòng chảy trên dòng chính (năm 2006); thủ tục về chất lượng nước và nhất trí về sự cần thiết đối với việc nghiên cứu xa hơn về tác động của sự phát triển dòng chính (thông qua vào năm 2011),... Về hợp tác, MRC đã thực hiện được 5 chương trình hợp tác quan trọng như sau: Thứ nhất, Chương trình Quy hoạch phát triển lưu vực (BDP) với 3 giai đoạn từ năm 2001 đến 2015, có sự tài trợ của Đan Mạch (DANIDA), Thụy Điển (SIDA) và một số nhà tài trợ khác. Chương trình này giúp các quốc gia thành viên MRC nâng cao năng lực trong việc lập quy hoạch phát triển lưu vực trên cơ sở xem xét toàn diện các khía cạnh từ kinh tế, xã hội, môi trường đến việc sử dụng các công cụ hỗ trợ giúp đánh giá tác động của các kịch bản phát triển lưu vực; nâng cao nhận thức về việc lồng ghép tầm nhìn về phát triển lưu vực vào quy hoạch phát triển ở cấp quốc gia và tiểu vùng; tạo điều kiện, cơ hội cho các nước thành viên chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm, kiến thức về pháp lý, kỹ thuật, chiến lược và chính sách cho các cơ quan bộ ngành liên quan ở trong nước, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Thứ hai, Dự án Quản lý tổng hợp tài nguyên nước Mê Công của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MIWRMP) (giai đoạn 2011-2015) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Việc quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên nước nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển của các quốc gia trong lưu vực nhưng vẫn giữ được sự cân bằng trong lưu vực sông Mê Công là vấn đề nhận được sự quan tâm của MRC. Dự án được xây dựng dựa trên 3 hợp phần chính,
  11. Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 257 là: hợp phần vùng - cung cấp khung hỗ trợ hợp tác vùng trong thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở hạ lưu sông Mê Công; hợp phần xuyên biên giới - giúp tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia MRC trong thực hiện quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới; hợp phần quốc gia - do các nước MRC quản lý để tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở chính nước mình. Thứ ba, Chương trình Quản lý và giảm nhẹ lũ (FMMP), xuất phát từ sáng kiến Chiến lược quản lý lũ của Ủy hội sông Mê Công quốc tế được thông qua năm 2001 do Việt Nam đề xuất, sau đó Chương trình Quản lý và giảm nhẹ lũ thực hiện từ năm 2004 với mục tiêu chung là “ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại về người và của do lũ gây ra, nhưng vẫn duy trì được những lợi ích do lũ mang lại”. Trong giai đoạn 2011-2015, Chương trình FMMP tập trung vào các lĩnh vực chính như sau: i- Cung cấp sản phẩm dự báo và cảnh báo lũ; ii- Tiếp tục cập nhật và phát triển cơ sở dữ liệu liên quan đến lũ, phát triển các mô hình, công cụ tính toán, các chỉ dẫn kỹ thuật về quản lý và giảm nhẹ lũ và giải quyết các vấn đề lũ xuyên biên giới; iii- Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tính chất của lũ; iv- Hỗ trợ chương trình hạn và dự báo dòng chảy mùa kiệt,…1. Thứ tư, Chương trình giao thông thủy (NAP) dựa trên Chiến lược giao thông thủy của MRC được Ủy ban Liên hợp MRC thông qua vào tháng 8/2003 và hỗ trợ việc thực hiện Điều 9 Hiệp định Mê Công 1995 về “Tự do giao thông thủy”, có sự tài trợ của Bỉ và Ôxtrâylia. Mục tiêu của chương trình này là “Tăng cường tự do giao thông thủy và phát triển thương mại vì lợi ích chung của các nước thành viên MRC, hỗ trợ phối hợp và 1. Chương trình Quản lý và giảm nhẹ lũ (FMMP), https://vnmc.gov.vn/ chuong-trinh-quan-ly-va-giam-nhe-lu-fmmp/, cập nhật ngày 15/6/2021.
  12. 258 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... hợp tác trong việc phát triển vận tải an toàn và có hiệu quả, bền vững về môi trường đường thủy”. Chương trình này đã đạt được một số kết quả như: xây dựng các báo cáo khảo sát về điều kiện giao thông thủy cho tất cả các tuyến (Houei Sai - Luangprabang - Pakse; Kampong Cham - Phnom Penh - biên giới Việt Nam và Campuchia - ra đến biển); báo cáo về tình hình giao thông thuỷ trên các dòng nhánh trong vùng hạ lưu để góp phần triển khai thực hiện thủ tục thông báo, tham vấn trước và thoả thuận; hướng dẫn thiết kế thuyền theo kiểu châu Âu, xem xét toàn diện các vấn đề giao thông thuỷ trên vùng thượng lưu sông Mê Công với các kịch bản phát triển thuỷ điện khi xây dựng và vận hành các âu thuyền; triển khai nghiên cứu về khung pháp lý giao thông thuỷ đoạn dưới Luang Prabang giữa Lào - Thái; hệ thống phao tiêu biển báo đã được bổ sung và lắp đặt tại các tuyến Houei Sai - Luangprabang - Vientiane; Kampong Cham - Phnom Penh; Phnom Penh - Siem Reap; Phnom Penh - Biên giới Việt Nam và Campuchia; Bassac - Vàm Nao1. Thứ năm, Sáng kiến Phát triển thủy điện bền vững (ISH) được đưa ra vào các năm 2007-2008, tận dụng tối đa thế mạnh về phát triển thủy điện của sông Mê Công ở Thái Lan, Lào và Campuchia2. Hiện nay, trong Tiểu vùng sông Mê Công, kể cả dòng chính và dòng nhánh, có 135 dự án (trong đó riêng Lào có 1. Chiến lược giao thông thủy và môi trường lưu vực sông Mê Công, http://baolamdong.vn/toasoan-bandoc/201912/chien-luoc-giao-thong-thuy-va- moi-truong-luu-vuc-song-me-cong-2981538/, cập nhật ngày 30/12/2019, truy cập ngày 15/6/2021. 2. Đoàn Thị Quảng: Hoạt động hợp tác phát triển nguồn tài nguyên nước lưu vực sông Mê Công của Ủy hội sông Mê Công quốc tế - thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/ 3322-hoat-dong-hop-tac-phat-trien-nguon-tai-nguyen-nuoc-luu-vuc-song- Mekong-cua-uy-hoi-song-Mekong-quoc-te-thuc-trang-va-nhung-van-de-dat- ra-doi-voi-viet-na.html, cập nhật ngày 23/11/2020, truy cập ngày 15/6/2021.
  13. Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 259 100 dự án); với 25 dự án đang vận hành, 13 dự án đang xây dựng 23 dự án được cấp phép và 74 dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu. Sáng kiến Phát triển thủy điện bền vững hỗ trợ các nước thành viên trong việc quyết định phát triển và quản lý thủy điện trên cơ sở quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên toàn lưu vực, thông qua các cơ chế được thiết lập của MRC và các hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, phù hợp với Hiệp định Mê Công 19951. Tháng 11/2020, tại phiên họp lần thứ 27 của Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế, Chiến lược Phát triển lưu vực sống Mê Công giai đoạn 2021-2030 đã được phê duyệt. Khác với các chiến lược ngắn hạn khác, chiến lược 10 năm đã cập nhật và mở rộng các cơ hội phát triển bền vững như phát triển thủy điện để thúc đẩy an ninh năng lượng và thương mại xuyên biên giới, góp phần quản lý lũ lụt, hạn hán và nền kinh tế carbon thấp; phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu để tăng khả năng chống chịu hạn hán, cải thiện nhu cầu an ninh lương thực và nước sinh hoạt gia đình; phát triển giao thông đường thủy hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường. Đồng thời, áp dụng các giá trị môi trường ưu tiên trong khu vực để cải tạo diện tích thảm phủ thực vực trong các tiểu lưu vực, khu bảo tồn, phục hồi và tận dụng các vùng đất ngập nước, môi trường sống ven sông; giảm thiểu lũ lụt và hạn hán; thúc đẩy sinh kế bền vững,… Bên cạnh đó, chiến lược cũng thúc đẩy sự phát triển của các dự án đầu tư chung giữa hai hoặc nhiều quốc gia và các dự án quốc gia quan trọng tạo ra lợi ích trong mỗi nước cũng như mang lại cơ hội ở những khu vực khác trong lưu vực, bao gồm các dự án thủy điện 1. Phát triển thủy điện bền vững, http://baolamdong.vn/toasoan-bandoc/ 201912/phat-trien-thuy-dien-ben-vung-2981488/, cập nhật ngày 24/12/2019, truy cập ngày 10/6/2021.
  14. 260 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... (đa mục đích) có hồ chứa, vùng bảo tồn xuyên quốc gia, các dự án quản lý và phục hồi lưu vực, bảo tồn các vùng đất ngập nước và môi trường sông, các dự án quản lý nước lũ lụt, chỉnh trị sông và an toàn giao thông đường thủy, các dự án dựa trên công nghệ mới (như pin năng lượng mặt trời trên hồ chứa thủy điện)1. Bản chiến lược mới dựa trên các đánh giá gần đây về những tác động đáng kể do nước, các nguồn tài nguyên liên quan và cơ sở hạ tầng, bao gồm cả các con đập, đã làm thay đổi chế độ dòng chảy, ảnh hưởng đến vận chuyển trầm tích và làm xói mòn bờ biển. Những tác động này đã dẫn đến sự suy giảm quần thể cá tự nhiên, suy thoái tài sản môi trường và vùng đồng bằng ngập lũ, giảm diện tích bổ sung cho đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Biến đổi khí hậu làm tăng thêm mức độ nghiêm trọng của các tác động, mang lại nhiều bất ổn và rủi ro hơn. Thực hiện các ưu tiên chiến lược, MRC sẽ chủ động đánh giá và xác định phương án lưu trữ mới cũng như các giới hạn mới về dòng chảy và môi trường, đồng thời đề xuất các dự án đầu tư chung trên toàn lưu vực sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quản lý lũ lụt, giảm hạn hán, an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. MRC dự kiến sẽ đầu tư hơn 60 triệu USD trong 5 năm tới, trong đó khoảng 40% ngân sách quỹ sẽ đến từ các quốc gia thành viên,… Các hành động được ưu tiên nhằm thực hiện Chiến lược 10 năm này bao gồm 5 vấn đề: i- Về môi trường, duy 1. Chiến lược phát triển lưu vực sông Mê Công 2021-2030 hướng đến xây dựng nền kinh tế thịnh vượng và môi trường bền vững, http://dwrm.gov.vn/index. php?language=vi&nv=news&op=Hop-tac-quoc-te/Chien-luoc-phat-trien- luu-vuc-song-Me-Cong-2021-2030-huong-den-xay-dung-nen-kinh-te-thinh- vuong-va-moi-truong-ben-vung-9917, cập nhật ngày 23/3/2021, truy cập ngày 20/5/2021.
  15. Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 261 trì chức năng sinh thái của lưu vực sông Mê Công; ii- Về xã hội, cho phép tiếp cận và sử dụng nước và các tài nguyên liên quan trong lưu vực; iii- Về kinh tế, tăng cường phát triển tối ưu và bền vững trong lĩnh vực nước và các lĩnh vực liên quan; iv- Về biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng phục hồi trước các rủi ro khí hậu, lũ lụt và hạn hán khắc nghiệt; v- Về hợp tác, tăng cường hợp tác giữa tất cả các nước trong lưu vực và các bên liên quan1. Trong các cơ chế hợp tác hiện hữu ở khu vực sông Mê Công, có thể nói MRC là tổ chức có vai trò đặc thù nhất và khó có thể thay thế. Với Hiệp định Mê Công 1995, MRC là tổ chức duy nhất tại khu vực có chức năng xây dựng các khuôn khổ pháp lý. Hiệp định còn tiến xa hơn các văn kiện của các tổ chức lưu vực sông Mê Công quốc tế khác với các quy định cụ thể và chặt chẽ về quy chế sử dụng nước. Đến năm 2021, MRC có 14 đối tác phát triển và đang tích cực thúc đẩy rộng hợp tác liên lưu vực sông, trong đó có sông Hằng (qua 5 nước châu Á), sông Danube (qua 10 nước châu Âu), sông Nile (qua 4 nước Bắc Phi), sông Amazon (qua 8 nước Nam Mỹ) và sông Mississippi (Canađa, Mỹ). 1.2. Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS) Sau khi Hiệp định hòa bình toàn diện Campuchia (Hiệp định hòa bình Paris) được ký kết năm 1991 tại Paris, xung đột ở Campuchia được giải quyết đã góp phần thúc đẩy hợp tác giữa các nước Tiểu vùng sông Mê Công, đưa khu vực này trở thành một trọng tâm phát triển mới của châu Á. Chương trình hợp 1. Ủy hội sông Mê Công công bố Chiến lược phát triển 10 năm cho lưu vực, http://dwrm.go v.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Hoat-dong-cua- Cuc-Tin-lien-quan/Uy-hoi-song-Mê Công-cong-bo-Chien-luoc-phat-trien-10- nam-cho-luu-vuc-10016, cập nhật ngày 26/4/2021, truy cập ngày 20/5/2021.
  16. 262 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS) được thành lập vào năm 1992 theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), bao gồm sáu thành viên: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma và hai tỉnh tự trị của Trung Quốc (Quảng Tây và Vân Nam), với tổng diện tích 2,6 triệu km2, dân số 340 triệu người và tổng GDP là 1,3 nghìn tỷ USD (Ngân hàng Phát triển châu Á, 2018). Đây là một trong những khu vực có kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới1. Tháng 10/2002, chính phủ sáu nước thuộc GMS (Trung Quốc tham gia với tư cách là một quốc gia) đã tiến hành Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên (GMS-1) tại Phnom Penh (Campuchia), đưa ra những nguyên tắc chung trong hợp tác kinh tế của tiểu vùng; xây dựng và thực hiện tầm nhìn của một tiểu vùng thịnh vượng, hài hòa và thống nhất, tăng trưởng kinh tế nhanh, tiến bộ xã hội và phát triển môi trường bền vững. Theo đó, GMS là một mô hình hợp tác khu vực có tính bổ sung lẫn nhau để thích ứng với xu thế toàn cầu hóa. Các nguyên tắc chung về hợp tác của GMS là hợp tác kinh tế nhằm duy trì tăng trưởng bền vững, nâng cao mức sống của người dân đi đôi với phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường. Mục tiêu hướng tới là sự phát triển hài hòa và bền vững về kinh tế - xã hội dựa trên đặc thù của các nước có chung đường biên giới. Các dự án hợp tác của GMS không nhất thiết phải có sự tham gia của cả sáu nước, do đó, những thỏa thuận song phương cũng được xem là một nhân tố tạo thành hợp tác đa phương 2. Chiến lược của chương trình GMS thông qua ba trụ cột: i- Nâng cao khả năng kết nối qua phát triển bền vững hạ tầng cơ 1. 66 tỷ USD đầu tư vào Tiểu vùng sông Mê Công, https://www.rfi.fr/ vi/viet-nam/20180331-66-ti-do-la-dau-tu-vao-tieu-vung-song-Mekong, cập nhật ngày 31/3/2018, truy cập ngày 15/6/2021. 2. Dương Bích Thủy: “Triển vọng hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng”, Tạp chí Thương mại, 2008, số 15, tr.22.
  17. Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 263 sở và chuyển đổi các hành lang giao thông thành các hành lang kinh tế xuyên quốc gia; ii- Cải thiện năng lực cạnh tranh qua hỗ trợ hiệu quả vận tải hành khách và hàng hóa xuyên biên giới, hội nhập thị trường, các quy trình sản xuất, các chuỗi giá trị; iii- Nâng cao ý thức cộng đồng qua các chương trình và dự án nhằm giải quyết những mối lo ngại chung về xã hội và môi trường (còn được gọi là 3C: 1- Connectivity (kết nối hạ tầng); 2- Competitiveness (tăng cường khả năng cạnh tranh); 3- Community (kết nối cộng đồng)1. Về cơ chế hợp tác: GMS hoạt động với các tổ chức chính gồm: hội nghị bộ trưởng GMS, Hội nghị thượng đỉnh GMS và điều phối viên GMS ở mỗi quốc gia. Hội nghị Bộ trưởng GMS họp thường niên, luân phiên tại các nước thành viên, tập trung xem xét tình hình và thống nhất các giải pháp thúc đẩy hợp tác và liên kết kinh tế trong tiểu vùng. Cho đến năm 2021, GMS đã tổ chức được 24 hội nghị bộ trưởng. Hội nghị thượng đỉnh GMS là Hội nghị của lãnh đạo cấp cao các nước thành viên GMS, có chức năng thảo luận về tình hình hợp tác kể từ hội nghị thượng đỉnh trước đó và đưa ra các định hướng hợp tác thời gian tới. Đến nay đã tổ chức 6 hội nghị thượng đỉnh các nước thành viên GMS. Tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ sáu tổ chức tại Hà Nội vào tháng 3/2018, nguyên thủ của các quốc gia thành viên GMS đã xác định hướng hợp tác trong 5 năm (2018-2022) và Khung đầu tư khu vực vùng đến năm 2022 nhằm làm rõ hơn các trọng tâm hợp tác, thực hiện những điều chỉnh cần thiết để bảo đảm hợp tác GMS trong trung hạn đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của các nước 1. Tổng quan về GMS và sự tham gia của Việt Nam, http://baochinhphu.vn/ Hoi-nghi-Thuong-dinh-GMS-6-va-Hoi-nghi-Cap-cao-CLV-10/Tong-quan-ve- GMS-va-su-tham-gia-cua-Viet-Nam/332772.vgp, cập nhật ngày 28/3/2018, truy cập ngày 15/7/2021.
  18. 264 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... thành viên. Khung đầu tư khu vực vùng đến năm 2022 bao gồm 227 dự án với tổng kinh phí lên gần 66 tỷ USD1. Tại mỗi quốc gia thành viên GMS, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức cử điều phối viên quốc gia. Bên cạnh đó, để triển khai thực hiện Khung Chiến lược GMS và Chương trình hợp tác GMS, trong khuôn khổ GMS còn tổ chức các diễn đàn và các nhóm công tác theo một số lĩnh vực hợp tác ưu tiên, bao gồm Diễn đàn giao thông tiểu vùng, Diễn đàn hành lang kinh tế, Diễn đàn năng lượng tiểu vùng, Diễn đàn thông tin liên lạc tiểu vùng, Nhóm công tác về phát triển nguồn nhân lực, Nhóm công tác về du lịch, Nhóm công tác về nông nghiệp, Nhóm công tác về môi trường,… Các lĩnh vực hợp tác chính: Các thành viên GMS đã thông qua các dự án hợp tác lớn cho từng vùng, tuyến hành lang kinh tế, như Hành lang kinh tế Bắc - Nam (NSEC), Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), Hành lang kinh tế phía Nam (SEC),... và đưa ra 10 lĩnh vực ưu tiên hợp tác bao gồm: giao thông vận tải, năng lượng, môi trường, du lịch, bưu chính viễn thông, thương mại, đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp và phát triển nông thôn và phát triển đô thị dọc các hành lang kinh tế. Kết nối kết cấu hạ tầng là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu và trên thực tế là lĩnh vực nổi bật nhất, thu được nhiều thành tựu quan trọng nhất trong khuôn khổ GMS từ khi ra đời cho đến nay. Quy mô hợp tác đạt hơn 21 tỷ USD với hàng trăm dự án trên nhiều lĩnh vực, nổi bật là hợp tác kết nối với việc xây dựng mới và nâng cấp nhiều sân bay, 80 cây cầu, 10.000 km đường bộ, 500 km đường sắt, và 3.000 km đường dây truyền tải điện2. 1. GMS 6 nhìn lại chặng đường 25 năm hợp tác Tiểu vùng Mê Công, https://vov.vn/chinh-tri/gms-6-nhin-lai-chang-duong-25-nam-hop-tac-tieu- vung-Mê Công-745742.vov, cập nhật ngày 31/3/2018, truy cập ngày 15/6/2021. 2. GMS 6 nhìn lại chặng đường 25 năm hợp tác Tiểu vùng Mê Công, Tlđd, cập nhật ngày 31/3/2018, truy cập ngày 15/6/2021.
  19. Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 265 Các văn bản hợp tác chính của GMS bao gồm: Thứ nhất, Khung chiến lược GMS giai đoạn 2002-2012 được các nước GMS thông qua vào năm 2002, tập trung vào 5 lĩnh vực: tăng cường liên kết hạ tầng; thúc đẩy thương mại, đầu tư và du lịch xuyên biên giới; đẩy mạnh sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân và tăng cường năng lực cạnh tranh; phát triển nguồn nhân lực; bảo vệ môi trường và thúc đẩy sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thứ hai, Khung chiến lược GMS giai đoạn 2012-2022 đã được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư (tháng 11/2011) tại Mianma. Thứ ba, Khuôn khổ đầu tư vùng (RIF) lần thứ nhất giai đoạn 2014-2018 cho Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng được thông qua vào tháng 12/2013, nhằm triển khai Khung Chiến lược GMS qua việc xác định một danh mục các dự án hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư ưu tiên từ năm 2013 đến 2022. Khuôn khổ đầu tư vùng bao gồm 200 dự án trên 10 lĩnh vực với mức đầu tư ước tính trên 50 tỷ USD. Kế hoạch triển khai Khuôn khổ đầu tư vùng (RIF) đã xác định ra một danh mục vững chắc gồm 92 dự án ưu tiên cao cho giai đoạn 2014-2018, cùng kế hoạch triển khai sát thực tế và hệ thống giám sát trong trung hạn1. Thứ tư, RIF lần thứ hai (Kế hoạch hành động Hà Nội) giai đoạn 2018-2022 được thông qua vào ngày 31/3/2018 tại Hội nghị thượng đỉnh GMS lần thứ sáu (tháng 3/2018 tại Việt Nam). Kế hoạch này cung cấp định hướng và trọng tâm hoạt động cho Chương trình GMS, hướng dẫn xác định các dự án trong lĩnh vực giao thông, phát triển đô thị, năng lượng, nông nghiệp, 1. Tổng quan về GMS và sự tham gia của Việt Nam,Tlđd, cập nhật ngày 28/3/2018, truy cập ngày 15/7/2021.
  20. 266 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... môi trường, du lịch, tạo thuận lợi cho thương mại, phát triển nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và truyền thông. Những thành phần chủ chốt của Kế hoạch hành động Hà Nội gồm: chiến lược không gian tập trung vào các hành lang kinh tế, tinh chỉnh các chiến lược và ưu tiên theo ngành, cải thiện các hệ thống và quy trình lập kế hoạch, xây dựng chương trình và giám sát, cải tiến những sắp xếp thể chế, quan hệ đối tác. Theo đó, Khung đầu tư khu vực vùng đến năm 2022 bao gồm danh sách 227 dự án với tổng kinh phí lên gần 66 tỷ USD đã được Hội nghị thượng đỉnh lần thứ sáu của GMS thông qua1. Trong kế hoạch đầu tư này, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đóng góp ít nhất 7 tỷ USD, còn lại huy động từ nguồn chính phủ các nước. Trong sự phát triển của GMS, ADB được đánh giá là nhà tài trợ lớn, bền bỉ, kiên trì, cơ quan khởi xướng của sáng kiến Hợp tác kinh tế GMS. ADB vừa đóng vai trò là Ban Thư ký quốc tế, vừa là cơ quan xúc tác quan trọng nhất đối với GMS. 1.3. Hợp tác Mê Công - Lan Thương (MLC) Ý tưởng Hợp tác Mê Công - Lan Thương với sự tham gia của sáu nước ven sông (Việt Nam, Campuchia, Lào, Mianma, Thái Lan và Trung Quốc) được cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đề xuất lần đầu tiên vào năm 2012, tại Hội nghị cấp cao Trung Quốc - ASEAN lần thứ 15 tổ chức tại Nam Ninh (Trung Quốc). Tuy nhiên, ban đầu ý kiến này chưa nhận được sự quan tâm của các nước. Tháng 11/2014, Hội nghị cấp cao Trung Quốc - ASEAN lần thứ 17 tổ chức tại Côn Minh 1. Kế hoạch Hành động Hà Nội giai đoạn 2018-2022, https://www.adb.org/ sites/default/files/in stitutional-document/509886/ha-noi-action-plan-2018- 2022-vi.pdf.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2