intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Virus gây truyền bệnh như thế nào?

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

151
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các loài virus gây cảm lạnh, viêm nhiễm đường hô hấp trên (80 loài) và virus cúm thường xuyên lây truyền bệnh trực tiếp từ người này sang người khác trong dân chúng. Virus cúm A (H1N1) từ cúm chim lây sang gia cầm, rồi sang heo, heo sang người và người sang người. Cúm A (H1N1) từ Mexico hiện có nguy cơ lan thành dịch mà cả thế giới đang báo động!... Người ta cũng chưa quên virus cúm chim chuyển thành SARS và nhiều nước, kể cả Việt Nam đã phải đối phó năm 2003. Cúm chim...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Virus gây truyền bệnh như thế nào?

  1. Virus gây truyền bệnh như thế nào? Các loài virus gây cảm lạnh, viêm nhiễm đường hô hấp trên (80 loài) và virus cúm thường xuyên lây truyền bệnh trực tiếp từ người này sang người khác trong dân chúng. Virus cúm A (H1N1) từ cúm chim lây sang gia cầm, rồi sang heo, heo sang người và người sang người. Cúm A (H1N1) từ Mexico hiện có nguy cơ lan thành dịch mà cả thế giới đang báo động!... Người ta cũng chưa quên virus cúm chim chuyển thành SARS và nhiều nước, kể cả Việt Nam đã phải đối phó năm 2003. Cúm chim H5N1 vẫn còn ẩn hiện nhiều nơi. Sởi, quai bị, trái rạ, ban hồng, sốt xuất huyết, tay chân miệng, HIV/AIDS... còn đang hoành hành. Tất cả đều do virus! Chúng ta hãy tìm hiểu để ngăn ngừa các căn bệnh quái ác này. Virus là gì?
  2. Virus, còn được gọi là vi rút, siêu vi khuẩn hay siêu vi trùng, là một vi sinh vật thể, rất nhỏ, nhỏ hơn vi sinh vật đơn bào (vi khuẩn) rất nhiều lần và chỉ được nhìn thấy dưới kính hiển vi điện tử. Virus chỉ có thể sống và phát triển được khi xâm nhập vào bên trong tế bào của sinh vật khác (người, động vật và cây cỏ) và khi ra khỏi ký chủ, vào môi trường ngoài (nước, không khí...) chúng sẽ không sống được lâu. Kích thước của virus từ 30 - 300 nm (1 nm, đọc nanomet = 1 phần triệu milimet), còn kích thước của tế bào hay của vi khuẩn khoảng vài ngàn nm (có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi với độ phóng đại 1.500 lần). Chúng ta biết rằng vi khuẩn là một tế bào hoàn chỉnh có thể sống hoại sinh (không gây bệnh) hoặc ký sinh (gây bệnh) nơi ký chủ, trong khi cấu tạo của virus chỉ gồm một ít acid nucleic DNA hoặc RNA (gen) được bao bởi một vỏ bọc (capsid) bằng protein hay lipoprotein có thụ thể để có thể liên kết với tế bào ký chủ chuyên biệt mà chúng ký sinh (gây bệnh). Ngày nay, khoa học đã phát hiện có khoảng 2.000 loài virus khác nhau, trong đó có khoảng 300 loài có khả năng gây bệnh cho người như AIDS, viêm gan B và C, sốt xuất huyết, bại liệt, bệnh dại, đậu mùa, cúm...
  3. Virus sinh sản và lây bệnh như thế nào? Ta đã biết, virus chỉ là một phần của tế bào sống, nên chúng không thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng để sống và không thể tự sinh sản ra chúng được mà phải ký sinh bắt buộc vào tế bào sống mà chúng xâm nhiễm. Một virus muốn xâm nhiễm vào tế bào của một sinh vật (ký chủ), chúng phải có các thụ thể (receptor) tương thích với tiếp thể của tế bào ký chủ. Do đó có virus gây bệnh cho loài này mà không gây bệnh cho loài khác (virus thuốc lá chỉ gây bệnh cho cây thuốc lá). Có virus không xâm nhập trực tiếp gây bệnh cho ký chủ mà phải thông qua ký chủ trung gian (thí dụ virus gây bệnh sốt vàng, virus gây bệnh sốt Nhật Bản, virus gây sốt xuất huyết… phải nhiễm vào các loài muỗi, rồi muỗi chích mới truyền virus sang người qua vết chích). Đa số các virus gây cúm (virus gây cúm, SARS, cúm A-H1N1…) gây bệnh cho người thì truyền trực tiếp từ người này qua người khác do tiếp xúc trực tiếp với chất thải đàm dãi, nước bọt… của người bệnh. Khi người
  4. bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện… thì nước bọt tung tóe vào mặt (miệng, mũi, mắt) hay vào không khí… sẽ lây cho người nào hít phải… Một khi virus xâm nhập vào ký chủ, nếu các thụ thể ngoài vỏ bọc virus tương hợp với tiếp thể của tế bào ký chủ thì chúng sẽ móc vào nhau, như cái chìa và ổ khóa, thì cơ cấu di truyền DNA hoặc RNA của virus sẽ xâm nhập vào nhân tế bào ký chủ để sao chép và bắt tế bào ký chủ sinh sản ra cả ngàn virus mới cho virus. Tế bào ký chủ sẽ bị vỡ ra, phóng thích virus mới xâm nhập các tế bào khác và gây bệnh cho ký chủ hoặc lây cho người khác. Nơi người bệnh, virus hiện diện trong máu, mủ, chất bài tiết như phân, nước tiểu, tinh dịch, đàm dãi, nước bọt khi nói, ho, hắt hơi văng ra… Đối với các loài virus cúm (cúm thường A-H3, cúm chim H5N1, SARS, cúm A-H1N1…), sởi, trái rạ, tay chân miệng, quai bị, ban hồng rubella... người ta thường bị lây qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch chất nói trên hoặc virus từ đàm dãi, nước bọt văng trong không khí bay vào miệng, mắt, mũi hít phải trong thời gian tiếp xúc… Tuy khi ra khỏi cơ thể người bệnh, vào không khí thì virus sẽ bị chết nhanh trong ngày, nhưng nếu người lành tiếp xúc phải trong thời gian ngắn vẫn bị lây như bắt tay người mang virus, cầm tay nắm cửa, điện thoại… hoặc thở chung không khí máy lạnh trung tâm trong một khách sạn, hoặc ruồi bọ mới tiếp xúc chất tiết của người bệnh rồi bay ngay vào đậu trên miệng, mắt ta thì vẫn có thể lây bệnh. Ruồi có thể mang truyền cơ học virus cúm từ các trại gia cầm, gia súc bị dịch cúm đến lây cho gia cầm, gia súc ở các nơi khác hoặc lây cho người...
  5. Phòng trị bệnh do virus như thế nào? Cách phòng bệnh tốt nhất là chủng ngừa bằng vaccin. Tuy nhiên đến nay chỉ có một số ít virus có được vaccin thôi (sởi, thủy đậu, sốt Nhật Bản, sốt vàng, bại liệt, viêm gan siêu vi…). Riêng các loài virus gây cúm, vì chúng biến chủng rất nhanh nên vaccin chế từ virus năm này lại không hữu hiệu với virus ấy cho năm tới. Vì thế các loại vaccin hiện có không ngừa được virus cúm A (H1N1) hiện đang được báo động cấp 5 trên thế giới (dịch cúm A có 6 cấp báo động là tối đa). Thường đối với mỗi loại virus ta sẽ có cách phòng ngừa khác nhau. Riêng đối với virus cúm các loại nêu trên, ta có cách phòng ngừa chung là: cách ly người bệnh, cho điều trị tại bệnh viện càng tốt. Mang khẩu trang, găng tay khi tiếp xúc với người bệnh. Giữ thói quen rửa tay với xà bông sau mỗi lần làm bất cứ việc gì, rửa tay trước khi ăn. Ăn chín, uống chín, không ăn hàng rong, hàng quán thiếu vệ sinh, vì virus có thể truyền từ người ăn trước, hay người phục vụ thông qua chén, bát, đũa, khăn lau… Luôn giữ ấm cơ thể nhất là vùng ngực cổ vào ban đêm. Mùa lạnh cần ăn thêm chất béo để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Khi có dịch cúm thì nên tránh các đám đông, mang khẩu trang, theo dõi phát hiện bệnh, các triệu chứng của cúm như: nhức đầu, nóng sốt, đau ê ẩm khắp người, ho, đau họng, hắt hơi, sổ mũi là phải lo điều trị sớm (xem phần điều trị trong bài “Phòng trị cảm cúm theo y học thiên nhiên” kế tiếp).
  6. BS. VĨNH KHANH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2