Vitamin: Coi chừng!
lượt xem 26
download
Vitamin: Coi chừng! Vitamin rất cần thiết cho cơ thể Có lẽ không có “dược chất” nào nổi tiếng và phổ quát hơn các vitamin. Được xem là chất xúc tác cho hầu hết hoạt động của cơ thể nên họ nhà vitamin hiện diện trong rất nhiều vấn đề sức khỏe, lấn sân sang cả lĩnh vực làm đẹp, thậm chí chuyện phòng the... Bài viết này không liệt kê lại tên tuổi và công dụng của từng loại vitamin, mà chỉ bàn đến một số ngộ nhận, hiểu sai hay gặp về chúng mà lắm khi gây thiệt hại cho...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vitamin: Coi chừng!
- Vitamin: Coi chừng! Vitamin rất cần thiết cho cơ thể
- Có lẽ không có “dược chất” nào nổi tiếng và phổ quát hơn các vitamin. Được xem là chất xúc tác cho hầu hết hoạt động của cơ thể nên họ nhà vitamin hiện diện trong rất nhiều vấn đề sức khỏe, lấn sân sang cả lĩnh vực làm đẹp, thậm chí chuyện phòng the... Bài viết này không liệt kê lại tên tuổi và công dụng của từng loại vitamin, mà chỉ bàn đến một số ngộ nhận, hiểu sai hay gặp về chúng mà lắm khi gây thiệt hại cho chính người dùng. Ngộ nhận phổ biến nhất là không ít người cho rằng vitamin là loại dược phẩm hoàn toàn vô hại, dùng không cần toa bác sĩ, không bổ dọc cũng bổ ngang, bổ loanh quanh đâu đó, dùng không hết thì tự khắc cơ thể tự thải bỏ... Vitamin rất cần thiết, không có thì nguy, nhưng cơ thể chỉ cần với một lượng rất nhỏ và đa phần không phải tích góp kiểu “tích cốc phòng cơ”. Dùng dư, quá liều, tích tụ trong thời gian dài, chẳng những vô ích mà sự hiện diện quá mức, quá lâu trong cơ thể còn có thể gây ra lắm sự cố “nhàn cư vi bất thiện” cho chính nơi cưu mang. Trong đó, nạn nhân thường thấy là gan và thận (hai cơ quan át chủ bài trong việc thải độc và bài tiết). Với nhóm vitamin tan trong nước (nhóm B, C), việc tống tiễn những kẻ dôi dư ra ngoài khá thuận tiện nhờ hệ bài tiết. Do đó, sự cố quá liều ít xảy ra. Ngược
- lại, nhóm vitamin tan trong mỡ (A, D, E, K) thì sự đi - ở không đơn giản bởi khi đã thừa, thay vì rời đi, chúng lại được lưu trữ tại gan, ngày này qua ngày khác, đến lúc đủ lông đủ cánh gây độc cho chính cái két sắt lẫn cơ thể. Không may, những loại vitamin hay “trở cờ” lại rất có duyên với nhiều phương thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và “cải lão hoàn đồng”. Vì vậy, người dùng hay có tâm lý quá tay, không bổ dọc cũng bổ ngang. Đơn cử vitamin A, ngoài chức năng hộ thân cho đôi mắt, sự tăng trưởng, còn được xem là nguồn phù sa dành cho sự tươi tắn, căng đầy của làn da, rất hợp ý các bà các cô, nên cũng dễ gây ngộ độc vì... tham. Thật ra, ngay cả những loại vitamin không tích tụ trong cơ thể thì việc dùng quá liều, thường xuyên, vẫn có thể gây hại. Cụ thể với vitamin C, dù dễ dàng được cơ thể mời ra ngoài qua ngả WC khi hết việc, nhưng sự lưu trú dù ngắn hạn, nhất là với liều cao, sẽ gây hại cho niêm mạc dạ dày, về lâu dài sẽ tạo môi trường kết tụ cho một số loại sỏi tiết niệu. Thực tế, vitamin C là một loại “sinh tố” rất hay bị lạm dụng bởi sự đa năng của chúng và cũng vì ngộ nhận chung là vô hại. Có một hiện tượng phổ biến là lắm khi người ta vô tình tự gây quá liều cho mình vì dùng nhiều loại thực phẩm, thuốc men mà trong thành phần có cùng một hay nhiều loại vitamin nào đó. Không khó nhận ra trên các kệ hàng, vô số thực phẩm hay thức uống chế biến sẵn được các nhà sản xuất ưu ái tặng thêm cho người tiêu dùng đủ loại vitamin thông dụng.
- Ngay cả khi cẩn thận đọc kỹ thành phần cơ cấu thì nhiều người vẫn có thể vô tình trở thành con bệnh quá liều của vitamin vì không rành... danh tính của chúng Do vậy, nếu không đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng, nhiều người sẽ vô tình đưa vào cơ thể quá nhiều loại vitamin mà không biết. Với một người khỏe mạnh, nhu cầu chất xúc tác vừa phải và hoàn toàn có thể cáng đáng chỉ với các
- bữa ăn thường nhật. Do đó, việc “khuyến mãi” cấp tập vitamin vừa thừa vừa có thể gây nguy hiểm. Tình huống tương tự là nhiều người phòng xa, dùng hàng ngày một viên tổng hợp vitamin, bản thân đã thừa, nếu lại dùng thường nhật một loại thực phẩm, thức uống nào đó có đủ mặt anh hào vitamin nữa thì khủng hoảng thừa khó tránh. Một trong những loại thuốc bổ khá có duyên với việc “năng nhặt chặt bị” là vitamin D (kèm canxi). Đối tượng tiêu dùng dễ bị “dội bom” nhất là trẻ em và các bà tuổi tiền mãn kinh với áp lực phòng chống loãng xương, đau mình nhức mẩy. Cả khi cẩn thận đọc kỹ thành phần cơ cấu thì nhiều người vẫn có thể vô tình trở thành con bệnh quá liều của vitamin vì không rành... danh tính của chúng. Về tên gọi, họ nhà vitamin ngoài cái tên phổ dụng dễ nhớ còn có tên cúng cơm gốc hóa học. Chẳng hạn, vitamin C còn có tên axit ascorbic, vitamin E là tocopherol, vitamin B1 là thiamin, vitamin B2 là riboflavin, vitamin B3 là vitamin PP, niacin, vitamin A là retinol, axerophthol... Việc dùng tên thường gọi hay tên khai sinh trong sản phẩm của mình, tùy nhà sản xuất. Do vậy, có tình huống một hộp sữa này ghi thành phần vitamin B1, còn hộp bánh kia lại ghi thiamin - thật ra là một. Nếu có ai đó dùng cả sữa lẫn hộp bánh, dù cẩn thận xem bảng kê dinh dưỡng, nhưng nếu không rành về “gia phả” nhà vitamin, thì vẫn đinh ninh rằng mình chỉ dùng vitamin B1 một lần.
- Một kiểu hiểu lầm khác là phóng đại thái quá công dụng của một số vitamin. Bằng chứng nổi tiếng là vitamin C, được cho có khả năng hỗ trợ sức đề kháng, chống bệnh tật. Vấn đề là vì lý nào đó, chẳng hạn quảng cáo, mà từ chức năng hộ vệ, chúng bị thổi phồng đến độ thay luôn chức năng miễn dịch của cơ thể. Một lần nữa, người ta lại sai lầm khi quên mất công năng xúc tác phản ứng chứ không phải chính phản ứng của vitamin. Một tên tuổi khác cũng hay bị bốc thơm vượt khung là vitamin D. Người ta đã quá ưu ái tặng cho loại vitamin này cây gậy thần tăng trưởng chiều cao ở trẻ em và giúp chắc bền xương cốt cho phụ nữ mãn kinh. Thực tế, không ít phụ huynh kê cao gối ngủ yên tin rằng con mình sẽ có một chiều cao xán lạn nhờ tẩm bổ đến thừa ứ loại vitamin này, mà quên rằng sự đóng góp của chúng, dù quan trọng, cũng chỉ là một viên gạch trong nhiều viên gạch xây nên tòa lâu đài cơ thể. Cũng vậy, hiện tượng tiêu xương ở phụ nữ bắt nguồn từ sự sút giảm hóc - môn nữ do buồng trứng về hưu, vốn là một tiến trình tự nhiên. Vitamin D cùng canxi chỉ tham gia giúp các bà, các cô giảm thiểu thiệt hại đến mức có thể, chứ không thể thay trời hành đạo chặn đứng cả một quá trình sinh lý. Vitamin D còn liên quan đến một ngộ nhận khá phổ biến khác. Để hỗ trợ chiều cao hay chống loãng xương, nhiều người chăm chăm vào việc đổ đầy canxi mà quên mất vai trò xúc tác của vitamin D. Rõ ràng, thiếu “kẻ đưa đò” thì cả núi
- canxi đổ vào cũng chẳng dùng được là bao. Ngược lại, nhiều người lại đánh giá quá cao vai trò của “xi-măng kết dính” giúp việc đến độ chăm chút thừa mứa mà quên mất canxi mới là những viên gạch. Tất nhiên, vẫn còn không ít những ngộ nhận, sai lệch liên quan đến vấn đề vitamin như sự xung khắc hoặc hỗ trợ tăng công năng khi dùng chung hai hay nhiều loại vitamin, một số phương thức chế biến thực phẩm có thể làm sút giảm hàm lượng hoặc công dụng của vài loại vitamin... http://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/images/52/2010/07/ngay02/vitami n1.jpg Hãy từ bỏ ngay ý nghĩ vitamin là loại thuốc uống không cần... làm phiền bác sĩ Họ nhà vitamin nổi tiếng đến độ nhiều người chỉ nhìn thấy ánh hào quang của chúng mà quên rằng nấp đằng sau sự rực rỡ là không ít mối nguy tiềm ẩn. Nhiều người thường vi dùng vitamin không đúng cách như con dao hai lưỡi. Thực tế, vitamin không đến độ sắc như dao, nhưng chắc chắn, lợi dụng chúng một cách thiếu hiểu biết thì chẳng khác nào “rước quân tử cửa trước, đón tiểu nhân cửa sau”. Hãy từ bỏ ngay ý nghĩ vitamin là loại thuốc uống không cần... làm phiền bác sĩ .
- Hãy chú ý nhiều hơn đến bảng dinh dưỡng trên mỗi sản phẩm bạn sắp dùng, cho chính bạn hay con cái, vì rất có thể chúng đang chứa cùng lúc một loại vitamin, dẫn bạn đến việc tự gây quá liều hay ngộ độc cho mình một cách êm ái. Ngay cả bữa ăn của bạn cũng có thể là nguồn đầu tư thừa vitamin mà bạn không biết. Tuy vậy, rất hiếm khi bàn ăn lại gây ngộ độ vitamin cho bạn. Ngược lại, nếu cần bổ sung vitamin, khôn ngoan nhất là hãy tìm qua thực đơn, tránh... lười rồi sinh lạm dụng những viên vitamin n trong 1. Chúng có thể hợp với người thiếu thời gian, nhưng đừng quên đó là những vitamin tổng hợp, không thể sánh về độ an toàn so với các vitamin xanh, sản xuất từ nhà máy thiên nhiên. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu trong toa trị bệnh cho bạn có một loại vitamin nào đó mà bạn biết mình chẳng thiếu chút nào để bác sĩ loại nó ra.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BỆNH CÒI XƯƠNG Ở TRẺ
3 p | 320 | 76
-
Biện pháp phòng ngừa còi xương ở trẻ
6 p | 182 | 15
-
Vitamin C trong dược – mỹ phẩm: Nhiều lợi ích song không ít nguy cơ
5 p | 103 | 14
-
Bệnh còi xương do thiếu vitamin D
5 p | 145 | 9
-
Những triệu chứng báo hiệu cho ta biết trẻ đang bị thiếu vitamin
4 p | 73 | 4
-
Nên dùng vitamin B12 thường xuyên
2 p | 81 | 4
-
Lạm dụng thuốc bổ coi chừng con bổ... ngửa
4 p | 76 | 4
-
Cẩn thận kẻo ngộ độc vitamin D
5 p | 74 | 4
-
Thừa vitamin D Coi chừng ngộ độc
5 p | 72 | 4
-
Coi chừng ngộ độc vitamin D!
3 p | 99 | 4
-
Dùng thừa vitamin, coi chừng bổ ngửa!
4 p | 86 | 3
-
Cách phòng bệnh còi xương cho trẻ
7 p | 92 | 3
-
Coi chừng phản ứng có hại của thuốc
4 p | 98 | 3
-
Còi xương vì nước hầm xương
5 p | 75 | 2
-
Bạn đã có đủ vitamin D?
6 p | 65 | 2
-
Dược thiện cho trẻ còi xương.
5 p | 49 | 1
-
Bệnh còi xương do thiếu vitamin D (E83.3)
6 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn