Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại năm 2008
lượt xem 38
download
Vốn tự có của các ngân hàng TP HCM tăng hơn 90% Tính đến đầu năm 2008, nguồn vốn tự có1 của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố đạt gần 28.230 tỷ đồng, tăng hơn 90% so với cùng kỳ năm trước. Riêng vốn điều lệ2 của các ngân hàng chiếm trên 23.000 tỷ đồng, tăng gần 77% so với năm trước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại năm 2008
- Vốn chủ sở hữu của NHTM Vốn tự có của các ngân hàng TP HCM tăng hơn 90% Tính đến đầu năm 2008, nguồn vốn tự có1 của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố đạt gần 28.230 tỷ đồng, tăng hơn 90% so với cùng kỳ năm trước. Riêng vốn điều lệ2 của các ngân hàng chiếm trên 23.000 tỷ đồng, tăng gần 77% so với năm trước.
- Trong số này, một ngân hàng có vốn điều lệ hơn 4.000 tỷ đồng là Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ba ngân hàng có hơn 2.000 tỷ đồng là Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Á châu (ACB) và An Bình (ABBank). A.Từ điển sinh viên: Trên đây là một mẩu tin ngắn vào tháng 2/2008 lấy từ TTXVN. Mẩu tin này chứa một số thuật ngữ về vốn tự có ( vốn chủ sở hữu ) của NHTM . Bạn đã hiểu rõ chúng chưa? 1. Vốn tự có ( vốn chủ sở hữu ) của NHTM ( Equity ) : Là lượng tiền mà NH phải có để hoạt động, là nguồn vốn riêng của ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp và nó còn được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại Vốn tự có gồm 2 phần: - Vốn tự có cấp 1 gồm: Vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, các quỹ dự trữ ( Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ3, Quỹ dự phòng tài chính4…) - Vốn tự có cấp 2 gồm: Một số tài sản nợ khác như chênh lệch do đánh giá lại TS, chênh lệch tỷ giá, vốn đầu tư xây dựng mua sắm do Nhà nước cấp, Lợi nhuận chưa phân chia cho các quỹ. Vốn tự có chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM (chiếm 8% -10%) Vốn tự có quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng, cụ thể vốn tự có là cơ sở để xác định giới hạn huy động vốn của ngân hàng. VD:
- - NH không được huy động vốn quá 20 lần so với vốn tự có vì nó ảnh hưởng đến năng lực chi trả của ngân hàng (Pháp lệnh 1990) - NH khi cho vay đối với một khách hàng thì tổng dư nợ cho vay cao nhất không được phép vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng ( Luật các tổ chức tín dụng ) 2. Vốn điều lệ ( Charter Capital ): - Là một thành phần của vốn tự có, là số vốn ghi trong điều lệ hoạt động của NHTM. - Nó có thể do ngân sách nhà nước cấp nếu NH thuộc sở hữu Nhà nước, hoặc do các cổ đông đóng góp nếu là NH cổ phần - Vốn điều lệ phải > vốn pháp định ( số vốn tối thiểu để được thành lập ngân hàng do pháp luật quy định cho từng loại ngân hàng ). - NHTM có thể bổ sung tăng vốn điều lệ nhưng phải được NHTW đồng ý và công bố công khai. 3. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: - Trích 5% từ lợi nhuận sau thuế (theo NĐ của CP năm 2005 ) - Mức tối đa của quỹ = mức vốn điều lệ thực có - Thặng dư vốn cổ phần ( chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu với mệnh giá ) hạch toán vào quỹ này. 4. Quỹ dự phòng tài chính: - Là khoản dự phòng tổn thất để bù đắp thua lỗ
- - Trích 10% từ lợi nhuận sau thuế -Không vượt quá 25 % vốn điều lệ B. Cẩm nang sinh viên: 1. Có những biện pháp nào để tăng vốn tự có? · Phát hành cổ phiếu: - Biện pháp này dành riêng cho các ngân hàng cổ phần - Phát hành cổ phiếu thường ( hưởng cổ tức theo lợi nhuận có được của NH, có quyền biểu quyết) và cổ phiếu ưu đãi ( hưởng cổ tức theo mức cố định, không có quyền biểu quyết ) - Biện pháp này có ưu điểm là làm tăng quy mô vốn trong dài hạn nên cũng làm tăng khả năng vay nợ của ngân hàng trong tương lai, với cổ phiêú thường NH không phải chịu gánh nặng tài chính trong những năm thua lỗ. Nhược điểm là chi phí phát hành cao và làm “loãng” quyền sở hữu ngân hàng. · Phát hành trái phiếu: - Phát hành trái phiếu dài hạn và trái phiếu chuyển đổi ( có thể chuyển thành cổ phiếu thường trong tương lai ) - Ưu điểm của phát hành trái phiếu là lãi suất cố định và được tính vào chi phí giúp NH giảm 1 khoản thuế, không phải phan chia quyền kiểm soát NH với trái chủ…; Nhược điểm là sức ép nợ nần, phải trae cả gốc và lãi khi đến hạn, hệ số nợ tăng lên khi phát hành thêm trái phiếu.
- · Lợi nhuận giữ lại: - Lợi nhuận sau thuế 1 phần để trả cổ tức một phần để bổ sung vốn tự có. -Tỷ lệ giữ lại lợi nhuận là một chính sách quan trọng của các NH. Nếu tỷ lệ này cao thì NH không bị phụ thuộc vào thị truờng vốn và không phải chịu chi phí cao nhưng lợi tức cổ đông thấp, giá cổ phiếu của NH sẽ giảm . Nếu tỷ lệ này thấp thì tăng trưởng vốn sẽ chậm , có thể làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời. 2. Các chỉ tiêu thường gặp liên quan đến vốn chủ sở hữu? · Khả sinh tài sản có: Vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản Xác định vốn chủ sở hữu với tất cả các khoản nợ, phản ánh khả năng bù đắp các tổn thất của vốn chủ sở hữu với mọi cam kết hoàn trả của NH. · Hệ số an toàn CAR ( Capital Adequacy Ratio ): Vốn chủ sở hữu/ Tài sản rủi ro Dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành · Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu ROE ( Return on equity ): Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu
- Đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Thường được dùng để đánh giá giá cổ phiếu của NH cũng như DN Tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu cao sẽ đảm bảo các hệ số an toàn hoạt động như hệ số CAR, giới hạn cho vay từng khách hàng... Tuy nhiên, nếu duy trì tỷ lệ nguồn vốn này quá cao cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE), khả sinh tài sản có (vốn chủ sở hữu/tổng tài sản)... Ngược lại, tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp sẽ làm giảm các chỉ số an toàn hoạt động nhưng lại làm tăng khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Tùy từng ngân hàng với các chiến lược khác nhau, tỷ lệ vốn chủ sở hữu được duy trì ở các mức độ khác nhau. C. Góc thực tế: · Đa phần các ngân hàng trong nước chỉ có số vốn tự có vào cỡ từ 1000 tỷ đến 5000 tỷ VND. Cá biệt có một số các ngân hàng có vốn tự có tương đối cao như: Agribank hơn 10 nghìn tỷ VND; Vietcombank hơn 12 nghìn tỷ VND (tính đến cuối 2007) .Nhưng vẫn chưa bằng một ngân hàng hạng trung bình trong khu vực là khoảng 1 tỷ USD tương đương hơn 16000 tỷ VND. · Việt Nam, theo cam kết WTO, kể từ ngày 1.4.2007, các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài được phép mua cổ phần của các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước hoặc được phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài. Thực tế này dẫn đến khả năng cạnh tranh mạnh mẽ giữa một bên là các ngân hàng trong nước còn yếu về vốn, trình độ quản lý và cả về chất lượng sản phẩm - dịch vụ với một bên là các tập đoàn tài chính - ngân hàng hùng mạnh của thế giới.
- Trong năm 2006 cho đến những tháng đầu năm 2007 đã xuất hiện sự kiện các ngân hàng đua nhau tăng vốn điều lệ, có thể kể ra như trong năm 2006 Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) nâng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, Ngân hàng An Bình nâng vốn từ 200 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) nâng vốn điều lệ từ 618 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng...; trong năm 2007, Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTM CP) quân đội (MB) sẽ tăng vốn điều lệ lên mức 1.500 tỷ đồng… Lý do tăng vốn được lãnh đạo của các NHTM CP lý giải là nhằm giải quyết bài toán nâng cao năng lực tài chính và chất lượng dịch vụ để tiếp cận theo các tiêu chuẩn quốc tế, buộc phải bổ sung thêm vốn, nhằm nâng cao tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn Basel; đồng thời thu hẹp khoảng cách về năng lực tài chính, công nghệ của các NHTM VN với NHTM trong khu vực; tăng vốn là để có đủ chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ phát triển mạng lưới tranh thủ chiếm lĩnh thị phần; Nghị định 141/2006/NĐ-CP buộc các NHTM CP phải tăng vốn điều lệ theo lộ trình với bước 1 đến hết năm 2008 phải đạt 1000 tỷ đồng và bước 2 phải đạt 3.000 tỷ đồng đến hết năm 2010. Việc các NHTM tăng vốn tự có là hết sức cần thiết, nhưng vốn không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự thành bại của ngân hàng, nên nếu vốn tăng quá nhanh nhưng hoạt động ngân hàng không tăng tương ứng, trình độ quản lý không theo kịp, hay vốn tăng nhưng ngân hàng chưa thực sự vững mạnh theo đúng chuẩn mực quốc tế thì số vốn tăng sẽ được sử dụng không hiệu quả. Vì vậy, điều quan trọng là các NHTM phải xác định được mức vốn tự có cần thiết
- đủ để bù đắp rủi ro, đồng thời lựa chọn giải pháp thích hợp để tăng vốn, nhằm đảm bảo được sứcmạnh tài chính và năng lực cạnh tranh của ngân hàng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 10: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
18 p | 1197 | 277
-
KIỂM TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU
3 p | 1213 | 150
-
Vấn đề 3: So sánh vốn tự có và vốn chủ sở hữu của ngân hàng
6 p | 544 | 23
-
Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 6: Kế toán vốn chủ sở hữu (ĐH Kinh tế TP.HCM)
11 p | 134 | 8
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp - Chương 6: Kế toán vốn chủ sở hữu
14 p | 103 | 8
-
Bài giảng Chương 8: Kế toán vốn chủ sở hữu
8 p | 122 | 5
-
Công bố thông tin trách nhiệm xã hội và chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của các công ty ngành công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
17 p | 10 | 5
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1 - Chương 6: Kế toán vốn chủ sở hữu (Phần 2)
15 p | 125 | 5
-
Vốn chủ sở hữu trong các ngân hàng tại Việt Nam, các vấn đề quản trị vốn
6 p | 81 | 5
-
Số lượng nhà phân tích theo dõi và chi phí vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
13 p | 28 | 4
-
Bài giảng Kế toán tài chính Việt Nam 2 - Chương 5: Kế toán vốn chủ sở hữu
13 p | 24 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2 - Chương 5: Kế toán vốn chủ sở hữu
13 p | 23 | 3
-
Bài giảng Chương 8: Kế toán vốn chủ sở hữu (2019)
11 p | 33 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 8: Kế toán cho vốn chủ sở hữu
8 p | 47 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 8: Kế toán vốn chủ sở hữu
8 p | 42 | 3
-
Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức trong xác định vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp cổ phần
3 p | 124 | 3
-
Ảnh hưởng của minh bạch thông tin tài chính đến chi phí vốn chủ sở hữu – Trường hợp các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
10 p | 7 | 1
-
Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của các công ty ngành Bất động sản Việt Nam
16 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn