intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

vua gia long và người pháp: phần 2 - nxb hồng Đức

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:249

79
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 2 gồm các chương chính: học giả cadière và tập san Đô thành hiếu cổ, chính sách đối ngoại của vua gia long, olivier de puymanel (1768-1799), barisy thuật lại các trận đánh và vua gia long vào huế,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: vua gia long và người pháp: phần 2 - nxb hồng Đức

Chương 15: Học giả Cadière và tập<br /> san Đô Thành Hiếu Cổ<br /> Léopold Cadière<br /> Linh mục Léopold Cadière, chủ bút tập san Đô Thành Hiếu Cổ Bulletin des<br /> Amis du Vieux Huế (BAVH), là một trong những học giả Pháp nổi bật nhất<br /> trong giới nghiên cứu lịch sử và văn hoá Việt đầu thế kỷ XX tại Hà Nội.<br /> Những công trình nghiên cứu của ông như: Le mur de Đồng Hới (Luỹ Đồng<br /> Hới) in trong tập san Trường Viễn Đông Bác Cổ Bulletin de l’École<br /> Française d’Extrême Orient (BEFEO), số 6, 1906, (t. 87-254), hoặc Le<br /> quartier des Arènes – Jean de la Croix et les premiers Jésuites (Khu vực Hổ<br /> Quyền – Jean de la Croix và những linh mục dòng Tên đầu tiên), BAVH,<br /> 1924, IV, (t. 307-332), đã góp phần xây dựng nên tên tuổi và uy tín của ông<br /> và sự kính trọng của người Việt đối với tập san Đô Thành Hiếu Cổ, qua<br /> những bài nghiên cứu về Huế và những gì liên quan đến cố đô, trong quá<br /> trình văn hoá và lịch sử.<br /> Về đề tài những người Pháp đến giúp Gia Long, Cadière bắt đầu bằng tập tài<br /> liệu Les documents relatifs à l’époque de Gia Long (Tài liệu liên quan đến<br /> thời Gia Long) in trên BEFEO, số 12, 1912. Đây là tập tài liệu gốc, có giá<br /> trị, gồm một số thư từ của các thừa sai và lính Pháp viết trong thời kỳ này,<br /> do ông sưu tập.<br /> Từ 1917 đến 1926, học giả Cadière bắt đầu cho đăng trên tập san Đô Thành<br /> Hiếu Cổ (BAVH) loạt bài Les français au service de Gia Long (Những<br /> người Pháp giúp Gia Long) chủ yếu do ông viết, thêm vài bài của Cosserat<br /> và Salles.<br /> Cùng năm 1917, H. Cosserat, đại diện thương mại, viết bài: Notes<br /> biographiques sur les français au service de Gia Long (Ghi chú tiểu sử<br /> những người Pháp giúp Gia Long), BAVH, 1917, III, t. 165-206), cũng là<br /> một bài nghiên cứu nghiêm túc, tuy thiếu sót, về tiểu sử những người lính<br /> Pháp mà ông sưu tầm được. Cosserat gạt bỏ những điểm bịa đặt hoặc tôn<br /> sùng thái quá của Faure, chỉ giữ lại những điều có thể tin được.<br /> <br /> André Salles, thanh tra thuộc địa về hưu, cho in trên BAVH, 1923, I, một hồ<br /> sơ đầy đủ về Jean-Baptiste Chaigneau và gia đình do chính ông sưu tầm qua<br /> con cháu Chaigenau. André Salles là người đã theo dõi hoạt động của Phan<br /> Văn Trường tại Pháp và tìm cách triệt hạ nhóm “Người An Nam Yêu Nước”<br /> mà chúng tôi đã có dịp nói đến khá nhiều trong cuốn Nhân Văn Giai Phẩm<br /> và vấn đề Nguyễn Ái Quốc. Ngoài ra Salles còn sưu tầm về Philippe Vannier<br /> (BAVH, 1935, II) và Laurent Barisy (BAVH, 1939, III) do Cosserat cho in<br /> và trình bày, sau khi ông mất.<br /> Năm 1926, Cadière đưa ra một tập tài liệu gốc, trong loạt bài Les français au<br /> service de Gia Long, tựa đề Leur correspondance (Thư từ), gồm 31 lá thư<br /> của những quân nhân Pháp, in trong BAVH, 1926, IV, cả cuốn. Chính những<br /> lá thư này đã giúp chúng ta xác định trình độ học vấn của những người lính<br /> Pháp, được tôn lên làm kỹ sư, kiến trúc sư.<br /> Ngoài ra còn phải kể đến những bài nghiên cứu giá trị của các tác giả khác,<br /> liên quan đến triều đại Gia Long, như bài của Sogny, chánh mật thám (Chef<br /> de la Sureté de l’Annam) tựa đề: Les associés de gauche et de droite au culte<br /> du Thế Miếu (Bài vị tả hữu ở Thế miếu) (BAVH, 1914, II), dịch những bài vị<br /> các đại tướng và đại thần, thờ trong Thế Miếu. Bài của Võ Tá Liêm, trước là<br /> Tá Lý sau là Thượng Thư Bộ Binh, tựa đề Capitale de Thuận Hoá (Kinh đô<br /> Thuận Hoá) (BAVH, 1916, III), viết về lịch sử xây dựng kinh đô Huế mà<br /> Gia Long là tác giả. Bài của Colonel Ardant du Pisq: Les fortifications de la<br /> citadelle de Huế (Kinh thành Huế) (BAVH, 1924, III) xác định lại một lần<br /> nữa Thành Huế do vua Gia Long thực hiện. Và BAVH, 1933, I, cả cuốn,<br /> dành cho đề tài La citadele de Huế (Thành Huế) BAVH, do Cosserat chủ<br /> biên và viết bài giới thiệu, lại xác định lại một lần nữa chính vua Gia Long<br /> chủ trì việc xây thành Huế.<br /> Qua những loạt bài này, chúng ta có thể rút ra hai nhận xét sau đây:<br /> 1- Tập san Đô Thành Hiếu Cổ, do Cadière chủ trương, đã có một cố gắng<br /> lớn, tìm lại dấu vết của những lính Pháp đã đến Việt Nam cuối thế kỷ XVIII.<br /> Bên cạnh vị học giả, còn có André Salles, thanh tra thuộc địa, sau khi về<br /> hưu, tìm đến hậu duệ của Chaigneau và Vannier ở Pháp, để có những giấy tờ<br /> liên quan đến tổ tiên và con cháu của họ. Salles, dù có những suy diễn một<br /> chiều, vẫn cung cấp được những chứng từ đáng tin cậy; không phải là thứ<br /> “tài liệu dựng đứng” như Bissachère, Ste-Croix hay những xác quyết vô căn<br /> cứ của Faure…<br /> 2- Đi đôi với loạt bài của Cadière và Salles, còn có những bài nghiên cứu<br /> <br /> đứng đắn đi ngược với chủ trương bóp méo lịch sử, thí dụ, về kinh thành<br /> Huế, ngoài bài của Võ Tá Liêm, còn có các bài của Ardant du Pisq,<br /> Cosserat… bác bỏ luận điệu cho rằng người Pháp có bất cứ một công trạng<br /> gì, trong việc xây thành Huế.<br /> Chúng tôi ghi lại tên tất cả những bài viết về vấn đề Gia Long trên tập san<br /> Đô Thành Hiếu Cổ trong phần Phụ Lục 1, dưới đây.<br /> Học giả Cadière<br /> Học giả Cadière tập trung vào lối viết của một nhà nghiên cứu, trong ba bài<br /> đầu tiên của loạt Les français au service de Gia Long (Những người Pháp<br /> giúp Gia Long), bài đầu tiên, ông tìm lại dấu vết những người Pháp này trên<br /> đất Huế, với việc nghiên cứu và xác định vị trí dinh cơ của Chaigneau; bài<br /> thứ hai tìm lại ngôi mộ của de Forcant, bài thứ ba, ông sưu tầm, dịch và chú<br /> giải những chỉ dụ sai phái, văn bằng, vua ban cho họ, với một chủ đích sâu<br /> xa: nâng họ lên điạ vị quý tộc, hiểu theo nghiã Tây phương, xứng đáng với<br /> vai trò “khai quốc” đối với nhà Nguyễn. Cadière muốn “chứng minh” rằng<br /> chính vua Gia Long đã nhận thấy công lao rất lớn của họ, đã trọng thưởng và<br /> đưa họ lên địa vị cao cấp trong hàng ngũ quý tộc.<br /> Trong số những người này, Chaigneau, được con cháu còn giữ nhiều tư liệu<br /> nhất và André Salles, cựu thanh tra thuộc địa, đã xuống Lorient, nơi<br /> Chaigneau và Vannier cư ngụ khi trở về Pháp, tìm lại được. Ngoài ra Michel<br /> Đức, con trai Chaigneau, cũng viết cuốn Souvenirs de Huế, (Paris 1867), 47<br /> năm sau khi về Pháp, với ý định vinh thăng cha, làm đẹp quá khứ, nhưng trí<br /> nhớ có nhiều sai lầm. Nhờ những tư liệu phụ trợ như vậy và chính bản thân<br /> vị học giả cũng sao lục được nhiều thư từ của quân nhân Pháp và các giáo sĩ<br /> liên quan đến thời đại này, cho nên cách đóng góp của ông, ở khiá cạnh tập<br /> hợp tư liệu, là đáng quý. Cadière đã tìm lại vị trí dinh cơ cũ của Chaigneau ở<br /> Huế, với một độ chính xác đáng trân trọng.<br /> Trở lại với bài thứ ba trong loạt bài Les français au service de Gia Long,<br /> Cadière dịch và chú giải chức vụ, của những người Pháp này, người đầu tiên<br /> là Bá Đa Lộc.<br /> Điểm lý thú là vị học giả chỉ ra nguồn gốc tên vị giám mục ghi trong Thực<br /> Lục là Bách-Đa-Lộc (có thể đọc là Bá) và ông giải thích như sau:<br /> “Chúng ta thấy ở đây tên của Giám mục Adran viết sang chữ Hán. Ba chữ<br /> được dùng, bằng từ Hán Việt là Bách-Đa-Lộc, đọc sang tiếng Tàu là Pe-to-<br /> <br /> lou, những chữ này được người Tàu dùng để phiên âm chữ Pierre, dưới<br /> dạng La tinh là Pétrus, đọc là Petrous, hoặc dưới dạng Bồ Đào Nha là<br /> Pedro [...] Vậy đức Giám mục Adran được người Việt gọi dưới tên rửa tội,<br /> là Pierre. Trong nhà dòng ngoài Bắc, tên Pierre được gọi là Phê-rô, trong<br /> Nam gọi là Vê-rô [...] Nhưng Vê-rô là tiếng bình dân, không đủ sang trọng,<br /> không thể viết trong văn bản chính thức, thường dùng chữ Hán, cho nên<br /> người ta dùng từ Bách-Đa-Lộc” (Cadière: Les français au service de Gia<br /> Long: III- Leurs noms, titres et appelation annamites (Những người Pháp<br /> giúp Gia Long, tên, chức vụ và tên Việt), BAVH, 1920, I, t. 138).<br /> Và trong phần giải thích và dịch những tên gọi đức giám mục, học giả<br /> Cadière cũng là người giải thích rõ nhất: “Chữ Grand Maitre mà người ta<br /> dùng để gọi đức giám mục, tiếng Việt là Thầy Cả, “Maitre Grand”. Ngày<br /> nay [đầu thế kỷ XX] chữ này dùng để gọi những thầy tu; nhưng có lẽ Gia<br /> Long và triều đình dùng để gọi đức giám mục, khi nói chuyện với ông, vua<br /> gọi ông là “Maitre”, chắc tiếng Việt là: Thầy” (Bđd, t. 142-143).<br /> Về những người lính Pháp, Cadière cũng dịch các chức vụ của họ, nhưng có<br /> một số vấn đề, chúng tôi xin tóm lược như sau:<br /> Họ đều là lính, binh nhì, binh nhất, đào ngũ, nhưng khi đầu quân cho Gia<br /> Long, thì do họ khai man hay vì một lý do nào khác, họ được nhận văn bằng<br /> cai đội (thất phẩm hay bát phẩm) ngày 29/6/1790, tức là được cai quản<br /> khoảng 40-50 người lính; đó là trường hợp của Vannier, Dayot, Barisy, IsleSellé, Lebrun, Despiaux, Guillon, Guilloux, được Louvet tìm thấy văn bằng.<br /> Riêng Olivier de Puymanel, đầu quân trước và có lập công trong ngành pháo<br /> binh, nên tháng 7-8/1792 được thăng từ Cai đội lên Vệ Uý (tòng tam phẩm)<br /> ban trực tuyển phong hậu vệ Thần sách (TL, I, t. 286). Tháng 6/1795<br /> Puymanel bỏ đi Macao rồi lại trở về, làm một số nhiệm vụ khác cho vua, và<br /> mất năm 1799, ở Malacca. Vannier, Chaigneau và de Forcant, đến tháng<br /> 7/1801, mới được lên Cai cơ (tứ phẩm) và tháng 6/1802, được thăng Chưởng<br /> cơ (tòng nhị phẩm). Đó là ba người ở lại trong quân đội và có chức cao nhất.<br /> De Forcant mất năm 1811, còn Chaigneau và Vannier đều lấy vợ Việt, có<br /> nhiều con và ở lại, được hưởng phú quý, Gia Long cấp cho 50 lính thuỷ hầu<br /> cận, nhưng ông cũng thận trọng, không cho họ cầm quân và cũng không cho<br /> thuyền hiệu để cai quản. Đó là những người làm việc lâu nhất cho Gia Long.<br /> Khi Cadière, dịch tước vị của các quân nhân này sang tiếng Pháp, thì có vấn<br /> đề: Thí dụ: Văn bằng cai đội của họ, được Louvet sưu tầm và in trong cuốn<br /> La Cochinchine Religieuse, Pièces justificatives (Chứng từ) (t. 532- 565),<br /> <br /> cùng với một số tư liệu khác, từ năm 1885. Những bản trong sách của<br /> Louvet, dịch sang tiếng Pháp, nhưng vẫn để nguyên chức vụ tiếng Việt, ví dụ<br /> văn bằng của Dayot ghi: Khâm sai cai đội quản chiến tàu nhị chích trí lược<br /> hầu; của Vannier ghi: Cai đội chấn thanh hầu, v.v.<br /> Như trên đã nói, vì khai man là sĩ quan trong quân đội Pháp, nên họ được<br /> vua cho chức tương đương Cai đội là ngạch chót trong ngành quan võ, tức là<br /> hàng thất phẩm (về sau có thêm bát phẩm, cửu phẩm). Nếu tìm một từ tương<br /> đương trong tiếng Pháp để dịch văn bằng của họ, thì có lẽ nên dùng chữ<br /> Chevalier. Nhưng Cadière lại dịch là Marquis (ông trực dịch chữ hầu, trong<br /> Trí lược hầu, Chấn thanh hầu…), Marquis de Trí Lược hay Marquis au<br /> Jugement rempli de Prudence.<br /> Vần đề đặt ra ở đây là ý nghiã các tước này của Pháp và Việt hoàn toàn khác<br /> nhau. Phía Pháp là thứ tự quý tộc: duc, marquis, comte, vicomte, baron,<br /> chevalier; ta dịch là công, hầu, bá, tử, nam, hiệp sĩ. Phiá Việt cũng có những<br /> chữ công, hầu… nhưng không dùng trong nghiã như thế, vì Việt không có<br /> quý tộc theo nghiã của Pháp, còn trật tự quan lại Việt xếp theo phẩm: nhất,<br /> nhị, tam, tứ… cửu phẩm.<br /> Do đó, khi Cadière dịch tước vị của những Cai đội này thành Marquis, thì<br /> ông đã gây hiểu lầm: Người Pháp hiểu Marquis (Hầu tước) là hàng quý tộc<br /> cao quý hạng nhì sau Duc (Công tước), nếu so sánh với ta là hàng nhị phẩm<br /> quan võ, tức chưởng dinh, thống chế, đề đốc…<br /> Chúng tôi không nghĩ là ông cố ý khi dịch như vậy, và ông dịch như vậy<br /> cũng không phải là sai. Tuy nhiên sự sử dụng tước Marquis này sau đó, của<br /> ông và nhiều người khác trong suốt loạt bài Les français au service de Gia<br /> Long, và cả những bài khác, những văn bằng, những chỉ dụ, sai phái, trong<br /> có ghi chút chức tước, đều được dịch đi dịch lại, in đi, in lại, viết đi, viết lại,<br /> một cách kiêu hãnh và thích thú, quá mức bình thường, trải dài trên nhiều số<br /> tập san Đô Thành Hiếu Cổ; đại để như thay vì viết Võ Tánh, chúng ta cứ<br /> ngâm nga dài dài: khâm sai chưởng Hậu quân, Bình Tây tham thặng đại<br /> tướng quân, Dực vận công thần, đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân,<br /> thượng trụ quốc, thái uý, quốc công, tên thụy là Trung Liệt.<br /> Tóm lại công việc của học giả Cadière, là xây dựng một nền móng cao quý,<br /> sang trọng cho Bá Đa Lộc và những người Pháp này, qua tước vị, dinh cơ, di<br /> cảo, hình ảnh, trang phục, văn bằng, bài vị, v.v. nhất là Chaigneau, Vannier,<br /> hai người đã sống ở Huế lâu nhất trong suốt thời kỳ Gia Long trị vì, sang<br /> những năm đầu Minh Mạng. Công việc của Cadière và Salles, có tính cách<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0