T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
<br />
XÁC ĐỊNH CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP<br />
VÀ PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ BIẾN CHỨNG THEO DINDO<br />
SAU PHẪU THUẬT CẮT GAN UNG THƯ<br />
Ngô Đ c Sáng*; Lê Trung H i**; Đ M nh Hùng***<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: xác định các biến chứng thường gặp và phân loại mức độ biến chứng theo Dindo<br />
sau phẫu thuật cắt gan do ung thư. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang, hồi cứu<br />
và tiến cứu 317 bệnh nhân (BN) cắt gan theo phương pháp Tôn Thất Tùng từ tháng 1 - 2010<br />
đến 12 - 2015. Kết quả: 317 BN, tuổi trung bình 51,17; tỷ lệ nam/nữ là 4,03; Child A: 290 BN,<br />
Child B: 27 BN, cắt gan lớn: 77 BN. Tỷ lệ biến chứng chung sau mổ 46,06% (146 BN), trong đó<br />
suy gan 11 BN, suy thận 1 BN; tràn dịch màng phổi 100 BN, chảy máu sau mổ 4 BN, rò mật<br />
1 BN, tụ dịch ổ bụng 59 BN, nhiễm khuẩn chảy dịch vết mổ 33 BN và dịch cổ trướng ổ bụng<br />
27 BN. Biến chứng độ I: 22,40%; độ II: 14,83%; độ III: 5,05% (độ IIIa: 4,42% và độ IIIb: 0,63%);<br />
độ IVa: 2,21%, độ IVb: 0,0% và độ V: 1,58%. Thời gian nằm viện trung bình 9,93 ngày. Kết luận:<br />
biến chứng sau mổ cắt gan điều trị ung thư gan khá phổ biến và đa dạng; có thể áp dụng bảng<br />
phân loại của Dindo để đánh giá mức độ biến chứng và tiên lượng.<br />
* Từ khóa: Ung thư gan; Phẫu thuật cắt gan; Phân độ theo Dindo; Biến chứng.<br />
<br />
Identification of Common Complications and Grading System of<br />
Surgical Complications after Hepatic Resection for Treatment of Liver<br />
Cancer According to DIndo Classification<br />
Summary<br />
Objectives: To identify common complications and to grade system of surgical complications<br />
after hepatectomy procedure according to Dindo classification. Subjects and methods: A retrospective,<br />
prospective and cross-sectional study was conducted on 317 patients who underwent hepatectomy<br />
according to Ton That Tung’s technique from January, 2010 to December, 2015. Results: A total of<br />
317 patients enrolled in the study. Mean age was 51.17 years old; male/female ratio was 4.03/1.<br />
According to Child Pugh’s classification, child A was presented in 290 patients; child B was<br />
found in 27 patients; major hepatectomy was performed on 77 cases. Common complications<br />
accounted for 46.06% (146 patients), of which, liver failure: 11 patients; kidney failure: 1 patient;<br />
pleural effusion: 100 patients; post-operative bleeding: 4 patients; bile leakage: 1 patient;<br />
peritoneal fluid accumulation: 59 patients; incisional infection: 33 patients and ascites: 27 patients.<br />
* Học viện Quân y<br />
** Cục Quân y<br />
*** Bệnh viện Việt Đức<br />
Ngư i ph n h i (Corresponding): Ngô Đ c Sáng (sanghvqy@gmail.com)<br />
Ngày nh n bài: 20/10/2016; Ngày ph n bi n đánh giá bài báo: 26/12/2016<br />
Ngày bài báo đư c đăng: 29/12/2016<br />
<br />
141<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
The rate of complication was graded as follows: grade I: 22.40%; grade II; 14.83%; grade III:<br />
5.05% (IIIa constituted 4.42% and IIIb explained 0.63%); grade IVa: 2.21%; grade V occupied<br />
1.58% of the cases. No patients were observed in grade IVb. Mean length of stay was 9.93 days.<br />
Conclusions: Post-operative hepatic resection complications is rather common and diverisified.<br />
Applying Dindo classification to assess the level of complications and prognosis is feasible.<br />
* Key words: Liver cancer; Hepatic resection; Dindo classification; Complications.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ung thư gan là bệnh khá phổ biến ở<br />
nước ta, mặc dù có nhiều phương pháp<br />
điều trị nhưng phương pháp điều trị cơ<br />
bản và triệt để nhất vẫn là phẫu thuật cắt<br />
bỏ khối u. Tuy nhiên, cắt gan là phẫu thuật<br />
khá phức tạp, đặc biệt ở BN cắt gan lớn.<br />
Hiện nay, có nhiều phương tiện hỗ trợ cắt<br />
gan làm giảm mất máu, nhưng tỷ lệ biến<br />
chứng còn cao, không phải trung tâm nào<br />
cũng cắt được, đòi hỏi phẫu thuật viên<br />
phải có kinh nghiệm. Mặt khác, biến chứng<br />
là mặt trái của phẫu thuật, luôn đi kèm và<br />
song hành nên thường ít được tổng kết<br />
đánh giá. Các báo cáo về phân loại mức<br />
độ biến chứng sau mổ còn hạn chế. Trên<br />
cơ sở đó, chúng tôi xác định các biến chứng<br />
thường gặp và phân loại mức độ biến<br />
chứng theo Dindo sau phẫu thuật cắt gan<br />
ung thư.<br />
<br />
- Đánh giá chức năng gan theo phân<br />
loại Child-Pugh.<br />
- Phân loại tỷ lệ biến chứng, biến chứng<br />
thường gặp và mức độ biến chứng theo<br />
Dindo (2004).<br />
* Tiêu chuẩn chẩn đoán:<br />
Dựa theo tiêu chuẩn của Dindo:<br />
+ Độ I: biến chứng không cần điều trị bằng<br />
thuốc hoặc phẫu thuật, nội soi can thiệp.<br />
+ Độ II: biến chứng cần điều trị bằng<br />
các thuốc khác đặc hiệu hơn độ I.<br />
+ Độ III: biến chứng cần phải can thiệp.<br />
+ Độ IIIa: can thiệp không gây mê.<br />
+ Độ IIIb: can thiệp có gây mê.<br />
+ Độ IV: biến chứng đe dọa tính mạng.<br />
+ Độ IVa: rối loạn chức năng 1 cơ quan.<br />
+ Độ IVb: rối loạn chức năng đa phủ tạng.<br />
+ Độ V: BN tử vong.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
BN cắt gan ung thư tại Bệnh viện Việt<br />
Đức từ 2010 - 2015.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu mô tả<br />
cắt ngang.<br />
- Tuổi, giới, tiền sử liên quan.<br />
- Vị trí, kích thước khối u: dựa vào siêu<br />
âm, cắt lớp vi tính (CLVT), MRI.<br />
142<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Từ tháng 01 - 2010 đến 12 - 2015, 317<br />
BN được cắt gan ung thư theo phương<br />
pháp Tôn Thất Tùng tại Bệnh viện Việt Đức,<br />
kết quả như sau:<br />
Tuổi trung bình 51,17 ± 12,06. Tỷ lệ<br />
nam/nữ = 4,03 (254/63 BN).<br />
Các triệu chứng: đau bụng 67,13%<br />
(213 BN); gày sút cân 20,82% (66 BN);<br />
mệt mỏi 8,51% (27 BN) và sốt 1,58% (5 BN).<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
Viêm gan B: 77,92% (247 BN); viêm gan C:<br />
1,26% (4 BN) và âm tính với viêm gan B,<br />
C: 20,82% (66 BN). Child A: 91,48% (290 BN);<br />
Child B: 8,52% (27 BN). Gan xơ: 81,70%<br />
(259 BN). Các xét nghiệm về huyết học và<br />
sinh hóa trong giới hạn cho phép.<br />
Bảng 1: Kỹ thuật cắt gan Tôn Thất Tùng.<br />
<br />
tụ dịch ổ bụng: 59 BN (18,61%); dịch cổ<br />
trướng ổ bụng: 27 BN (8,52%).<br />
Trong 146 BN (46,06%) có biến chứng<br />
sau mổ, nhiều BN có từ 2 - 3 biến chứng.<br />
Bảng 2: Phân loại mức độ biến chứng<br />
sau mổ cắt gan.<br />
Phân loại mức độ<br />
biến chứng<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Độ I<br />
<br />
71<br />
<br />
22,40<br />
<br />
Độ II<br />
<br />
47<br />
<br />
14,83<br />
<br />
IIIa<br />
<br />
14<br />
<br />
4,42<br />
<br />
IIIb<br />
<br />
2<br />
<br />
0,63<br />
<br />
IVa<br />
<br />
7<br />
<br />
2,21<br />
<br />
IVb<br />
<br />
0<br />
<br />
0,00<br />
<br />
5<br />
<br />
1,58<br />
<br />
146<br />
<br />
46,06<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Cắt gan phải<br />
<br />
22<br />
<br />
6,94<br />
<br />
Cắt gan phải mở rộng<br />
<br />
1<br />
<br />
0,32<br />
<br />
Cắt gan trái<br />
<br />
39<br />
<br />
12,30<br />
<br />
7<br />
<br />
2,21<br />
<br />
Độ IV<br />
<br />
2<br />
<br />
0,63<br />
<br />
Độ V<br />
<br />
Các kỹ thuật cắt gan<br />
<br />
Cắt gan ≥ 3<br />
hạ phân thuỳ Cắt gan trái mở rộng<br />
(n = 77)<br />
Cắt gan trung tâm<br />
<br />
Độ III<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Cắt 3 hạ phân thuỳ<br />
(cắt hạ phân thuỳ<br />
5, 6, 7 hoặc 6, 7, 8)<br />
<br />
6<br />
<br />
1,89<br />
<br />
Cắt thùy trái<br />
<br />
59<br />
<br />
18,61<br />
<br />
44<br />
<br />
13,88<br />
<br />
Trong 7 BN bị biến chứng độ IV, 6 BN<br />
suy gan và 1 BN (0,32%) suy chức năng<br />
thận. BN độ V là nặng nhất, tử vong sau<br />
mổ 5 BN (1,58%).<br />
<br />
4<br />
<br />
1,26<br />
<br />
Bảng 3: Kết quả điều trị sau cắt gan.<br />
<br />
Cắt gan < 3 Cắt phân thùy sau<br />
hạ phân thuỳ<br />
Cắt phân thùy trước<br />
(n = 240)<br />
Cắt hạ phân thuỳ<br />
Tổng<br />
<br />
133 41,96<br />
317 100,00<br />
<br />
* Kết quả giải phẫu bệnh:<br />
Ung thư biểu mô tế bào gan: 282 BN<br />
(88,96%); ung thư đường mật trong gan:<br />
31 BN (9,78%); kết hợp ung thư tế bào gan<br />
và đường mật trong gan: 4 BN (1,26%).<br />
* Các biến chứng sau mổ:<br />
Biến chứng chung: 146 BN (46,06%);<br />
tử vong: 5 BN (1,58%); suy gan: 11 BN<br />
(3,47%); suy thận: 1 BN (0,32%); tràn dịch<br />
màng phổi: 100 BN (31,55%); chảy máu:<br />
4 BN (1,26%); rò mật: 1 BN (0,32%); nhiễm<br />
khuẩn, chảy dịch vết mổ: 33 BN (10,41%);<br />
<br />
Kết quả điều trị<br />
Ra viện<br />
Nặng về, tử vong<br />
Tổng<br />
Ngày nằm trung bình<br />
(X ± SD)<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
312<br />
<br />
98,42<br />
<br />
5<br />
<br />
1,58<br />
<br />
317<br />
<br />
100,00<br />
9,93 ± 3,63<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Một số biến chứng hay gặp.<br />
Thống kê của Tôn Thất Bách thấy không<br />
có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong trong cắt<br />
gan phải và cắt gan trái ở nhóm không<br />
xơ gan. Tuy nhiên, ở nhóm xơ gan, tỷ lệ<br />
tử vong khi cắt gan phải (28,3%) cao hơn<br />
cắt gan trái (13,9%) có ý nghĩa thống kê [1].<br />
143<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
Theo Lê Lộc (2010), biến chứng sau mổ<br />
ngoài nhiễm khuẩn vết mổ (6,99%) thì<br />
chảy máu sau mổ đáng ngại nhất (2,57%);<br />
suy gan (1,29%); hôn mê gan (0,96%);<br />
tràn dịch màng phổi (1,53%) với tỷ lệ tử<br />
vong 1,12%; các ổ đọng dịch nhiễm trùng<br />
vùng dưới cơ hoành được chọc hút, dẫn<br />
lưu dưới hướng dẫn của siêu âm; về mặt<br />
kỹ thuật (cắt gan theo Tôn Thất Tùng), tác<br />
giả nhấn mạnh cần tuân thủ mọi nguyên<br />
tắc khi cắt gan [2]. Theo Nguyễn Quang<br />
Nghĩa, tỷ lệ biến chứng sau cắt gan do<br />
ung thư gan là 25,58%, trong đó chủ yếu<br />
là tràn dịch màng phổi; tỷ lệ này tăng lên<br />
28,53% ở nhóm thể tích gan không đủ<br />
sau nút tĩnh mạch cửa; suy gan sau mổ<br />
(4,8%), không có tử vong sau mổ [3].<br />
Jaeck và CS đã lựa chọn và cắt gan<br />
cho 1.467 BN (từ 1990 - 2002); đánh giá<br />
chức năng gan theo phân loại Child-Pugh.<br />
Kết quả cho thấy tỷ lệ tử vong 10,6%,<br />
nguyên nhân chủ yếu do suy gan sau mổ;<br />
tỷ lệ suy gan từ 4,9 - 19%; biến chứng phổ<br />
biến là dịch cổ trướng ổ bụng (dao động<br />
22 - 35%) và thời gian sống thêm sau<br />
5 năm đạt 26% [7]. Poon và CS [0] phân<br />
tích số liệu từ 1.222 trường hợp cắt gan,<br />
nhấn mạnh đến chảy máu và suy gan sau<br />
mổ. Theo Jarnagin, biến chứng chung sau<br />
mổ 74,87% và cho rằng suy gan là biến<br />
chứng nặng sau mổ [8].<br />
Chúng tôi gặp biến chứng sau mổ ở<br />
146 BN (46,06%); nhiều BN có kết hợp từ<br />
2 - 3 biến chứng; tử vong sau mổ 5 BN<br />
(1,58%); suy gan sau mổ: 11 BN (3,47%);<br />
suy thận 1 BN (0,32%); tràn dịch màng phổi:<br />
100 BN (31,55%), trong đó 8 BN phải<br />
chọc hút khoang màng phổi và 3 BN phải<br />
đặt dẫn lưu khoang màng phổi; chảy máu<br />
144<br />
<br />
sau mổ 4 BN (1,26%), mổ lại 3 BN, khâu<br />
vết mổ 1 BN; rò mật 1 BN (0,32%), điều<br />
trị nội khoa ổn định; nhiễm khuẩn vết mổ,<br />
chảy dịch vết mổ 33 BN (10,41%); tụ dịch<br />
59 BN (18,61%), trong đó 1 BN phải chọc<br />
hút dưới hướng dẫn của siêu âm có đặt<br />
dẫn lưu và dịch cổ trướng ổ bụng 27 BN<br />
(8,52%).<br />
2. Phân loại mức độ biến chứng.<br />
Biến chứng độ I chiếm 22,40% (bảng 2);<br />
theo mức độ tăng dần của biến chứng,<br />
tỷ lệ này giảm dần (bảng 2). Độ IVb không<br />
có BN nào. Thực tế, BN tử vong sau mổ<br />
đều có diễn biến ngày càng nặng, dần dẫn<br />
đến suy đa tạng trước khi tử vong, không<br />
có BN nào điều trị đạt kết quả khi đã có<br />
suy đa tạng. Nguyên nhân tử vong do suy<br />
gan sau mổ.<br />
Nghiên cứu của Palavecino và CS [11]<br />
cho thấy trong số 1.557 BN cắt gan, biến<br />
chứng chung 407 BN (26,1%); biến chứng<br />
độ I, độ II: 13,2%; biến chứng ≥ độ III<br />
(độ III - V) chiếm 12,9%. Mullen và CS gặp<br />
tỷ lệ biến chứng 42,8%; trong đó biến<br />
chứng độ I: 6,9%; độ II: 19,1%; độ IIIa:<br />
10,1%; độ IIIb: 2,2%; độ IVa: 3,9% và IVb:<br />
0,6% [9].<br />
Theo Vignesh, phân loại mức độ biến<br />
chứng theo Dindo cho phép xác định hậu<br />
phẫu bình thường (không biến chứng) với<br />
hậu phẫu không bình thường (có biến<br />
chứng), đồng thời có thể phân biệt được<br />
mức độ nghiêm trọng của biến chứng.<br />
Theo tác giả, số lượng BN của nghiên cứu<br />
này còn hạn chế (80 BN) nên giá trị về<br />
mặt lâm sàng chưa cao, cần nghiên cứu<br />
thêm [12]. Theo Andres và CS, các biến<br />
chứng nhỏ là độ I và Iia, biến chứng lớn<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
hơn là biến chứng > IIa. Ngoài ra, tác giả<br />
còn xây dựng hệ thống tính điểm xác định<br />
tỷ lệ biến chứng, các yếu tố liên quan<br />
tỷ lệ biến chứng; cách tính này dựa vào<br />
3 tiêu chí: (1) thang điểm ASA, (2) số phân<br />
thùy gan được cắt, (3) khối u lành hay ác<br />
tính. Theo tác giả, có sự liên quan giữa<br />
điểm số tính được với biến chứng lớn<br />
(> IIa); tương ứng với 0, 1, 2 và 3 điểm;<br />
do vậy, tỷ lệ biến chứng cũng lần lượt tăng<br />
theo tương ứng 32%, 36%, 44% và 46%.<br />
Thông qua điểm số có thể xác định BN<br />
nào dễ bị biến chứng sau mổ [5].<br />
Bảng 4:<br />
Tiêu chí<br />
Điểm ASA<br />
Số hạ phân thùy<br />
gan được cắt<br />
Tính chất khối u<br />
<br />
Điểm<br />
≤2<br />
<br />
0<br />
<br />
≥3<br />
<br />
1<br />
<br />