Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
XÁC ĐỊNH ĐỘ ỔN ĐỊNH GIÁ TRỊ TRUNG VỊ CỦA CÁC THÔNG SỐ <br />
TẦM SOÁT Ở BA THÁNG ĐẦU THAI KỲ VÀ TÍNH TỶ LỆ NGUY CƠ <br />
CAO MANG THAI HỘI CHỨNG DOWN TRÊN HỆ THỐNG <br />
AUTODELFIA <br />
VÀ PHẦN MỀM LIFECYCLE (PERKIN ELMER) <br />
Nguyễn Thanh Trầm*, Nguyễn Diệp Hà*, Đỗ Thị Thanh Thủy* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Giới thiệu: Tầm soát trước sinh ở 3 tháng đầu thai kỳ nhằm phát hiện sớm những thai phụ có nguy cơ cao <br />
mang thai hội chứng Down (T21). Sự kết hợp siêu âm đo khoảng sáng gáy (NT: nuchal translucency), tuổi thai <br />
và các dấu ấn hóa sinh pregnancy‐associated plasma protein A (PAPP‐A) và free β‐human chorionic <br />
gonadotrophin (beta HCG tự do) sẽ nâng tỉ lệ phát hiện gần 90%. Hiệu quả của việc tầm soát phụ thuộc vào độ <br />
tin cậy và độ chính xác của việc siêu âm đo NT và giá trị trung vị (MoM) của PAPP‐A và beta HCG tự do.Việc <br />
sử dụng các phần mềm khác nhau sẽ dẫn đến việc ước tính các nguy cơ không giống nhau. Với hệ thống tầm soát <br />
trước sinh tự động AutoDelfia và phần mềm tính nguy cơ LifeCycle 3.2, chúng tôi xem xét tính ổn định của giá <br />
trị trung vị PAPP‐A và beta HCG tự do trong thời gian nghiên cứu. <br />
Mục tiêu: Xác định tính ổn định của giá trị trung vị PAPP‐A và beta HCG tự do trong tầm soát thai phụ <br />
có nguy cơ cao với chứng Down trong ba tháng đầu thai kỳ bằng hệ thống miễn dịch tự động Autodelfia và phần <br />
mềm Lifecycle và xác định tỉ lệ tầm soát thai phụ có nguy cơ cao mang thai hội chứng Down với ngưỡng cut off <br />
là 1:250. <br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng dữ liệu hồi cứu của 5000 thai phụ mang thai từ 11 đến <br />
13 tuần 6 ngày tuổi tham gia tầm soát trước sinh ở 3 tháng đầu thai kỳ để xác định tính ổn định của giá trị <br />
trung vị của PAPP‐A và beta HCG tự do và tính tỉ lệ thai phụ có nguy cơ cao với hội chứng Down qua việc sử <br />
dụng hệ thống tầm soát trước sinh tự động AutoDelfia theo cơ chế miễn dịch huỳnh quang và phần mềm tính <br />
nguy cơ LifeCycle 3.2 trong khoảng thời gian từ 12/2011 đến 12/2012. <br />
Kết quả: Giá trị trung vị PAPP‐A và beta HCG tự do theo tuổi thai ở 3 tháng đầu thai kỳ đã được hiệu <br />
chỉnh và ổn định trong phạm vi ± 5% so với giá trị trung vị đích đã được thiết lập. Tỉ lệ tầm soát thai phụ có <br />
nguy cơ cao với hội chứng Down là 2,86%. <br />
Kết luận: Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy có thể sử dụng hệ thống tự động AutoDelfia và phần <br />
mềm LifeCycle để tầm soát cho những thai phụ có nguy cơ cao mang thai hội chứng Down ở 3 tháng đầu thai kì. <br />
Từ khóa: Beta HCG tự do, CRL, double test, NT, PAPP‐A, tầm soát ba tháng đầu thai kỳ <br />
<br />
ABSTRACT <br />
DETERMINATION OF THE STABILITY OF MEDIAN VALUES OF SCREENING PARAMETERS <br />
IN THE FIRST‐TRIMESTER AND HIGH RISK ASSESSMENT FOR DOWN SYNDROME <br />
BY AUTOMATED AUTODELFIA SYSTEMS AND LIFECYCLE SOFWARE (PERKIN ELMER) <br />
Nguyen Thanh Tram, Nguyen Diep Ha, Đo Thi Thanh Thuy <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 64 ‐ 70 <br />
Background: The first‐trimester screening is to early detect high risk pregnanies for Down Syndrome <br />
(T21). Combining NT (nuchal translucency), maternal age and biomarkers such as pregnancy‐associated plasma <br />
* Đại học Y Dược TP. HCM <br />
Tác giả liên lạc: Ths. Nguyễn Thanh Trầm <br />
<br />
64<br />
<br />
ĐT: 0918012145 <br />
<br />
Email: tramnguyenbiochem@gmail.com <br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
protein A (PAPP‐A) and free β‐human chorionic gonadotrophin (free β‐hCG) has reached a detection rate of <br />
nearly 90%. Effective screening depends on the reliable and accurate measurement of NT ultrasoundly and <br />
determination of median values of PAPP‐A and free β‐hCG. Using different software packages leads to diffirent <br />
risk calculation. With automated AutoDelfia and LifeCycle 3.2 sofware, we evaluated the stability of the median <br />
values of PAPP‐A and free β‐hCG during the time of our study. <br />
Objectives: The purpose of this study is to determine the stability of the median values of PAPP‐A and <br />
free β‐hCG in the first‐trimester screening with automated AutoDelfia and LifeCycle software 3.2. <br />
Application first‐trimester combined test to calculate the high risk of Down syndrome for each pregnancy <br />
with cut‐off risk of 1 in 250. <br />
Method: Retrospective data from 5000 pregnancies at 11 through 13 week and 6 days of gestation was used <br />
for calculation the median values of PAPP‐A and free β HCG with automated AutoDelfia run by time‐resolved <br />
fluoroimmunoassay method and LifeCycle software 3.2 from December 2011 to December 2012. Also, we <br />
caculated the percentage of high risk of Down syndrome pregnancies. <br />
Results: The median values of PAAP‐A and free beta HCG were adjusted and stable within 5% bias <br />
compared to target median. The percentage of high risk of Down syndrome pregnancies was 2.86%. <br />
Conclusion: We stated automated AutoDelfia and LifeCycle sofware could be used for high‐risk pregnancies <br />
screening with Down syndrome in the first trimester. <br />
Key words: CRL, double test, first‐trimester screening, Free Beta HCG, NT, PAPP‐A <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Hội chứng Down (Trisomy 21) là một <br />
trong những bất thường về số lượng nhiễm sắc <br />
thể phổ biến nhất. Tầm soát trước sinh ở 3 <br />
tháng đầu thai kỳ thai kỳ nhằm tầm soát sớm <br />
những thai phụ có nguy cơ cao mang thai hội <br />
chứng Down. Sự kết hợp siêu âm đo khoảng <br />
sáng gáy (NT: nuchal translucency), tuổi thai <br />
và các dấu ấn hóa sinh pregnancy‐associated <br />
plasma protein A (PAPP‐A) và free β‐human <br />
chorionic gonadotrophin (beta HCG tự do) <br />
trong máu thai phụ từ khi thai từ 11 cho đến <br />
13 tuần 6 ngày tuổi được xem như công cụ tầm <br />
soát hiệu quả với tỉ lệ phát hiện hơn 90% và tỉ <br />
lệ dương tính giả khoảng 5%(1,4). <br />
Việc sử dụng các phần mềm khác nhau sẽ <br />
dẫn đến việc ước tính các nguy cơ không <br />
giống nhau. Hệ thống tự động AutoDelfia và <br />
phần mềm tính nguy cơ LifeCycle 3.2 là một <br />
hệ thống máy chuyên dụng cho tầm soát trước <br />
sinh một số dị dạng bẩm sinh và tầm soát sơ <br />
sinh một số bệnh lý chuyển hóa được tổ chức <br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Y học phôi thai (FMF) công nhận(6,8). Hiệu quả <br />
của việc tầm soát phụ thuộc vào việc đo NT và <br />
độ tin cậy của các xét nghiệm hóa sinh. Tuy <br />
nhiên, việc đo khoảng sáng gáy có thể cho kết <br />
quả khác nhau giữa các chuyên gia và các <br />
trung tâm khác nhau, nên công việc này phải <br />
được thực hiện bởi những bác sĩ siêu âm đã <br />
qua huấn luyện hoặc phải có chứng chỉ của tổ <br />
chức FMF(2). Bên cạnh đó, độ đúng và độ xác <br />
thực của thuốc thử cần được chú trọng để đảm <br />
bảo độ tin cậy cho các xét nghiệm hóa sinh (12). <br />
Tính ổn định của giá trị trung vị PAPP‐A <br />
và beta HCG tự do đã được xác lập sẽ ảnh <br />
hưởng đến kết quả tính nguy cơ hội chứng <br />
Down cho từng thai phụ. Vì vậy, chúng tôi <br />
thực hiện nghiên cứu xác định tính ổn định <br />
của giá trị trung vị PAPP‐A và beta HCG tự do <br />
trong tầm soát hội chứng Down ở ba tháng <br />
đầu thai kỳ trên hệ thống tự dộng Autodelfia <br />
và phần mềm LifeCycle (Perkin Elmer) với <br />
mục tiêu cụ thể: (1) xác định tính ổn định của <br />
giá trị trung vị PAPP‐A và beta HCG tự do <br />
trong tầm soát thai phụ ở ba tháng đầu thai kỳ, <br />
(2) xác định tỉ lệ tầm soát thai phụ có nguy cơ <br />
<br />
65<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
cao mang thai hội chứng Down với ngưỡng <br />
cut off là 1:250. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Thai phụ có 1 thai ở tuần tuổi từ 11 tuần đến <br />
13 tuần 6 ngày, được xác định qua siêu âm chiều <br />
dài đầu mông CRL (từ 40‐79 mm). <br />
<br />
Cỡ mẫu <br />
Tất cả thai phụ tham gia tầm soát ba tháng <br />
đầu thai kỳ từ tháng 12/2011 đến tháng <br />
12/2012. <br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp <br />
hồi cứu <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Các dữ liệu về khoảng sáng gáy, chiều dài <br />
đầu mông, tuổi thai được thu thập dựa vào dữ <br />
liệu do bác sĩ sản khoa cung cấp. <br />
Dữ liệu về nồng độ PAPP‐A và beta HCG <br />
tự do trong huyết thanh thai phụ được tiến <br />
hành trên hệ thống tự động Auto Delfia theo <br />
cơ chế miễn dịch huỳnh quang. Các dữ liệu <br />
đi kèm với các dữ liệu nội kiểm chuẩn <br />
Maternal Lymphocheck của Biorad đạt trong <br />
phạm vi ±2SD. <br />
Dữ liệu về giá trị trung vị cho của NT, <br />
PAPP‐A và beta HCG tự do được thiết lập và <br />
hiệu chỉnh theo cân nặng của thai phụ dưới sự <br />
hỗ trợ của các chuyên gia IT hãng Perkin Elmer. <br />
Giá trị trung vị của mỗi thông số được kiểm tra <br />
hàng tháng và nếu không chênh lệch hơn ± 5% <br />
(với NT, beta hCG tự do và PAPPA) so với giá <br />
trị trung vị hiện tại thì tiếp tục sử dụng (theo <br />
khuyến cáo của nhà sản xuất và tổ chức FMF). <br />
Sử dụng dữ liệu trên phần mềm LifeCycle <br />
3.2, xác định tỉ lệ nguy cơ cho tổng thai phụ <br />
với ngưỡng (cut‐off) cho T21 là 1:250. Nếu <br />
nguy cơ ≥ 1:250 được xem là nguy cơ cao và