intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

XÁC ĐỊNH DỮ LIỆU CẦN THU THẬP

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:26

98
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. XÁC ĐỊNH DỮ LIỆU CẦN THU THẬP Chúng ta có thể thu thập rất nhiều dữ liệu liên quan đến hiện tượng nghiên cứu. Vấn đề đầu tiên của công việc thu thập dữ liệu là xác định rõ những dữ liệu nào cần thu thập, thứ tự ưu tiên của các dữ liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: XÁC ĐỊNH DỮ LIỆU CẦN THU THẬP

  1. CHƯƠNG 2 THU THẬP DỮ LIỆU THỐNG KÊ
  2. 1. XÁC ĐỊNH DỮ LIỆU CẦN THU THẬP Chúng ta có thể thu thập rất nhiều dữ liệu liên quan đến hiện tượng nghiên cứu. Vấn đề đầu tiên của công việc thu thập dữ liệu là xác định rõ những dữ liệu nào cần thu thập, thứ tự ưu tiên của các dữ liệu.
  3. 2. DỮ LIỆU ĐỊNH TÍNH VÀ DỮ LIỆU ĐỊNH LƯỢNG Dữ liệu định tính thu thập bằng thang đo định danh hay thứ bậc, dữ liệu định lượng thu thập bằng thang đo khoảng cách hay tỷ lệ.
  4. Thôøi gian laøm Keát quaû hoïc taäp theâm Ñònh tính Ñònh tính Döôùi 6 Trung bình giôø/tuaàn Khaù 6-12 giôø/tuaàn Gioûi treân 12 giôø/tuaàn Ñònh tính Ñònh löôïng Döôùi 6 Ñieåm trung bình hoïc taäp giôø/tuaàn 6-12 giôø/tuaàn treân 12 giôø/tuaàn
  5. 3. DỮ LIỆU THỨ CẤP VÀ DỮ LIỆU Dữ liệu thSƠcấẤPlà dữ liệu thu ứ Cp thập từ những nguồn có sẵn, đó chính là những dữ liệu đã qua tổng hợp, xử lý. Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu thu thập trực tiếp, ban đầu từ đối tượng nghiên cứu.
  6. 3.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp Nội bộ Cơ quan thống kê nhà nước Cơ quan chính phủ. Báo, tạp chí. Các tổ chức, hiệp hội, viện nghiên cứu … Các công ty nghiên cứu và cung cấp thông tin.
  7. 3.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua các cuộc điều tra khảo sát. Căn cứ vào tính chất liên tục hay không liên tục của việc ghi chép dữ liệu: điều tra thường xuyên hay không thường xuyên. Căn cứ vào phạm vi khảo sát và thu thập thực tế: điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ.
  8. Ví dụ điều tra thường xuyên. Thu thập, ghi chép tình hình biến động nhân khẩu của một địa phương (sinh, tử, đi, đến). Trong phạm vi một doanh nghiệp việc theo dõi, ghi chép hằng ngày về số công nhân đi làm, số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ...
  9. Ví dụ điều tra không thường xuyên Tổng điều tra dân số, tổng điều tra tra đất đai nông nghiệp, điều tra đàn gia súc, gia cầm, điều tra năng suất cây trồng, những cuộc điều tra nghiên cứu thị trường... Dữ liệu của điều tra không thường xuyên phản ánh trạng thái hiện tượng tại thời điểm nhất định.
  10. Ví dụ điều tra toàn bộ Tổng điều tra dân số, tổng điều tra tồn kho vật tư, hàng hoá, tổng điều tra vốn sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, điều tra tất cả các chợ trên địa bàn quận, thành phố, điều tra tất cả các cây xăng tiệm rửa xe...
  11. Điều tra không toàn bộ Là tiến hành thu thập, ghi chép dữ liệu trên một số đơn vị được chọn ra từ toàn bộ các đơn vị thuộc tổng thể. Tùy theo cách chọn số đơn vị chia thành 3 loại: a) Điều tra chuyên đề b) Điều tra chọn mẫu c) Điều tra trọng điểm
  12. Điều tra chuyên đề là tiến hành điều tra trên một số rất ít các đơn vị của tổng thể, nhưng lại đi sâu nghiên cứu nhiều khía cạnh của đơn vị đó. Dữ liệu của điều tra chuyên đề không dùng để suy rộng, mà chỉ rút ra kết luận về bản thân các đơn vị được điều tra.
  13. Ví dụ chuyên đề Điều tra điển hình một số ít sinh viên có đi làm thêm, đạt kết quả học tập tốt và thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc, vài sinh viên có đi làm thêm nhưng kết quả học tập kém, bị tạm dừng học tập.
  14. Các kết quả điều tra chuyên đề này giúp ta khám phá những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, trên cơ sở đó xác định các dữ liệu cần thu thập trong nghiên cứu định lượng (điều tra chọn mẫu)
  15. Điều tra chọn mẫu được thực hiện bằng cách chọn ra một số phần tử hay đơn vị thuộc tổng thể đơn vị nghiên cứu để thu thập dữ liệu thực tế. ĐTCM dùng nhiều nhất trong nghiên cứu vì tiết kiệm thời gian, chi phí và dữ liệu đáng tin cậy. Dữ liệu của ĐTCM được dùng để suy rộng thành các đặc trưng chung của toàn bộ tổng thể.
  16. ĐTTĐ là tiến hành thu thập dữ liệu trên bộ phận chủ yếu nhất, tập trung nhất trong toàn bộ tổng thể hiện tượng nghiên cứu. Kết quả thu được từ ĐTTĐ giúp ta nhận biết nhanh tình hình cơ bản của hiện tượng nghiên cứu, chứ không dùng để suy rộng thành các đặc trưng chung tổng thể.
  17. Ví dụ Điều tra trọng điểm khi cần nắm nhanh tình hình cơ bản về sản xuất cao su, cà phê của nước ta, ta có thể chỉ tiến hành điều tra về sản xuất cao su, cà phê ở miền Đông Nam Bộ và Tây nguyên chứ không cần tiến hành điều tra trong cả nước.
  18. Tại TP Hồ Chí Minh, cần nhận biết nhanh tình hình tiêu thụ hàng điện lạnh, chỉ cần khảo sát và thu thập dữ liệu tại vài địa điểm trung tâm mua bán hàng điện lạnh chính yếu.
  19. 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU BAN ĐẦU 4.1. Thu thập trực tiếp Quan sát Phỏng vấn trực tiếp 4.2. Thu thập gián tiếp Trao đổi bằng điện thoại, hoặc thư gửi qua bưu điện, Báo chí, internet…
  20. 5. Những vấn đề chủ yếu của điều tra thống kê. Để thu thập dữ liệu khách quan đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu kịp thời và đầy đủ thì điều tra thống kê cần phải được tổ chức một cách khoa học, thống nhất và chu đáo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2