T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
<br />
XÁC ĐỊNH MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG NẶNG<br />
Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI NHIỄM KHUẨN HUYẾT<br />
DO VI KHUẨN GRAM (-) ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ<br />
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ (1 - 2012 ĐẾN 5 - 2015)<br />
Hoàng Ti n Tuyên*; Nguy n Văn Trư ng*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: xác định một số yếu tố tiên lượng nặng ở bệnh nhân (BN) cao tuổi nhiễm khuẩn<br />
huyết (NKH) do vi khuẩn (VK) gram (-). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: hồi cứu, mô tả<br />
ca bệnh ở 107 BN cao tuổi NKH do VK Gram (-), điều trị tại Bệnh viện Hữu Nghị. Chia BN làm<br />
2 nhóm: nhóm tử vong: 21 BN, nhóm sống: 86 BN. So sánh tần suất xuất hiện các triệu chứng<br />
dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng giữa 2 nhóm để tìm ra các yếu tố tiên lượng có giá trị.<br />
Kết quả: trong số 21 BN tử vong, nam chiếm 90,5% (19/21 BN), ở nhóm BN còn sống là 73,3%<br />
(63/86). Tương tự các yếu tố: nhóm tuổi > 70 chiếm 85,7% (18/21) so với 36,1% (31/86); nhiễm<br />
khuẩn nguồn gốc từ bệnh viện: 66,7% (14/21) so với 24,4% (21/86); bệnh lý nền 95,2% (20/21)<br />
so với 27,9% (24/86), bệnh lý nền là đái tháo đường 33,3% (7/21) so với 13,9% (12/86);<br />
Glasgow < 9 điểm: 85,7% (18/21) so với 5,8% (5/86); sốt cao > 390C: 85,7% (18/21) so với<br />
62,8% (54/86); huyết áp tâm thu ≤ 80 mmHg: 95,2% (20/21) so với 8,1% (7/86); suy đa tạng:<br />
71,4% (15/21) so với 4,7% (4/86); vàng da: 47,6% (10/21) so với 2,3% (2/86); thiểu niệu, vô niệu<br />
52,4% (11/21) so với 2,3% (2/86); ure > 7,0 mmol/l: 76,2% so với 36,3% (29/80); ALT > 200 IU/L:<br />
23,8% so với 7,1% (6/85); bạch cầu < 4 G/L: 47,6% (10/21) so với 10,4% (9/86); PCT > 10 ng/ml<br />
76,2% (14/20) so với 3,1% (2/65). Khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố trên cả 2 nhóm<br />
(p < 0,05). Kết luận: BN cao tuổi NKH do VK Gram (-) có tỷ lệ tử vong cao. Các yếu tố tiên<br />
lượng nặng bao gồm: BN > 70 tuổi, có nguồn gốc nhiễm khuẩn từ bệnh viện, có bệnh lý đái<br />
tháo đường kèm theo, Glasgow < 9 điểm, suy đa tạng, tụt huyết áp, vàng da, thiểu niệu, vô niệu,<br />
ure > 7,0 mmol/l, ALT ≥ 200 IU/L, PCT > 10 ng/ml.<br />
* Từ khóa: Nhiễm khuẩn huyết; Vi khuẩn Gram (-); Yếu tố tiên lượng nặng; Người cao tuổi.<br />
<br />
Determination of some Severe Prognostic Factors in the Elderly<br />
Patients with Septicemia due to Bacteria Gram-Negative at Friendship<br />
Hospital from 1 - 2012 to 5 - 2015<br />
Summary<br />
Objectives: To identify some severe prognostic factors in the elderly patient with Gram-negative.<br />
Subjects and methods: A retrospective and descriptive study on 107 elderly patients with sepsis<br />
caused by bacteria Gram-negative at Friendship Hospital. Patients enrolled in the study were<br />
divided into two groups: the mortality group including 21 patients, the survival group: 86 patients.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Ngư i ph n h i (Corresponding): Nguy n Văn Trư ng (nguyenvantrư ng12e@gmail.com)<br />
Ngày nh n bài: 28/09/2016; Ngày ph n bi n đánh giá bài báo: 12/12/2016<br />
Ngày bài báo đư c đăng: 26/12/2016<br />
<br />
136<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
Comparing between 2 groups on the frequency of the appearances of epidemiological, clinical<br />
and paraclinical symptoms was made to find out prognostic factors. Results: Male patients in<br />
the death group outnumbered in the survival group (90.5% versus 73.3%), which was similar<br />
in such factors as age > 70 years (85.7% versus 68.6%), hospital acquired infection (66.7%<br />
versus 24.4%), background disease (95.7% versus 27.9%), diabetes (33.3% versus 16.9%),<br />
Glasgow score < 9 points (85.7% versus 5.8%), fever > 390C (85.7% versus 62.8%), systolic<br />
blood pressure under 80 mmHg (95.2% versus 8.1%), multiple organ dysfunction (71.7% versus<br />
4.7%), jaundice (47.6% versus 2.3%), oliguria (52.4% versus 2.3%), urea > 7.0 mmol/L (76.2%<br />
versus 36.3%); ALT > 200 IU/L (23.8% versus 7.1%), white blood count < 4 G/L (9,5% versus 3,5%),<br />
PCT > 10 ng/mL (70.0% = 14/20 patients) versus 3% = 2/65) with statistically significant differences<br />
(p < 0.05). Conclusions: Older patients with septicemia due to Gram-negative bacteria have<br />
high mortality rate. The predictive factors of mortality include: age > 70 years, hospital acquired<br />
infection, diabetes, Glasgow score < 9 points, multiple organ dysfunction, hypotension,<br />
jaundice, oligourine, urea > 7.0 mmol/L, ALT ≥ 200 IU/L, PCT > 10 ng/mL.<br />
* Key words: Septicemia; Gram-negative bacteria; Severe prognostic factors; Elderly.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ở nước ta, trong vài năm gần đây,<br />
tỷ lệ BN cao tuổi tử vong do NKH từ<br />
VK Gram (-) còn khá cao. Tại Bệnh viện<br />
Hữu Nghị - Hà Nội, từ tháng 1 - 2012 đến<br />
tháng 5 - 2015 có 19,6% BN (21/107 BN)<br />
cao tuổi NKH Gram (-) tử vong. Để có cơ<br />
sở tiên lượng đúng, sớm mức độ nặng ở<br />
BN cao tuổi NKH do VK Gram (-), từ đó<br />
đề ra các biện pháp điều trị đúng và sớm<br />
nhằm giảm tỷ lệ tử vong, chúng tôi nghiên<br />
cứu đề tài này nhằm: Xác định một số<br />
yếu tố tiên lượng nặng ở BN cao tuổi NKH<br />
do VK Gram (-).<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng, địa điểm và thời gian<br />
nghiên cứu.<br />
107 BN cao tuổi (> 60 tuổi) NKH do VK<br />
Gram (-) điều trị tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội từ 01 - 2012 đến 5 - 2015.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn:<br />
Dựa theo tiêu chuẩn Surviving Sepsis<br />
Campaign - SCC (2012) [7]:<br />
<br />
Có hội chứng đáp ứng viêm hệ thống<br />
(SIRS): có ít nhất 2/4 tiêu chuẩn dưới đây,<br />
trong đó tiêu chuẩn 1 hoặc 4 là bắt buộc:<br />
+ Nhiệt độ tăng > 38°C hoặc < 36°C.<br />
+ Nhịp tim > 90 lần/phút.<br />
+ Nhịp thở > 20 lần/phút.<br />
+ Bạch cầu > 12 G/L hoặc < 4 G/L,<br />
hoặc > 10% bạch cầu non.<br />
- Có bằng chứng nhiễm trùng trên lâm<br />
sàng.<br />
- Kết quả cấy máu: dương tính với VK<br />
Gram (-).<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- Tuổi < 60.<br />
- Kết quả cấy máu không đồng nhất<br />
với kết quả cấy ở các bệnh phẩm khác.<br />
- Kết quả cấy (+) với ít nhất ≥ 2 mầm<br />
bệnh.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
* Nghiên cứu hồi cứu, mô tả:<br />
Thu thập số liệu qua bệnh án lưu trữ.<br />
Tất cả bệnh án nghiên cứu được đăng ký<br />
theo một mẫu biểu thống nhất.<br />
137<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
- Chia BN làm 2 nhóm: nhóm tử vong:<br />
21 BN; nhóm sống: 86 BN.<br />
* Nội dung nghiên cứu:<br />
- Tìm hiểu yếu tố nguy cơ tử vong theo<br />
tuổi, giới, nguồn bệnh (nhiễm trùng bệnh<br />
viện và nhiễm trùng từ cộng đồng), mầm<br />
bệnh và bệnh lý nền.<br />
- Tìm hiểu yếu tố nguy cơ tử vong theo<br />
triệu chứng sốt; tổn thương thần kinh;<br />
tổn thương tim mạch (mạch, huyết áp…);<br />
tổn thương hô hấp (tần số thở, tràn mủ<br />
phế mạc, viêm phổi…); tổn thương tiêu<br />
hóa (rối loạn tiêu hóa, gan to, lách to…);<br />
<br />
tổn thương tiết niệu (đái buốt, đái rắt,<br />
đái đục).<br />
- Các chỉ số cận lâm sàng: hemoglobin<br />
(g/L); bạch cầu (G/L), công thức bạch cầu<br />
(%); tiểu cầu (G/L); tỷ lệ prothrombin (%);<br />
enzym AST, ALT; bilirubin toàn phần (µmol/l);<br />
ure máu (mmol/l); creatinin máu (µmol/l);<br />
điện giải đồ; procalcitonin (ng/ml).<br />
So sánh tần suất xuất hiện các yếu tố<br />
giữa 2 nhóm, tìm sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê.<br />
Kết quả thu được xử lý bằng phần mềm<br />
thống kê SpSS phiên bản 20.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1: Tiên lượng tử vong theo một số yếu tố dịch tễ.<br />
Yếu tố<br />
<br />
Nhóm tử vong (n = 21)<br />
<br />
Nhóm sống (n = 86)<br />
<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Giới nam<br />
<br />
19<br />
<br />
90,5<br />
<br />
63<br />
<br />
73.3<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tuổi ≥ 70<br />
<br />
18<br />
<br />
85,7<br />
<br />
59<br />
<br />
68,6<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Có bệnh lý nền<br />
<br />
20<br />
<br />
95,2<br />
<br />
24<br />
<br />
27,9<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Đái tháo đường<br />
<br />
7<br />
<br />
33,3<br />
<br />
12<br />
<br />
13,9<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Điều trị kháng sinh sớm<br />
<br />
2<br />
<br />
9,5<br />
<br />
35<br />
<br />
40,7<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Nhiễm khuẩn bệnh viện<br />
<br />
14<br />
<br />
66,7<br />
<br />
21<br />
<br />
24,4<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
E. coli<br />
<br />
13<br />
<br />
61,9<br />
<br />
51<br />
<br />
59,3<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
K. pneumoniae<br />
<br />
2<br />
<br />
9,5<br />
<br />
18<br />
<br />
20,9<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
B. cepacia<br />
<br />
2<br />
<br />
9,5<br />
<br />
2<br />
<br />
2,3<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Mầm bệnh<br />
<br />
Bảng 2: Tiên lượng tử vong theo triệu chứng lâm sàng.<br />
Triệu chứng<br />
<br />
Nhóm tử vong (n = 21)<br />
<br />
Nhóm sống (n = 86)<br />
<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nhiệt độ > 390C<br />
<br />
18<br />
<br />
85,7<br />
<br />
54<br />
<br />
62,8<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Mạch > 120 chu kỳ/phút<br />
<br />
21<br />
<br />
100,0<br />
<br />
45<br />
<br />
52,3<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Huyết áp tâm thu ≤ 80 mmHg<br />
<br />
20<br />
<br />
95,2<br />
<br />
7<br />
<br />
8,1<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Glasgow < 9 điểm<br />
<br />
18<br />
<br />
85,7<br />
<br />
5<br />
<br />
5,8<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Suy đa tạng<br />
<br />
15<br />
<br />
71,4<br />
<br />
4<br />
<br />
4,7<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Vàng da, niêm mạc<br />
<br />
10<br />
<br />
47,6<br />
<br />
2<br />
<br />
2,3<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Thiểu niệu, vô niệu<br />
<br />
11<br />
<br />
52,4<br />
<br />
2<br />
<br />
2,3<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
138<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
Bảng 3: Tiên lượng tử vong theo thông số cận lâm sàng.<br />
Thông số<br />
<br />
Nhóm tử vong (n = 21)<br />
<br />
Nhóm sống (n = 86)<br />
<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Bạch cầu < 4 G/l<br />
<br />
2<br />
<br />
9,5<br />
<br />
3<br />
<br />
3,5<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Hb < 120 g/l<br />
<br />
18<br />
<br />
85,7<br />
<br />
57<br />
<br />
66,3<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tiểu cầu < 100 G/l<br />
<br />
6<br />
<br />
28,5<br />
<br />
11<br />
<br />
12,8<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Glucose > 7,1 mmol/l<br />
<br />
9/14<br />
<br />
64,3<br />
<br />
27/73<br />
<br />
36,9<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Ure > 7,0 mmol/l<br />
<br />
16<br />
<br />
76,2<br />
<br />
29/80<br />
<br />
36,3<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Creatinin > 120 µmol/l<br />
<br />
7<br />
<br />
33,3<br />
<br />
16/82<br />
<br />
19,5<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
ALT > 200 IU/l<br />
<br />
10<br />
<br />
47,6<br />
<br />
6/85<br />
<br />
7,1<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
10/19<br />
<br />
52,6<br />
<br />
2/75<br />
<br />
2,6<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
K ≥ 6,5 mmo/l<br />
<br />
2<br />
<br />
9,5<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
PCT > 10 ng/ml<br />
<br />
14/20<br />
<br />
70,0<br />
<br />
2/65<br />
<br />
3,1<br />
<br />
< 0,5<br />
<br />
5<br />
<br />
23,8<br />
<br />
1/53<br />
<br />
1,8<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Bilirubin toàn phần > 34 µmol/l<br />
+<br />
<br />
Tỷ lệ prothrombin < 50%<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong vài thập niên gần đây, NKH do<br />
VK Gram (-), đặc biệt ở người cao tuổi là<br />
vấn đề y tế đang quan tâm do tỷ lệ mắc<br />
và tử vong ngày một tăng cao. Tại Mỹ,<br />
mỗi năm có khoảng 300.000 người NKH<br />
do VK Gram (-). Trong số này, 60% BN<br />
> 65 tuổi, 20 - 50% tử vong [8]. Nghiên cứu<br />
các yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong ở<br />
BN NKH Gram (-), hầu hết các tác giả<br />
nhận thấy tỷ lệ tử vong gia tăng theo tuổi,<br />
tăng cao ở nhóm BN NKH nặng và sốc<br />
nhiễm khuẩn; nhóm BN có các bệnh lý<br />
mạn tính, ung thư, dùng thuốc gây nghiện,<br />
nghiện rượu. Nhóm BN nhiễm trùng bệnh<br />
viện với các căn nguyên VK đa kháng<br />
kháng sinh như trực khuẩn mủ xanh,<br />
Enterobacter, Klebsiella, Acinetobacter....<br />
và những BN thiểu dưỡng, suy mòn, suy<br />
kiệt. Nghiên cứu của Timothy và CS ở<br />
Mỹ cho thấy tỷ lệ NKH nặng ở người cao<br />
tuổi nói chung là 3/100.000 dân, ở nhóm<br />
> 85 tuổi là 26,2/100.000 dân [9].<br />
Nghiên cứu của Roger Bone cho thấy<br />
tỷ lệ tử vong NKH do VK Gram (-) chiếm<br />
<br />
từ 20 - 50%, ở BN NKH Gram (-) có sốc<br />
hoặc suy đa tạng, tỷ lệ này cao (> 90%);<br />
căn nguyên VK hàng đầu là E. coli, tiếp<br />
theo là Klebsiella, Enterobacter; căn nguyên<br />
VK gây NKH có tỷ lệ tử vong/nhiễm cao<br />
nhất là P. aeruginosa [8].<br />
Tìm hiểu các yếu tố tiên lượng tử vong<br />
ở BN NKH, nhóm nghiên cứu của Prashanth<br />
H.V ở Ấn Độ nhận thấy: tỷ lệ tử vong cao<br />
ở nhóm BN nhiễm khuẩn bệnh viện, BN<br />
bỏng, ung thư, tiểu đường, phẫu thuật,<br />
BN có bạch cầu > 12 G/L hoặc < 4 G/L [6].<br />
Nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Thảo<br />
tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: tỷ lệ<br />
tử vong tăng cao có ý nghĩa thống kê ở<br />
nhóm BN có điểm APACHE II; điểm SOFA<br />
cao, BN có tổn thương thần kinh, tổn thương<br />
hô hấp, tăng ure máu, nhiễm toan và aPTT<br />
kéo dài [5]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn<br />
Chinh tại Bệnh viện TWQĐ 108 trên nhóm<br />
BN NKH do E. coli thấy: sốc nhiễm khuẩn<br />
liên quan chặt chẽ với rối loạn ý thức,<br />
suy hô hấp, tăng hoạt độ ALT, tăng ure<br />
[1]. Nghiên cứu của Hoàng Thị Nhung<br />
139<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
tại Bệnh viện Quân y 103 cho thấy tỷ lệ<br />
sốc nhiễm khuẩn tăng cao ở nhóm có<br />
bạch cầu < 4 G/L, tiểu cầu < 100 G/L, ALT,<br />
PCT tăng [4].<br />
<br />
ALT > 200 IU/L), tổn thương thận (thiểu niệu,<br />
vô niệu, ure > 7,0 mmol/l, K+ ≥ 6,5 mmol/l),<br />
tỷ lệ prothrombin < 50%, procalcitonin<br />
> 10 ng/ml.<br />
<br />
Nghiên cứu của chúng tôi ở 107 BN<br />
NKH Gram (-) ở người cao tuổi cho thấy<br />
21 BN tử vong (19,6%); các yếu tố tiên<br />
lượng có ý nghĩa làm tăng tỷ lệ tử vong<br />
thường gặp là > 70 tuổi, có bệnh lý nền<br />
(đái tháo đường), nhiễm khuẩn bệnh viện,<br />
điều trị kháng sinh muộn, BN sốc với mạch<br />
nhanh thường xuyên trên 120 chu kỳ/phút,<br />
huyết áp tâm thu < 80 mmHg, hôn mê với<br />
Glasgow < 9 điểm, suy đa tạng nhất là<br />
suy gan, suy thận, K+ máu > 6,5 mmol/l,<br />
tỷ lệ prothrombin < 50%, PCT > 10 ng/ml<br />
(p < 0,05). Đối chiếu kết quả này với nhiều<br />
nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng<br />
tôi nhận thấy có sự phù hợp ở hầu hết<br />
các nghiên cứu và phù hợp với tiến triển<br />
tự nhiên NKH ở người cao tuổi, nhóm có<br />
quá trình dị hóa cao hơn đồng hóa, lão hóa<br />
tự nhiên theo năm tháng dẫn đến mắc<br />
nhiều bệnh lý chuyển hóa mạn tính cũng<br />
như suy giảm sức đề kháng dễ mắc bệnh<br />
nhiễm khuẩn, ung thư, dễ rối loạn, suy chức<br />
năng các cơ quan tổ chức khi bị tổn thương,<br />
khó tự sửa chữa, điều chỉnh cân bằng nội<br />
môi, điều chỉnh, hồi phục chức năng ngay<br />
cả khi có can thiệp điều trị tích cực.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Nhiễm khuẩn huyết do VK Gram (-) ở<br />
người cao tuổi có nguy cơ tử vong cao ở<br />
nhóm BN > 70 tuổi, có bệnh lý nền, nhất là<br />
đái tháo đường, nhiễm khuẩn bệnh viện,<br />
điều trị kháng sinh muộn, BN có sốc (mạch<br />
nhanh thường xuyên > 120 chu kỳ/phút,<br />
huyết áp tâm thu ≤ 80 mmHg), hôn mê<br />
với điểm Glasgow < 9, suy đa tạng, tổn<br />
thương gan (vàng da, bilirubin > 34 µmol/l,<br />
140<br />
<br />
1. Nguyễn Văn Chinh. Nghiên cứu đặc điểm<br />
lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố tiên<br />
lượng sốc ở BN NKH do E. coli tại Bệnh viện<br />
TWQĐ 108 từ 01 - 2005 đến 12 - 2010. Luận văn<br />
Chuyên khoa Cấp II. Bệnh viện TWQĐ 108. 2011.<br />
2. Trần Xuân Chương. Đặc điểm lâm sàng,<br />
cận lâm sàng và kết quả điều trị NKH tại Bệnh<br />
viện Trung ương Huế 2009 - 2012. Tạp chí<br />
Truyền nhiễm Việt Nam. 2013, số 1, tr.6-9.<br />
3. Ngô Chí Cương. Khảo sát đặc điểm lâm<br />
sàng cận lâm sàng tính nhạy cảm kháng sinh.<br />
Tạp chí Truyền nhiễm. Đại học Y Hà Nội. 2008,<br />
tr.88.<br />
4. Hoàng Thị Nhung. Nghiên cứu biểu hiện<br />
lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố tiên<br />
lượng sốc ở BN NKH do E. coli tại Bệnh viện<br />
Quân y 103 từ 01 - 2012 đến 6 - 2015. Luận<br />
văn Thạc sỹ Y học. Học viện Quân y. 2015.<br />
5. Phạm Thị Ngọc Thảo. Nghiên cứu lâm<br />
sàng, cận lâm sàng và một số giá trị tiên lượng<br />
của một số cytokin TNF-α, IL-6, IL-10 trên BN<br />
NKH nặng. Luận án Tiến sỹ Y học. Trường Đại<br />
học Y-Dược, Thành phố Hồ Chí Minh. 2011.<br />
6. Prashanth H.V et al. Predictor of mortality<br />
in adult sepsis. J Biol Med Res. 2011, 2 (4),<br />
pp.856-861.<br />
7. R. Phillip Dellinger et al. Surviving sepsis<br />
campaign: International guideline for management<br />
of severe sepsis and sepsis shock: 2012.<br />
Special Article of Critical Care Medicine and<br />
Intensive Care Medicine, pp.580-637.<br />
8. Roger C. Bone. Gram-negative sepsis:<br />
a dilemma of modern medicine. Clinical Microbiology<br />
Review. 1993, pp.57-68.<br />
9. Timothy D. Girard et al. Insights into<br />
severe sepsis in older patients: from epidemiology<br />
to evidence - based management. Journal of<br />
Aging and Infectious Diseases. 2005, pp.719-726.<br />
<br />