intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng chương trình liên thông lên đại học cho bậc cao đẳng nghề

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Xây dựng chương trình liên thông lên đại học cho bậc cao đẳng nghề trình bày những vấn đề liên quan đến việc xây dựng chương trình liên thông lên ĐH cho bậc CĐN với ví dụ cho ngành công nghệ ô tô.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng chương trình liên thông lên đại học cho bậc cao đẳng nghề

  1. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH LIÊN THÔNG LÊN ĐẠI HỌC CHO BẬC CAO ĐẲNG NGHỀ Đỗ Văn Dũng1 Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM 1. Đặt vấn đề Hiện nay, cả nước có khoảng 100 trường đào tạo 48 nghề bậc Cao đẳng nghề (CĐN). Một số trường đã có sinh viên tốt nghiệp hệ CĐN. Theo ông Trần Trung Dũng, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, học viên học hệ CĐN đều có nhu cầu học liên thông lên đại học (ĐH), tuy nhiên nhu cầu chính đáng này của nhiều học viên lại đang bị cản trở vì chưa có quy chế liên thông cho bậc học này. Chính điều này cũng khiến các trường CĐN khó tuyển học viên mặc dù điều kiện xét tuyển khá dễ dàng. Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân trong buổi làm việc với các trường dạy nghề trong doanh nghiệp vào tháng 12/2008 cũng đã nhấn mạnh công việc trọng tâm trong năm nay là phải gấp rút xây dựng các chương trình liên thông cho bậc CĐN. Để giải quyết vấn đề nêu trên, nhằm tạo điều kiện cho người học các chương trình CĐN có cơ hội học tập nâng cao, ngay từ giữa năm 2008, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật (SPKT) TP.HCM đã xúc tiến việc xây dựng chương trình liên thông lên ĐH cho 10 ngành học hệ CĐN, bao gồm: Công nghệ chế tạo máy, công nghệ cơ điện tử, công nghệ may, công nghệ ô tô, công nghệ nhiệt điện lạnh, công nghệ điện tử viễn thông, điện công nghiệp, công nghệ tin học, công nghệ xây dựng và công nghệ hóa học. Trong bài viết này, tác giả chủ yếu trình bày những vấn đề liên quan đến việc xây dựng chương trình liên thông lên ĐH cho bậc CĐN với ví dụ cho ngành công nghệ ô tô. 1 PGS.TS, Phó Hiệu trưởng 134
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ 2. Các quan điểm chỉ đạo khi xây dựng chương trình Ở các nước, các trường ĐH thường không xây dựng chương trình liên thông cho bậc CĐN mà chỉ thường chỉ có một chương trình đào tạo chung với các chuẩn đầu ra được xây dựng kỹ lưỡng. Các trường ĐH sẽ thương lượng với cơ sở đào tạo CĐN về các tín chỉ được công nhận theo các kiểu khác nhau thông qua việc ký kết các thỏa thuận. Thỏa thuận về công nhận tín chỉ sẽ chỉ rõ lượng và loại tín chỉ được công nhận tùy thuộc vào yêu cầu của từng trường. Chuẩn đầu vào ĐH như nhau không phân biệt giữa học sinh tốt nghiệp phổ thông và sinh viên tốt nghiệp CĐN. Sinh viên hệ CĐN sẽ có thời gian đào tạo ngắn hơn tùy thuộc vào số tín chỉ được miễn. Thường thì số tín chỉ được công nhận không nhiều và tùy thuộc vào chất lượng và chương trình đào tạo của từng trường. Số sinh viên CĐN theo học các chương trình ĐH ở Úc cũng chiếm tỷ lệ khá nhỏ, khoảng 7%. Một điểm thuận lợi lớn ở các nước là chương trình đào tạo các bậc học đều được xây dựng dưới dạng tín chỉ nên rất dễ xem xét công nhận. Ngay cả học sinh phổ thông trung học ở Mỹ và ở Úc hiện nay cũng có thể đăng ký học trước một số tín chỉ được công nhận để thời gian học ĐH ít đi. Ở nước ta, do đặc thù đào tạo và chất lượng sinh viên đầu vào từ bậc CĐN không cao nên phương án chỉ có một chương trình đào tạo ĐH và chuẩn đầu vào chung là không khả thi vì như vậy sẽ khó thu hút sinh viên thi vào ĐH chính quy. Vì vậy, việc xây dựng một chương trình liên thông lên ĐH riêng cho bậc học này là sự chọn lựa phù hợp. Chương trình liên thông cho bậc CĐN của trường ĐH SPKT TP.HCM được thiết kế dựa vào các nguyên tắc sau: Chương trình liên thông cho bậc CĐN phải đảm bảo chuẩn đầu ra và chất lượng đào tạo của kỹ sư ngành công nghệ ô tô. Nội dung đào tạo đảm bảo tính kế thừa và tính hệ thống và đặc biệt là phải phù hợp với trình độ đầu vào khác nhau theo đặc điểm địa lý của người tốt nghiệp bậc CĐN. Chương trình được xây dựng theo học chế tín chỉ. Thời gian đào tạo trong 2 năm và có thể kéo dài tùy thuộc vào khả năng và điều kiện học tập của người học. 135
  3. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 3. Khó khăn và thuận lợi khi xây dựng chương trình - Khó khăn: • Chưa có chủ trương và quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo phép liên thông giữa CĐN với ĐH. • Chương trình khung đào tạo các ngành nghề trên cả nước chưa có sự thống nhất chung, chưa do một cơ quan quản lý giáo dục cấp quốc gia tổ chức thiết kế, thay đổi và chịu trách nhiệm. • Chưa có chuẩn cấp quốc gia (national qualification standard) về các trình độ đào tạo từ công nhân đến tiến sỹ. • Chưa có chuẩn đầu ra cho các bậc học. • Chương trình CĐN khi xây dựng chưa chú ý đến tính liên thông. • Sinh viên bậc CĐN hầu như không học các môn khoa học cơ bản. • Các môn cơ sở ngành ô tô như Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử, Cơ kỹ thuật, Kỹ thuật nhiệt cũng được tích hợp phần khoa học cơ bản vào trong môn học. Như vậy, kiến thức sinh viên nhận được về khoa học cơ bản như Toán cao cấp, Lý, Hóa rất rời rạc và không thể được công nhận khi học lên ĐH. • Phần chuyên ngành của chương trình CĐ bao gồm các module tích hợp lý thuyết và thực hành, với thời gian học thực hành chiếm đến 2/3. Tuy vậy, nếu xem xét kỹ đề cương chi tiết các môn học, chúng ta sẽ thấy có khá nhiều kiến thức và kỹ năng khá lạc hậu vẫn còn đưa vào trong khi có rất ít kiến thức mới. Việc xem xét công nhận các module này tương đương với các 27 tín chỉ thực hành của chương trình đào tạo bậc ĐH (xem phụ lục) gặp nhiều khó khăn vì sinh viên bậc CĐN tuy học nhiều nhưng kỹ năng nghề không cao và không được cập nhật các công nghệ hiện đại. Hơn nữa, 27 tín chỉ thực hành trong chương trình đào tạo ĐH không chỉ đơn thuần cung cấp kỹ năng nghề cho sinh viên mà còn giúp hình thành tư duy kỹ thuật cũng như phương pháp thí nghiệm. - Thuận lợi: • Được sự chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ. • Được sự ủng hộ của các trường CĐN và người học. 136
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ • Các chương trình đào tạo của trường ĐHSPKT được xây dựng theo hướng công nghệ và đã có chuẩn đầu ra. • Trường được giao nhiệm vụ xây dựng chương trình cho khối ngành công nghệ nên đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng chương trình. • Trường là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam xây dựng chương trình liên thông cho bậc công nhân kỹ thuật và trung cấp chuyên nghiệp. • Trường có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo nghề. • Sự phối hợp và mối quan hệ giữa trường với các trường CĐN khá tốt. 4. Kết quả: 10 chương trình đào tạo liên thông cho bậc CĐN đã được thiết kế hoàn chỉnh với khung dưới đây: Khối Kiến Kiến thức cơ sở ngành và Thực tập Thời lượng thức giáo chuyên ngành (ĐVHT) và Cấp gian kiến thức dục đại thi tốt đào tạo Tổng Cơ sở Chuyên đào tạo toàn khóa cương nghiệp (ĐVHT) (ĐVHT) số ngành ngành (ĐVHT) Liên thông 2 năm 101 45 56 14 23 19 cho CĐN So với chương trình liên thông cho CĐ kỹ thuật, chương trình liên thông cho CĐN có thời gian đào tạo dài hơn 0,5 năm vì có ít kiến thức được công nhận. Hầu như sinh viên phải học hết phần kiến thức đại cương của chương trình đào tạo chính quy. Ngành công nghệ ô tô có phần thực tập cũng được bố trí 12 tín chỉ nhằm cập nhật các kỹ năng mới. Như vậy, số tín chỉ được công nhận tương đương là 15. Một số môn học cơ sở ngành cũng được giảm. 137
  5. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 5. Kết luận Sau một thời gian làm việc tích cực, trường ĐHSPKT TP.HCM đã xây dựng xong 10 chương trình đào tạo liên thông cho bậc CĐN. Trong thời gian tới, trường sẽ tổ chức hội thảo góp ý cho các chương trình này. Đây là cơ sở để trường có một chương trình hoàn chỉnh nhằm trình Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép triển khai nhằm tạo điều kiện cho người học bậc CĐN có điều kiện học nâng cao, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển khoa học công nghệ cũng như nhu cầu của người học. PHỤ LỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ 1. CHƯƠNG TRÌNH CAO ĐẲNG NGHỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ (DO TỔNG CỤC DẠY NGHỀ BAN HÀNH) Thời gian học lý thuyết: 1110h; Thời gian học thực hành: 2190h. 1.1. DANH MỤC MÔN HỌC, MODULE ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN; ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MODULE ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC Thời gian Thời gian của môn Mã đào tạo học, module (giờ) MH, Tên môn học, mô đun Năm Học Tổng Trong đó MĐ học kỳ số LT TH I Các môn học chung 450 450 MH 01 Chính trị 2 III 90 90 MH 02 Pháp luật 2 III 30 30 MH 03 Giáo dục thể chất 1 I 60 60 MH 04 Giáo dục quốc phòng 1 I 75 75 138
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ MH 05 Tin học 2 IV 75 75 MH 06 Ngoại ngữ 1 I, II 120 120 II Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc II.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật 540 420 120 cơ sở MH 07 Điện kỹ thuật 1 II 45 45 MH 08 Điện tử cơ bản 1 II 45 45 MH 09 Cơ kỹ thuật 1 I 60 60 MH 10 Vật liệu cơ khí 1 I 30 30 MH 11 Dung sai lắp ghép và đo lường 1 II 30 30 kỹ thuật MH 12 Vẽ kỹ thuật 1 I 45 45 MH 13 An toàn lao động 2 III 15 15 MĐ 14 Thực hành nguội cơ bản 1 I 80 80 MĐ 15 Thực hành hàn cơ bản 1 I 40 40 MH 16 Công nghệ khí nén - thuỷ lực 3 V 30 30 ứng dụng MH 17 Nhiệt kỹ thuật 3 V 45 45 MH 18 Vẽ AutoCAD 3 V 45 45 MH 19 Tổ chức quản lý sản xuất 3 V 30 30 139
  7. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM II.2 Các môn học, mô đun chuyên 2100 480 1620 môn nghề MĐ 20 Kỹ thuật chung về ô tô 1 I 70 30 40 Sửa chữa - bảo dưỡng cơ cấu MĐ 21 1 II 205 45 160 trục khuỷu - thanh truyền Sửa chữa - bảo dưỡng cơ cấu MĐ 22 1 II 95 15 80 phân phối khí Sửa chữa - BD hệ thống bôi MĐ 23 2 III 95 15 80 trơn và làm mát Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống MĐ 24 2 III 150 30 120 nhiên liệu động cơ xăng Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống MĐ 25 2 III 190 30 160 nhiên liệu động cơ diesel Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống MĐ 26 2 III 150 30 120 khởi động và đánh lửa Sửa chữa - bảo dưỡng trang bị MĐ 27 2 IV 150 30 120 điện ô tô Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống MĐ 28 2 IV 245 45 200 truyền động Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống MĐ 29 2 IV 95 15 80 di chuyển Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống MĐ 30 2 IV 55 15 40 lái Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống MĐ 31 2 IV 110 30 80 phanh 140
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ MĐ 32 Chẩn đoán ô tô 3 VI 105 45 60 Sửa chữa - BD hệ thống phun MĐ 33 3 VI 165 45 120 xăng điện tử Sửa chữa - BD bơm cao áp điều MĐ 34 3 VI 110 30 80 khiển bằng điện tử Công nghệ phục hồi chi tiết trong MĐ 35 3 VI 110 30 80 sửa chữa ô tô Tổng cộng 3090 1350 1740 1.2 MÔN HỌC, MODULE ĐÀO TẠO NGHỀ TỰ CHỌN VÀ PHÂN PHỐI THỜI GIAN Thời gian đào Thời gian của môn học, tạo module (giờ) Mã Tên môn học, module MH, (Kiến thức, kỹ năng tự Trong đó MĐ chọn) Tổng Năm học Học kỳ Giờ Giờ số LT TH MĐ 36 Thực hành mạch điện cơ bản 1 II 40 40 Sửa chữa - bảo dưỡng mô tô MĐ 37 2 III 125 45 80 - xe máy Nâng cao hiệu quả công việc MĐ 38 2 IV 35 15 20 sửa chữa ô tô Kiểm tra và sửa chữa PAN ô MĐ 39 2 III 70 30 40 tô MĐ 40 Kỹ thuật kiểm định ô tô 2 IV 70 30 40 141
  9. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM Sửa chữa - bảo dưỡng hệ MĐ 41 thống điều khiển bằng khí 3 VI 110 30 80 nén Sửa chữa - bảo dưỡng hệ MĐ 42 3 V 110 30 80 thống phanh ABS Sửa chữa - bảo dưỡng hộp số MĐ 43 3 VI 100 30 70 tự động ô tô Tổng cộng: 660 210 450 2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG NGÀNH CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC (ĐÀO TẠO CỬ NHÂN 3 năm) 2.1. Chuẩn đầu ra của cử nhân cao đẳng ngành Công nghệ ô tô gồm: a. Tư tưởng chính trị • Cử nhân cao đẳng Công nghệ ô tô có phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt, có nhận thức đúng về trách nhiệm của công dân và có đủ sức khỏe để tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. • Nhận thức được tầm quan trọng của ngành Công nghệ ô tô. Có lòng tự hào nghề và yêu nghề. • Có tác phong công nghiệp. b. Kiến thức: • Có những kiến thức cơ bản về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối Cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, môi trường, tiếng Việt để có được nhận thức đúng đắn về cộng đồng và xã hội. • Có những kiến thức cơ bản về lĩnh vực khoa học tự nhiên như Tóan cao cấp, Lý, Hóa. 142
  10. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ • Có những kiến thức cần thiết về Ngoại ngữ, để tiếp cận được các thông tin về xã hội, kỹ thuật và ngành Công nghệ ô tô. • Có những kiến thức về cơ sở liên ngành, cơ sở ngành tốt để tạo điều kiện tốt cho việc học tập và nghiên cứu chuyên ngành Công nghệ ô tô. • Có kiến thức chuyên ngành tốt và phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động trong lĩnh vực Công nghệ ô tô. c. Kỹ năng làm việc: • Các kỹ năng về quản lý và kinh doanh dịch vụ liên quan ngành Công nghệ ô tô: Bảo dưỡng sửa chữa ô tô- máy động lực, lắp ráp ô tô-máy động lực, đăng kiểm, mua bán xe và phụ tùng… • Kỹ năng về chẩn đoán, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và cải tiến các hệ thống của ô tô- máy động lực và các lĩnh vực liên quan. • Kỹ năng lái xe cơ bản. • Kỹ năng làm việc theo nhóm, tư duy sáng tạo. Kỹ năng phát hiện và giải đáp các vấn đề thuộc lĩnh vực ô tô- máy động lực. • Kỹ năng tự đào tạo và tổ chức đào tạo. • Các kỹ năng về giao tiếp: khả năng trình bày vấn đề trước đám đông, khả năng viết báo cáo kỹ thuật. • Kỹ năng về ngọai ngữ: kỹ năng giao tiếp cơ bản, đọc và hiểu các tài liệu kỹ thuật tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ ô tô. • Sử dụng được các phần mềm vi tính văn phòng, mô phỏng, ứng dụng trong kỹ thuật: Microsoft Office, CAD, Matlab,... d. Nơi làm việc: Sau khi tốt nghiệp những cử nhân cao đẳng công nghệ ô tô có thể thích ứng nhanh và đảm nhiệm các công việc đúng chuyên ngành đào tạo tại: • Các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô - máy động lực. • Các cơ sở sửa chữa ô tô - máy động lực. • Các trạm đăng kiểm ô tô. 143
  11. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM • Các đơn vị hành chánh quản lý về kỹ thuật ô tô - máy động lực. • Các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng... e. Học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp: Được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành, những cử nhân cao đẳng công nghệ ô tô sau khi tốt nghiệp có khả năng: • Tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và tiếp thu nhanh các công nghệ mới. • Tiếp tục học ở trình độ đại học. 2.2. Văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân Cao đẳng - Ngành Công nghệ ô tô 2.3. Cấu trúc và khối lượng kiến thức đào tạo Khối Kiến thức cơ sở ngành và Thực tập Kiến Thời lượng chuyên ngành (ĐVHT) và Cấp thức giáo gian kiến thức đào dục đại thi tốt đào toàn tạo cương Tổng Cơ sở Chuyên nghiệp tạo khóa (ĐVHT) số ngành ngành (ĐVHT) (ĐVHT) Cao 3 năm 141 46 60 39 21 35 đẳng 2.4 DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN 1.1 Khối kiến thức giáo dục đại cương STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ 3.1.1 Khoa học xã hội và nhân văn 10 1. Những ng.lý cơ bản của CN Mác - Lê Nin 5 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 144
  12. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ 3. Đường lối CM của Đảng CSVN 3 3.1.2 Toán và khoa học tự nhiên 26 1. Toán cao cấp A1 (CĐ) 5 2. Hoá đại cương A1 (CĐ) 3 3. Vật lý đại cương A1 (CĐ) 4 4. Toán cao cấp A2 (CĐ) 3 5. Thí nghiệm Vật lý đại cương 1 6. Toán cao cấp A3 (CĐ) 3 7. Vật lý đại cương A2 (CĐ) 2 8. Nhập môn tin học 5 3.1.3 Ngoại ngữ 10 1. Anh văn 1 (CĐ) 4 2. Anh văn 2 (CĐ) 4 3. Anh văn chuyên ngành CKĐ (CĐ) 2 3.1.4 Giáo dục thể chất và quốc phòng 3 1. Giáo dục thể chất 1 1 2. Giáo dục thể chất 2 1 3. Giáo dục thể chất 3 (CĐ) 1 4. Giáo dục quốc phòng 165 tiết 1.2 Khối kiến thức cơ sở ngành 145
  13. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ An toàn LĐ và Môi trường công nghiệp 1. 2 (CĐ) 2. Hình họa - Vẽ kỹ thuật (CĐ) 4 3. Cơ lý thuyết (CĐ) 4 4. Kỹ thuật điện (CĐ) 3 5. AutoCad 2 6. Cơ học lưu chất ứng dụng 3 7. Kỹ thuật nhiệt (CĐ) 2 8. Dung sai kỹ thuật đo (CĐ) 2 9. Vật liệu học 3 10. Kỹ thuật điện tử (CĐ) 3 11. TN đo lường cơ khí (CĐ) 1 12. Sức bền vật liệu (CĐ) 4 13. Cơ sở Nguyên lý - Chi tiết máy 3 14. Công nghệ kim loại (CĐ) 3 Cộng 39 1.3 Khối kiến thức chuyên ngành STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ 1. Nhập môn ngành công nghệ ô tô 2 2. Thiết bị xưởng & nhiên liệu, dầu mỡ 2 146
  14. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ 3. Động cơ đốt trong (CĐ) 5 4. Hệ thống điện và điện tử ô tô 5 5. Ô tô (CĐ) 5 6. Công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa ô tô 2 Cộng 21 1.4 Khối kiến thức thực tập STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ 1. TT Nguội 2 2. TT sửa chữa thân vỏ xe 3 3. TT Động cơ 1 3 4. TT Ô tô 1 3 5. TT Điện ô tô 1 3 6. TT Động cơ 2 3 7. TT Ô tô 2 3 8. TT Động cơ Diesel 3 9. TT Điện ô tô 2 3 10. Thực tập tốt nghiệp 4 Cộng 30 1.5 Khối kiến thức tốt nghiệp STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ 147
  15. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 1. Các môn học tốt nghiệp : 2. Chuyên đề 1 (TN) 2 3. Chuyên đề 2 (TN) 1 4. Chuyên đề 3 (TN) 2 Cộng 5 3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ (ĐÀO TẠO KỸ SƯ CÔNG NGHỆ 4 năm) 3.1 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Mục tiêu đào tạo: Chương trình đào tạo ngành Công nghệ ô tô trình độ đại học để đào tạo ra những chuyên gia cho ngành công nghệ ô tô và các lĩnh vực liên quan đến ngành cơ khí ô tô-máy động lực. Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện; có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người kỹ sư công nghệ ô tô. 2. Chuẩn đầu ra của sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ ô tô gồm: a. Tư tưởng chính trị • Kỹ sư Công nghệ ô tô có phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt, có nhận thức đúng về trách nhiệm của công dân và có đủ sức khỏe để tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. • Nhận thức được tầm quan trọng của ngành Công nghệ ô tô. Có lòng tự hào nghề và yêu nghề. • Có tác phong công nghiệp. b. Kiến thức: • Có những kiến thức cơ bản về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối Cách mạng của 148
  16. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tư tưởng HCM, CNXH khoa học, kinh tế chính trị, môi trường, tiếng Việt để có được nhận thức đúng đắn về cộng đồng và xã hội. • Có những kiến thức cần thiết về lĩnh vực khoa học tự nhiên như Tóan cao cấp, Lý, Hóa để giải quyết những vấn đề tính toán trong kỹ thuật. • Có những kiến thức cần thiết về Ngoại ngữ, để tiếp cận được các thông tin về xã hội, kỹ thuật và ngành Công nghệ ô tô. • Có những kiến thức về cơ sở liên ngành, cơ sở ngành tốt để tạo điều kiện tốt cho việc học tập và nghiên cứu chuyên ngành Công nghệ ô tô. • Có kiến thức chuyên ngành tốt và phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động trong lĩnh vực Công nghệ ô tô. c. Kỹ năng làm việc: • Kỹ năng thiết kế, tính toán về động học; động lực học; sức bền: động cơ, các cụm chi tiết và nhiều hệ thống khác (hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống điều khiển trên ôtô…. ) và đề ra các giải pháp công nghệ. • Các kỹ năng về quản lý và kinh doanh dịch vụ liên quan ngành Công nghệ ô tô: Bảo dưỡng sửa chữa ô tô- máy động lực, lắp ráp ô tô- máy động lực, đăng kiểm, mua bán xe và phụ tùng… • Kỹ năng về thử nghiệm, chẩn đoán, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và cải tiến các hệ thống của ô tô-máy động lực và các lĩnh vực liên quan. • Kỹ năng lập trình và điều khiển điện động cơ, điện thân xe và điều khiển tự động trên ô tô-máy động lực. • Kỹ năng lái xe cơ bản. • Kỹ năng làm việc theo nhóm, tư duy sáng tạo. Kỹ năng phát hiện, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực ô tô- máy động lực. • Kỹ năng tự đào tạo và tổ chức đào tạo. • Kỹ năng nghiên cứu, cải tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng ô tô-máy động lực.. • Các kỹ năng về giao tiếp: khả năng trình bày vấn đề trước đám đông, khả năng viết báo cáo kỹ thuật. 149
  17. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM • Kỹ năng về ngọai ngữ: kỹ năng giao tiếp cơ bản, đọc và hiểu các tài liệu kỹ thuật tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ ô tô. • Sử dụng được các phần mềm vi tính văn phòng, mô phỏng, ứng dụng trong kỹ thuật: Microsoft Office, CAD, Matlab, LabVIEW, Proteus, AVR Studio... d. Nơi làm việc: Sau khi tốt nghiệp những Kỹ sư công nghệ ô tô có thể thích ứng nhanh, đảm nhiệm và quản lý các công việc đúng chuyên ngành đào tạo tại: • Các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô - máy động lực. • Các cơ sở sửa chữa ô tô - máy động lực. • Các trạm đăng kiểm ô tô - máy động lực. • Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ô tô -máy động lực. • Các đơn vị hành chánh quản lý về kỹ thuật ô tô - máy động lực. • Các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng... e. Học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp: Được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành, những Kỹ sư công nghệ ô tô sau khi tốt nghiệp có khả năng: • Có khả năng tự học tập, nghiên cứu và tiếp thu nhanh các công nghệ mới. • Có khả năng học đại học văn bằng hai. • Tiếp tục học ở trình độ sau đại học. 3.2 Văn bằng tốt nghiệp: Kỹ sư công nghệ - Ngành Công nghệ ô tô 3.3 Cấu trúc và khối lượng kiến thức đào tạo Khối Kiến Kiến thức cơ sở ngành và Thực Cấp Thời chuyên ngành (ĐVHT) tập và lượng thức giáo gian đào tạo kiến thức dục đại Tổng Cơ sở Chuyên thi tốt đào tạo toàn khóa cương số ngành ngành nghiệp 150
  18. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ (ĐVHT) (ĐVHT) (ĐVHT) Đại 4 năm 182 62 80 41 39 40 học 3.4 DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN 1. Khối kiến thức giáo dục đại cương STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ 1.1 Khoa học xã hội và nhân văn 14 4. Những ng.lý cơ bản của CN Mác - Lê Nin 5 5. Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 6. Đường lối CM của Đảng CSVN 3 7. Kinh tế học đại cương 2 8. Nhập môn Logic học 2 1.2 Toán và khoa học tự nhiên 33 9. Toán cao cấp A1 3 10. Toán cao cấp A2 3 11. Hóa đại cương A1 3 12. Toán cao cấp A3 3 13. Xác suất thống kê 3 14. Vật lý đại cương A1 3 15. Phương pháp tính 2 16. Thí nghiệm Vật lý 1 151
  19. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 17. Toán cao cấp A4 2 18. Vật lý đại cương A2 2 19. Vật lý đại cương A3 3 20. Nhập môn tin học 5 1.3 Ngoại ngữ 15 4. Anh văn 1 4 5. Anh văn 2 4 6. Anh văn 3 4 7. Anh văn chuyên ngành (CKĐ) 3 1.4 Giáo dục thể chất và quốc phòng 5 5. Giáo dục thể chất 1 1 6. Giáo dục thể chất 2 1 7. Giáo dục thể chất 3 3 8. Giáo dục quốc phòng 165 tiết 1.5Khối kiến thức cơ sở ngành STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ 15. Cơ lý thuyết 4 16. Hình họa - Vẽ kỹ thuật 4 17. Kỹ thuật điện 3 18. Kỹ thuật nhiệt 2 152
  20. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ 19. Dung sai kỹ thuật đo 2 20. TN Đo lường cơ khí 1 21. Kỹ thuật điện tử 3 22. Cơ học lưu chất ứng dụng 3 23. Sức bền vật liệu 4 24. Vật liệu học 3 25. Đồ họa kỹ thuật trên máy tính 3 (2+1) 26. Nguyên lý - Chi tiết máy 4 27. Công nghệ kim loại 3 28. An toàn LĐ và Môi trường Công nghiệp 2 Cộng 41 1.6 Khối kiến thức chuyên ngành STT TÊN MÔN HỌC SỐ ĐVHT GHI CHÚ 7. Nhập môn ngành công nghệ ô tô 2 8. Động cơ đốt trong 1 4 9. Vi xử lý ứng dụng 2 10. Động cơ đốt trong 2 3 11. Ô tô 1 3 12. Công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa ô tô 2 13. Hệ thống điện động cơ 4 153
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0