Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG<br />
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br />
BULDING THE COMMUNITY BASED TOURISM DEVELOPMENT<br />
PROGRAM IN DA NANG<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Ký Viễn<br />
Lớp: 34K03.2, Khoa Thương mại - Du lịch, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng<br />
GVHD: ThS. Hà Quang Thơ<br />
Khoa Thương mại - Du lịch, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Du lịch cộng đồng (CBT) là một loại hình du lịch mới tại Việt Nam mang lại nhiều lợi ích<br />
về kinh tế, xã hội cho cộng đồng, đồng thời tham gia vào công tác bảo tồn văn hóa và cảnh<br />
quan tự nhiên của vùng. Theo đánh giá, Đà Nẵng hiện nay đang sở hữu rất nhiều tiềm năng để<br />
phát triển CBT, tuy nhiên thành phố mới chỉ tập trung mục tiêu vào du lịch biển và du lịch MICE<br />
nên chưa khai thác hết tiềm năng này. Trong nghiên cứu này, các tài nguyên phát triển du lịch<br />
cộng đồng tại Đà Nẵng được phân loại, đánh giá cụ thể làm cơ sở cho việc xây dựng một<br />
chương trình phát triển CBT tại đây. Đề tài cũng đã mô tả cách thức CBT sẽ được phát triển tại<br />
thành phố, với mục tiêu tổng thể là hình thành một doanh nghiệp CBT quy mô nhỏ có tính khả<br />
thi nhằm đem lại thu nhập tăng thêm cho người dân và bảo tồn văn hóa địa phương. Kết quả là<br />
một mô hình phát triển CBT đã được xây dựng tại Làng Cổ Túy Loan (thuộc xã Hòa Phong,<br />
huyện Hòa Vang) với một hệ các sản phẩm dịch vụ, du lịch đã được định hình cụ thể.<br />
Từ khóa: Du lịch cộng đồng; bảo tồn văn hóa; cộng đồng; phát triển du lịch bền vững;<br />
làng cổ Túy Loan<br />
ABSTRACT<br />
Community Based Tourism (CBT) is a new form of tourism in Vietnam, which brings<br />
many social economic benefits to community, and supports the protection of natural areas and<br />
the conservation of local cultures. Nowaday, Danang has many potentials of developing CBT,<br />
however, they have just focused on marine and MICE tourism, so it has not been exploited<br />
effectively. In this study, the resources of developing CBT are classified, evaluated specifically<br />
that provide the basic for building the CBT development program. This project also describes<br />
how the CBT will be developed in this area, with the overall objective is to create viable small-<br />
scale enterprise to generate additional income for local communities and preserve local<br />
cultures. The result is a CBT development model was built in Tuy Loan ancient village (Hoa<br />
Phong Commune, Hoa Vang District) with a system of tourism products and services has been<br />
shaped specifically.<br />
Key words: Community Based Tourism; conservation of local cultures; community;<br />
sustainable tourism development; Tuy Loan ancient village<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Với những bước tiến vượt bậc trong thời gian qua, Đà Nẵng đã và đang dần khẳng<br />
định được vị thế của mình. Tuy nhiên, nó đặt ra một vấn đề lớn là làm sao để bảo tồn và<br />
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các đình làng, cây đa, bến nước, các làng<br />
nghề mà ông cha ta để lại. Một trong những giải pháp bền vững được đưa ra đó là phát<br />
triển dựa vào du lịch.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Do đó, ngay trong quy hoạch phát triển du lịch của thành phố cũng đã đề cập đến<br />
việc tổ chức thực hiện các chương trình phát triển loại hình du lịch tham quan làng quê,<br />
làng nghề, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn bỏ ngõ, phát triển chưa hiệu quả và không có<br />
sự gắn kết.<br />
Chính vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng một chương trình phát triển du lịch cộng<br />
đồng tại thành phố Đà Nẵng là một công việc cần thiết hiện nay.<br />
2. Cơ sở lý luận<br />
2.1 Khái niệm du lịch cộng đồng<br />
Theo báo cáo của APEC về du lịch cộng đồng: Du lịch cộng đồng (CBT) là mội<br />
loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong môi trường<br />
cộng đồng. Các sáng kiến CBT nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân<br />
địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện<br />
giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng. Các sáng kiến CBT còn<br />
khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn hóa địa phương cũng như các di sản<br />
thiên nhiên.”<br />
2.2 Các đặc trưng của du lịch cộng đồng<br />
Các đối tác tham gia trong du lịch cộng đồng: chính quyền địa phương, cơ quan<br />
quản lý du lịch, các cơ quan bảo tồn, các công ty du lịch, hãng lữ hành, các tổ chức phi<br />
chính phủ, cộng đồng địa phương và khách du lịch.<br />
Cộng đồng địa phương tham gia hoặc chịu trách nhiệm ra quyết định thực thi và<br />
điều hành dự án.<br />
Cộng đồng dân cư, các đối tác liên quan, du khách có trách nhiệm bảo vệ tài<br />
nguyên văn hóa và thiên nhiên địa phương.<br />
Các thành viên của cộng đồng được chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch.<br />
Quy mô hoạt động nhỏ, thị trường khách khá hẹp về đối tượng và ít về số lượng.<br />
Các sản phẩm, dịch vụ - du lịch được phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên,<br />
văn hóa địa phương.<br />
2.3 Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại một địa phương<br />
Để đảm bảo lựa chọn đúng điểm để triển khai dự án du lịch cộng đồng, việc phân<br />
tích đánh giá các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại một địa phương là rất quan<br />
trọng. Các điều kiện đó được chia thành 4 nhóm chính sau:<br />
Tiện nghi và các điểm hấp dẫn của cộng đồng<br />
Để có được một dự án CBT thành công, cộng đồng đó phải có điểm du lịch thu<br />
hút khách và có đủ tiện nghi để thu hút khách đến thăm cộng đồng và hỗ trợ các hoạt<br />
động du lịch cộng đồng. Tiện nghi và các điểm thu hút bao gồm: các tài nguyên văn<br />
hóa; tài nguyên môi trường; lưu trú; đường tiếp cận và phương tiện đi lại; thông tin/dịch<br />
vụ cho du khách tại vùng du lịch; sức khỏe và an toàn trong vùng du lịch và phụ cận;<br />
nguồn nhân lực; nơi mua sắm; các dịch vụ đi lại; cấp nước, năng lượng và hệ thống<br />
nước thải; nguồn tài chính.<br />
Tính năng động của cộng đồng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sự thành công của những người hỗ trợ cộng đồng phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết<br />
về tính năng động của cộng đồng và thái độ của họ khi làm việc với người dân.<br />
Tiềm năng thị trường<br />
Du khách là nhân tố quyết định cho sự thành công của CBT. Việc hiểu rõ nhu cầu,<br />
mối quan tâm và động cơ của du khách rất cần thiết cho dự án CBT. Điều này giúp cho<br />
cộng đồng xác định được đúng thị trường mục tiêu, các loại du khách có thể đến tham<br />
quan cộng đồng, từ đó có kế hoạch phát triển sao cho đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.<br />
Các chính sách quốc gia và thái độ của chính quyền địa phương<br />
Việc phân tích các chính sách liên quan của Chính Phủ là rất quan trọng để xác<br />
định được các khả năng mà các cơ quan có thể hỗ trợ, giúp đỡ thực hiện các dự án CBT.<br />
Các tổ chức, cơ quan như Tổng cục du lịch Việt Nam, Sở VHTT & DL các tỉnh thành,<br />
hay ban quản lý du lịch xã dựa vào các chính sách đó để xác định việc phân bổ các<br />
nguồn lực và cung cấp các điều kiện hỗ trợ phù hợp.<br />
2.4. Các mô hình phát triển du lịch cộng đồng<br />
Việc lựa chọn mô hình nào để phát triển du lịch cộng đồng tùy thuộc vào quyết<br />
định của cộng đồng, dựa trên các điều kiện và khả năng hiện tại của cộng đồng. Có 3<br />
mô hình được đưa ra:<br />
Cộng đồng địa phương tự tổ chức toàn bộ các khâu cung ứng các sản phẩm du<br />
lịch.<br />
Các hãng lữ hành tổ chức bán tour và ký kết hợp đồng với các nhóm cộng đồng<br />
cung cấp các dịch vụ du lịch.<br />
Cộng đồng địa phương liên kết với các công ty du lịch để tổ chức, thực hiện các<br />
chương trình du lịch.<br />
3. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Đà Nẵng<br />
3.1. Một số vấn đề còn tồn tại<br />
Hiện tại, du lịch cộng đồng tại thành phố Đà Nẵng đang tồn tại rất nhiều vấn đề,<br />
đặc biệt là một số điểm chính sau:<br />
Hiện nay vẫn chưa có một dự án du lịch cộng đồng nào trên địa bàn được triển<br />
khai theo đúng tiêu chí của nó. Mức độ tham gia của cộng đồng vẫn chỉ ở mức cung cấp<br />
các dịch vụ, chưa tham gia vào quá trình tổ chức ra quyết định, xây dựng các kế hoạch<br />
thực hiện trong du lịch cộng đồng.<br />
Việc tạo dựng các sản phẩm du lịch trọn gói, hấp dẫn khách du lịch và lập chương<br />
trình cho các tuyến, chương trình du lịch làng nghề còn chưa được quan tâm thỏa đáng.<br />
Chủng loại, kiểu dáng của sản phẩm thủ công truyền thống chưa phong phú, đa dạng,<br />
chất lượng chưa cao... đế hấp dẫn khách du lịch. Trong khi đó, các công ty du lịch lại<br />
chưa thực sự đánh giá, nghiên cứu tìm hiểu để nắm bắt được nhu cầu và mong muốn<br />
của khách du lịch. Hai bộ phận này hoạt động một cách riêng lẽ, không có sự gắn kết<br />
chặt chẽ với nhau.<br />
Thành phố chưa thực sự quan tâm đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, chưa có các<br />
chính sách đãi ngộ tốt đối với các nghệ nhân làng nghề.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sự mất dần các giá trị truyền thống của các cộng đồng, và thay vào đó là quan<br />
cảnh đô thị hóa, bê tông hóa cảnh quan làng quê. Bên cạnh đó là sự xuống cấp nghiêm<br />
trọng của các điểm di tích lịch sử, các làng nghề thì bị mai một dần.<br />
<br />
3.2. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Đà Nẵng<br />
Có thể nói Đà Nẵng hiện đang sở hữu rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch<br />
cộng đồng.<br />
Qua đánh giá tình hình chung về du lịch hiện nay tại Đà Nẵng, dựa trên các tiêu<br />
chí đánh giá sơ bộ ban đầu về lịch sử phát triển, đặc trưng về văn hóa, cảnh quan tự<br />
nhiên cùng với mức độ bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa và cảnh quan của vùng, từ<br />
đó chọn ra một số địa phương có tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng, đó là: làng<br />
cổ Túy Loan (xã Hòa Phong), làng Phong Nam (xã Hòa Châu), địa bàn sinh sống của<br />
đồng bào Cơ Tu (thôn Phú Túc, xã Hòa Phú), làng chiếu Cẩm Nê (xã Hòa Tiến), làng<br />
chài Mân Thái (phường Mân Thái), làng đá Non Nước (phường Hòa Hải).<br />
3. Xây dựng chƣơng trình phát triển du lịch cộng đồng tại Đà Nẵng<br />
3.1. Đánh giá điều kiện hiện tại<br />
Bước đầu tiên trong việc xây dựng chương trình phát triển du lịch cộng đồng đó<br />
chính là đánh giá điều kiện hiện tại. Sau khi thực hiện phân tích các tiềm năng phát<br />
triển, đề tài tiếp tục đi vào phân tích cụ thể điều kiện phát triển du lịch cộng đồng của<br />
từng địa phương đó dựa trên 5 yếu tố: tiện nghi và các điểm hấp dẫn, các điểm thu hút<br />
tại các vùng lân cận, tính năng động của cộng đồng, tiềm năng thị trường và các chính<br />
sách của quốc gia và chính quyền địa phương. Trên cơ sở đó, đề tài phân chia các địa<br />
điểm đó thành hai nhóm sau:<br />
Nhóm 1: Làng cổ Túy Loan, Làng Phong Nam, đồng bào dân tộc Cơ Tu xã Hòa<br />
Phú, Làng chài Mân Thái và Làng chiếu Cẩm Nê đều thuộc nhóm này. Với mục tiêu<br />
đầu tư tương đối ít, cùng với việc đào tạo và tiếp thị, các địa điểm này có thể bắt đầu<br />
triển khai các dự án du lịch cộng đồng và tạo được nguồn khách ổn định. Những điểm<br />
đến này cũng được nhiều du khách biết đến và tham quan, tuy nhiên số lượng nguồn<br />
khách đến không ổn định và đang bị suy giảm do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên<br />
nhân chủ yếu là những giá trị truyền thống đang dần bị mai một và chưa có chính sách<br />
cụ thể để phát triển du lịch bền vững.<br />
Nhóm 2: Làng đá Non Nước thuộc nhóm này. Vùng có tài nguyên du lịch khá đầy<br />
đủ, sở hữu vị trí dễ dàng tiếp cận từ trung tâm thành phố và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch<br />
đảm bảo tốt. Điều quan trọng trong phát triển du lịch cộng đồng tại đây, đó là một cơ cấu<br />
tổ chức quản lý hiệu quả, tăng cường các dịch vụ cho các tour du lịch trong ngày, kéo dài<br />
thời gian lưu lại của khách bằng những hành trình dài hơn và đầu tư hơn nữa vào cơ sở<br />
hạ tầng du lịch.<br />
3.2. Định hướng chiến lược dài hạn<br />
Sau khi đánh giá tiềm năng hiện tại của thành phố, một mô hình SWOT đã được xây<br />
dựng nhằm đánh giá các cơ hội, thách thức, cũng như điểm mạnh, điểm yếu của du lịch<br />
cộng đồng tại thành phố. Trên cơ sở đó, đề tài xác định các mục tiêu phát triển du lịch<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
cộng đồng tại thành phố về kinh tế, xã hội, tổ chức và môi trường. Tuy nhiên, tùy từng<br />
địa điểm mà các mục tiêu nào sẽ được ưu tiên hơn.<br />
Mục tiêu kinh tế: tăng thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống<br />
Mục tiêu xã hội, tổ chức: xây dựng khối liên minh chiến lược giữa cộng đồng, các<br />
cơ quan chính phủ và phi chính phủ với các công ty du lịch; góp phần khôi phục, bảo<br />
tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa, các làng nghề truyền thống; giảm tỷ lệ hộ nghèo tại<br />
địa phương.<br />
Mục tiêu môi trường: tạo ra những sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường.<br />
3.3. Xây dựng các chương trình kế hoạch<br />
Dựa trên phân tích các tài nguyên, đề tài liệt kê một danh sách các sản phẩm du<br />
lịch cộng đồng có tiềm năng phát triển, bao gồm: 1- Tìm hiểu làng đá Non Nước; 2-<br />
Trải nghiệm cuộc sống ven sông, ven biển tại làng chài Mân Thái; 3- Khám phá văn hóa<br />
làng quê tại làng Phong Nam; 4- Tìm hiểu đời sống tâm linh của người dân tại Ngũ<br />
Hành Sơn; 5- “One cycle” tại Làng Cổ Túy Loan, xã Hòa phong; 6- Tham quan làng<br />
chiếu Cẩm Nê, xã Hòa Tiến; 7- Khám phá văn hóa đồng bào dân tộc Cơ Tu xã Hòa Phú.<br />
Sau đó đề tài đi vào đánh giá tiềm năng phát triển của các sản phẩm này thông qua việc<br />
phân tích những cơ hội và thách thức gặp phải, đồng thời đối chiếu với các mục tiêu đã<br />
đề ra, dự án chỉ tập trung triển khai tại làng cổ Túy Loan để đạt hiệu quả cao nhất. Sau<br />
khi dự án đi vào hoạt động và đem lại kết quả khả quan thì sẽ tiếp tục triển khai mô hình<br />
tại các địa phương khác.<br />
3.4. Xây dựng kế hoạch hành động – “One Cycle” tại làng cổ Túy loan<br />
Bước đầu tiên, đề tài xây dựng mục đích và mục tiêu của dự án dựa trên những<br />
đánh giá tình hình hiện tại ở làng cổ Túy Loan (Xem bảng 1)<br />
Bảng 1. Mục đích và mục tiêu dự án “One cycle” tại Làng cổ Túy Loan<br />
STT Chỉ tiêu Mục đích Mục tiêu<br />
Tăng thu nhập cho Tạo thêm nguồn thu nhập 800.000đ/tháng cho<br />
1 Kinh tế<br />
người dân các hộ tham gia CBT<br />
Giảm tỉ lệ hộ nghèo (thu nhập dưới<br />
200.000đ/tháng) tại xã Hòa Phong còn 1,8% so<br />
với 2,43% (năm 2010)<br />
Tăng 20% số lao động trong thôn được tuyển<br />
Xóa đói giảm nghèo dụng vào ngành du lịch<br />
Đảm bảo 100% số hộ tại 2 thôn Túy Loan Tây 1<br />
và Túy Loan Tây 2 được sử dụng nước sạch<br />
2 Xã hội<br />
(hiện tại 2 thôn trên chưa tiếp cận được nguồn<br />
nước sạch)<br />
Tổ chức các chương trình văn nghệ dân gian<br />
Bảo tồn văn hóa, làng định kỳ<br />
nghề Tăng số lượng các hộ gia đình làm nghề bánh<br />
tráng Túy Loan lên 10 hộ (so với 5 hộ hiện nay)<br />
Xây dựng mối quan Tạo lập và tăng số lượng các hãng lữ hành liên<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
hệ với các đối tác kết với làng lên 3 đơn vị<br />
Phát triển các sản Đảm bảo 100% số hộ tham gia CBT có nhà vệ<br />
Môi<br />
3 phẩm không gây ô sinh chung<br />
trường<br />
nhiễm môi trường 100% các địa điểm dừng chân có thùng rác<br />
Sau đó, một ban quản lý du lịch cộng đồng được thành lập với 4 nhóm chính:<br />
nhóm hướng dẫn, nhóm nghệ thuật, nhóm phục vụ ăn uống và nhóm trung tâm thông tin<br />
du khách. Bên cạnh đó, việc phát triển nguồn nhân lực cho dự án cũng được chú trọng.<br />
Các kế hoạch đào tạo định kỳ và dài hạn đã được vạch ra, đồng thời sự phân công, giao<br />
quyền cũng được đảm bảo trong quá trình hoạt động.<br />
Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ dự án cũng được vạch ra, bao<br />
gồm một số cơ sở đầu tư chính sau: trung tâm du khách, dịch vụ lưu trú tại nhà dân, cơ<br />
sở hạ tầng phục vụ công cộng, đường giao thông và hệ thống thông tin hướng dẫn.<br />
Song song với các công việc đó, một công việc cũng rất quan trọng cũng được<br />
thực hiện đó là thiết lập mối quan hệ với các công ty du lịch, tổ chức các cuộc họp đầu<br />
tiên giữa Ban quản lý CBT với các đại diện từ các công ty du lịch: Công ty du lịch Việt<br />
Đà, Công ty Viettravel, Công ty du lịch Vitours và các hãng khác có quan tâm. Đồng<br />
thời cập nhật thường xuyên các thông tin cho các công ty này.<br />
Một bước đi vô cùng quan trọng của dự án, đó chính là việc lập kế hoạch<br />
marketing. Việc xác định các đặc tính của thị trường mục tiêu sẽ rất quan trọng trong<br />
việc giúp cộng đồng có thể quảng bá một cách hiệu quả những trải nghiệm du lịch mà<br />
họ mang lại và đảm bảo rằng những du khách khi đến thăm quan cộng đồng có một triết<br />
lý chia sẻ với cộng đồng trong việc tôn trọng văn hóa địa phương và lợi ích trong việc<br />
hỗ trợ phát triển bền vững của địa phương. Nhìn chung, du khách quan tâm đến CBT<br />
thường thích tìm kiếm những trải nghiệm chân thực hơn những du khách ở trong những<br />
thành phố lớn hay những resort.<br />
Theo sự phân loại của Ủy ban du lịch Canada, có 9 nhóm khách du lịch chính, tuy<br />
nhiên, với dự án CBT “One Cycle” tại làng cổ Túy Loan, dự án chỉ nhắm đến ba nhóm<br />
thị trường khách: khách tìm kiếm sự trải nghiệm đích thực, khách du lịch khám phá văn<br />
hóa, khách du lịch khám phá lịch sử văn hóa. Và thị trường sẽ bao gồm cả thị trường<br />
khách nội địa và quốc tế nhằm thu hút để tạo một lượng khách quốc tế quan trọng, đồng<br />
thời giảm sự tác động của tính mùa vụ trong du lịch.<br />
Tiếp sau đó sẽ áp dụng chính sách 4Ps trong marketing. Trong quá trình đánh giá<br />
tiềm năng tại vùng, dự án lựa chọn ra 4 sản phẩm có khả năng phát triển, đó là:<br />
Tour khám phá không gian văn hóa đình làng Túy Loan<br />
Tour đạp xe tham quan làng<br />
Tour đi bộ tham quan làng<br />
Tour trải nghiệm một ngày cuộc sống người dân làng Túy Loan<br />
Sau khi hoàn thiện các sản phẩm, giá, hệ thống phân phối và công cụ quảng bá,<br />
một kế hoạch hành động được đưa ra với sự phân công rõ về trách nhiệm của các bên,<br />
thời gian hoàn thành và nguồn kinh phí thực hiện. (Xem bảng 2)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3.2. Kế hoạch hành động<br />
Bảng 2. Kế hoạch hành động du lịch cộng đồng tại làng Túy Loan<br />
ĐVT: 1000 VNĐ<br />
Nguồn tài<br />
STT Hoạt động Thời gian Trách nhiệm Chi phí<br />
chính<br />
1 Tổ chức các cuộc họp cộng đồng<br />
Tổ chức các buổi thảo luận với sự tham gia hỗ trợ của các<br />
chuyên gia du lịch, đại diện phòng VHTT huyện, Sở 2012-2013 Cộng đồng, Ban quản lý CBT 10.000 I<br />
VHTT&DL thảo luận về các vấn đề về CBT và môi trường<br />
2 Cơ sở hạ tầng du lịch và thông tin<br />
Xây dựng và đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm du khách 2012-2013 Cộng đồng, phòng VHTT huyện 300.000 I, II<br />
Lập 1 quầy lưu niệm tại trung tâm du khách 2013-2014 Cộng đồng, Ban quản lý CBT 7.000 I<br />
Xây dựng nhà vệ sinh công cộng gần Trung tâm du khách 2012-2013 Cộng đồng 20.000 I, II<br />
Cung cấp thông tin, tài liệu và các chương trình hướng dẫn Cộng đồng, phòng VHTT huyện,<br />
2012-2014 15.000 I, II<br />
cho trung tâm du khách và các địa điểm khác Sở VHTT&DL, tổ chức quốc tế<br />
Lắp đặt các biển hiệu chỉ dẫn và thông tin tại các địa điểm<br />
Cộng đồng, Sở VHTT&DL,<br />
gần trung tâm du khách, các tuyến đường trong làng, trên 2012-2014 250.000 I, II<br />
phòng VHTT huyện.<br />
các tuyến đường tiếp cận làng, gần sân bay, nhà ga<br />
Lựa chọn và sửa chữa lại 5-7 nhà ở nông thôn để phục vụ<br />
2012-2015 Cộng đồng, dự án quốc tế 60.000 I, II<br />
lưu trú cho du khách<br />
3 Xây dựng sự hợp tác với các đối tác<br />
Thiết lập sự liên lạc với các công ty du lịch 2012-2013 BQL CBT, phòng VHTT huyện 7.000 I<br />
Tổ chức các Fam Tours cho các đại diện các công ty du Cộng đồng, Ban quản lý CBT,<br />
2013-2014 40.000 I, II<br />
lịch có quan tâm phòng VHTT huyện<br />
Duy trì mối quan hệ với các công ty du lịch đã liên kết 2012-2015 Cộng đồng, Ban quản lý CBT 10.000 I<br />
4 Phát triển nguồn nhân lực<br />
<br />
7<br />
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tổ chức các khóa huấn luyện, đào tạo kỹ năng cho các Cộng đồng, phòng VHTT huyện,<br />
2012-2015 200.000 I, II<br />
nhóm quản lý CBT và nhân viên tại trung tâm du khách Sở VTT&DL, tổ chức quốc tế<br />
Tổ chức các khóa hướng dẫn, đào tạo kỹ năng cho các Cộng đồng, phòng VHTT huyện,<br />
2012-2015 200.000 I, II<br />
hướng dẫn viên cộng đồng. Sở VTT&DL, tổ chức quốc tế<br />
5 Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng<br />
Tổ chức các chiến dịch làm sạch môi trường (dọn dẹp<br />
2012-2013 Cộng đồng, Ban quản lý CBT 10.000 I<br />
đường phố, trồng cây xanh,…) cho cộng đồng<br />
Tổ chức các hội thảo về bảo vệ môi trường cho cộng đồng,<br />
2012-2013 Cộng đồng, Ban quản lý CBT 10.000 I<br />
các trường học tại vùng (các trường học trên địa bàn)<br />
6 Marketing và quảng cáo<br />
Chuẩn bị, xuất bản và phát hành các tài liệu quảng bá (hình Cộng đồng, Ban quản lý CBT,<br />
2012-2013 7.000 I<br />
ảnh, video, tập gấp CBT) phòng VHTT huyện<br />
Tạo lập các trang trên các websites du lịch thành phố 2012-2013 BQL CBT, VHTT huyện, Sở DL 5.000 I, II<br />
Lập và duy trì website riêng của CBT tại làng Túy Loan 2013-2015 BQL CBT, phòng VHTT huyện 10.000 I, II<br />
Thực hiện chiến dịch quảng bá trên các websites của các<br />
2012-2013 Ban quản lý CBT 5.000 I<br />
công ty du lịch, các trang mạng xã hội (facebook, twitter)<br />
Tham gia vào các sự kiện du lịch khác tại thành phố 2012-2015 BQL CBT, VHTT huyện, Sở DL 50.000 I, II<br />
<br />
(Nguồn I: Quỹ cộng đồng - Nguồn II: Ngân sách địa phương)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4. Kết luận<br />
Có thể nói, cộng đồng là nền tảng phát triển của mọi xã hội. Tác động của cộng<br />
đồng lên các giá trị tài nguyên, trong đó có tài nguyên du lịch và qua đó sẽ ảnh hưởng đến<br />
phát triển du lịch bền vững. Chính vì vậy, để phát triển du lịch bền vững cần thiết phải đẩy<br />
mạnh phát triển du lịch cộng đồng, trong đó các giá trị truyền thống và vai trò của cộng<br />
đồng được phát huy đầy đủ nhất. Chính vì lẽ đó, với tiềm năng du lịch cộng đồng sẵn có<br />
của mình, thành phố Đà Nẵng nên tập trung hơn nữa để phát triển loại hình du lịch này, vừa<br />
tăng nguồn thu nhập, cải thiện đời sống người dân, bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa<br />
truyền thống, vừa đa dạng hóa các hoạt động du lịch trên địa bàn, đảm bảo phát triển du<br />
lịch bền vững.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] GS.TS. Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo trình Kinh tế du lịch,<br />
Trường đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.<br />
[2] Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang (2000), Phát triển Cộng đồng - Lý thuyết và vận<br />
dụng, NXB - Văn hoá Thông tin, Hà Nội.<br />
[3] TS. Trần Thị Mai (2005), Du lịch cộng đồng - Du lịch sinh thái: định nghĩa, đặc trưng<br />
và các quan điểm phát triển, Huế.<br />
[4] Trương Sĩ Quý & Hà Quang Thơ, Giáo trình kinh tế du lịch.<br />
[5] Douglas Hainsworth, Walter Jamieson, Bộ Công Cụ Quản lý và Giám Sát Du lịch Cộng<br />
đồng, Mạng lưới Du lịch Bền vững vì Người Nghèo, SNV Việt Nam và Đại học Tổng<br />
hợp Hawaii, Trường Đào tạo Quản lý Du lịch.<br />
[6] Sở văn hóa thể thao và du lịch thành phố Đà Nẵng, Chương trình phát triển du lịch<br />
thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015.<br />
[7] Phòng Văn hóa thông tin huyện Hòa Vang, Quy hoạch tổng thể phát triển ngành văn<br />
hóa, thể thao và du lịch huyện Hòa Vang đến năm 2020.<br />
[8] Sally Asker, Louise Boronyak, Naomi Carrard and Michael Paddon (2010),<br />
Effective Community Based Tourism: A Best Practice Manual, University of<br />
Technology Sydney.<br />
[9] REST, Community Based Tourism: Principles and Meaning, Community based<br />
tourism handbook.<br />
[10] FAO/United Nations Foundation (UNF), Community-based tourism: a case study<br />
from Buhoma – Uganda.<br />
<br />
Họ và tên: Nguyễn Ký Viễn Địa chỉ: Hòa Khương, Hòa Vang, Đà Nẵng<br />
Số điện thoại: 0985.638.572 Email: nguyenkyvien.4290@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />